Đề Xuất 4/2023 # Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai # Top 4 Like | Mgwbeautypageant.com

Đề Xuất 4/2023 # Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh tiểu đường khi mang thai là một trong những vấn đề về sức khỏe ở thời thai kỳ có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Tiểu đường khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu như không được phát hiện sớm, thoi dõi và điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường khi mang thai dễ gặp ở đối tượng nào nhất ?

– Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắcbệnh này trong lần mang thai trước đó hay những người sinh 1 hoặc nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.

– Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường; Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu; Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).

– Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ; Nước tiểu bị kiến đậu…

– Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ: Những bà mẹ lớn tuổi; Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao; Những phụ nữ mà từng có trọng lượng “khủng” sau sinh (nặng hơn 4kg).

Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Bà bầu bị bệnh tiểu đường khi mang thai cần chú ý những điểm sau:

– Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.

Triệu chứng của tiểu đường khi mang thai

– Tiểu đường khi mang thai rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những ngườiđái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

– Hiện nay các bác sĩ khuyến cáo khi phụ mang thai nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

– Insulin là một chất được sản xuất bởi tuyến tụy. Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm (được gọi là glucose) chảy vào máu. Insulin giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng.

– Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin ở các mô, qua đó nâng cao đường trong máu. Độ cao vừa phải của đường trong máu sau bữa ăn là bình thường trong khi mang thai. Khi em bé phát triển, nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn do đó hạn chế càng tác dụng của insulin làm gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép 50-100 mg/dL.

Tiểu đường khi mang thai nguy hiểm thế nào đến mẹ và bé

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:

– Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đối với bà bầu:

+ Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai…

+ Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Bệnh còn có thể làm tăng nồng độ xê-tôn máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng xê-tôn máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

+ Bà bầu cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.

– Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đối với thai nhi:

+ Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.

+ Thai nhi của các bà bầu bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.

+ Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.

+ Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.

+ Con của những bà bầu bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.

+Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Các chị em bị tiểu đường khi mang thai cần thực hiện những gì ?

+ Bà bầu bị tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Như vậy, những bà bầu bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

+ Tiểu đường khi mang thai khá nguy hiểm đến mẹ vầ bé nhưng nếu điều trị kịp thời và đúng cách, đường huyết được kiểm soát tốt thì hầu như ít ảnh hưởng trên thai nhi. Insulin là loại thuốc được dùng để điều trị tiểu đường trong thai kỳ an toàn vì thuốc không qua nhau thai được.

– Việc đầu tiên Bà bầu bị tiểu cần làm là chế độ ăn uống hợp lý. Nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai, và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng bà bầu bị tiểu đường.

+ Bà bầu bị tiểu đường có thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Trong tập luyện, các mẹ cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, bà bầu bị tiểu đường nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.Trong khi bơi, sức nâng của nước sẽ làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương khớp ở bàn chân và cẳng chân.

– Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc bà bầu phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai, Bạn Cần Biết

Đái tháo đường trong thai kỳ (tiếng Anh: gestational diabetes mellitus, viết tắt: GDM) hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị đái tháo đường trước đó thì được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ.

Bình thường, dạ dày và ruột non của bạn tiêu hóa chất bột đường trong thức ăn thành một loại đường đơn gọi là glucose. Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể của bạn. Sau khi tiêu hóa, glucose di chuyển vào dòng máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn.

Để đưa glucose ra khỏi dòng máu và đi vào trong các tế bào của cơ thể bạn, tuyến tụy của bạn tạo ra một nội tiết tố gọi là insulin. Bạn được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ lượng insulin, hay các tế bào của bạn không thể sử dụng được nó. Thay vào đó, glucose tích lại trong máu của bạn, gây nên đái tháo đường, hay đường trong máu cao.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường trong thai kỳ là khoảng 5% trên tổng số các bà mẹ mang thai, hay khoảng 200,000 trường hợp mỗi năm tại Hoa kỳ.

* Đái tháo đường thai kỳ là rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất của thai kỳ. * Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 170.000 (1-14%) phụ nữ mang thai mỗi năm ở Hoa Kỳ, tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán và đặc điểm của dân số. * 30-50% phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường thai kỳ tái phát ở lần mang thai sau. * 20-50% phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ sẽ chuyển thành đái tháo đường type 2 trong 5-10 năm sau khi sinh * Phân tích gần đây cho thấy: đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ thành đái tháo đường type 2 thật sự gấp 7,4 lần . Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm, có thể gây biến chứng cho mẹ và cho thai nhi.

Làm thế nào để biết tối có bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không ?

Các nhân viên y tế sẽ kiểm tra hầu hết các phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường trong thai kỳ khi họ mang thai được 24-28 tuần.

Nếu nguy cơ của bạn cao hơn trung bình, nhân viên y tế có thể kiểm tra cho bạn sớm hơn, có thể ngay khi bạn vừa biết mình mang thai.

Có hai cách tiếp cận để kiểm tra đái tháo đường trong thai kỳ:

Với phương pháp tiếp cận một bước, thai phụ sẽ nhịn đói trong 4 đến 8 giờ. Sau đó, nhân viên chăm sóc y tế sẽ đo đường huyết của thai phụ, và sẽ đo lại lần nữa 2 giờ sau khi thai phụ uống một ly nước đường. Loại xét nghiệm này được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống.

Với phương pháp tiếp cận hai bước, nhân viên chăm sóc y tế đo đường huyết của thai phụ 1 giờ sau khi uống một ly nước đường. Người nào có đường huyết bình thường sau 1 giờ có thể sẽ không bị đái tháo đường trong thai kỳ. Người nào có đường huyết sau 1 giờ cao hơn sau đó sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống để xác định xem họ có bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không.

Mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không ?

Hầu hết các bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ đều sinh ra những đứa con khỏe mạnh, đặc biệt khi họ kiểm soát được đường huyết của họ, ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, tập luyện, và duy trì cân nặng phù hợp.Tuy vậy, trong một số trường hợp, đái tháo đường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và thai nhi. Một số nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:

Cơ thể của bé lớn hơn bình thường-được gọi là thai to. Thai to có thể cần sinh mổ và được gọi là phẫu thuật mổ bắt con Cesar, thay vì sinh tự nhiên qua đường âm đạo.

Lượng đường trong máu thai nhi quá thấp – hay còn gọi là hạ đường huyết. Khi bé chào đời, cho bé bú sữa mẹ ngay lập tức có thể giúp cung cấp thêm nhiều glucose cho trẻ. Ngoài ra, có thể cần truyền glucose trực tiếp vào máu của trẻ sơ sinh.

Da của trẻ chuyển sang màu vàng và tròng trắng của mắt có thể đổi màu-gọi là vàng da. Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng và không nghiêm trọng lắm nếu được điều trị.

Trẻ có thể khó thở và cần cung cấp khí oxy hay hỗ trợ khác-gọi là Hội chứng suy hô hấp.

Trẻ có thể có nồng độ chất khoáng trong máu thấp. Tình trạng này có thể gây co giật cơ hay chuột rút, nhưng có thể điều trị bằng cách bồi dưỡng thêm chất khoáng cho trẻ

Đái tháo đường thai kỳ được điều trị như thế nào ?

Nhiều thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh vì họ tuân thủ phác đồ điều trị từ nhân viên y tế.

Mỗi thai phụ nên có phác đồ điều trị riêng biệt được xây dựng tùy tình trạng của thai phụ, nhưng có một số phương cách chung để ổn định sức khỏe cùng với đái tháo đường trong thai kỳ:

Nắm biết đường huyết của bạn và giữ nó trong tầm kiểm soát – Bằng việc biết được nồng độ đường trong máu của bạn là bao nhiêu, bạn sẽ giữ nó trong giới hạn bình thường dễ dàng hơn. Các bà mẹ thường cần kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết nhiều lần trong ngày để xác định nồng độ đường huyết của họ.

Ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe – Nhân viên y tế của bạn có thể lập phác đồ với chế độ ăn tốt nhất dành cho bạn. Thông thường kiểm soát chất đường bột là một phần quan trọng trong chế độ ăn của những bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ bởi vì chất bột, đường tác động đến đường trong máu.

Hãy vận động thể lực vừa phải, đều đặn – Tập luyện có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết. Nhân viên y tế của bạn có thể cho bạn lời khuyên về những hoạt động tốt nhất và mức độ vận động phù hợp với bạn.

Giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của bạn sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của bạn. Điều quan trọng là theo dõi cả tổng cân nặng tăng thêm lẫn mức độ tăng cân mỗi tuần.

Ghi nhận chế độ ăn, vận động thể lực, và nồng độ đường huyết của bạn hàng ngày – Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực của họ, và tất cả mọi thứ họ ăn, uống vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày. Việc này giúp theo dõi quá trình điều trị và điều gì cần được thay đổi nếu có.

Một số bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ cũng có thể cần dùng insulin để giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường của họ. Việc dùng thêm insulin có thể giúp hạ thấp nồng độ đường huyết của họ. Một số bà mẹ cũng có thể phải xét nghiệm nước tiểu của họ để xem họ có đủ lượng glucose hay không

Hạ Đường Huyết Khi Mang Thai

Hạ đường huyết khi mang thai là tình trạng thường xuyên xảy ra với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi của nội tiết tố progesterone làm tụt huyết áp. Hệ quả là mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt khi đứng lâu hoặc khi đột ngột đứng dậy.

Đo huyết áp là một trong những bước kiểm tra sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ mang thai

1/ Huyết áp và thai kỳ của mẹ bầu

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Huyết áp cao khi mang thai làm ảnh hưởng đến nhau thai, khiến thai nhi không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Huyết áp cao còn là một trong những tiền đề dẫn đến chứng tiền sản giật khi mang thai.

Huyết áp xuống quá thấp ngược lại có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do oxy và máu lên não không đủ, máu không truyền đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển.

Vì vậy, đo huyết áp là một trong những bước kiểm tra sức khỏe thai kỳ, bác sĩ cần có những thông số này để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và bé.

2/ Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai

Tuy không phổ biến như tình trạng cao huyết áp khi mang thai, tụt huyết áp cũng không phải tình trạng hiếm. Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có mức huyết áp từ 110/70 tới 120/80. Huyết áp thấp được xác định khi mức huyết áp của mẹ bầu bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg.

Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Mang thai đôi, tiền sử bệnh hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai.

Bổ sung vitamin khi mang thai: Điều kiện tiên quyết!

Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể là một trong những bước để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết những vitamin nào cần thiết cho thai kỳ của mình và phải bổ sung như thế nào cho đủ?

3/ Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp

– Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu khi đứng lâu hoặc khi đột ngột đứng dậy

– Hoa mắt, choáng váng

– Buồn nôn

– Dễ cáu gắt, khó tập trung

– Da nhợt nhạt và lạnh

– Mệt mỏi

– Cảm thấy lạnh nhưng lại đổ mồ hôi

5/ Bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng. MarryBaby mách mẹ cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3…

4/ Làm gì khi bị huyết áp thấp khi mang thai?

– Nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống

– Hạn chế đứng trong một thời gian dài

– Hạn chế đồ uống có caffein và thức uống có cồn

– Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày

– Tập thể dục thường xuyên để duy trì huyết áp ở mức ổn định

– Uống nhiều nước, nên chủ động uống nước, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống

– Mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột

– Đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở.

Những Biến Chứng Thai Kỳ Khi Phụ Nữ Bị Tiểu Đường Mang Thai Ll Kienthuctieduong.vn

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải chú ý và tìm hiểu kỹ những kiến thức cơ bản xung quanh bệnh. Bên cạnh những yếu tố nguy cơ gây ra tiểu đường, bản thân mỗi bà mẹ cần biết về các biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai có thể xảy ra.

1. Sản phụ phải tích cực phòng ngừa bằng cách tiếp nhận tư vấn về các loại biến chứng

Có ba dạng biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai đó là biến chứng bệnh tiểu đường, biến chứng sản khoa (chủ yếu là người mẹ), biến chứng ở thai nhi. Tần suất khởi phát các biến chứng này sẽ thay đổi tùy vào mức độ biến chứng tiểu đường trước khi mang thai, khả năng kiểm soát tiểu đường trước, trong và sau khi mang thai.

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho thai phụ đó là tích cực phòng ngừa các biến chứng bằng cách nhận tư vấn của bác sĩ, điều trị insulin tăng cường, mang thai có kế hoạch theo tiêu chuẩn phù hợp, kiểm soát một cách chặt chẽ lượng đường huyết bằng các chế độ ăn uống và liệu pháp insulin.

Người ta chỉ ra rằng, thai phụ nếu kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt trong thời gian mang thai sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng tuy nhiên điều này không phải đúng trong mọi hoàn cảnh, bởi vẫn có những biến chứng mà thai phụ không tránh khỏi dù đã đẩy mạnh kiểm soát. Phụ nữ mang thai không chỉ có tính kháng insulin tăng mạnh mà còn gặp phải rất nhiều vấn đề gây biến động đường huyết như thiếu hụt dinh dưỡng do ốm nghén, chịu các tác động y tế khi sinh non, bị căng thẳng khi sinh con…

Biến chứng bệnh tiểu đường dễ xảy ra khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai bao gồm: bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận do tiểu đường, nhiễm toan ceton do đái tháo đường, hạ đường huyết (khi dùng insulin)…

Bệnh võng mạc tiểu đường : Thường chuyển biến xấu trong thời kỳ mang thai và ở cữ, đặc biệt là giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh và bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Phụ nữ bị tiểu đường nên điều trị ổn định bệnh này bằng các phương pháp điều trị nhãn khoa như laser quang đông võng mạc từ trước khi mang thai. Trường hợp nghiêm trọng, có thể chuyển sang điều trị laser quang đông trong thời gian mang thai.

Cũng có thể x uất hiện trước khi mang thai, tuy nhiên ở giai đoạn sau khi chuyển sang bệnh thận mãn tính, tần suất xuất hiện bệnh thận cao huyết áp và tình trạng nhau thai bong non ở phụ nữ mang thai sẽ tăng cao, dẫn đến trẻ sinh ra không khỏe mạnh và khả năng hồi phục sau sinh không được hoàn chỉnh. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh thận này dễ chuyển biến xấu dẫn đến sau khi sinh bị mắc bệnh suy thận và có khả năng phải chạy thận nhân tạo từ sớm. Vì vậy cho dù là ở giai đoạn nào, phụ nữ nên nhận tự vấn của bác sĩ từ trước khi mang thai để có những lời khuyên phù hợp.

o Nhiễm toan ceton d đái tháo đường có tỷ lệ khởi phát là 1% ở những phụ nữ mang thai khi đã bị tiểu đường, đây là một biến chứng nguy hiểm bởi có nguy cơ dẫn đến tử vong ở cả mẹ và bé. Khả năng nhiễm toan này có thể xảy ra ở phụ nữ chưa mang thai, và có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai có chỉ số đường huyết tương đối thấp so với chưa mang thai.

Bảng 2: Triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường, khuyến cáo và giá trị xét nghiệm

Biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai còn bao gồm biến chứng sản khoa. Một số biến chứng tiêu biểu là sảy thai hoặc sinh non, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, chứng đa ối, khó sinh do thai nhi phát triển quá mức… Vì kiểm soát đường huyết và tần suất khởi phát biến chứng tiểu đường có tương quan với nhau nên phụ nữ bị tiểu đường nên hướng đến kiểm soát đường huyết tốt từ trước khi mang thai.

Ngoài ra, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ cũng có yếu tố nguy cơ là béo phì, do đó việc thực hiện tốt chế độ tập luyện cho phụ nữ mang thai cũng có hiệu quả giúp phòng ngừa sự khởi phát. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, ngoài việc chú ý đến đường huyết, thai phụ cần chú ý đến việc biến động tăng giảm cân của bản thân.

Do tần suất xuất hiện các biến chứng sản khoa có thể biến đổi phụ thuộc và thời gian điều trị bệnh tiểu đường và xem xét có xuất hiện biến chứng hay không nên ngoài việc chú trọng kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ, việc kiểm tra đánh giá tình trạng bệnh trước khi mang thai là rất cần thiết.

4. Các biến chứng thường gặp ở thai nhi

Đường huyết của thai phụ tăng cao ở giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm tăng tần suất xuất hiện những dị tật ở thai nhi. Cho dù thai phụ thực hiện kiểm soát đường huyết cũng không thể thay đổi tần suất này. Các dị tật thường gặp là thoái hóa cột sống bẩm sinh, tật nứt đốt sống, não phẳng, dị tật tim bẩm sinh, thận không phát triển….

Trong số các hiện tượng này thì thoái hóa cột sống bẩm sinh là đặc trưng nhất nhưng dị tật bẩm sinh có tần suất khởi phát cao nhất. Theo kết quả khảo sát ở Nhật Bản thì các chỉ số tương ứng sẽ là:

Nếu HbA1c ở thai phụ giai đoạn đầu là dưới 63% thì tần suất khởi phát các bất thường ở thai nhi sẽ là 5.9%

Nếu Hba1c ≥6.4% thì tần suất là 5.4%

Nếu HbA1c ≥7.4% thì tần suất là 17.4%

Chính vì vậy, phụ nữ bị tiểu đường được khuyến khích nên kiểm soát đường huyết thường xuyên, từ đó tiến hành điều trị có kế hoạch, cần có thông tin cụ thể và những nguy cơ có thể xuất hiện nếu mang thai mà bị tiểu đường. Đối với những người trong tầm tuổi mang thai, nhưng chưa kết hôn cũng cần được tư vấn các phương pháp phòng ngừa biến chứng và cung cấp những thông tin về kiểm soát sinh sản, chuẩn bị tốt nhất trước khi mang thai.

Dị tật bẩm sinh có thể phục hồi sau khi sinh, do cách sử dụng từ “dị tật” mang tính tiêu cực nên thường bác sĩ sẽ thay bằng từ “bất thường ở thai nhi” để giảm mức độ nghiêm trọng.

Nếu thai phụ kiểm soát tốt đường huyết khi mang thai và khi sinh thì các vấn đề thường gặp ở trẻ như vượt quá cân nặng, tỷ lệ tử vong chu sinh… cũng sẽ được cải thiện tương đối. Phát hiện này đã được chứng minh ở những thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose nhẹ. Kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt khi mang thai rất quan trọng giúp cải thiện những bất thường ở thai nhi.

Bạn đang xem bài viết: “Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai“ tại Chuyên mục: ” Tiểu đường thai kỳ “.

⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:

https://kienthuctieuduong.vn/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!