Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Béo Phì Và Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm gây nhiều biến chứng đến những bệnh khác đặc biệt nó còn ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình mất vẻ tự tin bên ngoài. Chính vì vậy mỗi người hãy tự chủ động phòng tránh bệnh bằng những lối sống và chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.Bệnh béo phì là gì?
Bệnh béo phì là hiện trong tích lũy một lượng mỡ quá mức và không hề bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mỗi người. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì vô cùng phức tạp như nhân tố di truyền, ăn uống hay thói quen sinh hoạt.. . ảnh hưởng trực tiếp khiến năng lượng hấp thụ vào cơ thể cao hơn nhiệt lượng bị tiêu hao dẫn đến tình trạng mỡ càng ngày tích tụ càng nhiều trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì
Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì hiện nay đang là vấn đề gây tranh cãi, chưa có kết luận trực tiếp nào gây nên bệnh béo phì tuy nhiên đa phần có thể do yếu tố di truyền cũng như chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt gây nên.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền quyết định khi bế mẹ mắc bệnh béo phì khiến tỉ lệ con cái mắc bệnh di truyền cao.
Chế độ dinh dưỡng
Theo các chuyên gia chế độ dinh dưỡng là yếu tố cao nhất quyết định đến việc béo phì và tăng cân không thể kiểm soát. Trẻ em ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, hay những thức ăn dư thừa quá nhiều chất calo ….đây chính là những nguyên nhân chính gây nên bệnh béo phì và khó kiểm soát.
Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến bệnh béo phì, bởi khi chúng ta ăn quá nhiều chất gây nạp đủ hay dư thừa năng lượng, nhưng không hề hoạt động để tiêu hao năng lượng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì rất cao.
Thường xuyên làm việc nhiều vào ban đêm khiến bạn mất ngủ và phá vỡ chu kỳ sinh lý gây giảm tổng số năng lượng, chính vì vậy nếu làm việc nhiều vào ban đêm bạn hãy ăn ít hơn bình thường nếu không muốn tăng cân nhanh chóng và không kiểm soát được.
Đừng nghĩ rằng thiếu ngủ sẽ khiến bạn gầy, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì mà mọi người chưa biết. Bởi vì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng, chính vì vậy khi không ngủ chúng ta ăn nhiều hơn để duy trì sự tỉnh táo và năng lượng.
Cách phòng tránh bệnh béo phì
Những người chưa mắc bệnh hay đã và đang mắc bệnh hãy phòng tránh bằng việc hạn chế ăn những đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.. tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Thường xuyên tập thể dục thể thao và có một lối sống lành mạnh giúp cơ thể khỏe hơn và giảm thiểu các bệnh không đáng có.
Chữa bệnh béo phì triệt để là điều không hề dễ dàng ngay cả khi chúng ta đã nhận thức được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh cũng như cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để mỗi người luôn duy trì sức khỏe tốt.
Hà Châu – chúng tôi
Trẻ Béo Phì: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Phòng Tránh
Béo phì ở trẻ em không chỉ khiến trẻ ngừng tăng trưởng sớm mà còn làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, một số bệnh ung thư…
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân béo phì ở trẻ em hiện đang là vấn nạn toàn cầu với 110 triệu trẻ ở khắp các quốc gia mắc phải. Mỹ có 24% trẻ thừa cân và 16% trẻ béo phì, trong đó 13,9% rơi vào nhóm trẻ 2 – 5 tuổi, 18,4% ở nhóm trẻ 6 – 11 tuổi, 20,6% ở nhóm trẻ 12 – 19 tuổi, hiện đang là nước dẫn đầu về tỷ lệ béo phì. Số trẻ em thừa cân ở châu Á – Thái Bình Dương cũng đang gia tăng nhanh chóng. Cụ thể tại Bangkok, Thái Lan, trong giai đoạn 2000 – 2016 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân đã tăng 38%.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua, đặt biệt ở khu vực thành phố. Năm 1996, tỷ lệ béo phì ở trẻ em tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 12%, sau 13 năm (năm 2009) tỷ lệ này 43%. Kết quả điều tra năm 2014 – 2015, tỷ lệ trẻ béo phì ở thành phố Hồ Chí Minh trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%. Các chuyên gia dinh dưỡng gọi tình trạng này là “báo động đỏ” cần có những biện pháp cấp bách để ngăn chặn.
Thừa cân béo phì là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định tình trạng thừa cân, béo phì như sau:
Người được gọi là thừa cân khi có số cân nặng vượt mức cân nặng “nên có” so với chiều cao.
Người được gọi là béo phì khi có lượng mỡ tích tụ quá mức tại một số vùng của cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Riêng đối với trẻ em, WHO đánh giá tình trạng thừa cân béo phì dựa vào chỉ số BMI hoặc chỉ số cân nặng và chiều cao (tùy theo từng độ tuổi) của trẻ. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em và có hướng can thiệp kịp thời, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt khi thấy trẻ có những dấu hiệu: tăng cân quá nhiều so với chiều cao, mỡ tích tụ dày ở vùng ngực, nách, bụng, đùi…
Cách đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em
Tính chỉ số BMI
Ở trẻ em, trọng lượng và chiều cao thay đổi theo tuổi, vì vậy chỉ số BMI là so sánh một cách tương đối với trẻ cùng giới tính và tuổi.
BMI = cân nặng / chiều cao2 rồi đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng so với trẻ cùng tuổi, cùng giới
Tầm soát dinh dưỡng cho trẻ béo phì
Nutrihome là hệ thống trung tâm dinh dưỡng – y học vận động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có quy trình thăm khám và điều trị dinh dưỡng chuyên sâu, toàn diện cho mọi đối tượng, đặc biệt trẻ em thừa cân béo phì. Không chỉ thế, Nutrihome còn là trung tâm:
Đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến như máy phân tích thành phần cơ thể – Inbody 770 – dòng máy có nhiều tính năng vượt trội giúp khám phá hơn 50 chỉ số quan trọng của cơ thể, xác định chính xác lượng mỡ thừa trong cơ thể trẻ, lượng mỡ tập trung ở khu vực nào…
Có đội ngũ chuyên gia bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu, nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, điều trị bệnh béo phì ở trẻ em; đồng thời thiết kế thực đơn ăn uống theo ngày, tuần, tháng và tư vấn cách lựa chọn, chế biến thực phẩm ngon miệng, đảm bảo tối đa dưỡng chất.
Có đội ngũ bác sĩ y học thể thao, huấn luyện viên giàu kinh nghiệm xây dựng hệ thống bài tập vận động phù hợp với tình trạng thể chất, độ tuổi của trẻ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị béo phì ở trẻ.
Phân loại thừa cân béo phì ở trẻ em
Theo chúng tôi Đào Thị Yến Phi, trẻ có bố mẹ bị thừa cân béo phì, trẻ sinh ra có cân nặng vượt chuẩn (chỉ số cân nặng lúc mới sinh lớn hơn 3,5kg), trẻ thích ăn ngọt/ ăn thức ăn nhanh lười vận động, trẻ ăn nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ, trẻ bị căng thẳng/áp lực tâm lý do học tập…sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì khi lớn lên.
Béo phì theo nguyên nhân sinh bệnh
Béo phì bệnh lý: Do mắc các bệnh lý nội tiết hay khiếm khuyết di truyền 10%.
Béo phì theo độ tuổi
Béo phì xuất hiện sớm: Ở trẻ < 5 tuổi.
Béo phì theo phân vùng của mô mỡ
Béo bụng (mỡ tập trung ở bụng, nguy cơ cao mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch…).
Béo đùi (mỡ tập trung chủ yếu ở mông và đùi)
Nguyên nhân khiến trẻ béo phì
Ngoài ra, trẻ béo phì còn do các nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân, béo phì có tính di truyền. Càng nhiều cá nhân trong gia đình bị thừa cân thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị thừa cân rất cao.
Yếu tố tâm lý: Tâm lý chung của nhiều bố mẹ thường cho rằng trẻ nhỏ bụ bẫm mới đáng yêu nhưng không biết được hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào. Thực tế, những đứa trẻ hiếu động, có thói quen chạy nhảy, hoạt động liên tục, thường mạnh khỏe và học hỏi tốt hơn những trẻ bụ bẫm nhưng chậm cả thể chất lẫn tinh thần.
Do mắc các bệnh lý như bệnh suy giáp, bệnh cường năng tuyến thượng thận, bệnh tuyến yên, do dùng thuốc…
Những biến chứng do thừa cân béo phì trẻ em gây ra
Trẻ béo phì là do sự tăng các khối mỡ bất thường trên toàn cơ thể. Chính sự tăng khối mỡ bất thường này đã gây nhiều rối loạn, khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh lý sau:
Tăng cholesterol – rối loạn chuyển hóa mỡ làm tăng LDL – C, tăng triglycerid, giảm HDL – C, thúc đẩy gan nhiễm mỡ.
Tăng huyết áp do vữa xơ động mạch: Ăn nhiều đồ ngọt gây phản ứng viêm mãn tính trong lòng mạch tạo cơ hội lắng đọng LDL – C “mỡ xấu” gây xơ vữa, hẹp và xơ hóa lòng mạch, kích thích sản sinh adrenergic làm tăng huyết áp.
Xuất hiện bệnh tim mạch sớm.
Xuất hiện bệnh đái tháo đường tuýp 2. Do khối mỡ tăng, triglycerid ức chế hoạt động của insulin nên glucose không vận chuyển vào trong tế bào được, chúng cứ nằm trong lòng mạch gây tăng đường huyết dẫn đến đái tháo đường.
Rối loạn nội tiết: Bé gái béo phì dễ bị u nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và dậy thì sớm. Bé trai béo phì dễ rối loạn nội tiết testosterone giảm, estrogen tăng nên vú to, nói giọng kim.
Bệnh lý xương khớp: Mỡ đọng dưới các khớp khiến gân khó cử động gây cứng khớp, trẻ đi chậm, không thích chạy nhảy, vui đùa. Do rối loạn chuyển hóa, thiếu canxi đi vào xương nên một số trẻ có dấu hiệu đau nhức xương, loãng xương sớm.
Rối loạn hô hấp: Mỡ bám vào vùng họng hầu làm đường thở hẹp nên trẻ ngủ ngáy, thiếu oxy, hay ngáp, béo phì từ độ 3 trở lên sẽ có những cơn ngừng thở khi ngủ. Ở Mỹ, 27% trẻ béo phì có biểu hiện ngừng thở khi ngủ.
Rối loạn giấc ngủ: Ngủ nhiều nhưng não vẫn thiếu oxy vì nhịp thở nhanh, nông, ngủ dậy mệt mỏi, kém tập trung.
Suy giảm trí thông minh: Do các tế bào thần kinh bị quá trình viêm mãn tính hủy hoại, vùng ghi nhớ và khả năng điều hành của não kém.
Rối loạn trên da: rạn da, gai đen thường ở những trẻ béo bụng, có đề kháng insulin.
Rối loạn tâm lý: trẻ tự ti về cơ thể, vì chậm chạp nên không tham gia các trò chơi vận động, dễ bị giễu cợt, bị bắt nạt.
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu cảnh báo về tình trạng béo phì ở trẻ em đó là: 75% trẻ béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì.
Nguyên tắc điều trị thừa cân, béo phì ở trẻ
Theo những nghiên cứu đáng tin cậy của các nhà khoa học công tác tại các trường Đại Học và bệnh viện trên khắp thế giới, những trẻ thừa cân béo phì để giảm cân bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động. Cụ thể:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khẩu phần của trẻ cần đa dạng cân đối hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.
Cho trẻ ăn đúng giờ, chia nhiều bữa để không no không đói, ăn trước khi đói và dừng ăn trước khi vừa no, hạn chế ăn sau 8 giờ tối.
Ăn chậm, nhai kỹ. Mỗi bữa ăn kéo dài khoảng 20 phút.
Hạn chế các thức ăn/uống giàu năng lượng như: da động vật, thức ăn chiên xào, chè, bánh, kẹo, nước có đường, trái cây quá ngọt, nước ngọt… Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa không đường tách béo.
Thực hiện vận động phù hợp
Khi vận động, tim hoạt động tích cực hơn, máu mang nhiều oxy, dưỡng chất cần thiết đến nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Nhờ đó, não bộ cũng hoạt động hiệu quả. Các hoạt động như tập thể dục, kéo co… đều góp phần kích thích tăng trưởng nơron nuôi dưỡng các khớp thần kinh, tăng khả năng nhớ lâu, tiếp thu. Nghiên cứu năm 2015 của trường College of Sports Medicine (Mỹ) cho thấy, những học sinh vận động nhiều thường đạt kết quả học tập cao, thông minh, khỏe mạnh và thân hình cân đối hơn những trẻ ít vận động.
Từ bây giờ bố mẹ hãy: Tạo niềm thích thú của trẻ với các hoạt động thể thao, khuyến khích vận động theo sở thích, tăng dần cường độ và thời gian (thời gian tập ít nhất 30 phút/lần và 5 ngày/ tuần), nên cho trẻ làm việc nhà, tưới cây, đi cầu thang bộ, hạn chế ngồi xem tivi, chơi điện thoại, tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc…
Phòng ngừa béo phì trẻ em
Với trẻ nhũ nhi: Mẹ cần cho con bú sữa mẹ, sữa mẹ ngoài chứa kháng thể giúp trẻ phòng tránh bệnh vặt còn giúp trẻ không bị béo phì.
Với trẻ từ 1 – 5 tuổi: Cho trẻ ăn đủ chất, cân đối và bắt đầu hướng dẫn những trò chơi vận động, đưa trẻ ra ngoài trời tắm nắng tăng vitamin D, tránh còi xương.
Với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Giai đoạn này trẻ bắt đầu đến trường, vì vậy bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn quá nhiều chất ngọt và chất béo. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động có lợi cho sự phát triển chiều cao như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, chơi đá bóng… mỗi ngày.
Trẻ từ 13 – 18 tuổi: Dạy trẻ cách ăn uống khoa học, lành mạnh để tránh trẻ béo phì bằng cách nhờ trẻ tìm hiểu, chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Đồng thời giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
Lưu ý chung cho các lứa tuổi: Để tránh bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, bố mẹ không cho trẻ xem tivi/ chơi game trong bữa ăn; yêu cầu trẻ đi ngủ sớm; thường xuyên nấu cho trẻ ăn ở nhà, cân đối chế độ ăn cân bằng 4 nhóm dưỡng chất (đạm, béo, bột đường, vitamin & khoáng chất). Cuối cùng, nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày… Nếu cảm thấy khó khăn trong việc thiết kế thực đơn ăn uống cho trẻ cũng như chế độ vận động giúp trẻ phòng ngừa béo phì hoặc điều trị béo phì, bố mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám, tư vấn tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome để có thể đạt được mục tiêu.
Hồ Trần
Phòng Tránh Và Điều Trị Béo Phì Như Thế Nào?
Bệnh thừa cân béo phì ở trẻ em đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh bởi trẻ béo phì không những vóc dáng xấu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Không phải cứ béo là khỏe mà càng ẩn chứa nhiều bệnh hơn.
Để điều trị thừa cân béo phì thì cũng phải có phương pháp chứ không phải cứ nhịn ăn là giảm được cân và chữa được bệnh béo phì. Mục đích của những phương pháp điều trị thừa cân và béo phì chính là giảm trọng lượng cơ thể ở giai đoạn đầu và duy trì ở những giai đoạn sau.
Phương pháp điều trị cụ thể là:
+ Đảm bảo chế độ ăn giảm lượng calo: Lượng calo giảm từ 20 – 25 % so với tuổi và giới, tương đương với 1.600 – 1.800 kcal/ngày. Khi giảm cân thì giảm cân từ từ, không quá nhanh bởi nếu giảm quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Càng tăng cường hoạt động thể lực càng tốt: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn. Đặc biệt vận động còn giúp cho cơ thể giảm bớt cân, giảm bớt calo và bạn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm và năng động hơn.
Phương pháp điều trị béo phì
+ Đừng cười và chê nhạo trẻ: Đừng bao giờ cười giễu và gọi trẻ với những cái tên thằng bệu, con heo bởi đây chính là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ có thân hình đồ sộ…thực tế là chính những sự cười nhạo đó là làm cho không ít trẻ do bị chế nhạo quá nhiều đã trở nên ì ạch trong sự mặc cảm.
+ Cha mẹ phải gương mẫu trong tập luyện: Cha mẹ hãy dành thời gian sắp xếp lịch để cùng tập luyện cho trẻ, có thể một tiếng mỗi sáng. Cha mẹ phải khiến cho trẻ cảm thấy cần phải luyện tập để có vóc dáng đẹp.
– Cho trẻ chơi nhiều bộ môn thể thao khác nhau để trẻ được vận động. Với những trẻ béo phì thì chắc chắn việc luyện tập này sẽ mệt mỏi và khiến trẻ oải nhưng cha mẹ hãy động viên để trẻ tiếp tục luyện tập.
Nhiều cha mẹ có ý định cho con giảm cân bằng cách ăn kiếng. Cách này sẽ chỉ hiệu quả khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Để trẻ giảm ăn tốt thì cha mẹ nên hạn chế đồ ngọt và chất béo trong thức ăn và chính các thành viên trong gia đình cũng phải “nhịn” nhiều món ăn khoái khẩu để giúp trẻ giảm cân nếu như nó không tốt cho chế độ ăn giảm cân của trẻ. Cha mẹ hãy chính là tấm gương và hãy cho trẻ thấy rằng trẻ cần phải giảm cân để không để bị mắc bệnh béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại: chúng tôi – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.
Nguyên Nhân Và Bệnh Sinh Béo Phì
a. Béo thường có tính chất gia đình:
– Ít vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất hiện béo phì, sự phát triển khoa học, sự tiến bộ trong kỹ thuật thông tin và giao thông làm cho con người càng Ít vận động. Trẻ em tăng cân nhanh một phân có vai trò của phương tiện nghe nhìn: tivi, video, game và ngay cả trường học cũng Ít quan tâm tới môn học hoạt động thể lực.
b. Béo phì do thần kinh nội tiết:
– Đa nang buồng trứng: đa nang buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt, rậm lông tăng huyết áp, tăng androgen, kháng insulin và béo phì gặp 50% bệnh nhân
– Cường vỏ thượng thận (H.C Cushing);
– Suy giáp: suy giáp làm rối loạn chuyên hoá nước điện giải, làm giảm Natri và giữ nước gây tăng cân, điều này hoàn toàn khác với tăng cân do béo,
– U tụy nội tiết (insulinoma): do tăng insulin gây hạ đường huyết và bệnh nhân phải ăn nhiều dẫn tới tăng cân;
– Hội chứng phì sinh dục (Babinski – Froehlich).
c. Béo phì do gen:
– Đột biến gen khác: + Gen tổng hợp POMC. + Gen sản xuất Prohormone convertase – 1 (PC – 1) + Me – 4 Receptor. + PPAR – 2 (Peroxisome Proliferator Activator – Receptor 2).
d. Bệnh béo phì hiếm gặp:
– Hội chứng Laurence – Moon, Biedl – Bardet.
– Hội chứng Prader – WIllI.
2. Sinh bệnh học của béo phì
Cơ thể sống và tồn tại trong môi trường luôn biến đổi và rất năng động, vì vậy năng lượng tích lũy và tiêu thụ phải được cân bằng theo thời gian cũng như với trọng lượng cơ thể. Nếu năng lượng đưa vào cao hơn năng lượng tiêu thụ dẫn tới hình thành cân bằng dương tính và sẽ xuất hiện sự tích luỹ ở dạng mỡ tăng (mỡ trắng) và tăng cân. Theo thời gian thì sự tăng cân diễn ra từ từ bởi có sự bù trừ để tạo cân bằng giả giữa năng lượng tiêu thụ và năng lượng tích lũy.
Ở người béo phì có sự cân bằng dương tính và sự tích lũy năng lượng tăng do năng lượng nạp vào quá nhiều trong khi đó năng lượng tiêu thụ giảm do nhiều yếu tố kết hợp: ăn nhiều, ít vận động… Cơ chế này nói chung là phù hợp với trẻ em và thiếu niên nhưng khó giải thích đầy đủ ở người lớn bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố phối hợp (gen, môi trường, giảm hormon sinh dục do mãn kinh…). Béo phì xảy ra khi cung cấp năng lượng vượt trội so với tiêu thụ năng lượng và tiến triển thành nhiều giai đoạn:
a. Cân bằng năng lượng dương tính: (dư thừa)
+ Ăn nhiều quá mức cần thiết hàng ngày:
+ Thức ăn nhiều mỡ (mỡ động vật);
+ Lipid: ít sinh nhiệt và ít gây ngán trong khi ăn. Cho nhiều năng lượng (9 kal/g). Lipid luôn có xu hướng tích lũy, càng tích lũy nhiều khi kèm theo uống bia, rượu;
+ Ăn ít thức ăn sinh nhiệt nhanh (Protid);
+ Có thể do vùng hạ đồi (trung tâm chỉ huy cảm giác no/đói) giảm tiết serotonin làm mất cảm giác no/đói.
– Giảm tiêu tốn năng lượng:
+ Ít hoạt động thể lực dẫn tới giảm khối cơ và do đó giảm tiêu tốn năng lượng.
+ Tạo cân bằng mới (cân bằng dương tính).
+ Tăng cân dẫn tới tăng tuyệt đối khối tế bào hoạt động, nêu chế độ ăn ổn định phải tăng vận động để duy trì cân nặng .
b. Chống quá cân:
c. Điều hoà chế độ ăn sinh lý:
Béo phì gia đình người ta thấy có sự đột biến gen Ob sản xuất Leptin và thụ thể Leptin.
d. Điều hoà tiêu tốn năng lượng:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Béo Phì Và Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!