Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Viêm Màng Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viêm màng não là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể trầm trọng và đe dọa tính mạng nếu không kịp cứu chữa. Nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để phòng bệnh.
1. Bệnh viêm màng não là gì?
Viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm, não và tuỷ bị bao quanh viêm màng do siêu vi trùng gây ra. Đây là loại bệnh lý có thể gây tử vong hoặc biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
1.1. Nguyên nhân gây viêm màng não
Ở người lớn viêm màng não thường do virus xâm nhập và phát triển nên rất khó để nhện biết vì không có biểu hiện rõ ràng, các triệu chứng khá giống với các bệnh thông thường nên thường bị bỏ qua.
Ở người lớn bệnh viêm màng não còn có thể phát triển do bị vi khuẩn HI xâm nhập và phát triển. Loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm rất cao, chúng lây lan qua đường hô hấp, chúng thường phát hiện trong mũi và họng.
Mô cầu gây viêm màng não cũng là nguyên do rất phổ biến, bệnh phát triển quanh năm, vào mùa lạnh hoặc nắng thì tỷ lệ mắc cao hơn. Mô cầu tấn công viêm màng não rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân bị nhiễm khuẩn Viêm màng não do mô rất khó điều trị, khả năng tử vong cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc viêm màng não nữa là do bị vi khuẩn phế cầu tấn công và lây nhiễm. Những người dễ bị vi khuẩn phế cầu xâm nhập thường là những người bị nghiện rượu bia, mắc các bệnh về hô hấp, đái tháo đường, đau tai hoặc bị các vết thương ở sọ não,… Khi bị vi khuẩn phế cầu tấn công bệnh nhân có biểu hiện sốt cao,chóng mặt, nhức mỏi,…
Viêm màng não có triệu chứng biểu hiện gì (Nguồn: cloudfront.net)
Bệnh viêm màng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu sau đây bạn cần đến ngay kiểm tra sức khỏe chuyên khoa tại bệnh viện sớm nhất có thể.
Bệnh nhân khi mắc chứng viêm màng não thì biểu hiện ban đầu thường gặp nhất là sốt cao. Đi kèm những cơn sốt cao, bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng ớn lạnh, người run rẩy khi sốt cao.
Bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu khi bị viêm màng não, đau đầu rất dữ dội đến mức không thể chịu nổi, cơn đau đầu có thể lan rộng đến vùng cổ. Chính vì vậy khi xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội cần phải đi khám để kiểm tra kịp thời.
Khi mắc bệnh viêm màng não nếu người bệnh nằm nghiêng về một bên, đầu ngả ra sau và chân co lại thì phần gáy sẽ cứng, không thể cử động để kéo đầu về phía trước dù dùng hết sức.
Một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm màng não nữa đó là rất sợ ánh sáng, bởi người bệnh mắt rất yếu, ánh sáng mạnh sẽ khiến chảy nước mắt, buồn nôn và đầu trở nên đau nhức dữ dội.
Người bệnh mắc viêm màng não thường có triệu chứng buồn nôn và nôn dữ dội, chán ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, đau bụng, cơ thể mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng.
Ngoài các triệu chứng trên, người mắc viêm màng não cũng có các biểu hiện như nổi phát ban và mề đay trên da, mắt yếu và hay hoa mắt, đầu óc không tỉnh táo, tâm trạng tệ, thở nhanh,…Bệnh phát triển rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và nhận điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm màng não là một trong số bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ , bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, tốc độ lây lan và phát triển của bệnh cực kỳ nhanh. Viêm màng não nếu không điều trị hoặc điều trị không kịp thời có thể gây tử vong hoặc để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như mù lòa, động kinh, điếc, yếu liệt tay chân hoặc nặng hơn là não bộ bị tê liệt, người bệnh không còn nhận thức.
Viêm màng não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm (Nguồn: chúng tôi )
Do đó, phát hiện bệnh kịp thời, nhanh chóng thăm khám và tiếp nhận điều trị là cách tốt nhất để phòng tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm viêm màng não và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
3. Ai thường mắc viêm màng não
Bất cứ ai, ở tuổi nào cũng cũng có thể bị viêm màng não. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi rất cao, đối tượng này rất dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra, những người cao tuổi cũng rất dễ mắc bệnh này vì hệ miễn dịch của họ rất yếu. Có thể nhận thấy, viêm màng não dễ tấn công với những người có sức khỏe yếu, có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém như trẻ nhỏ và người già.
4. Viêm màng não có chữa được không
Viêm màng não là bệnh cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên phát hiện bệnh sớm và nhanh chóng tiếp nhận các phương pháp điều trị khi bệnh chưa nặng thì khả năng điều trị thành công, phục hồi như bình thường vẫn có khả năng cao.
Do đó khi phát hiện bản thân có những biểu hiện viêm màng não thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, tiếp nhận điều trị sớm nhất có thể để phòng tránh bệnh.
Viêm màng não được xem là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời, nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Viêm màng não nặng có thể gây tử vong, nhẹ cũng gây nên các biến chứng như mù lòa, khiếm khuyết về thính giác, động kinh, liệt, mất đi nhận thức,… Dù đã tiếp nhận điều trị. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời,bệnh hoàn toàn khỏi và sức khỏe sẽ trở lại bình thường.
Viêm màng não phát triển rất nhanh, nên nhiều trường hợp dù đã tiếp nhận vẫn có khả năng không thành công. Viêm màng não điều phải trị bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào tình hình thực tế của từng bệnh nhân như độ tuổi, sức khỏe, khả năng đề kháng, ý chí chiến đấu với bệnh.
Viêm màng não cần điều trị kịp thời (Nguồn: cdn1.medicalnewstoday.com)
Bên cạnh đó, nếu phát hiện bệnh sớm, tiếp nhận điều trị kịp thời thì thời gian điều trị sẽ nhanh hơn trường hợp phát hiện muộn, tiếp nhận điều trị trễ.
Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh, cách tốt nhất nên có một lối sống lành mạnh, ưu tiên bổ sung nhiều thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe , nâng cao khả năng đề kháng, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học với việc lựa chọn nguồn thực phẩm sạch chất lượng .
Khi phát hiện bản thân có những biểu hiện đáng ngờ, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe, tiếp nhận điều trị sớm nhất, đó là cách phòng tránh bệnh viêm màng não tốt nhất.
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Bệnh Viêm Màng Não Mô Cầu
Một số người có vi khuẩn sống tự nhiên trong mũi và họng. Ở một số ít người, chủng vi khuẩn nguy hiểm này có thể thâm nhập qua lớp niêm mạc họng, gây ra bệnh não mô cầu xâm lấn, có thể dưới hình thức nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não. Nhiễm trùng có thể phát triển nhanh chóng, gây bệnh nặng hoặc tử vong. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh là yếu tố mang tính sống còn.
Khuẩn màng não cầu khó lây. Chúng chỉ truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần kéo dài và thường xuyên trong gia đình hoặc tiếp xúc thân mật bởi dịch tiết nhiễm khuẩn từ mũi và họng. Một số nghiên cứu cho thấy tiếp xúc qua nước bọt mức độ thấp khó có khả năng truyền vi khuẩn màng não cầu. Trong thực tế, nước bọt đã được chứng minh là làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
Khuẩn màng não cầu chỉ thấy ở người và không thể sống quá vài giây bên ngoài cơ thể. Bạn không thể bị lây bệnh màng não cầu từ môi trường và động vật. Không thể nhiễm vi khuẩn này từ nguồn nước, bể bơi, các tòa nhà hoặc nhà máy.
Bệnh viêm màng não mô cầu có thể xảy ra quanh năm, nhưng nó phổ biến hơn vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Mặc dù ít gặp, nhưng đây là một bệnh nặng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những nhóm có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu
Các triệu chứng viêm màng não mô cầu ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ có thể bao gồm: Sốt, bỏ bú, quấy khóc, vật vã, rên, cực kỳ mệt mỏi, không thích bế ẵm, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, tránh ánh sáng (sợ ánh sáng), lơ mơ, co giật, phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím hoặc đám bầm tím lớn.
Triệu chứng viêm màng não mô cầu ở trẻ lớn và người lớn
Triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn ở trẻ lớn và người lớn có thể gồm: Sốt, đau đầu, chán ăn, cứng gáy, khó chịu khi nhìn vào ánh sáng (sợ ánh sáng), buồn nôn và/hoặc nôn, tiêu chảy, đau hoặc nhức cơ, khớp đau hoặc sưng, khó đi lại, cảm giác không khỏe, rên, nói lảm nhảm, lơ mơ, lú lẫn, bất tỉnh, phát ban là những chấm màu đỏ hoặc tím hoặc vết bầm tím lớn.
Biến chứng của viêm màng não mô cầu:
Người mắc bệnh viêm màng não mô cầu có thể bị những tình trạng sau:
* Viêm màng não (Dấu hiệu bao gồm sốt, cứng gáy, lơ mơ, kích thích vật vã và bỏ ăn)
* Nhiễm trùng huyết
* Viêm phổi
* Viêm khớp
* Tổn thương não vĩnh viễn
* Tử vong.
Khoảng 1/4 số người sau khi khỏi bệnh màng não cầu bị những di chứng của bệnh. Hầu hết các vấn đề sẽ thuyên giảm theo thời gian. Một số những di chứng hay gặp là: đau đầu, điếc một hoặc hai bên tai, ù tai, nhìn mờ hoặc nhìn đôi (song thị), đau và cứng khớp, suy giảm trí tuệ.
Biện pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu:
Để phòng căn bệnh nguy hiểm này, tránh lây lan trong cộng đồng, cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, xuất hiện tử ban trên da (ban màu tím, thâm đen), buồn nôn và nôn, cổ cứng… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Tràn Dịch Màng Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Điểm trung bình: 4.1/5 Bài viết có ích: 896 lượt bình chọn
Tràn dịch màng tinh hoàn là cái tên còn khá mới mẻ với nam giới. Nhiều quý ông nhầm lẫn đây là triệu chứng của bệnh viêm nhiễm nam khoa, dẫn tới điều trị sai hướng. Căn bệnh này không điều trị kịp thời, lượng dịch tràn ra ngày một nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tinh hoàn, sức khỏe sinh sản, “ân ái” phòng the,…
Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng gì?
Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng gì? Theo bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu cho biết: ” Màng tinh hoàn để chỉ lớp màng được tạo nên do phúc mạc bị đẩy xuống trong quá trình đi xuống của tinh hoàn. Giai đoạn đầu, phúc mạc xuống bìu thành ống, có tên là mỏm bọc, sau đó ống bị bít lại khi trẻ chào đời.”
Màng tinh hoàn có hai lá: Lá tạng dính sát vào tinh hoàn và lá thành bao quanh bên ngoài lá tạng. Ở giữa hai lá này là lớp dịch mỏng, giúp tinh hoàn trượt lên xuống thuận tiện, dễ dàng.
Hiện tượng tràn dịch màng tinh là tình huống màng tinh hoàn bị tổn thương, dẫn đến ứ đọng dịch, máu, mủ giữa hai lá của màng tinh hoàn.
Tràn dịch màng tinh thường chỉ tập trung vào một bên túi trong bìu, nằm cạnh tinh hoàn. Nhưng đôi khi xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn, khiến tinh hoàn sưng lên, phình to bất thường, vùng bẹn đau đớn dữ dội, da bìu căng bóng, tinh hoàn sa xuống,…
Đi tìm nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn
Hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn thường xảy ra ở nam giới trưởng thành, nhiều nhất là nam giới ngoài 40 tuổi. Phần lớn trường hợp tràn dịch màng tinh đều không rõ ràng nguyên nhân, bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Do viêm nhiễm: Viêm nhiễm do các loại virus gây hại như E.Coli, lậu, giang mai, khuẩn lao, ký sinh trùng,… xuất hiện tại bộ phận sinh dục, tiết niệu, khiến tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng, tiết dịch nhiều một cách bất thường.
Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi
Tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân do ở trong thai kỳ, thai nhi lớn lên trong bụng mẹ, tinh hoàn cần di chuyển trên bụng bé xuống bìu để đi qua ống phúc tinh mạc.
Nhưng, trong vài trường hợp sau khi di chuyển xuống, đường ống không đóng kín khiến dịch ổ bụng tràn xuống, gây ứ nước tại màng tinh.
Thậm chí, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh vừa bị tràn dịch màng tinh, vừa bị thoát vị vùng bẹn.
: Như vậy, hầu hết các ca tràn dịch màng tinh có thể xảy ra ở bé trai từ giai đoạn thai kỳ trong tử cung, chiếm 1-2%. Nhiều quý ông bước vào độ tuổi trung niên thì căn bệnh này lại có thể xảy ra do tác nhân viêm mào ở tinh hoàn, do viêm nhiễm tinh hoàn hoặc do sưng bìu,…
Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến nhất
Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến nhất là gì? Không phải tất cả nam giới đều nắm rõ triệu chứng của hiện tượng này. Tràn dịch trong màng của tinh hoàn được ví giống kiểu quả bóng chứa đầy chất dạng lỏng.
Đau nhức giống triệu chứng của nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm, nam giới cần hết sức lưu ý.
Triệu chứng điển hình: Nhìn thấy bằng mắt thường bìu sưng to, da căng bóng, sa xuống. Thậm chí, dùng đèn pin soi thì bìu có khả năng bị ánh sáng xuyên qua dễ dàng.
Ứ đọng dịch, mủ là một trong những biểu hiện điển hình của tràn dịch màng tinh. Khi đó, ngoài biến chứng đau nhức, nam giới còn thấy tinh hoàn sưng to bất thường.
Bị tràn dịch màng tinh, phái mạnh thấy dịch màu vàng như mủ tiết ra từ tinh hoàn. Về lâu về dài, nếu không điều trị sớm, nguy cơ biến chứng thành ung thư rất cao. Thậm chí, tinh hoàn bắt đầu tiết dịch máu màu đỏ, viêm nhiễm, lở loét ngày càng nặng.
Dịch dưỡng chấp (dưỡng chất được hấp thụ từ thức ăn) nằm trong hệ mạch bạch, chỉ tiết ra từ đường tiết niệu, tràn khỏi màng tinh hoàn khi có lỗ rò.
Biến chứng tràn dịch màng tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?
Tràn dịch màng tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể không gây ra biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, nếu chậm phát triển, bệnh chuyển biến trầm trọng, nguy hại sẽ không dừng ở tác động đến chức năng sinh dục. Cụ thể:
Tràn dịch màng tinh khiến tinh hoàn bị ngâm và ứ đọng trong nước.
Do đó, những bộ phận sinh sản như: tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh,… đều gặp trở ngại trong việc sản xuất tinh trùng.
Tác hại: Chất lượng và số lượng tinh trùng bị suy giảm, khả năng sinh sản của quý ông bị ảnh hưởng, thậm chí nam giới phải đối mặt nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Tràn dịch màng tinh khiến lượng tinh dịch bị tràn nhiều, khiến vùng da bìu của “cậu nhỏ” bị kéo căng.
Tràn dịch màng tinh hoàn gây trở ngại cho việc quan hệ tình dục
Tác hại: Gây khó chịu, đau đớn khi quan hệ tình dục, khiến phái mạnh không còn hứng thú với quan hệ tình dục, lãnh cảm “chuyện yêu”.
Dịch màng tinh hoàn bị tràn ra quá nhiều khiến cho tinh hoàn bị sa xuống, gây áp lực lên tinh hoàn trong quá trình tuần hoàn máu. Ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất tinh trùng.
Chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào cho hiệu quả? Bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu chia sẻ về vấn đề này như sau:
” Hiện tượng tràn dịch trong màng tinh ở phái mạnh bình thường đã khó phát hiện triệu chứng bất thường. Do đó, cần thực hiện kiểm tra, tiến hành các bước xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ “.
1. Chẩn đoán tràn dịch màng tinh
Các bước thực hiện:
Xét nghiệm siêu âm bộ phận tinh hoàn giúp cho việc kiểm tra tình trạng tinh hoàn dễ hơn, đảm bảo không để xảy ra bất cứ vấn đề ngoài ý muốn nào.
2. Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào?
Đối với trẻ em bị tràn dịch màng tinh, hiện tượng này có thể biến mất tự động trong thời gian khoảng 1 năm, không cần bất cứ phương pháp điều trị nào.
Đối với người lớn, tràn dịch màng tinh có thể tự khỏi sau khoảng thời gian 6 tháng.
Lượng dịch tràn trong màng của tinh hoàn được thông dẫn ra ngoài dễ dàng chỉ bằng ống tiêm. Tuy nhiên, nguy cơ dịch tràn có thể quay lại vài tháng ngay sau đó.
Dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn
Lưu ý: Phương pháp dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh sẽ là phù hợp nếu cơ thể không đáp ứng được phẫu thuật hoặc nam giới lựa chọn không tiến hành phẫu thuật.
Đây là phương pháp không phổ biến. Nhưng được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật.
Liệu pháp xơ hóa chính là đưa một lượng chất ngăn cản tràn dịch tinh hoàn trở lại ngay sau thời điểm dẫn dịch trong màng tinh.
Đối với người lớn, các biện pháp phẫu thuật được thực hiện trong trường hợp thuộc loại tràn dịch giao tiếp, có khả năng dẫn đến thoát vị bẹn.
Qua nội dung trong bài, nam giới đã biết tràn dịch màng tinh hoàn nguyên nhân do đâu, mức độ nguy hiểm và hướng điều trị phù hợp. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn đọc hãy liên hệ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn chi tiết!
tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi
tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 3 tuổi
tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ
nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi
tràn dịch màng tinh hoàn tiếng anh là gì
tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không
viêm tinh hoàn
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu
Hà Nội
Chuyên khoa: Ngoại khoa
Hà Nội
Chuyên khoa: Ngoại khoa
Hà Nội
Bệnh Lao Màng Não Và Hệ Thần Kinh Trung Ương: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lao màng não và hệ thần kinh trung ương?
Mặc dù với sự phát triển đầy hứa hẹn của các kỹ thuật chẩn đoán phân tử, việc chẩn đoán bệnh lao màng não và hệ thần kinh trung ương chủ yếu dựa vào các phương pháp vi sinh không nhạy cảm, do vậy việc chẩn đoán bệnh vẫn còn là một thách thức lớn. Xét nghiệm thông thường dùng để chẩn đoán tình trạng này bao gồm:
Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) với tăng cường gadolinium
Chụp CT não tăng cường độ tương phản
Chụp CT đơn phóng xạ photon với hexamethylpropyleneamine oxim (HMPAO)
Chụp mạch máu não
Những phương pháp nào dùng để điều trị lao màng não và hệ thần kinh trung ương?
Việc điều trị có thể bắt đầu với isoniazid (10-20mg/kg/ngày lên đến 300mg), rifampicin (10-20mg/kg/ngày, lên đến 600mg/ngày) và pyrazinamid (15-30mg/kg/ngày, lên đến 2g ngày).
Bạn nên được theo dõi nhiễm độc gan do rifampicin vì có đến 20% bệnh nhân được quan sát thấy bị nhiễm độc gan.
Ethambutol hoặc streptomycin có thể được bổ sung nếu đáp ứng không thỏa đáng. Thời gian điều trị ít nhất 6 tháng và trong một số trường hợp bắt buộc lên đến 12 tháng.
Các phác đồ tối ưu cho việc điều trị bệnh lao màng não và hệ thần kinh trung ương do mycobacteria không điển hình ở những người bị nhiễm HIV chưa được thiết lập. Khuyến nghị hiện tại bao gồm sử dụng azithromycin (500-100mg/ngày) và clarithromycin (500-1.000mg/ngày) kết hợp với ethambutol (15mg/kg/ngày) hoặc clofazimine (100mg/ngày). Phác đồ thay thế bao gồm việc sử dụng ciprofloxacin và rifampicin. Bệnh nhân nhiễm HIV có thể gia tăng đáng kể các phản ứng bất lợi với điều trị thuốc kháng lao.
Vai trò của corticosteroid
Một trong những khía cạnh gây tranh cãi trong điều trị lao màng não là việc sử dụng corticosteroid. Người ta tin rằng corticosteroid không nên dùng trong công tác quản lý lao màng não vì thuốc không làm thay đổi kết quả lâm sàng, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng corticosteroid cải thiện cả hai tỷ lệ sống và cải thiện về thần kinh ở bệnh nhân bị lao màng não.
Điều trị prednisolone (60mg/ngày ở người lớn và 1-3mg/kg/ngày ở trẻ em) được đề nghị ở những bệnh nhân bị lao màng não với một hoặc nhiều dấu hiệu.
Liều lượng có thể giảm 50% trong tuần thứ 2 và thứ 3. Sau đó, liều giảm dần dần trong vòng 4 tuần tiếp theo và bạn không cần được tiêm corticosteroid vào vỏ não.
Lập luận chính chống lại việc sử dụng corticosteroid là chúng giảm viêm màng não nhưng lại ảnh hưởng đến sự thâm nhập thuốc kháng lao. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm lâm sàng trong đó tám bệnh nhân được điều trị bằng isoniazid, rifampicin, streptomycin và pyrazinamid, kết hợp với corticosteroid (dexamethasone, 5mg tiêm tĩnh mạch mỗi giờ trong tuần đầu tiên, tiếp theo là uống prednisolone 60mg hàng ngày), việc sử dụng corticosteroid không làm giảm nồng độ của bất kỳ các loại thuốc kháng lao trong dịch não tủy.
Tình trạng xấu đi không lường trước
Quan sát thường thấy u lao nội sọ xuất hiện hoặc tăng kích thước không mong muốn khi bệnh nhân đang được điều trị lao màng não. Các tổn thương này thường phát hiện tình cờ khi theo dõi chụp CT, được thực hiện thường xuyên hoặc khi có dấu hiệu thần kinh mới phát triển trong quá trình điều trị kháng lao. Một nghiên cứu gần đây lưu ý rằng khoảng 8% bệnh nhân phát triển u lao não không có triệu chứng trong tháng đầu điều trị. Điều trị phối hợp với steroid có thể phòng ngừa chống lại những tổn thương cục bộ. U to lên bất thường cũng quan sát thấy trong u lao nội sọ bị cô lập trong khi bệnh nhân đang điều trị với thuốc kháng lao. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì điều trị, cuối cùng u lao não sẽ được xử lý.
Phẫu thuật
Các thủ thuật phẫu thuật ở những bệnh nhân bị lao màng não chủ yếu hướng đến việc điều trị não úng thủy. Chọc dịch não tủy nối tiếp, cùng với thuốc lợi tiểu và các chất thẩm thấu là các biện pháp rất hữu ích tạm thời để giảm bớt áp lực nội sọ, do đó có thể ngăn ngừa sự phát triển não úng thủy. Nếu các bước tạm thời thất bại, phương pháp bắc cầu não thất-màng bụng hoặc não thất-tâm nhĩ có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch não và có thể cải thiện đáng kể các chức năng cảm giác và thiếu sót thần kinh. Nói chung, bắc cầu thường được cho là cách an toàn, có thể được thực hiện ngay khi bệnh đang ở giai đoạn hoạt động, bắc cầu sớm kết hợp với điều trị bằng thuốc có thể cho kết quả điều trị tốt nhất.
U lao nội sọ nên được phẫu thuật cắt bỏ. Nếu u lao hoàn toàn được loại bỏ, khoảng 80% bệnh nhân phục hồi lâu dài, đặc biệt nếu họ được điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Viêm Màng Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!