Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie gây nên và lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa giữa các trẻ. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể bị tái phát nhiều lần cho đến khi đủ tuổi miễn dịch với bệnh (trên 5 tuổi).
Viêm loét miệng: Tại vùng miệng của trẻ xuất hiện những vết bóng nước đường kính từ 2 – 3 mm. Khi vỡ tạo thành vết loét gây đau đớn cho bé.
Bóng nước: Bóng nước từ 2 – 10mm, lan xuống vùng tay, chân, mông của trẻ, xuất hiện trên nền hồng ban, khi sờ vào có cảm giác cộm, không đau.
Đôi khi bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh không có biểu hiện rõ ràng, không có biểu hiện các mụn nước hay hồng ban cụ thể. Tuy nhiên cha mẹ hãy cẩn trọng khi bé quấy khóc, không bú, đau rát miệng để đưa trẻ đi khám kịp thời.
Điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh
Việc điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh đòi hỏi người lớn phải có kỹ năng cần thiết. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn không có ích trong việc điều trị bệnh tay chân miệng bởi đây là bệnh do virus gây nên.
Cha mẹ có thể điều trị bệnh cho bé bằng cách sau:
Vệ sinh cơ thể và vùng miệng cho trẻ, tránh để ảnh hưởng làm vỡ các bóng nước.
Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, hãy chia nhỏ lần bú cho trẻ.
Mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn để tăng cường dinh dưỡng trong sữa mẹ cho bé.
Cho trẻ nghỉ ngơi, lau mình bằng nước ấm khi bé bị sốt.
Thay thay bỉm, bế nựng trẻ, mẹ và người nhà cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa virus tay chân miệng ở trẻ sơ sinh lây lan.
Không cạy vỡ các bóng nước trên da trẻ.
Đeo khẩu trang khi ho hoặc hắt hơi.
Theo dõi sát sao các triệu chứng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường như giật mình, run chi, trẻ co giật, hoảng hốt, sốt cao, nôn trớ nhiều…Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Do đó bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho trẻ ngay từ khi mới lọt lòng là điều mọi phụ huynh cần lưu tâm.
Hoàng Thu – chúng tôi
Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh Được Điều Trị Như Thế Nào?
Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và không quá nguy hiểm, gây ra bởi một trong những nhóm virus coxsackie, là một bệnh lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với các bé sơ sinh, bệnh dễ trở nặng và để lại biến chứng.
Bệnh tay chân miệng là bệnh dịch phổ biến ở Việt Nam. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè và thời điềm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 11.
Nguyên nhân gây bệnh do các virus thuộc nhóm Enterovirus mà chủ yếu là Coxsackie gây ra. Đặc biệt nếu trẻ nhiễm virus Enterovirus 71 thì nguy cơ gặp biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,… dẫn đến tử vong là rất cao. Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường gặp phổ biến nhất vào mùa hè. Trẻ bị bệnh do có sức đề kháng kém hoặc lây bệnh từ các trẻ khác.
Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là các vết phồng rộp trên da. Nhưng trước khi những nốt ban phỏng nước xuất hiện, các bé cũng có thể bị đau họng, sốt và đau bụng. Sau đó một vài ngày, phụ huynh sẽ nhận thấy các đặc điểm sau:
Miệng: Xuất hiện những đốm đỏ trên lưỡi và bên trong miệng của bé. Các đốm này sẽ dần chuyển thành những mụn nước lớn hơn, màu vàng xám có viền đỏ.
Tay và chân: Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ nổi trên ngón tay, lưng hoặc lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón chân của bé. Các đốm này có thể gây đau và ngứa, sau đó chuyển thành những mụn nước có màu xám ở giữa.
Các vết mụn trên trông giống như nốt phát ban đỏ phồng to và bỏng nước, thỉnh thoảng còn lan ra chân, mông và bẹn của trẻ sơ sinh. Các bé mắc bệnh có thể kém ăn (nếu bé đang ở giai đoạn ăn dặm) hoặc bỏ bú vì những mụn nước trong miệng gây sưng đau, khó chịu.
3. Trẻ sơ sinh bị bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, bố mẹ không nên coi thường bệnh. Khi trẻ bị bệnh nhẹ với các dấu hiệu như sốt, lười bú, có nốt phỏng xuất hiện trên da tay, chân, miệng,… bố mẹ có thể điều trị bệnh cho bé tại nhà.
Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng với các triệu chứng như: sốt cao trên 38.5 độ C, bé quấy khóc liên tục, các nốt phỏng ở tay, chân, miệng nhiều hơn, có mủ và vỡ ra,… cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời. Để bệnh nặng bé có thể mắc phải các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm độc thần kinh, viêm màng não, phù phổi,…. Thậm chí, trẻ sơ sinh bị bệnh tay chân miệng còn có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị.
Bệnh tay chân miệng có lây không?
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây ra vì vậy chúng lây lan rất nhanh và có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Trẻ sơ sinh chưa đến nhà trẻ nên khả năng truyền bệnh cho trẻ khác không cao.
Tuy nhiên, nếu trẻ dùng chung đồ dùng với trẻ khác, virus sẽ rất dễ dàng lây lan. Bé cũng có nguy cơ mắc bệnh do virus mang trên cá thể người lớn lây nhiễm cho bé.
4. Chẩn đoán và điều trị tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
4.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bé và kiểm tra các vết loét hoặc phát ban. Đôi khi cần làm thêm xét nghiệm virus bằng cách lấy một miếng gạc họng hoặc mẫu phân hay máu để chắc chắn hơn.
Sẽ mất khoảng từ một tuần đến 10 ngày để các nốt ban biến mất hoàn toàn và những triệu chứng đi kèm khác dịu đi. Trong thời gian này, trẻ sơ sinh có thể sẽ rất khó chịu và thường hay quấy khóc.
Phụ huynh nên tham khảo cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng như sau:
Bé bị đau khi ăn hoặc bú:
Nên chia nhỏ các bữa ăn và tăng tần suất ăn thường xuyên hơn. Mẹ có thể tiếp tục cho con bú vì những mụn nước ở miệng của bé sẽ không lây truyền qua núm vú và khiến mẹ mắc bệnh. Đối với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức thì nên bổ sung thêm nước cho bé.
Bé ăn dặm:
Cho bé dùng thức ăn mềm, dễ nuốt, chẳng hạn như khoai tây nghiền hoặc súp. Không để bé ăn thực phẩm cay hoặc uống nước ép có vị chua vì có thể làm tăng cơn đau miệng.
Gel bôi giảm đau khi mọc răng:
Có thể dùng loại gel này để làm dịu các cơn đau do mụn nước trong miệng bé sau khi tham khảo ý kiến của dược sĩ tại nhà thuốc. Xoa một ít gel tại những vị trí có vết loét trên nướu, lưỡi và bên trong má của trẻ sơ sinh.
Thuốc hạ sốt:
Paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh có tác dụng giúp giảm đau và hạ sốt. Phụ huynh có thể cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở lên uống paracetamol nếu bé không sinh non và nặng hơn 4kg. Dùng ibuprofen nếu bé được 3 tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg. Cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì và hỏi bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn về liều lượng dùng thuốc giảm đau hạ sốt thích hợp nhất cho con em mình.
Tắm rửa nhẹ nhàng:
Khi tắm cho bé cần lưu ý lau rửa nhẹ nhàng vì những vùng da bị tổn thương có thể rất đau. Cố gắng không làm bể bất kỳ mụn nước nào của bé để tránh dịch lỏng rò rỉ gây nhiễm trùng.
Cách ly và cho trẻ nghỉ ngơi:
Nếu trẻ sơ sinh đã đi nhà trẻ hoặc được gửi đến những nơi chăm sóc trẻ em, bố mẹ nên giữ con ở nhà cho đến khi bé khỏi bệnh và khỏe hơn. Đôi khi trẻ sơ sinh không cần bị cách ly hoàn toàn cho đến khi vết loét biến mất, tuy nhiên nên trao đổi với giáo viên hoặc người giữ trẻ trước khi cho bé đi học trở lại.
4.3. Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?
Phụ huynh không cần phải đưa trẻ sơ sinh bị bệnh tay chân miệng đến bệnh viện ngay vì bệnh sẽ tự khỏi sau khi đã qua hết các giai đoạn. Bệnh tay chân miệng ở trẻ không thể điều trị bằng kháng sinh bởi nguyên nhân gây bệnh là do virus.
Nhưng đôi khi tay chân miệng ở trẻ sơ sinh lại gây ra một số vấn đề nghiêm trọng hơn cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Chẳng hạn như trẻ sơ sinh có thể bị mất nước nếu các triệu chứng khiến bé quá khó chịu và không uống đủ nước. Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu phát hiện bé có những dấu hiệu sau:
Lừ đừ và uể oải.
Khóc la, quấy.
Tã khô hơn bình thường do tiểu ít.
Nước tiểu màu vàng đậm.
Tay chân lạnh.
Sốt cao liên tục (≥ 38 độ C đối với các bé dưới 3 tháng tuổi và ≥ 39 độ C đối với các bé 3 – 6 tháng tuổi).
Mặc dù khá hiếm song các vết loét do bệnh tay chân miệng gây ra vẫn có thể bị nhiễm trùng (nhiễm trùng thứ cấp) và cần điều trị bằng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn theo yêu cầu của bác sĩ. Cần lập tức đưa bé đến bệnh viện nếu phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp như sau:
Da của bé trở nên rất đau, sưng đỏ và nóng.
Các mụn nước bắt đầu rỉ mủ có màu vàng thay vì chất lỏng trong suốt.
Các triệu chứng diễn tiến nghiệm trọng hơn, không thuyên giảm hoặc cải thiện sau 7 – 10 ngày.
Khi da của bé bắt đầu bong tróc là dấu hiệu cho thấy các vết loét dần hồi phục và trẻ sơ sinh đã cảm thấy đỡ hơn. Tuy nhiên, nên đeo găng tay và mang vớ để tránh bé gãi, kết hợp thoa kem bôi mềm da để làm dịu làn da cho trẻ sơ sinh.
Có trường hợp, trẻ sơ sinh và trẻ em bị rụng đi móng tay hoặc móng chân vài tuần sau khi đã hết bệnh, đặc biệt là nếu đã từng mọc mụn nước to. Điều này có thể khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, tuy nhiên không cần quá lo lắng vì móng tay của bé sẽ tự mọc lại sau đó mà không cần can thiệp y tế.
5. Phòng bệnh tay chân miệng cho bé sơ sinh như thế nào?
Để đảm bảo trẻ sơ sinh không bị bệnh tay chân miệng, bố mẹ có thể phòng bệnh cho bé bằng các biện pháp đơn giản sau:
Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng ăn uống, đồ chơi của trẻ. Tiệt trùng đồ dùng của trẻ bằng nước sôi trước khi sử dụng
Tuyệt đối không được cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh
Trước khi bế bé, cho bé ăn cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn
Khi người lớn bị cúm, sốt hay mắc các bệnh truyền nhiễm khác, tuyệt đối không được ôm, hôn, bế trẻ
Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc bổ sung vitamin, khoáng chất để bé khỏe mạnh hơn.
Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là căn bệnh phổ biến dễ lây lan. Rất nhiều ba mẹ chưa rõ triệu chứng bệnh tay, chân, miệng, các cấp độ bệnh và cách điều trị bệnh tay, chân, miệng. Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau để được giải đáp!
Bệnh tay chân miệng (HFMD – Hand, foot and mouth disease) là gì?
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh nhẹ và thường tự khỏi. Bệnh tay chân miệng do một loại vi rút trong nhóm vi rút coxsackie gây ra.
Nếu bé mắc phải bệnh này, mẹ sẽ thấy những vết loét nhỏ ở tay, chân, và trong miệng của bé (Đó là lý do bệnh có tên là bệnh tay chân miệng). Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4 tuổi.
Bé có thể bị lây bệnh nếu ai đó ho hoặc hắt hơi gần bé hoặc do bé tiếp xúc với dấu của nước hoặc dịch từ vết loét từ người khác.
Nếu trẻ mắc bệnh, con sẽ dễ lây bệnh nhất ngay trước khi các triệu chứng xuất hiện. Do đó thật khó để ngăn ngừa bệnh ở những nơi đông trẻ sơ sinh và trẻ em.
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Sau một vài ngày, mẹ sẽ nhận thấy các nốt phồng rộp ở:
Miệng: mẹ sẽ thấy những đốm đỏ trên lưỡi của bé và bên trong miệng bé. Các đốm sẽ biến thành các mụn nước lớn hơn, màu vàng xám có viền màu đỏ.
Tay và chân: Mẹ sẽ thấy những đốm nhỏ màu đỏ nổi lên trên ngón tay, trên lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón chân của bé. Các đốm sau đó sẽ trở nên đau, ngứa ngáy và tập trung thành một vùng màu xám.
Đôi khi, các đốm sẽ lan ra bắp chân, mông và háng. Các đốm này trông giống như các nốt phát ban đỏ nhưng ngứa hơn.
Bé có thể sẽ không muốn ăn hoặc uống vì mọc mụn trong miệng. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, con có thể chán ăn hoặc bỏ thức ăn trong thời gian bị bệnh.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Sau khoảng một tuần đến 10 ngày, các nốt trên cơ thể bé biến mất. Khi đó bé sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và bớt quấy khóc.
Trong thời gian bị bệnh, bé sẽ rất khó tính và thường xuyên cáu gắt, mẹ có thể làm một số cách sau để an ủi bé:
Nếu bé đau mỗi khi ăn hoặc uống, mẹ hãy thử cho bé ăn những loại sữa như bình thường nhưng chia làm nhiều bữa nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn. Nếu mẹ đang cho con bú, mụn nước ở miệng của bé sẽ không thể lây lan ra núm vú. Mẹ hoàn toàn miễn dịch với bệnh này.
Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn các loại thực phẩm mềm và dễ ăn, như khoai tây nghiền hoặc súp, không nên cho bé ăn các thực phẩm cay và chua, vì các thực phẩm chua cay có thể làm miệng bé bị đau nhức.
Kem bôi giảm sưng nướu khi bé mọc răng cũng có thể làm giảm mụn nước ở miệng bé. Mẹ hãy xoa một ít kem bôi lên nướu, lưỡi và bên trong má của con, đặc biệt là những nơi mẹ có thể nhìn thấy vết loét. Mẹ cũng có thể thử dùng kem bôi chữa loét miệng, nhưng trước tiên mẹ hãy hỏi ý kiến của dược sĩ về loại sản phẩm tốt nhất cho bé.
Cho bé uống Paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh cũng có thể giúp bé giảm đau và giảm sốt. Mẹ có thể cho bé uống paracetamol dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu bé chào đời sau 37 tuần và nặng hơn 4kg và cho bé uống ibuprofen nếu bé được 3 tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg. Hãy kiểm tra các thông tin trên gói thuốc thật kỹ hoặc hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về lượng thuốc bé có thể uống.
Sau khi tắm xong mẹ hãy vỗ nhẹ vào da bé cho bé khô, vì những vùng da bị ảnh hưởng có thể bị đau. Hãy cố gắng không làm vỡ bất kỳ mụn nước nào của bé, vì chất lỏng từ mụn nước có thể gây ra nhiễm trùng.
Nếu bé đã đi mẫu giáo hoặc nhà trẻ, mẹ hãy để con nghỉ ở nhà cho đến khi con cảm thấy khỏe hơn. Mẹ không cần phải đợi cho đến khi vết loét biến mất hoàn toàn mới đưa bé đến nhà trẻ trở lại, tuy nhiên các trường mẫu giải hoặc nhà trẻ cũng có thể có những quy định riêng về việc này.
Mẹ có nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé bị tay chân miệng không?
Mẹ không cần phải đưa bé đến bác sĩ nếu con bị tay chân miệng nhẹ. Bệnh tay chân miệng có thể được điều trị bằng kháng sinh. Cho dù mẹ và bé sẽ cảm thấy khá mệt mỏi vì căn bệnh này nhưng mẹ chỉ cần để cho bệnh tự hết.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh tay chân miệng có thể gây ra một số vấn đề cần đến ý kiến của bác sĩ. Bé có thể bị mất nước nếu bệnh tay chân miệng khiến bé không uống đủ nước được. Mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau ở trẻ:
Buồn ngủ, không tỉnh táo
Khóc mà không có nước mắt
Tã khô hơn bình thường
Nước tiểu có màu vàng đậm
Tay và chân lạnh
Mẹ cũng hãy theo dõi nhiệt độ của bé và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu:
Cơn sốt của con không cải thiện hơn
Bé dưới ba tháng tuổi và có nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên.
Bé từ ba tháng đến sáu tháng tuổi và có nhiệt độ cơ thể từ 39 độ C trở lên.
Da của bé trở nên rất đau, đỏ, sưng và nóng.
Các mụn nước bắt đầu rò rỉ mủ, mủ sẽ có màu vàng, chứ không phải là chất lỏng trong suốt.
Các triệu chứng của con đang trở nên tồi tệ hơn, không khá hơn hoặc không được cải thiện sau 7 đến 10 ngày.
Bác sĩ có thể điều trị cho bé bằng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn.
Da của bé sẽ bị bong tróc khi vết loét hồi phục. Những nốt này thường trông rất sợ nhưng thường trẻ sẽ không cảm thấy quá đau. Mẹ hãy thử dùng kem cấp ẩm để làm dịu làn da của bé, hoặc đeo găng tay cho bé nếu bé gãi.
Thỉnh thoảng, trẻ sơ sinh và trẻ em bị bong móng tay hoặc móng chân vài tuần sau khi nhiễm trùng đã hết, đặc biệt là nếu mụn nước to ở gần vùng móng.
Điều này có thể khiến mẹ hoảng hốt nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé. Móng tay của con sẽ tự mọc lại mà không cần điều trị y tế.
Trẻ đã bị mắc bệnh tay chân miệng có thể mắc bệnh lại không?
Việc tái bệnh là có thể. Bé sẽ miễn dịch với chủng vi-rút đặc biệt mà con đã mắc phải, nhưng cũng giống như vi-rút cảm lạnh, có nhiều chủng vi-rút coxsackie khác nhau.
Mẹ có thể giúp bảo vệ bé khỏi bị tay chân miệng một lần nữa bằng cách vệ sinh cẩn thận.
Cố gắng che mũi và miệng mỗi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và vứt bỏ khăn giấy sau một lần sử dụng. Thường xuyên rửa và lau khô tay của mẹ cũng như tay của bé bằng xà phòng và nước. Không cần sử dụng xà phòng kháng khuẩn.
Thời điểm quan trọng để rửa tay bao gồm:
Trước và sau khi thay tã.
Sau khi đi vệ sinh.
Trước khi cho con bú sữa mẹ hoặc cho con bú sữa công thức.
Trước giờ ăn, nếu bé đã bắt đầu ăn dặm.
Sau khi chạm vào khăn giấy đã sử dụng
Mẹ bị tay chân miệng khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Mẹ có thể đã miễn dịch với các chủng virus coxsackie khác nhau. Ngay cả khi mẹ bị tay chân miệng, bệnh sẽ rất nhẹ và thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu mẹ mắc bệnh tay chân miệng trong vài tuần trước khi sinh, mẹ hãy đến gặp nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mình. Mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi và bé cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng nhẹ, tuy nhiên khả năng này là rất nhỏ. Đội ngũ các y bác sĩ nên biết thông tin này trước khi em bé ra đời.
Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, và sau khi thay hoặc xử lý tã lót. Vi-rút có thể tồn tại trong phân của bé trong một hoặc hai tháng sau khi bệnh tay chân miệng của con đã hết.
Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
Tránh dùng chung cốc, dao kéo hoặc khăn tắm.
Trẻ Sơ Sinh Bị Bệnh Chân Tay Miệng
Trang Chủ – Làm mẹ – Trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng – Dấu hiệu và cách điều trị cho bé
Khi trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng, bệnh thường có chuyển biến rất nhanh có thể chỉ trong vài giờ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để kịp thời điều trị và chăm sóc cho trẻ mắc bệnh là điều vô cùng quan trọng để ngăn chặn dịch và giảm tỉ lệ tử vong cho trẻ mắc bệnh.Trong những năm trở lại đây, tình trạng trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng đã trở nên quá phổ biến và rất dễ trở thành đại dịch trong thời gian ngắn khiến cho rất nhiều “mẹ bỉm sữa” lo lắng và quan ngại.
1. Các dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng
Khi trẻ sơ sinh bị chân tay miệng sẽ xuất hiện các dấu hiệu rất dễ nhận biết như:
Trẻ bị sốt nhẹ. Khi trẻ bệnh nặng hơn sẽ sốt cao mà không thể hạ.
Trẻ xuất hiện các dấu hiệu tổn thương ngoài da như da dát đỏ, nổi mụn nước ở các vị trí quanh vùng họng, vùng miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân hay mông, đầu gối…
Khi bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh chuyển biến đến giai đoạn nặng thường xuất hiện các dấu hiệu như:
Sốt cao trên 38,5 độ C, không đáp ứng với điều trị và kéo dài hơn 48 giờ. Không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen.
Trẻ bị giật mình, đây là dấu hiệu cảnh báo cho việc trẻ đã rơi vào tình trạng nhiễm độc thần kinh.
Trẻ sơ sinh khó thở, co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng…đây là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động…
Trẻ hay ngủ gật, phản ứng chậm chạp, có dấu hiệu bị rối loạn ý thức, đây có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp…
Trẻ tiểu ít hơn bình thường, đây là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận…
Trẻ hay nôn, nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….
2. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng
Khi thấy trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của chân tay miệng, mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, thăm khám và đưa ra kết quả điều trị kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến nhanh và xấu đi. Sau khi thăm khám và kiểm tra, tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng mắc bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn các cách điều trị khác nhau.
Trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng được đánh giá là mức độ nhẹ khi trẻ xuất hiện các tổn thương ở da đi kèm với tình trạng sốt nhẹ hoặc không sốt. Lúc này, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà trong điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ, giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh cùng chế độ chăm sóc nghiêm ngặt, hợp lý theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bố mẹ trẻ sẽ được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu khi bệnh chuyển biến nặng để bố mẹ sớm phát hiện và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh chân tay miệng được chuẩn đoán ở mức độ nặng khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu kể trên. Khi đó, trẻ sẽ được chỉ định phải nhập viện để điều trị mặc dù cho đến hiện nay, bệnh chân tay miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, khi nhập viện, trẻ sẽ được áp dụng một số biện pháp điều trị để bệnh không chuyển biến nhanh hơn và kịp thời xử lý khi trẻ gặp các dấu hiệu bất thường như cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…Kèm theo đó là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ được vệ sinh da thường xuyên bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ để tránh bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, trẻ có thể được chỉ định dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm. Trẻ sơ sịnh bị chân tay miệng hiện cho đến nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng bệnh. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết cũng như cách ngăn ngừa, phòng bệnh để có phương án bảo vệ trẻ vào những mùa đại dịch chân tay miệng bùng nổ.
Ngọc Hoài tổng hợp Làm mẹ – Tags: bệnh trẻ sơ sinh, cham soc tre so sinh, trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!