Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Ung Thư Nội Mạc Tử Cung mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ung thư nội mạc tử cung là một loại ung thư phát sinh từ nội mạc tử cung. Nó là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
1. Ung thư nội mạc tử cung là gì
2. Triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung
3. Tác hạị của ung thư nội mạc tử cung
4. Nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung
5. Điều trị ung thư nội mạc tử cung
6. Phòng chống ung thư nội mạc tử cung
7. Bác sĩ điều trị
8. Chia sẻ của bệnh nhân
Tử cung là cơ quan thuộc hệ sinh sản ở phụ nữ. Tử cung là một tạng rỗng hình quả lê nằm trong khung chậu. Đó là nơi phôi thai làm tổ và cũng chính là nơi nuôi dưỡng bảo vệ thai nhi trong thai kỳ. Ngoài ra lớp tế bào niêm mạc lót trong mặt lòng tử cung bong ra mỗi tháng theo chu kỳ nội tiết tạo nên kinh nguyệt bình thường ở người phụ nữ.
Ung thư nội mạc tử cung (có tên tiếng Anh là Endometrial Cancer) là một loại bệnh lý ác tính khi tế bào u có nguồn gốc hình thành từ tế bào nội mạc trong tử cung. Ung thư nội mạc tử cung thường được gọi chung là ung thư tử cung. Các loại ung thư khác có thể hình thành trong tử cung, bao gồm sarcoma tử cung (khối u từ tế bào cơ trơn) nhưng ít gặp hơn ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn sớm vì nó thường gây chảy máu âm đạo bất thường, khiến người phụ nữ phải đến gặp bác sĩ. Nếu ung thư nội mạc tử cung được phát hiện sớm, việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung thường có thể chữa khỏi căn bệnh quái ác này.
Triệu chứng đầu tiên của người bị ung thư nội mạc tử cung có thể dễ nhận biết đó chính là xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu ra máu, đau buốt khi đi tiểu.
Vùng bụng dưới có cục cứng nổi lên: Nếu bạn sờ được cục cứng ở vùng bụng dưới thì có nguy cơ khối ung thư đã xâm lấn và phát triển khá lớn trong ổ bụng.
Vấn đề khi quan hệ tình dục: Một triệu chứng khác của người bị ung tư nội mạc tử cung là cảm thấy đau rát hoặc xuất huyết khi quan hệ tình dục.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Chảy máu âm đạo bất thường: Bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung thường có hiện tượng chảy máu bất thường, lượng máu chảy ra thường khá ít. Một số trường hợp sau khi mãn kinh, bệnh nhân sẽ bị chảy máu âm đạo thường xuyên hoặc ngắt quãng. Khi bệnh ở giai đoạn cuối, âm đạo sẽ ra máu kèm theo các mô giống như thịt bị thối rữa.
Dịch tiết âm đạo bất thường: Lúc đầu xuất hiện tình trạng dịch nhờn kèm theo một chút máu. Nhưng sau đó tình trạng viêm nhiễm, hoại tử có thể xuất hiện nhiều dịch mủ có mùi hôi. Đôi khi dịch tiết ra còn lẫn với vài mô nhỏ trong khối u. Dịch tiết âm đạo có thể là màu hồng, nâu xám, đỏ thẫm hay đen xanh, vàng hoặc xanh kèm mủ.
Khi có các triệu chứng như dịch tiết âm đạo bất thường, đau rát hoặc xuất huyết khi quan hệ tình dục, tiểu rắt, tiểu buốt thì bạn nên đến thăm khám ở bệnh viện để được làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại.
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
Ung thư nội mạc tử cung là một căn bệnh khá nguy hiểm đối với phụ nữ:
Ung thư nội mạc tử cung khiến cho phụ nữ gặp vấn đề khi quan hệ tình dục, đe dọa hạnh phúc gia đình.
Ung thư nội mạc tử cung khiến cho sức khỏe người bệnh giảm sút, dễ dẫn đến mắc các căn bệnh khác.
Ung thư nội mạc tử cung có thể cướp đi cơ hội được làm mẹ của phụ nữ.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến di căn và gây ra tử vong cho người bệnh.
Chưa có nghiên cứu rõ ràng để biết được nguyên nhân gây ra ung thư nội mạc tử cung. Điều được biết chắc chắn là có một tác nhân gây ra sự biến đổi gen trong các tế bào nội mạc lót trong lòng tử cung.
Đột biến di truyền gây biến đổi tế bào bình thường, khỏe mạnh thành một tế bào bất thường. Các tế bào khỏe mạnh tăng trưởng và nhân đôi với tốc độ được kiểm soát bởi gen và cuối cùng chết sau một thời gian nhất định. Trái lại, các tế bào ác tính phát triển và nhân đôi vượt tầm kiểm soát và chúng đi vào chu trình chết lâu hơn tế bào bình thường. Do đó các tế bào đột biên tích tụ tạo thành khối u. Các tế bào ung thư xâm nhập các mô lân cận và có thể tách ra từ khối u ban đầu để lan truyền khắp nơi trong cơ thể (gọi là di căn).
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung
Sự thay đổi trong cân bằng hormon nữ trong cơ thể: Buồng trứng tạo ra hai hormone nữ – estrogen và progesterone. Sự dao động sinh học trong cân bằng của hai hormone này gây ra sự thay đổi trong lớp nội mạc tử cung. Một bệnh hoặc tình trạng nào đó làm tăng lượng estrogen, nhưng không tăng progesterone có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Ví dụ như chu kỳ rụng trứng bất thường. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì và tiểu đường. Dùng hormone sau mãn kinh có chứa estrogen đơn thuần cũng làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Một dạng khối u buồng trứng tiết ra estrogen hiếm gặp cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Nhiều năm có kinh nguyệt: Theo kết quả nghiên cứu, nếu bắt đầu có kinh ở độ tuổi sớm trước khi 12 tuổi hoặc bắt đầu thời kỳ mãn kinh sau đó, có nguy cơ cao của bệnh ung thư nội mạc tử cung hơn là một người phụ nữ khác. Càng có nhiều chu kỳ kinh thì càng gia tăng sự tiếp xúc của nội mạc tử cung với estrogen.
Không mang thai: Trong suốt cuộc đời, những phụ nữ chưa bao giờ mang thai có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn những phụ nữ đã có ít nhất một lần mang thai.
Bệnh béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Điều này có thể xảy ra vì lượng chất béo dư thừa trong cơ thể làm xáo trộn sự cân bằng hormone.
Một chế độ ăn giàu chất béo: Một chế độ ăn thiếu cân đối, ít rau xanh mà chủ yếu là chất béo sẽ khiến bạn bị thừa cân, béo phì từ đó nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn.
Bệnh tiểu đường: Ung thư nội mạc tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường, có thể vì bệnh béo phì và tiểu đường type 2 thường đi song song.
Tuổi: Tuổi càng cao, càng có nhiều nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Đa số các bệnh ung thư nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn 55.
Lịch sử bản thân đã mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng: Nếu đã bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, có thể có tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung vì tất cả các bệnh ung thư chia sẻ một số các yếu tố nguy cơ tương tự.
Các xét nghiệm và thủ thuật sử dụng trong chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung:
Khám vùng chậu: Khi khám vùng chậu, bác sĩ kiểm tra kỹ bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ) và sau đó dùng hai ngón tay đưa vào âm đạo đồng thời ấn tay kia lên bụng để cảm thấy tử cung và buồng trứng của bạn. Bác sỹ cũng có thể cần dùng đến một thiết bị được gọi là cái mỏ vịt đặt vào âm đạo của bạn. Dụng cụ này giúp mở rộng âm đạo để bác sĩ có thể quan sát âm đạo và cổ tử cung tốt hơn giúp phát hiện bất thường.
Chụp buồng tử cung: Bác sĩ có thể bơm thuốc cản quang với áp lực nhẹ đủ thuốc ngấm trong buồng tử cung mà không cần lan ra hai vòi trứng, và thấy được hình ảnh khuyết, bờ không đều, nham nhở, buồng tử cung lớn, có hình ảnh đọng dịch.
Soi buồng tử cung: Quan sát trực tiếp hình ảnh nội mạc tử cung, nếu phát hiện các thương tổn như: nụ sùi, vùng loét hoại tử chảy máu, hoặc hình ảnh quá sản nội mạc tử cung chạm vào dễ chảy máu cũng trở thành căn cứ để bác sĩ chẩn đoán hoặc cho làm các xét nghiệm tiếp theo. Trong quá trình soi tử cung, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ, mềm dẻo thông âm đạo và cổ tử cung vào tử cung của bạn. Một camera nhỏ trên kính soi cho phép bác sĩ kiểm tra bên trong tử cung và nội mạc tử cung.
Siêu âm: Sử dụng thiết bị chuyên dụng giúp bác sĩ xem xét độ dày, kết cấu của nội mạc tử cung và nhận diện các thương tổn hay dấu hiệu bất thường trước khi thực hiện bước sinh thiết nội mạc tử cung. Trong thủ thuật này, một đầu dò được đưa vào âm đạo của bạn. Đầu dò sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về tử cung. Phương pháp này giúp bác sĩ tìm kiếm bất thường trong lớp nội mạc tử cung của bạn.
Nạo lòng tử cung: Nếu thủ thuật sinh thiết không lấy đủ mẫu mô hoặc nếu kết quả sinh thiết không rõ ràng, có thể bạn cần phải trải qua một thủ thuật gọi nạo lòng tử cung. Trong thủ thuật này, mẫu mô được nạo từ niêm mạc tử cung và được kiểm tra dưới kính hiển vi tìm kiếm tế bào ung thư.
Một khi ung thư đã được chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư. Các xét nghiệm được sử dụng để xác định giai đoạn ung thư có thể bao gồm chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp quang tuyến positron (PET) và xét nghiệm máu. Có thể việc xác định giai đoạn ung thư sẽ có độ chính xác không cao cho đến khi bạn phải trải qua phẫu thuật để điều trị ung thư.
Các giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
Giai đoạn I: ung thư được tìm thấy chỉ trong tử cung của bạn.
Giai đoạn II: ung thư được tìm thấy ở cả thân tử cung và cổ tử cung.
Giai đoạn III: ung thư đã lan rộng ra ngoài tử cung nhưng chưa đến trực tràng và bàng quang. Các hạch bạch huyết trong vùng chậu có thể đã có di căn.
Giai đoạn IV: tế bào ác tính đã lan rộng khỏi vùng chậu và có thể ảnh hưởng đến bàng quang, trực tràng và các cơ quan xa hơn của cơ thể.
Các lựa chọn phương pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của ung thư chẳng hạn như giai đoạn, tình trạng sức khoẻ nói chung và nguyện vọng của bạn.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung được khuyến cáo đối với hầu hết phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung. Hầu hết phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung đều phải trải qua phẫu thuật để cắt bỏ tử cung, cũng như cắt bỏ các ống dẫn trứng và buồng trứng. Cắt bỏ tử cung khiến bạn không thể có con trong tương lai. Ngoài ra, một khi buồng trứng bị loại bỏ ở những phụ nữ vẫn còn trong kinh kỳ bình thường, bạn sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh.
Phẫu thuật
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ kiểm tra các vùng xung quanh tử cung để tìm dấu hiệu ung thư lan rộng. Đôi khi họ cũng cần phải lấy các hạch bạch huyết lân cận để tiến hành xét nghiệm. Điều này giúp xác định giai đoạn ung thư.
Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X và proton, để diệt các tế bào ung thư. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xạ trị để giảm nguy cơ tái phát ung thư sau khi mổ. Trong một số trường hợp, xạ trị cũng có thể được khuyến cáo trước khi phẫu thuật nhằm làm khối u co lại để thuận tiện cho việc phẫu thuật.
Xạ trị
Nếu bạn không đủ khỏe để trải qua phẫu thuật, bạn chỉ có thể lựa chọn điều trị bằng tia xạ. Ở phụ nữ ung thư nội mạc tử cung giai đoạn muộn, xạ trị có thể giúp kiểm soát cơn đau do ung thư.
Xạ trị có thể bao gồm:
Bức xạ từ máy đặt bên ngoài cơ thể. Trong phương pháp chiếu xạ từ ngoài, bạn sẽ được hướng dẫn nằm trên một mặt phẳng, trong khi máy sẽ chiếu xạ tới một điểm cụ thể trên cơ thể bạn.
Bức xạ được đặt bên trong cơ thể bạn. Nội xạ được thực hiện bằng cách đặt một thiết bị nhỏ chứa chất phóng xạ. Kích cỡ như hạt đậu, hình khối hoặc trụ bên trong âm đạo trong một khoảng thời gian ngắn.
Liệu pháp nội tiết tố là phương pháp dùng thuốc tahy đổi lượng hoocmon trong cơ thể. Liệu pháp nội tiết tố có thể là một lựa chọn nếu bạn bị ung thư nội mạc tử cung tiến triển đã lan rộng ra ngoài tử cung.
Liệu pháp nội tiết
Các lựa chọn bao gồm:
Thuốc để tăng lượng progesterone trong cơ thể. Progestin tổng hợp là một dạng của hormone progesterone, có thể giúp ngăn các tế bào ung thư nội mạc tử cung phát triển.
Thuốc giảm lượng estrogen trong cơ thể. Thuốc trị liệu bằng nội tiết tố làm giảm lượng estrogen trong cơ thể hoặc làm cho cơ thể bạn hạn chế sử dụng estrogen sẵn có. Các tế bào ung thư nội mạc tử cung dựa vào estrogen phát triển có thể chết vì đáp ứng với những thuốc này.
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng hóa chất để diệt tế bào ung thư. Bác sỹ sẽ kê một loại thuốc hóa trị, hoặc hai hoặc nhiều thuốc kết hợp tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh. Thuốc có thể được hấp thu qua đường uống hoặc thông qua truyền tĩnh mạch. Hóa trị liệu có thể được khuyến cáo cho những phụ nữ có ung thư nội mạc tử cung tiên tiến hoặc tái phát đã lan ra ngoài tử cung. Những loại thuốc này xâm nhập vào máu và sau đó đi theo cơ thể bạn, giết chết tế bào ung thư.
Hoá trị liệu
Khám và chữa trị ung thư Nội mạc tử cung tại Hello Doctor
Chăm sóc giảm nhẹ là chăm sóc y tế chuyên sâu tập trung vào việc giảm đau và các triệu chứng khác khi bệnh ung thư vào giai đoạn cuối. Các chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp đỡ bạn, gia đình bạn và các bác sĩ khác nhằm hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như thể chất trong suốt quá trình điều trị. Chăm sóc giảm nhẹ có thể được sử dụng song song với các điều trị tích cực khác, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị.
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
Khi chăm sóc giảm nhẹ được sử dụng cùng với tất cả các phương pháp điều trị thích hợp khác, người bị ung thư có thể cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ được thực hiện bởi một nhóm bác sĩ, y tá và các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu. Các nhóm chăm sóc giảm nhẹ nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị ung thư và gia đình họ. Hình thức chăm sóc này được cung cấp đơn đôc hoặc cùng với phương pháp điều trị khác mà bạn trải qua.
Sau khi được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, bạn có thể có nhiều câu hỏi, cảm giác sợ hãi và lo lắng. Mọi người đều tìm cách của riêng mình để đối phó với ung thư. Bạn cần khoảng thời gian để tìm ra cách tốt nhất cho bản thân. Trong khi chờ đến lúc đó, bạn có thể thử các phương pháp sau:
– Tìm hiểu đầy đủ thông tin về ung thư nội mạc tử cung để đưa ra quyết định cho sự chăm sóc bản thân. Tìm hiểu đầy đủ về bệnh ung thư của bạn để cảm thấy thoải mái khi lựa chọn phương pháp điều trị. Hỏi bác sĩ về giai đoạn, các lựa chọn điều trị và tác dụng phụ của chúng. Ngoài việc nói chuyện với bác sĩ, hãy tìm kiếm thông tin trong thư viện và trên internet.
– Duy trì một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Mối quan hệ chặt chẽ có thể giúp bạn đối phó với bệnh tật. Nói chuyện với bạn bè thân thiết và người thân trong gia đình về cảm giác của bạn. Kết nối với những người sống sót điều trị khỏi ung thư khác thông qua các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng hoặc trên mạng xã hội. Hỏi bác sĩ về các nhóm hỗ trợ trong khu vực sinh sống của bạn.
– Hãy tham gia vào các hoạt động bình thường khi bạn có thể. Khi bạn cảm thấy thực hiện được, hãy cố gắng tham gia vào các hoạt động bình thường mà bạn thường hay làm.
Tập thể dục: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho tim và phổi mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung, hoạt động thể chất tích cực cũng có khả năng củng cố hệ miễn dịch và giúp chúng ta duy trì hoạt động khỏe mạnh của các cơ quan trong cơ thể.
Tăng cường rau, củ, quả: Một chế độ ăn uống giàu rau xanh, các loại củ quả có thể giúp chúng ta tránh xa ung thư nội mạc tử cung, loại thực phẩm này có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển các khối u, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị phá hủy.
Hạn chế chất béo: Chất béo được chế biến ở nhiệt độ cao là một trong những tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư nội mạc tử cung.
Tập thể dục là một trong các cách chống lại ung thư nội mạc tử cung
Luôn giữ chotinh thần thoải mái: Các nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng tinh thần mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, chứng trầm uất sẽ ảnh hưởng đến DNA của cơ thể, dẫn đến tăng tỷ lệ mắc ung thư một cách rõ rệt.
Sử dụng thuốc ngừa thai: Việc sử dụng thuốc ngừa thai ít nhất 1 năm có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở nữ giới.
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên: Phụ nữ nên khám sức khỏe định kì thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần, thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa, ung thư cổ tử cung là cách phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung sớm.
Việc sớm phát hiện và điều trị bệnh ung thư nội mạc tử cung sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho người bệnh. Vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
5 Dấu Hiệu Nguy Cơ Ung Thư Nội Mạc Tử Cung
Ung thư nội mạc tử cung đang gia tăng – ngay cả ở phụ nữ trẻ. Hãy chắc chắn rằng bạn biết các yếu tố nguy cơ và triệu chứng để theo dõi.
1. Cân nặng
2. Đái tháo đường
Đái tháo đường thường song hành với béo phì, nhưng chính nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Trên thực tế, ung thư nội mạc tử cung có thể phổ biến ở phụ nữ bị đái tháo đường hơn gấp bốn lần, theo ACS. Sự gia tăng này có thể là do mức insulin cao hơn bình thường gây kích thích các tế bào ung thư phát triển.
Kiểm soát chặt chẽ bệnh đái tháo đường có thể giúp giảm nguy cơ này. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và có thể có tác dụng tích cực đối với cả đái tháo đường.
Chế độ ăn kiêng cực kỳ ít tinh bột cũng có thể hữu ích. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng hoặc nội mạc tử cung ăn chế độ ăn kiêng kiểu ultra low-carb keto trong 12 tuần mất nhiều mỡ trong cơ thể và có nồng độ insulin thấp hơn những phụ nữ theo chế độ ăn ít chất béo do ACS khuyến cáo. So với chế độ ăn do ASC đề xuất, với carbonhydrat từ vừa đến cao, nhiều chất xơ, và ít chất béo, thì chế độ ăn ketogenic trong 12 tuần, với ít carbohydrate, nhiều chất béo, làm giảm khối mỡ đáng kể hơn.
3. Tiền sử gia đình
Hội chứng Lynch là một bệnh di truyền làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, nội mạc tử cung và các loại ung thư khác. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư tử cung hoặc đại tràng, đặc biệt là ở những người trẻ trong gia đình, hãy nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm di truyền cho hội chứng Lynch.
Khám sàng lọc ung thư tăng triển và/hoặc phẫu thuật giảm nguy cơ có thể giúp xoay chuyển tình thế của những căn bệnh nếu bạn có hội chứng Lynch.
+ Đau nửa đầu bên phải phía trước
+ Đau nửa đầu phải và tai phải
4. Các vấn đề về khả năng sinh sản
Sự tích tụ của estrogen trong cơ thể được biết là làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, và có vẻ như vô sinh – chứ không phải điều trị vô sinh – cũng có thể làm tăng nguy cơ này. Có thể sự tiếp xúc với estrogen suốt đời và không bị gián đoạn trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ này.
Nói cách khác: bạn càng có nhiều chu kỳ kinh nguyệt thì nguy cơ phát triển ung thư càng lớn. Đó cũng là lý do tại sao việc sử dụng thuốc tránh thai làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
5. Sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn (HRT)
Nghiên cứu trên tạp chí Cancer Epidemiology gợi ý rằng tỷ lệ ung thư nội mạc tử cung tăng đáng kể từ năm 2002 đến năm 2009 sau khi việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon kết hợp (HRT) giảm mạnh do những phát hiện từ nghiên cứu Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ. Nhánh HRT của nghiên cứu quy mô lớn này đã phải dừng lại sớm khi các nhà nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng ung thư vú (cũng như bệnh tim, đột quỵ và huyết khối) được thấy ở những phụ nữ uống estrogen kết hợp với progesteron. Thành phần progestin trong HRT làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ thừa cân và béo phì.
Ung Thư Nội Mạc Tử Cung Và Dấu Hiệu Dễ Nhận Biết Nhất
Tử cung vốn có hình dáng giống một quả lê nằm ngược, phần lồi trên gọi là đáy tử cung còn phần dưới được gọi là cổ tử cung. Ung thư nội mạc tử cung có thể xuất hiện cả phần trên và phần dưới. Thế nhưng hiện tượng ung thư nội mạc cổ tử cung thường nhiều hơn.
Loại ung thư này thường phát sinh từ niêm mạc tử cung mà thành, sự phát triển bất thường của các tế bào sẽ làm tăng khả năng xâm nhập và lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Nguyên nhân gây nên ung thư nội mạc tử cung là gì?
Những phụ nữ bị viêm nội mạc tử cung nhiều lần trong đời bởi virus HPV sẽ có nguy cơ bị mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn bình thường. Để phát hiện ung thư nội mạc tử cung sớm bạn có thể thực hiện xét nghiệm phết tế bào tử cung. Những phụ nữ mãn kinh nên tầm soát ung thử tử cung định kì để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị thích hợp.
Tamoxifen: một nghiên cứu chỉ ra cứ 500 phụ nữ bị ưng thư vú điều trị bằng tamoxifen thì có 1 người có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung.
Di truyền của ung thư đại trực tràng: một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng phụ nữ có tiền sử bị ung thư đại trực tràng sẽ có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 40-60% người bình thường.
Estrogen trong cơ thể bị rối loạn: Trong buồng trứng người phụ nữ sẽ tiết ra hai loại chất đó là estrogen và progestoron. Sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến sự mất cân bằng hoormone, estrogen tiết ra nhiều hơn bình thường sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung: Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh đó là : béo phì, không sinh con hoặc sinh 4 con trở lên, quan hệ tình dục quá sớm, bị kinh nguyệt trước 12 tuổi, đa nang buồng trứng và quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều đối tượng,…
Hút thuốc lá: Phụ nữ hút thuốc lá sẽ là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm không chỉ tử cung mà còn nhiều bệnh như phổi, gan,…
Yếu tố khác: Chế đô ăn uống thiếu điều độ, vệ sinh không sạch sẽ,… cũng là nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung.
Dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung là gì?
+ Chảy máu âm đạo : Nếu bạn có dấu hiệu chảy máu âm đạo sau khi quan hệ, giữa chu kì kinh nguyệt hay sau mãn kinh thì nên đi khám ngay.
+ Âm đạo có mùi hôi bất thường: Nhiều phụ nữ thường lơ là bỏ qua dấu hiệu này và nhầm lẫn nó với các bệnh như nhiễm khuẩn âm đạo, nấm,…. Khi thấy âm đạo chảy dịch bất thường có mùi hôi, khó chịu thì nên đi khám để tầm soát ung thư sớm.
+ Đau vùng xương chậu: Đau vùng chậu sau khi quan hệ hoặc bất cứ một giai đoạn nào chính là những dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung.
Khi phụ nữ thấy có các dấu hiệu này thì tốt nhất nên đến những cơ sở y tế sớm nhất để được tầm soát và chữa trị kịp thời.
Một số biện pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung
Hiện nay để điều trị ung thư nội mạc tử cung thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh tình để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Những cách điều trị phổ biến thì có: phẫu thuật cắt bỏ tử cung để dứt điểm khối u, hóa trị, xạ trị ung thư, điều chỉnh nội tiết tố nội mạc tử cung.
Tùy thuộc theo điều kiện sức khỏe bệnh nhân cũng như hiện trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Chị em nên chủ động đi khám phụ khoa định kì để bảo vệ sức khỏe bản thân mình.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ từ các bác sĩ, dược sĩ của nhà thuốc sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe sinh sản và ngọn lửa hạnh phúc gia đình. Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh cũng như cách điều trị,các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline 0898.252.696 của nhà thuốc hoặc Chát trực tiếp để lại thông tin trên website https://chuyentrivosinh.com để được các bác sĩ, dược sĩ hỗ trợ trao đổi trực tiếp và giải đáp thắc mắc của quý vị.
Lưu ý*: Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với tất cả các trường hợp tự ý áp dụng các nội dung trên website mà chưa có được ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của các bác sĩ chuyên khoa!
https://chuyentrivosinh.com/u-xo-tu-cung-la-gi/
Ung Thư Nội Mạc Tử Cung: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Tổng quan bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung (tên khoa học là Endometrial Cancer) là một loại ung thư phụ khoa đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ. Ở dạng ung thư này, các tế bào xuất phát từ nội mạc tử cung (lớp màng mỏng phía trong thành tử cung) sẽ phân chia và phát triển không ngừng, lây lan sang các mô xung quanh, tạo thành các khối u ác tính và dẫn tới tử vong cho người bệnh.
Nguyên nhân bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Mất cân bằng hormone
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành ung thư nội mạc tử cung.
Ở nữ giới, trước thời kỳ mãn kinh, buồng trứng là nguồn sản xuất chính cho hai loại hormone là estrogen và progesterone. Sự cân bằng giữa hai loại hormone này thay đổi mỗi tháng theo chu kỳ kinh nguyệt và giúp cho nội mạc tử cung khỏe mạnh. Khi nồng độ estrogen tăng cao sẽ kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mạc tử cung, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Đa nang buồng trứng: Bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nồng độ hormone bất thường với tỉ lệ cao hormone androgen (hormone nam giới) và estrogen trong khi nồng độ progesterone lại thấp. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Béo phì: Estrogen được tổng hợp một phần từ các mô mỡ. Lượng mỡ trong cơ thể nhiều dẫn tới lượng estrogen lớn khiến người béo phì có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 2-4 lần so với phụ nữ bình thường.
Tiền sử gia đình, yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền đóng góp 2-10% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung. Phụ nữ mắc hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp) có 40-60% nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Đột biến gene gây nên hội chứng này thường được di truyền từ mẹ sang con.
Các yếu tố khác
Tamoxifen sử dụng trong điều trị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung do chất này có tác động tăng sinh nội mạc tử cung, tương tự như estrogen.
Dậy thì sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Bên cạnh đó, phụ nữ chưa từng mang thai cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao.
Tiểu đường loại 2: Tỉ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp đôi ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tuổi tác cao cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Triệu chứng bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Biểu hiện của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
Xuất huyết âm đạo bất thường là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung. Biểu hiện có thể là rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết giữa các chu kỳ hoặc xuất huyết sau mãn kinh.
Tiết dịch âm đạo bất thường: Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo tiết ra có màu trong suốt như sữa, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng, ít và không chảy ra ngoài. Khi dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu sắc bất thường, kèm theo mùi, đặc biệt là sau khi mãn kinh thì đây là một trong những biểu hiện cảnh báo nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Đau thường xuyên hoặc có cảm nhận khối u xuất hiện ở vùng chậu hông: Biểu hiện này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của ung thư, khi khối u đã lớn dần lên và chèn ép các mô xung quanh khu vực xương chậu.
Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân.
Đau khi quan hệ tình dục.
Mặc dù các biểu hiện trên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác không phải ung thư, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu mắc một trong các dấu hiệu trên.
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Với những yếu tố nguy cơ kể trên, đối tượng có khả năng cao mắc ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
Phụ nữ trên 60 tuổi.
Phụ nữ trong gia đình có mẹ, chị em gái bị ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh di truyền như hội chứng Lynch, hội chứng Cowden.
Bệnh nhân đã sử dụng tamoxifen, các liệu pháp điều trị hormone thay thế.
Phòng ngừa bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Khám phụ khoa định kỳ.
Gặp bác sĩ để được tư vấn về nguy cơ của các liệu pháp hormone thay thế.
Duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI (Body Mass Index), không để bị béo phì.
Tập thể dục thường xuyên: cố gắng có những hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Bệnh thường được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Tuỳ theo triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung:
Siêu âm: giúp đánh giá độ dày và cấu trúc của niêm mạc tử cung.
Nội soi buồng tử cung: phương pháp này giúp chẩn đoán sớm những tổn thương ở nội mạc tử cung.
Sinh thiết nội mạc tử cung: dùng thủ thuật lấy mẫu mô từ nội mạc tử cung để làm xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán ung thư, quá sản và một số bệnh khác.
Xét nghiệm sử dụng marker ung thư: CA 125 (Cancer antigen 125) là một dạng protein trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung, nồng độ CA 125 sẽ tăng cao.
Xét nghiệm mô bệnh học từ tế bào âm đạo giúp xác định độ biệt hoá, xâm lấn mạch máu của tế bào ung thư.
Xét nghiệm PAP smear hay còn gọi là phết tế bào tử cung: Tế bào bong ra từ lớp nội mạc tử cung được tách ra, tiến hành nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp tìm ra các tế bào bất thường, tế bào tiền ung thư và ung thư.
Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp PET-CT để đánh giá mức độ xâm lấn, tình trạng di căn của khối u cũng như tiến triển của ung thư.
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng hai bên: là phương pháp điều trị chính và cổ điển.
Xạ trị: sử dụng các chùm tia có năng lượng lớn để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho phẫu thuật. Xạ trị có thể dùng xạ ngoài hoặc xạ trong.
Xạ ngoài: Sử dụng máy phát tia lớn ở ngoài cơ thể chiếu vào vùng điều trị.
Xạ trong: Sử dụng một ống nhỏ chứa chất phóng xạ đưa vào âm đạo.
Hoá trị: Sử dụng hoá chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở giai đoạn muộn của ung thư, hoá trị có thể làm chậm tiến triển và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.
Liệu pháp hormone: Dùng thuốc ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần cho sự phát triển. Thuốc thường được sử dụng hiện nay là progestin. Khi ung thư di căn xa, liệu pháp với progestin có thể đẩy lui bệnh trong khoảng 33% các trường hợp. Phương pháp này thường được chỉ định với những bệnh nhân không thể mổ, đã di căn hoặc tái phát sau điều trị.
Ngoài ra tại Vinmec hiện đã áp dụng liệu pháp tế bào gốc giúp tăng cường hệ miễn dịch tự thân, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư, trong đó có ung thư nội mạc tử cung.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Ung Thư Nội Mạc Tử Cung trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!