Cập nhật nội dung chi tiết về Ấu Trùng Sán Lợn Dưới Da mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Là một bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não…căn nguyên do các u nang sán lợn (trong có đầu sán) gây nên. Biểu hiện lâm sàng tuỳ theo vị trí khu trú của nang ở da ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ở não có thể gây động kinh, giảm trí nhớ hoặc rối loạn vận động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Sán dây lợn có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt. Sán dây lợn dài từ 2- 3 mét (thậm chí 8 mét), đầu nhỏ, hơi tròn, đường kính khoảng 1 mm, có bộ phận nhô lên, có 2 vòng móc (22- 32 móc) và 4 giác ở 4 góc. Có đốt cổ mảnh, có đốt thân trưởng thành, có đốt già. Một đốt sán già có thể chứa tới 55 nghìn trứng, những đốt già ở cuối thường rụng thành từng đoạn 5,6 đốt liền nhau theo phân ra ngoài bình thường. Vật chủ chính của sán là người, còn vật chủ phụ là lợn. Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột lợn. ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17- 20 x 7- 10 mm), còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, có mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.
Ngoài lợn còn có chó mèo hoặc người đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh (theo thực phẩm, rau quả) hoặc nguy hiểm hơn là những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non vì một lý do nào đó như say tầu, say xe, phụ nữ có thai hoặc sốt cao… bị nôn oẹ , những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuốngtá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán (cysticereus cellulosae). Người có nang ấu trùng sán còn gọi là người gạo.
Triệu chứng lâm sàng: tùy vị trí u nang mà có các tổn thương
Ở da: các nang nhỏ, bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, mầu da ở trên bình thường. U nang sán thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính cách đối xứng. Rất hiếm khi các u nằm bên cạnh dây thần kinh và gây đau dây thần kinh hoặc chèn ép lâm ba gây phù voi. U nang sán sau nhiều năm sẽ bị vôi hoá, lúc này có thể phát hiện được bằng X quang.
Ở não: biểu hiện như một u nang trong não hoặc có thể gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng đa dạng không đặc hiệu: tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược trí năng, rối loạn tâm thần. Bệnh nhân có thể bị liệt, có thể bị đột tử.
Ở mắt: nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng…gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt.
Ở cơ tim: có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân bị ngất xỉu.
Chọc hút tại u nang có một ít dịch trong.
Trên cơ sở dựa vào bệnh sán dây lợn ở đường ruột (xét nghiệm phân để tìm đốt sán và trứng sán), có biểu hiện lâm sàng u nang sán ở dưới da.
Sinh thiết u nang ở da tìm ấu trùng sán lợn.
X quang, chụp não thất hoặc soi đáy mắt phát hiện thấy u nang sán hoặc ấu trùng sán lợn.
Các phương pháp chẩn đoán miễn dịch học cũng có giá trị để chẩn đoán, tuy nhiên thường có phản ứng chéo với các loại sán dây khác.
Với các u nang bã, u mỡ, u sarcoidose.
Tiến triển và tiên lượng
Tổn thương ở da lâu ngày có thể vôi hoá ảnh hưởng tới thâm mỹ.
Tổn thương não phụ thuộc vào vị trí của u nang.
Điều trị bệnh sán đường ruột
Hạt bí đỏ, hạt cau.
Quinacrin người lớn uống từ 0,9- 1,2 gr chia liều nhỏ. Một ngày trước khi uống cần dùng thuốc nhuận tràng để làm giảm chất nhầy bám quanh thân sán. Sau khi uống thuốc 1 giờ phải dùng thuốc tẩy. Nếu dùng thuốc tẩy chậm hơn thì quinacrin sẽ ngấm vào máu gây độc.
Niclosamide (yomesan) 0, 5 cho uống 4 – 6 viên (1 liều), thuốc không độc, hiệu quả cao. Buổi sáng nhai từng viên một, nhai thật kỹ, nhai 10 phút uống với một ít nước, Trứng và các đốt sán bị dập nát và đào thải ra ngoài.
Điều trị bệnh u nang sán lợn ở não
Hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải. Có thể dùng praziquantel, methifolat, DEC. Chưa biết hết cơ chế tác dụng của thuốc cũng như phản ứng của cơ thể và đặc biệt là não(có trường hợp sau khi điều trị bệnh nhân có thể bị mù hoặc tử vong) nên phối hợp với corticoid và thuốc chống phù nề não.
Có thể phẫu thuật khi thật cần thiết vì yếu tố thẩm mỹ hoặc các u nang chèn ép các dây thần kinh.
Tiêm hút dịch ở u nang, bơm 0,5 ml nước cất vào u nang để tiêu diệt đầu sán lợn.
Để tránh bệnh sán lợn đường tiêu hoá cần quản lý phân tốt, không ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Nếu có bệnh sán lợn đường tiêu hoá thì cần tích cực điều trị để dự phòng bệnh u nang sán lợn dưới da.
Những Hiểm Họa Khó Lường Khi Bị Nhiễm Ấu Trùng Giun Đũa Chó
1 Triệu chứng khi nhiễm giun đũa chó.
Khi nhiễm ấu trùng giun đũa chó thì không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh ngoài da đơn giản dẫn đến chủ quan khiến bệnh lây lan nhanh chóng. Những triệu chứng thường thấy như:
Biểu hiện ở da: ngứa da, nổi mề đay dị ứng
Biểu hiện ở mắt: giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên
Biểu hiện ở nội tạng: mệt mỏi, kém ăn, hay cáu gắt, đau đầu, liệt, …
2. Những hiểm họa khó lường khi bị nhiễm giun đũa chó
Khi bị nhiễm Toxocara, ấu trùng sẽ vào ruột non, chui qua thành ruột vào máu, đi khắp cơ thể, đi đến đâu gây bệnh đến đó ấu trùng giun đũa chó lên phổi sẽ gây viêm phổi, suyễn, đến mắt gây viêm xung quanh mắt, thậm chí gây bệnh ở võng mạc có thể làm mù lòa. Các ấu trùng này còn có thể đến não bộ và gây viêm não hoặc nằm ký sinh dưới da và có thể di chuyển đến nhiều vùng dưới da trong cơ thể, tạo nên những cục u với sự tập trung một lượng lớn các ấu trùng giun đũa chó.
3. Thực trạng của việc lây nhiễm giun đũa chó tại Việt Nam.
Theo BS Mẫn, với thực trạng nuôi chó, mèo thả rông, phóng uế bừa bãi như hiện nay rất khó kiểm soát mầm bệnh hiện diện trong môi trường đất cát. Xét nghiệm chẩn đoán Toxocara tại bệnh viện hiện nay có tỉ lệ dương tính khá cao (hơn 60%), chứng tỏ nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh qua ăn uống là không ít.
Người mắc bệnh do nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo bị nhiễm trong thức ăn. Khi vào cơ thể người, trứng này nở ra ấu trùng. Ấu trùng giun đũa chó, mèo theo đường tiêu hóa sẽ được hấp thu vào máu và có thể đi khắp nơi trong cơ thể…
Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình bệnh, nhưng cơ hội lây nhiễm sán chó vào người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp. Do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến (để giữ nhà, làm thú cảnh, nguồn thực phẩm…). Một khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong 177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis chiếm từ 10% – 25% và qua xét nghiệm phân là từ 22,8% – 40% . Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7%
4 Cách điều trị giun điều trị giun đũa chó.
Nhiễm giun sán chó là bệnh rất phổ biến ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành do nhiễm ấu trùng giun đũa chó. Chính vì tính phổ biến cũng như tác hại không lường được của bệnh này mà rất nhiều nhà khoa học Châu Âu đứng hàng đầu thế giới đã nghiên cứu và sản xuất ra DETOXIC là một liệu pháp thảo dược duy nhất có thể chống lại mọi loại giun sán và ký sinh trùng.
Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến vượt qua mọi yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt để đến tay người tiêu dùng. Với chiết xuất 100% từ thiên nhiên đảm bảo tuyệt đối an toàn với sức khỏe của con người. thành phần chính gồm.
Cây cỏ thi sẽ tiêu diệt ký sinh trùng trong mọi giai đoạn phát triển, tẩy ký sinh trùng ra khỏi cơ thể.
Cây thùa giúp chữa lành vết thương và tăng cường kháng viêm và hoạt động máu, khôi phục các mô và cơ quan bị tổn thương.
Cây đinh hương giúp phục hồi các vi sinh có lợi trong đường ruột, tạo nên môi trường trong cơ thể giúp bảo vệ khỏi sự phát triển của ký sinh trùng.
Detoxic không chỉ diệt giun sán, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe mà nó còn có tính năng tuyệt vời hơn cả sự mong đợi như:
Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ ký sinh trùng như ung thư, viêm loét dạ dày, suy tim,…
Sức khỏe tốt, tăng cảm giác ngon miệng, đảm bảo giấc ngủ sâu.
Duy trì thân hình khỏe đẹp, giàu sức sống.
Trả lại cho bạn làn da mịn màng, căng tràn sức sống.
Trị hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát.
Giảm bớt căng thẳng, áp lực sau thời gian làm việc mệt mỏi.
DETOXIC – là kẻ thù số ”1” của mọi loại giun sán và ký sinh trùng.
Phác Đồ Điều Trị Bệnh Sán Chó Nhanh Tại Phòng Khám Ký Sinh Trùng
Ngứa da thường xuất hiện nhiều về đêm và , khi ngứa, người bệnh thường gãi nhiều, càng gãi da càng bị kích thích, khiến cho cơ thể phản ứng lại và gây ngứa nhiều hơn, càng gãi càng ngứa
có thể xuất hiện tại lưng, bụng, đùi hoặc ngứa khắp người. Mẩn ngứa có thể nhẹ và tự hết nhưng cũng có thể kéo dài và cần phải điều trị sán chó để cắt đứt nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa.
Triệu chứng đau đầu do nhiễm sán chó là dấu hiệu tổn thương thần kinh, có nguy cơ ấu trùng sán chó lên não là rất cao. Đau đầu có thể xuất hiện một bên đầu hoặc đau khắp đầu. Uống thuốc giảm đau có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu trong thời gian ngắn , sau khi hết tác dụng của thuốc, dấu hiệu đau đầu có thể xuất hiện trở lại.
Nhiễm sán chó ở não gây tổn thương ở hệ thần kinh hiếm gặp hơn, nhưng có thể gây các biến chứng trầm trọng rất nguy hiểm cho người bệnh. Xác định được tổn thương tại não do nhiễm sán chó và sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng là cách loại bỏ nguyên nhân gây đau đầu hiệu quả .
Phác đồ điều trị bệnh sán chó Toxocara
Bệnh sán chó có nguy hiểm không?
Nhiễm sán chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển nội tạng có thể gây tổn thương đến tim, gan, phổi, thận, lách. Bị nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển đến mắt có thể gây giảm thị lực, dị vật mắt gây cộm và mờ mắt. Nhiễm ấu trùng sán chó thể não nếu không được điều trị ấu trùng có thể tạo khối u trong não, viêm não gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Nhiễm ấu trùng sán chó gây tổn thương gan, tạo khối u trong gan, gây viêm gan là dấu hiệu thường gặp, dễ nhầm với bệnh u gan, ung thư gan.
Nhiễm sán chó Toxocara gây mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, uống thuốc bớt bệnh, hết thuốc ngứa lại. Tình trạng giống như dấu hiệu của bệnh da liễu nên phần lớn bệnh nhân đến khám trị bệnh da liễu và chỉ khám trị giun sán khi điều trị da liễu không hiệu quả.
Bệnh sán chó lây nhiễm cho người như thế nào?
Bệnh sán chó Toxocara nhiễm cho người qua đường miệng do ăn rau sống, thịt tái sống, người làm vườn, người chơi thể thao có tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng, trẻ em có thói quen cho tay vào miệng có thể nhiễm bệnh sán chó ở trẻ nhỏ
Một số lưu ý khi khám và điều trị bệnh sán chó Toxocara
Các bác sĩ nói chung đều có trình độ, năng lực thăm khám chữa trị tốt về mỗi chuyên khoa nhất định. Chẳng hạn như: các bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ rất giỏi về các bệnh ngoài da như: nấm, lang ban, hắc lào, tổ đỉa, lậu, giang mai, vảy nến, á sừng, eczema,…
Các bác sĩ sản phụ khoa sẽ rất giỏi về khám thai, phát hiện bất thường ở thai, đỡ đẻ, mổ lấy thai,… Bác sĩ hiếm muộn sẽ chuyên về chữa vô sinh, điều trị hiếm muộn, chữa trị bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa…
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch có thế mạnh chữa trị các bệnh về tim như viêm cơ tim, suy tim, các bệnh về van tim, cao huyết áp,… Bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ rất giỏi về bệnh viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản phổi, viêm hầu họng, viêm mũi, viêm xoang,…
Do bệnh giun sán thuộc ngành ký sinh trùng và được xếp vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên, đặc biệt là bệnh giun sán trong máu gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Sự chủ quan hoặc thiếu quan tâm đến bệnh giun sán ở cả bác sĩ và người bệnh dẫn đến bất cập trong việc chẩn đoán và điều trị.
Các bác sĩ thuộc chuyên khoa khác sẽ không thể nhận biết, không thể phân biệt được hình thể và ấu trùng của các loại giun sán, trong khi hiện nay rất nhiều cơ sở y tế lớn triển khai xét nghiệm giun sán nhưng lại thiếu bác sĩ điều trị bệnh giun sán, dẫn đến nhiều người bệnh xét nghiệm xong mà không được chữa trị triệt để bệnh sán chó hoặc không được giải thích thấu đáo, gây cho bệnh nhân băn khoăn và hoài nghi về cách chữa trị của bác sĩ.
Chính vì vậy một bác sĩ có thể rất giỏi về một trong các lĩnh vực của mình nêu trên nhưng chưa chắc đã có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về chẩn đoán điều trị ký sinh trùng giun sán. Khi bạn muốn đạt kết quả tốt nhất về chữa bệnh thì bệnh gì nên gặp bác sĩ chuyên khoa đó để điều trị bạn bị nhiễm sán chó thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa về giun sán để trị sẽ cho kết quả điều trị nhanh chóng nhất./.
Bác Sĩ. Nguyên Phạm Thúy Kiều
Bài 59: Biểu Hiện Ngoài Da Do Nhiễm Giun, Sán
(Relationship between helminths and cutaneuos signs)
1. ĐẠI CƯƠNG
Giun sán gây bệnh da được chia làm 3 nhóm là: giun tròn (round worms), sán lá gan (flukes) và sán dây (tapeworms) hay còn gọi là sán xơ mít. Vòng đời của các loại giun sán này rất phức tạp. Sau khi đã hoàn thành một chu kỳ từ giai đoạn ấu trùng đến giun sán trưởng thành thì chúng kí sinh ở vật chủ chính là người. Ngược lại giun sán ở động vật không thể phát triển ở người đến giai đoạn trưởng thành, mặc dù khi người bệnh bị nhiễm những giun sán này vẫn có thể gây tổn thương cho các cơ quan và biểu hiện những triệu chứng lâm sàng.
Các loại giun sán nhiễm vào người gây những thương tổn da khác nhau. Trong chu kỳ phát triển, tùy theo từng giai đoạn, tùy từng loại giun sán thì có những biểu hiện ngoài da ở một hoặc nhiều giai đoạn (giai đoạn thâm nhập, giai đoạn xâm lấn lan tràn cấp tính hay giai đoạn mạn tính).
Giai đoạn thâm nhập, các triệu chứng ngoài da chỉ gặp ở những loại giun sán vào cơ thể người bằng cách thâm nhập qua da. Những trường hợp này, các triệu chứng lâm sàng tồn tại trong thời gian ngắn. Đối với giun sán ở người giai đoạn này tồn tại dài hơn so với giun sán ở động vật. Ví dụ như giun móc ở động vật gây bệnh ấu trùng di chuyển dưới da.
Giai đoạn cấp tính còn gọi là giai đoạn xâm lấn lan tỏa của chu kỳ giun sán. Thương tổn da tiên phát thường là sẩn mày đay, có thể tồn tại trong thời gian ngắn nếu giun sán được cơ thể con người dung nạp. Ngược lại, nếu cơ thể con người chưa dung nạp thì các sẩn mày đay này sẽ tồn tại kéo dài trong vài tuần thậm chí đến vài tháng. Ví dụ như trường hợp nhiễm giun sán gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng.
Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật, gây tử vong cho người ở các nước nhiệt đới và các nước đang phát triển. Nhiều người bị nhiễm giun sán có thương tổn da và các mô mềm.
Một số loại giun sán có thể tồn tại nhiều năm trong ơ thể người với các triệu chứng ban đầu và các triệu chứng phát sinh theo năm tháng từ sau khi bị nhiễm bệnh.
Tăng bạch cầu ái toan và các biểu hiện quá mẫn thường xảy ra trong giai đoạn giun sán di chuyển ở các mô.
2. GIUN TRÒN ( Roundworms)
2.1. Bệnh giun đũa ( Ascariasis) 2.1.1 Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học
Giun đũa gặp ở khắp nơi trên thế giới Tỷ lệ nhiễm giun đũa cao ở trẻ em, ở các khu vực khí hậu nóng ẩm và các vùng dân cư đông đúc, nghèo đói, điều kiện vệ sinh kém. Đất sét, đát dẻo là môi trường thuận lợi để trứng giun đũa lưu tồn.
Căn nguyên và sinh bệnh học: Bệnh giun đũa là do Ascaris lumbricoides, đôi khi do A. suum, A. lumbricoides, là loại giun tròn đường ruột lớn nhất (con cái có chiều dài từ 20-25 cm và đường kính 3-6 mm, con đực dài 15-17 cm). Người bị nhiễm giun đũa là do ăn phải trứng giun từ phân người thải ra tồn lưu trong đấtt cats rồi lẫn vào rau, quả, nước uống hoặc tay bẩn. Cho nên, bệnh giun đũa được xếp vào nhóm bệnh do kí sinh trùng truyền qua đất.
Chu kỳ phát triển của giun đũa: giun đũa trưởng thành thường ký sinh ở ruột non của người. mỗi con giun đũa cái có thể đẻ 2.400.000 trứng mỗi ngày. Trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh được bài xuất ra ngoài. Sau 18 ngày đến vài tuần, tùy theo điều kiện thuận lợi của môi trường (ẩm ướt, ấm áp, bóng râm), trứng thụ tinh có phôi sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. Khi người nuốt phải trứng, ấu trùng sẽ ra khỏi vỏ trứng, thâm nhập qua thành ruột, theo tĩnh mạch cửa và hệ thống tuần hoàn đến phổi. Ấu trùng phát triển ở phổi trong khoảng 10-14 ngày rồi chui qua thành phế nang lên phế quản đến hầu. Ấu trùng theo thực quản xuống ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Từ khi nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm đến khi thành giun cái trưởng thành và đẻ trứng khoảng 2-3 tháng.
Thương tổn da: sẩn ngứa, nổi mày đay thường xảy ra ở giai đoạn xâm lấn lan tràn của ấu trùng giun, có thể kèm theo hội chứng Loeffler (ho, khò khè, khó thở), sốt và các triệu chứng dạ dày-ruột không đển hình. Các triệu chứng này sẽ tự biến mất ở cuối giai đoạn xâm lấn
Chẩn đoán phân biệt với sẩn ngứa, mày đay do các nguyên nhân khác.
Chẩn đoán lâm sàng: với các triệu chứng ngoài da, ở đường tiêu hóa hay biểu hiện toàn thân thì không đặc hiệu. Chẩn đoán xác định nhiễm giun đũa trưởng thành ở đường tiêu hóa khi tìm thấy trứng giun đũa trong phân.
2.1.3. Xét nghiệm
Tăng bạch cầu ưa acid ở máu ngoại biên, nhất là giai đoạn xâm lấn.
Tăng IgE trong huyết thanh.
Tìm trứng giun đũa trong phân.
Đôi khi phát hiện giun trưởng thành theo phân ra ngoài hoặc thấy giun ngoi lên hầu, họng hoặc thấy giun khi phẫu thuật ổ bụng.
Có thể tìm thấy ấu trùng giun đũa ở nước bọt hay dịch rửa dạ dày
X-quang ở giai đoạn sớm khi bị nhiễm giun đũa có thể thấy thâm nhiễm thoáng qua ở cả hai bên phổi.
2.2. Giun kim (Threadworm) 2.2.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học
Là bệnh giun thường gặp ở trẻ em ( Enterobiasis). Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp hóa.
Giun kim thường gặp ở trẻ em là Enterobius vermicularis. Người là vật chủ duy nhất. Lây nhiễm trứng của Enterobius vermicularis có thể trực tiếp từ hậu môn lên miệng qua các ngón tay hay qua quan hệ tình dục hoặc có thể qua các đồ dùng có nhiễm trứng giun vài trải giường, quần áo, nhà tắm, chất thải của người hoặc hít, nuốt phải trứng giun trong bụi. Bênh giun kim cũng được xếp vào nhóm ệnh do kí sinh trùng truyền qua đất.
Giun kim đẻ trứng ở nếp gấp hậu môn. Ấu trùng bên trong trứng phát triển sau 4-6 giờ. Sau khi nuốt phải trứng (giai đoạn nhiễm ), đến ruột non, ấu trùng thoát khỏi vỏ phát triển thành giun trưởng thành rồi kí sinh ở ruột già. Thời gian từ khi nuốt phải trứng cho đến khi phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng mất khoảng 1 tháng. Giun kim trưởng thành có thể sống khoảng 2 tháng. Ban đem giun cái có trứng di chuyển đến hậu môn và đẻ trứng ở các nếp gấp quanh hậu môn. Cũng có thể ấu trùng mới nở từ vùng da quanh hậu môn bò ngược lên trực tràng.
2.2.2. Triệu chứng lâm sàng
Ngứa hậu môn và quanh hậu môn ban đêm là triệu chứng sớm, có thể tìm thấy giun kim ở quanh hậu môn. Da có thể bị bội nhiễm và nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn, viêm mô tế bào. Ở phụ nữ đôi khi bị viêm âm hộ, âm đạo do giun kim và có những cục ở vùng âm hộ.
2.2.3. Xét nghiệm :
Các kết quả xét nghiệm sinh hóa, huyết học không có gì đặc biệt, đôi khi thấ tăng ạch cầu ưa acid, thường gặp ở giai đoạn xâm nhập lan tràn của giun.
2.3. Bệnh giun móc (Hookworm disease, Uncinariasis) 2.3.1. Đặc điểm tình hình va sinh bệnh học
Bệnh thường gặp ở nông thôn vùng nhiệt đới và cận nhiêt đới, cũng có tể gặp ở vùng có khí hậu ôn hòa với điều kiện vệ sinh kém. Phần lớn những người mang giun móc không có hoặc có ít triệu chứng.
2.3.2. Căn nguyên
Giun móc /mỏ ở người chủ yếu là do Ancylostoma đuoenale hoặc Necator americanus. Con cái dài 8-11 mm, con đực dài 10-13 mm. trứng có kích thước trung bình 60 um, hình bầu dục, vỏ mỏng, có 4, 8 hay 16 nhân.
Trứng được bài xuất theo phân ra ngoài. Trong điều kiện thuận lợi, trứng có phôi nở trong đất và phát triển thành ấu trùng hình chỉ, lây bệnh sau 5 đến 10 ngày (thoát vỏ 2 lần). Ấu trùng này có khả năng sống trong môi trường tự nhiên từ 3-4 tuần với điều kện thuận lợi. Người là vật chủ chính cho 2 loài giun móc trên. Ấu trùng giun móc thâm nhiễm vào người qua da khi lao động, tiếp xúc trực tiếp với đất cát có nhiễm mầm bệnh hoặc do chăm sóc trẻ đang bị nhiễm giun móc. Bệnh giun móc được xếp vào nhóm bệnh ký sinh trùng truyền qua da.
Sau khi chui qua da, ấu trùng sẽ theo tĩnh mạch đến tim và phổi rồi qua khí phế quản lên hầu, xuống dạ dày, đến ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành ký sinh trong tá tràng, hỗng tràng hay phần đẩu ruột non, bám vào thành ống tiêu hóa nhờ hấp khẩu có móc hoặc răng sắc. Giun ngoạm sâu dưới lớp niêm mạc ruột gây loét. Khi bị bôi nhiễm vi khuẩn, vết loét có thể sùi như hạt ổi. Vừa hút máu, giun còn tiết ra chất làm chậm đông máu gây chảy máu kéo dài, thậm chí đại tiện có thể thấy phân lẫn màu đen.
Ngoài đường lây nhiễm qua da, giun móc còn qua miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay ẩn, đất bụi. Giun móc nhiễm qua đường miệng, ấu trùng xuống thẳng tá tràng và nở ra giun trưởng thành, không cosquas trình duy chuyển qua máu và các cơ quan nội tạng.
2.3.3. Triệu chứng lâm sàng
Thương tổn da có thể thấy khi ấu trùng giun thâm nhập vào cơ thể hoặc giai đoạn xâm lấn lan tỏa của bệnh. Trong khoảng từ 1-2 ngày sau tại vùng da ấu trùng tiếp xúc và thâm nhập sẽ xuất hiện dát đỏ, nề, sẩn hoặc sẩn phù, thường ở các bàn chân. Các triệu chứng toàn thân ở giai đoạn xâm lấn lan tỏa của giun móc ít biểu hiện hơn so với nhiễm giun đũa. Một số bệnh nhân, ấu trùng di trú vào phổi có thể gây nổi sẩn mày đay và tự biến mất ở cuối giai đoạn này. Các biểu hiện ở phổi ( ho, khè, khó thở), sẩn mày đay có thể xảy ra sau khi giun móc thâm nhập vào cơ thể từ 1-3 tuần. Triệu chứng đường tiêu hóa thường xảy ra sau khoảng 1 tháng.
Giun móc/mỏ trưởng thành hút máu và làm chảy máu ở đường tiêu hóa gây thiế máu ngày một nặng cho nên triệu chứng nổi bật ở giai đoạn này là những biểu hiện lâm sàng do thiếu máu như: chóng mặt hoa mắt, suy tim, da xanh xao, niêm mạc nhợt, phù dinh dưỡng hay phù toàn thân… Có thể phát triển rầm rộ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữa có thai.
2.3.4. Xét nghiệm
Tìm thấy trứng giun móc ở phân sau khi nhiễm bệnh từ 4-6 tuần. Ở giai đoạn ấu trùng thâm nhập và khi có các triệu chứng ở phổi, xuất hiện sần mày đay thì xét nghiệm trúng giun âm tính. Không thể phân biệt được trứng giun móc N. americanus và A. duodenale bằng kính hiển vi ánh sáng thường.
2.4 Ấu trùng di cuyển ở da do giun móc (Hookworm-related cutaneous larva migrans- Hr. CLM)
Bệnh gặp ở khắp nơi, nhưng thường thấy nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Căn nguyên gây bệnh là do ấu trùng giun móc của động vật (mèo, chó), thường gặp ở chủng Ancylostoma braziliense, ngoài ra còn có các chủng khác như: A. caninum uncinaria, stenocephala.
2.4.1. Triệu chứng lâm sàng:
Thời gian từ khi bị lây nhiễm đến khi có những biểu hiện lâm sàng ngắn từ 3-6 ngày. Thương tổn da rất dễ nhận biết với các đặc điểm như: dát đỏ, nổi cao trên mặt da, bọng nước, thành đường vằn vèo dài khoảng 3 mm, có khi đến 15-20 cm. Thương tổn có thể đơn độc hoặc nhiều, rất ngứa, đôi khi đau. Mỗi ngày ấu trùng di chuển lên phía trước từ vài milmet đén vài centimet. Vị trí thường gặp là ở chân và mông. Niêm mạc có thể bị tổn thương, hiếm khi thấy tróc da và chốc hóa.
Nhũng biểu hiện lâm sàng khác có thể gặp là viêm nang lông, tạo thành vài chục đến thành hàng trăm sẩn hay mụn mủ nang lông. Thương tổn khu trú tại một vùng, rất ngứa. Có thể thấy một vài đường hang vằn vèo ở những vùng da khác. Tiến triển từ 2-8 tuần.
2.4.2. Xét nghiệm
Tăng bạch cầu ưa acid thoáng qua. Mô bệnh học thấy aaustrungf ở nang lông, đường hầm ở giữa lớp sừng cùng với thâm nhiễm bạch cầu ưa acid. Cạo thương tổn, soi trên kính hiển vi có thể thấy ấu trùng còn sống hay đã chết.
2.4.3. Tiến triển: bệnh có thể tự khỏi trong vòng từ 4-8 tuần. 2.5. Bệnh giun chỉ bạch mạch (Lymphatic Filariasis) 2.5.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học
Giun chỉ bạch gặp nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Đông Á, Nam Á, châu Đại Dương, châu Phi.
2.5.2. Căn nguyên và sinh bệnh học
Giun chỉ bạch mạch do 3 loài là: Brugia malayi, Brugia timori và Wuchereria bancrofit, được truyền qua muỗi. Ở Việt Nam, cho đến nay mới phát hiện được hai loài giun chỉ gây bệnh bạch mạch ở người: miền Bắc chủ yếu là loài Brugia malayi, miền Nam là loài Wuchereria bancrofit.
Giun chỉ trưởng thành sống trong hệ bạch mạch của người, có tuổi thọ từ 4-6 năm, có khi đến 40 năm. Giun chỉ cái và giun chỉ đực sống cùng nhau, cuộn tròn như cuộn chỉ, màu trắng sữa, con đực dài 4cm, con cái dài 8-10 cm.
Lây truyền bệnh giun chỉ từ người này sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi. Muỗi hút máu người có ấu trùng giun chỉ. Ấu trùng vào dạ dày của muỗi rồi xuyên qua thành dạ dày, sau đó di chuyển đến cơ ngực. Tại đây, ấu trùng phát triển qua 3 giai đoạn để trở thành ấu trùng gây nhiễm. Thời gian từ khi ấu trùng vào cơ thể muỗi cho đến giai đoạn ấu trùng gây nhiễm khoảng 10-14 ngày. Ấu trùng gây nhiễm di chuyển đến vòi muỗi và truyền sang người khác khi hút máu. Ấu trùng giun chỉ sẽ đến hệ thống bạch huyết phát triển thành giun chỉ trưởng thành và sống trong hệ thống bạch huyết của người. Giun chỉ trưởng thành đẻ ra ấu trùng. Ấu trùng lưu thông trong máu và thường xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm.
2.5.3. Triệu chứng lâm sàng
Thời kì ủ bệnh thường kéo dài từ 3-18 tháng. Đối với ấu trùng giun chỉ B. malayi có thể ủ bệnh ngắn hơn từ 2-3 tháng sau khi bị phơi nhiễm. Ấu trùng giun chỉ W. bancrofit xuất hiện đầu tiên trong máu ngoại vi là từ 8-12 tháng, nhưng triệu chứng lâm sàng thì xuất hiện sớm hơn từ 1-2 tháng sau khi bị phơi nhiễm. Triệu chứng và các di chứng do giun chỉ gây nên sẽ tồn tại kéo dài sau khi chúng đã chết.
Bệnh giun chỉ bạch mạch gây tàn tật cho người lớn, đôi khi gặp ở trẻ em. Những thương tổn bạch mạch đầu tiên thường để lại di chứng sau nhiều năm, nhưng thường có những biếu hiện lâm sàng không rõ ràng như viêm bạch mạch tái diễn hay viêm hạch không đặc hiệu. Những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh nhiễm giun chỉ mạn tính sau nhiều năm mới xuất hiện. Ở vùng dịch tễ, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng tăng ở độ tuổi từ 20 trở lên. Biểu hiện từ nhẹ đến mức độ rất nặng gây mất khả năng lao động (chiếm dưới 1%).
Các triệu chứng cấp tính: sốt cao xuất hiện đột ngột, kèm theo mệt mỏi và nhức đầu. Triệu chứng sớm ở da là viêm bạch mạch và hạch bạch huyết thường xảy ra sau sốt vài ngày. Biểu hiện viêm đỏ, đau dọc theo đường bạch mạch, thường gặp ở mặt trong chỉ dưới cùng với hạch bẹn sưng đau. Có thể thấy viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Sau giai đoạn cấp tính thoái lui sẽ gây bong da lan tỏa tại vùng tổn thương. Sốt cách quãng và viêm bạch mạch thường tái phát từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3-7 ngày, tần suất 6-10 ngày mỗi năm, kéo dài trong khoảng 20 năm.
Các triệu chứng mạng tính thường gặp: nhiễm giun chỉ mạn tính kéo dài sau 10-15 năm sẽ thấy rõ những di chứng do bít tắc hạch mạch và hạch bạch huyết, gây phù voi, tràn dịch màng tinh hoàn, đái dưỡng chấp. Da vùng bị tổn thương tăng sinh, sần sùi như hạt cơm, nếp da hằn sâu xuống, nứt nẻ, loét, có thể hoại thư. Hay bị nhiễm trùng thứ phát.
Vị trí thương tổn phù voi hay gặp là ở chi dưới, da bìu và dương vật, ít gặp hơn là ở chi trên, vú và bộ phận sinh dục nữ. Đái dưỡng chấp khi thấy nước tiểu đục như nước vo gạo, để lâu không lắng, đôi khi lẫn máu. Trường hợp lượng dưỡng chấp trong nước tiểu nhiều, để lâu nước tiểu có thể đông lại.
2.5.4. Xét nghiệm
Tăng bạch cầu ưa acid, tăng IgE trong máu, X-quang có thể thấy thâm nhiễm. Xét nghịm đặc hiệu là tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu, nước tiểu, các dịch khác và các mô của cơ thể, nhất là vào nữa đêm. Có thể tìm thấy giun chỉ trưởng thành ở bạch mạch trên tiêu bản sinh thiết mô thương tổn. Chống chỉ định sinh thiết hạch. Phản ứng huyết thanh bị hạn chế bởi phản ứng chéo với các giun tròn khác. Có thể chẩn đoán PCR.
2.5.5 Dự phòng
Tránh muỗi đốt khi đến vùng dịch tễ, điều trị ấu trùng để làm giảm nguồn gây bệnh. Diệt muỗi bằng các biện pháp cơ học, hóa học và sinh học.
3. SÁN MÁNG (Schistosomiasis)
3.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học
Sán máng là một loại sán dẹt, có con đực và con cái riêng biệt, sống chủ yếu trong hệ tuần hoàn và hút máu. Tùy theo từng loại, chúng ký sinh ở các hệ tĩnh mạch của các cơ quan khác nhau. Có 5 loại sán máng gây bệnh ở người. Trong đó có 3 loài gây bệnh cho người nhiều nhất là S. hamatobium; S. mansoni và S. japonicum. Ít gặp hơn là các loài S. mekongi và S. intercalatum.
Sán máng ký sinh ở các nhánh mạc treo của hệ tĩnh mạch cửa, lách, bàng quang. Con cái và con đực cuộn với nhau, sau khi giao hợp với con đực, con cái rời bỏ con đực đi ngược chiều máu chảy tới những huyết quản nhỏ để đẻ trứng. Số lượng trứng không nhiều nhưng có gai, những gai này làm rách nội mạc vi quản để ra ngoài cơ thể, khi gặp nước chúng phát triển thành trùng lông. Trùng lông bơi trong nước để tìm đến vật chủ trung gian là ốc. Chúng phát triển thành ốc trong thời gan từ 4-6 tuần để thành trùng đuôi ( đuôi xẻ đôi). Trùng đuôi rời khỏi ốc bơi tự do trong nước, khi gặp người bơi lội, trùng đuôi sẽ xâm nhập vào người qua da. Khi chui qua da, trùng đuôi gây viêm da, sau đó vào các mao mạch bạch huyết rồi theo đường tuần hoàn đến cư trú ở hệ tĩnh mạch cửa. Sau khoảng 60 ngày trùng đuôi sẽ trở thành sán trưởng thành. Sán máng trưởng thành có thể sống trong cơ thể người từ 3-10 năm hoặc lâu hơn. Trên 60% trứng do sán cái trưởng thành đẻ lưu lại trong mô và trong máu ngoại vi, phần còn lại ở trong ruột và bàng quang sau đó được đào thải ra ngoài.
3.2. Biểu hiện lâm sàng:
Từ nhẹ đến nặng, một số ít trường hợp xảy ra cấp tính với các triệu chứng; sốt; đau cơ, đau đầu kéo dài 1-2 tuần hoặc là lâu hơn. Thương tổn da có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn.
Giai đoạn thâm nhập vào da của ấu trùng sán máng: biểu hiện sớm là sau vài phút, tại vị trí ấu trùng chui qua da sẽ xuất hiện nhưng điểm xuất huyết nhỏ, sau đó nổi sẩn đỏ, sẩn phù thành từng đám và ngứa. Ở những bệnh nhân bị nhiễm nhiều ấu trùng sán máng có thể có những biểu hiện toàn thân như nhức đầu, đau các chi, rét run, ban đêm đổ mồ hôi, bạch cầu ái toan tăng (có thể tới 20-60% ). Các triệu chứng lâm sàng này thường biến mất sau 1 tuần. Giai đoạn xâm lấn lan tỏa nổi mày đay, xuất huyết da, xuất huyết dưới móng, phù nề ở mặt, chi, vùng sinh dục và thân mình.
Giai đoạn mạn tính: phản ứng u hạt do lắng đọng trứng sán trong da tạo thành các sẩn 2-4 mm, hình bầu dục, chắc, sẫm màu, có khi thành đám, không thay đổi nếu không được điều trị. Giai đoạn muộn có thể thấy các cục màu hồng hoặc nâu. Các sẩn có thể sùi như hạt cơm, đôi khi loét, phù bạch mạch, phù voi. Vị trí thường tổn thương hay gặp là ở vùng quanh rốn, ngoài ra cũng có thể thấy ở vùng mông, sinh dục.
Khi sán đẻ trứng, tùy từng loại sán mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Đối với S. hamatobium triệu chứng tiết niệu là nổi bật. Bệnh nhân có thể đái máu kèm theo đái rắt, đái buốt, đôi khi chỉ thấy sốt thoáng qua, nổi mày đay. Trường hượp đái máu, kiết lỵ nặng có thể gây tử vong. Đối với S. mansoni triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra máu do ruột bị loét, gan lách to, kèm theo sốt, thiếu máu nặng, sa trực tràng. Đối với S.japonicum chủ yếu là gan rất to và xơ hóa, lách to và đau, giai đoạn cuối xuất hiện cổ chướng…
3.3, Xét nghiệm:
Tăng bạch cầu ái toan, nhất là giai đoạn xâm lấn lan tỏa.
Xét nghiệm đặc hiệu tìm trứng sán trong phân và nước tiểu hay sinh thiết trực tràng, bàng quang hoặc các mô khác. Chẩn đoán huyết thanh dương tính sau khi bị nhiễm ấu trùng sán 6 tuần.
4. BỆNH NANG SÁN (Cysticcercosis)
4.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học
Bệnh nang sán còn gọi là bệnh ấu trùng sán lợn (Bệnh người gạo). Căn nguyên do ấu trùng của sán đay lợn (Taenia solium). Ở người, Taenia solium nhiễm cả vào đường tiêu hóa dạng sán trưởng thành và gây bệnh nang sán dạng ấu trùng. Người có thể tự lây nhiễm bệnh nang sán. Người ta thấy có khoảng 25-50% bệnh nhân bị bệnh nang sán có kèm thao sán đường ruột. Bị nhiễm sán trưởng thành ở đường ruột là do ăn phải thức ăn sống hoặc chưa nấu chín có chứa nang sán gạo. Ấu trùng sán lợn sẽ bám vào thành ruột non và phát triển thành sán trưởng thành. Trứng của sán trưởng thành trong ruột non đào thải theo phân ra ngoài và sống được nhiều tuần ngoài môi trường tự nhiên.
Bệnh ấu trùng sán lợn ở người là do ăn phải trứng sán dây lợn. Nang ấu trùng sán dây lợn hình bầu dục, kích thước 0,5 x 1,5-2 mm, chứa dịch trắng đục và đầu sán với 4 giác bám và 2 vòng móc.
4.2. Biểu hiện lâm sàng
Khác nhau từ không có triệu chứng đến rất nặng có thể gây nguy hại đến tính mạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị bệnh sán gạo thấy các cục ở dưới da. Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các cục dưới da rất khác nhau từ vài tháng đến vài năm. Nang sán gạo có thể tồn lưu ở người từ 10 đến 15 năm. Các triệu chứng có thể tồn tại lâu sau khi ấu trùng đã chết.
Thương tổn ở dưới da là các cục giới hạn rõ, kích thước bằng hạt đậu hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. Số lượng có thể ít hoặc nhiều. Vị trí ở các chi, mặt trong cánh tay, thân mình, có thể thấy ở niêm mạc miệng hoặc bất cứ nơi nào, có tính chất đối xứng.
Ngoài những nang sán thấy ở dưới da, còn thấy nang sán ở bắp cơ, mắt và hệ thống thần kinh trung ương cũng như ở các cơ quan nội tạng khác như tim, thận, tụy, gan, phổi. Khoảng 50% bệnh nhân có nang sán ở thần kinh trung ương, có thể gây động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc nhức đầu dữ dội…tùy thuộc vị trí ký sinh của ấu trùng trong não. Nang sán ở mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS. Trần Văn Tiến của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ấu Trùng Sán Lợn Dưới Da trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!