Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Ung Thư Có Chữa Được Không, Có Di Truyền Không? mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mọi người đều cho rằng ung thư không thể chữa được, và một khi mắc bệnh ung thư thì xem như mang một quả bom nổ chậm trong người. Thực tế tại nước ta cũng phần nào thể hiện điều này, do đa số bệnh nhân ung thư đều chỉ điều trị cầm chừng, kéo dài tuổi thọ chứ không chữa khỏi được.
Tuy nhiên, dù được xếp vào nhóm bệnh hiểm nghèo và khó điều trị, nhưng nếu phát hiện ung thư sớm thì vẫn còn hy vọng có khả năng chữa khỏi, không ghê gớm như “bản án tử hình” mà mọi người vẫn tâm niệm. Ở các nước có nền y tế và dịch vụ cộng đồng phát triển, khả năng chữa khỏi bệnh ung thư lên đến 50% do phát hiện bệnh rất sớm.
Giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ chữa ung thư thành công khi phát hiện mắc bệnh vào giai đoạn 1 là 80%, chuyển sang giai đoạn 2, cơ hội giảm xuống còn 60%. Đến giai đoạn 4 thì những can thiệp y học hiện đại chỉ dừng lại ở mức cầm chừng, giảm đau nhức và kéo dài thời gian sống, còn cơ hội chữa khỏi gần như bằng 0.
Top 5 loại thuốc fucoidan trị ung thư hiệu quả nhất thị trường :
Bệnh ung thư có di truyền không?
Theo giáo sư Nguyễn Bác Đức, ung thư có tỷ lệ di truyền rất thấp. Bệnh ung thư xuất hiện do tổn thương trong gene của người mắc, nhưng hầu hết những gene này không truyền sang thế hệ con cháu. Tổn thương ở gene gây nên bệnh ung thư có đến 80% xuất phát từ môi trường ngoài. Do đó, bạn có thể an tâm phần nào vể khả năng lây truyền ung thư.
Một vài loại ung thư thuộc nhóm có khả năng di truyền tương đối cao so với các loại khác là: ung thư đại tràng, , đường ruột,… Khả năng lây truyền các gene này không xảy ra đối với tất cả con của người mắc, mà chỉ khoảng một nửa số con. Hơn nữa, cho dù tiềm ẩn gene ung thư thì cũng không đồng nghĩa với việc chắc chắn sẽ bị ung thư. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do lối sống, cách sinh hoạt kém khoa học, dinh dưỡng không hợp lý hoặc môi trường sống bị nhiễm bẩn.
Ung Thư Gan Có Di Truyền Không?
Ung thư gan là gì?
Bệnh ung thư gan là một loại ung thư phát sinh từ gan khi mà tế bào gan bị suy giảm chức năng và ung thư hóa. Và đây là một căn bệnh trong top những bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam.
Những đối tượng mắc bệnh ung thư gan thường là người gia lớn tuổi, và nam giới sẽ có nguy cơ mắc phải ung thư gan cao hơn nữ giới từ 7-8 lần.
Cụ thể tầm khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan do bệnh viêm gan B phát triển thành, còn với viêm gan C thì khoảng 5%. Số còn lại sẽ là từ xơ gan, viêm gan do rượu,…
Hoặc là do môi trường sinh sống không đảm bảo vệ sinh cũng như là không gian sống không lành mạnh như tiếp xúc với chất độc hại cũng sẽ làm tổn thương gan.
Ở giai đoạn đầu mắc bệnh thì rất khó để có thể phát hiện ra sự bất thường ở bệnh nhân hoặc là thấy những dấu hiệu gì chứng tỏ đã mắc bệnh.
Nhưng đến khi phát bệnh nặng thì sẽ có những dấu hiệu chung chung như bao bệnh về gan khác như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, đan ở vùng bụng dưới bên phải, tiêu chảy và thậm chí có thể sờ thấy gan to dưới sườn phải.
Ung thư gan có di truyền không?
Ung thư gan có di truyền không: Ung thư gan không có khả năng di truyền như bao loại ung thư khác, tỷ lệ di truyền là 10% giữa những người chung huyết thống. Khi bệnh nhân chẩn đoán mắc ung thư gan sau 50 thì tỷ lệ di truyền là rất thấp.
Các phương pháp chữa trị ung thư gan
Để có phương pháp chữa trị ung thư gan hiệu quả thì người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm và phân tích giai đoạn của bệnh, tình trạng của gan ra sao thì mới có phác đồ điều trị cụ thể và hiệu quả.
Nếu như không phát hiện sớm thì thời gian sống của bệnh nhân ngày càng thấp và với tỷ lệ sống thấp.
Có thể thực hiện chẩn đoán ung thư như khám lâm sàng, chẩn đoán qua hình ảnh hoặc là thực hiện kiểm tra chỉ dấu sinh hóa.
Các phương pháp điều trị ung thư gan:
Phẫu thuật loại bỏ phần gan bị ung thư, có thể thực hiện tùy theo trường hợp khối u phát triển ra sao để thực hiện thuận tiện hơn.
Ghép gan mới khỏe mạnh thay thế lá gan bị bệnh, phẫu thuật áp dụng khi mà kích thước khối u dưới 5cm và không quá 3 khối u kích thước trên 3m đồng thời phải đảm bảo là chưa xâm lấn mạch máu.
Phá hủy u gan tại chỗ bằng xạ trị, nhiệt, laser hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào khối ung thư
Hóa trị áp dụng liệu trình thuốc để diệt tế bào ung thư
Liệu pháp miễn dịch người bệnh dùng thuốc kết hợp với cải thiện hệ miễn dịch để ngăn ung thư phát triển
Nút mạch gan ngăn động mạch cấp máu cho khối ung thư, được thực hiện trong trường hợp không thể nào thực hiện cắt gan, giảm đau và có thể làm khối u thu nhỏ lại.
Lưu ý cho người ung thư gan
Để phòng cũng như là chữa bệnh thì bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý sau đây:
Khi điều trị thì nên tuân theo phương pháp và liệu trình điều trị của bác sĩ, cũng như là đi kiểm tra thường xuyên để kịp theo dõi tình hình của bệnh.
Nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, loại bỏ những thực phẩm có hại cho gan và nên ăn nhiều rau củ quả.
Trong quá trình điều trị có thể sẽ có đau đớn nhất định nhất là với những hình thức điều trị như xạ trị hay hóa trị, có thể sẽ xảy ra nhiều tác dụng phụ khác nhau khiến cho người bệnh trở nên yếu ớt nhưng hãy kiên trì và làm theo yêu cầu khi điều trị.
Hình 3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời dấu hiệu của ung thư gan
Còn với những cá nhân chưa mắc bệnh thì nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tự chăm sóc sức khỏe và có thể kịp thời phát hiện bệnh đồng thời cũng chú ý trong quá trình ăn uống.
Đừng quên tiêm phòng viêm gan để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc và bị lây nhiễm bởi virus viêm gan làm tiền đề phát triển bệnh ung thư gan.
Kết luận: Ung thư gan có di truyền không?
Ung thư gan có di truyền không! Ung thư gan tuy với tỷ lệ di truyền thấp nhưng vẫn là căn bệnh nguy hiểm đối với mọi người. Do vậy mà cần phải chú ý kiểm tra sức khỏe, sống lành mạnh để bảo vệ lá gan cũng như là sức khỏe của mình.
Ung Thư Phổi Có Di Truyền Không?
Tôi có người nhà bị ung thư phổi và đã mất cách đây nhiều năm. Dạo gần đây tôi hay bị ho… nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm? (Lâm Thị Nguyệt Nga, 40 tuổi, Điện Biên)
Trả lời
Chào chị Nguyệt Nga,
Lời đầu thư, chúng tôi cảm ơn chị đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?” của chị chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Bệnh ung thư phổi là gì?
Bệnh ung thư phổi có thể hiểu là hiện tượng các mô phổi xuất hiện các tế bào ung thư (do sự đột biến gen). Các tế bào mang bệnh này xâm lấn và lan sang các tế bào lành, theo thời gian chúng phát triển và hình thành khối u ác tính trong phổi.
Nếu được phát hiện sớm (từ ngay giai đoạn chớm đầu) ung thư phổi có thể chữa trị được. Nhưng nếu để lâu không kịp thời phát hiện, bệnh ung thư phổi có thể phát triển nhanh chóng, lây lan và di căn ung thư (hay còn gọi là biến chứng) sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư phổi di căn lên não: khiến não và các neuron thần kinh bị tê liệt làm mất khả năng nhận thức, người bệnh có thể bị liệt nửa người, không nhận thức được hành vi của mình thậm chí là bị tâm thần, động kinh.
Ung thư phổi di căn lên thực quản: làm tắc nghẽn thực quản khiến người bệnh bị đau đớn, khó thở, hô hấp rất khó khăn.
Ung thư phổi di căn sang xương: làm xương bị giòn, dễ gãy rất nhiều so với bình thường. Xương cột sống và các phần xương bị đau nhức, các cơn đau kéo dài và xuất hiện nhiều dần theo cấp độ bệnh.
Các biến chứng bệnh ung thư phổi khiến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có thể gây đe dọa đến tính mạng người bệnh
Bệnh ung thư phổi có di truyền không?
Bệnh ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như:
Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh bệnh ung thư phổi. Theo một khảo sát của tổ chức Y tế thế giới (WTO), hút thuốc lá gây ra hơn 70% ca bệnh nhân ung thư phổi bị tử vong trên toàn thế giới.
Người hút thuốc lá trước 15 tuổi có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4 lần so với người bắt đầu hút thuốc từ năm 25 tuổi. Và người bỏ thuốc lá trên 10 năm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi từ 30% – 50%.
Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm: Những người sống và làm việc lâu trong môi trường bị ô nhiễm như:các mỏ khai thác quặng Cu, Fe, Ni, Cr, mỏ than, môi trường bị nhiễm độc thủy ngân… cũng tác động khiến các tế bào phổi bị đột biến gen và hình thành khối u.
Tiếp xúc với tia phóng xạ: Người lao động làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon. Đây là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư phổi.
Do di truyền: Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây ung thư phổi. Các báo cáo thống kê cho thấy có khoảng 8% số ca ung thư phổi là do di truyền. Ví dụ:
Trường hợp những thành viên thế hệ đầu bị mắc ung thư phổi (bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bạn) thì nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cao gấp 50% so với người bình thường.
Trường hợp gia đình bạn những thành viên thế hệ hai bị mắc bệnh (cô, dì, chú, bác, ông, bà) thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường 30%.
Qua các nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, có thể khẳng định: bệnh ung thư phổi có di truyền và tỉ lệ di truyền gen ung thư phổi giảm dần theo các thế hệ.
Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?
Bằng mắt thường rất khó để phát hiện ra ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu, bởi ở giai đoạn hình thành bệnh không có một biểu hiện, triệu chứng nào đáng chú ý.
Vì vậy để phát hiện sớm cũng như yên tâm về sức khỏe, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phổi sớm, đặc biệt là ở những người tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi, nam giới ngoài 55 tuổi, người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm kéo dài…
Ho khan hoặc hoặc ho có đờm dai dẳng, đôi khi ho ra máu.
Bị ho và đi khám thông thường không tìm ra nguyên nhân. Uống thuốc chỉ đỡ và nhanh tái phát lại.
Khó thở, thở khò khè, giọng nói khàn và có thể lúc nói rất khó khăn.
Số lượng đờm nhiều hơn và màu sắc đờm thay đổi dần theo thời gian.
Chán ăn, mệt mỏi thường xuyên. Bị sụt cân nhưng không rõ lí do.
Có cảm giác đau ở vùng lưng, ngực hoặc vai khi cười to, thở sâu hoặc khi lao động quá sức.
Có cảm giác đau cột sống, các xương và khớp. Và các cơn đau xuất hiện không đều.
Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?” của chị Nguyệt Nga, chúng tôi xin được trả lời như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích tới chị. Chúc chị cùng gia đình luôn mạnh khỏe và bình an!
Ung Thư Vòm Họng Có Di Truyền Không
Câu hỏi Ung thư vòm họng có di truyền không? là một trong những nỗi trăn trở của nhiều người, đặc biệt là những người có người thân mắc phải căn bệnh này. Giải đáp được câu hỏi Ung thư vòm họng có di truyền không? sẽ giúp cho nhiều người xác định được cho mình phương hướng để tầm soát căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là một bệnh lý ung thư vùng đầu cổ nguy hiểm bậc nhất do khó phát hiện, khối ung thư phát triển nhanh chóng và gây ra biến chứng nguy hiểm các cơ quan khác trong cơ thể như: não, thần kinh, tai, mũi, họng, xương, gan, phổi….
Ung thư vòm họng có nguyên nhân hình thành từ những tế bào bất thường từ các tế bào biểu mô trong vùng vòm họng. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, mọi giới tính nhưng thông thường bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 35 tuổi trở lên và ở nam nhiều hơn ở nữ do thói quen sử dụng thuốc lá và uống rượu bia nhiều.
Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng ?
Ngoài những nghi ngờ về việc Ung thư vòm họng có di truyền không? thì căn bệnh ung thư này còn có nhiều nguyên nhân khác đã được nghiên cứu và khẳng định như:
– Nhiễm Virus Epstein-barr: Khi sinh thiết các khối u vòm họng người ta đã tìm thấy gen của loại virus epstein-Barr trong các tế bào ung thư của người bệnh.
– Hút nhiều thuốc lá và uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, thực phẩm chứa nhiều Nitrosamin như cà, dưa chua, cá muối, nước mắm …làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
– Ô nhiễm không khí: Khói bụi xe cộ, công nghiệp, nhà máy chứ nhiều chất có hại như: sulfur dioxide, chromium, amiăng, arsenic…là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng và các bệnh lý ung thư nguy hiểm khác.
Ung thư vòm họng có di truyền không?
Theo những tổng hợp từ các báo cáo khoa học thì chưa có một báo cáo nào khẳng định ung thư vòm họng có khả năng di truyền, tuy nhiên những người có người thân mắc bệnh ung bệnh ung thư vòm họng cũng đừng vội mừng vì các nhà khoa học đã tìm ra những mối liên hệ của ung thư vòm họng giữa các thành viên trong gia đình. Cụ thể:
Các nhà khoa học đã thực hiện những nghiên cứu giữa các thành viên trong gia đình có quan hệ mật thiết như bố, mẹ con và tìm thấy mối liên hệ cũng như nguy cơ mắc ung thư vòm họng của họ. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa thể khẳng định được đây là do di truyền hay do ảnh hưởng từ cùng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ảnh hưởng của khói thuốc lá…
Để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh trước khi có kết luận nghiên cứu chính thức, chúng ta nên tăng cường các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh.
Cách phòng tránh bệnh ung thư vòm họng
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, ngay từ bây giờ bạn nên xây dựng cho mình những thói quen sau:
– Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm.
– Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả và những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe.
– Hạn chế ăn các đồ ăn chiên rán, nướng, đồ quá mặn, đồ muối chua vì khi đồ ăn được chế biến theo những dạng này có thể chứa những hoạt chất gây ra nguy cơ ung thư vòm họng.
– Tránh ăn hoặc uống đồ quá nóng, vì ăn uống đồ nóng làm tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng lên cao nhiều lần
– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vòm họng và các bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể.
– Hạn chế những chất có hại cho cơ thể trong thuốc lá, rượu bia, cà phê…
– Khi có những dấu hiệu sức khỏe bất thường như nuốt đau, khó nuốt, đau họng…cần sớm đi thăm khám kịp thời.
Vietlife Antican – Bí quyết sống khỏe cùng ung thư
Từ Nhà máy Nano sinh phẩm Vietlife, các chuyên gia – đứng đầu là GS. TS. Nguyễn Đức Nghĩa người đầu tiên đưa Công nghệ Nano hóa học về Việt Nam, người đã từng giữ chức Phó viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Hóa học Nano (Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội), công nghệ Nano Sol-gel được ứng dụng để giảm kích thước hoạt chất dược liệu xuống dưới 16nm, giúp tăng khả năng hấp thu của các hoạt chất lên cực đại.
Công nghệ Nano Solid- Lipid được ứng dụng thành công trong sản phẩm Vietlife Antican giúp hỗ trợ phục hồi hiệu quả cho bệnh nhân sau hoá xạ trị ung thư:
Nano Curcumin NDN: Curcumin trong củ nghệ được nano hoá có tác dụng chống viêm, chống Oxy hoá, chống gốc tự do (nguyên nhân hàng đầu gây đột biến tế bào thành tế bào ung thư). Ngoài ra, nano curcumin NDN còn có tác dụng ức chế hình thành mạch máu, hạn chế cung cấp máu tới các tế bào ung thư. Nhờ tính kháng viêm mạnh, Nano Curcumin ức chế các yếu tố gây viêm như NF-KB, TNF từ đó cải thiện các triệu chứng sau hoá xạ trị như chán ăn, thiếu ngủ, trầm cảm hiệu quả. Các vết loét hoặc tổn thương niêm mạc do tiếp xúc với hoá xạ trị cũng nhanh chóng được hồi phục và tái tạo.
Nano Ginger NDN: Hoạt chất 6 -shogaol (chất cay trong gừng) có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào gốc ung thư, hướng đi mới trong điều trị Ung thư hiện nay. Khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng của gừng rất mạnh, đặc biệt khi chúng hiệp đồng tác dụng với Curcumin.
Nano Rutin NDN: Chiết xuất từ hoa hoè được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ: giúp cơ thể tăng khả năng chịu bức xạ, tăng hoạt tính của enzym chống Oxy hoá, giảm lipid peroxy ở gan. Khi được bào chế dạng Nano Solid-Lipid thành phần này có tác dụng chống oxy hóa ở cấp độ tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đột biến, nhất là khi điều trị Ung thư với hóa trị, xạ trị.
Chế phẩm Vietlife Antican được bào chế với 2 dạng dùng:
Vietlife Antican viên nang mềm: dạng uống có tác dụng chống oxy hóa, chống gốc tự do, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân Ung bướu.
Vietlife Antican gel bôi dùng ngoài: với công nghệ Sol-Gel siêu hấp thu giúp làm dịu da, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, khắc phục các hư tổn trên da do tia xạ, nhiệt gây ra.
Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họng, nhung dau hieu ung thu vom hong, trieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Ung Thư Có Chữa Được Không, Có Di Truyền Không? trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!