Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chữa Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Ngăn Ngừa Biến Chứng Nguy Hiểm mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Căn bệnh có tính lây lan rất nhanh nên rất dễ hình thành ổ dịch bệnh khi người bị bệnh tiếp xúc với nơi đông người.
Mặc dù là căn bệnh phổ biến nhưng ít ai biết rằng quai bị ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Điển hình, bệnh quai bị ở trẻ em có thể gây ra một số hệ quả nghiêm trọng như:
Viêm tinh hoàn
Nhồi phổi máu
Viêm buồng trứng
Tổn thương thần kinh
Sẩy thai hoặc sinh con dị dạng nếu bà bầu mắc bệnh
2. Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em hiệu quả
Cách thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, các mẹ chỉ cần chuẩn bị 50 – 70 hạt tán vụn đem trộn đều với mật ong nguyên chất thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên vị trí bị quai bị sưng to và đau. Để mang lại hiệu quả tốt nhất các mẹ nên thay thuốc cho bé mỗi ngày 1 lần vùng sưng tấy sẽ bớt đau và xẹp dần.
Theo y học cổ truyền, hạt gấc có rất nhiều công dụng trị bệnh khác nhau, nhất là trong việc điều trị bệnh quai bị ở trẻ em. Bên cạnh công dụng giảm viêm,. giảm đau giúp trẻ mau khỏi bệnh thì hạt gấc còn có khả năng ngăn ngừa tối đa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh quai bị có thể gây ra ở trẻ em.
Đối với phương pháp này các mẹ cần chuẩn bị một mảnh chiếu rách nhỏ cùng 3 hoặc 4 hạt gấc sau đó đem chúng đi đốt cháy thành than và trộn đều lên cùng với dầu vừng thành hỗn hợp sền sệt. Cuối cùng bạn chỉ việc bôi hỗn hợp này lên vùng quai bị sưng đau của bé khoảng hơn 1 tiếng mỗi ngày.
Thực hiện phương pháp này liên tục trong khoảng vài ngày hiện tượng sưng đau sẽ giảm dần.
Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em từ các món ăn hàng ngày
Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng khi bị quai bị cần cho trẻ uống kháng sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe cho biết kháng sinh không hề có tác dụng trong việc tiêu diệt vi rút, chúng ta chỉ cần dùng đến kháng sinh khi có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn .
Đối với những trường hợp trẻ có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn chẳng hạn như mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch nên cho bé uống các loại thuốc có tác dụng gây ức chế hệ miễn dịch như Corticoid… thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên cho bé sử dụng thuốc một cách bừa bãi, để đảm bảo an toàn các mẹ nên cho bé đến các cơ sở y tế chuyên nhi khoa để bác sĩ thăm khám tình trạng bệnh cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, khi xuất hiện triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em các mẹ cần cho bé kiêng gió, kiêng nước và không tiếp xúc với nơi đông người cho đến khi bác sĩ kết luận chắc chắn bé có bị mắc quai bị hay không.
Hy vọng rằng những chia sẻ về cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em mà evatoday vừa chia sẻ sẽ giúp các bé mau khỏi bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp này các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguồn: Báo EVa
Biến Chứng Của Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em
Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.
Quai bị do virus paramyxovirus gây nên.
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.
Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
Biến chứng nguy hiểm
Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Cha mẹ cần lưu ý:
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:
– Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
– Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
– Cho trẻ uống nhiều nước
– Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
– Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
– Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Quai Bị
Theo các BS, bệnh viêm tuyến nước bọt, tuyến mang tai (dân gian quen gọi là bệnh quai bị) làm một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân.
Quai bị tưởng nhầm… bị nhọt
PGS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại khoa Nhi, thời gian gần đây mỗi ngày khámcho khoảng 5-10 cháu mắc bệnh quai bị, tuy nhiên bệnh này vẫn chưa có thuốc đặctrị. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên,đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5,6 tuổi.
Quai bị là một bệnh nhẹ, thời gian ủ bệnh từ 17-28 ngày, một tuần sau tự khỏi. “Những ngày đầu trẻ chỉ hơi sốt, sau đó sưng ở một bên mang tai, một hai hôm sau sưng cả hai. Thông thường trẻ chỉ cảm thấy hơi đau song cũng có trường hợp đau nặng không ăn uống được”.
Vốn là bệnh nhẹ, nên dân gianthường sử dụng một số phương pháp điều trị không gây hại như giã đậu xanh đắpvào, bôi dầu gấc… Tuy nhiên, PGS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, một số cha mẹthấy con bị quai bọ không đi khám mà mua miếng dán chữa quai bị hoặc dùng kimchâm, chọc rồi bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu… vô tìnhlàm nhiễm trùng, gây biến chứng.
Trường hợp chị Mơ (Khánh Thượng, Ba Vì) là một ví dụ điển hình. Vừa đưa cậu con trai 7 tuổi ra viện, chị mừng vui kể lại: Mới đầu cháu bị sưng bên má, sờ thấy hơi cứng. Cứ nghĩ cháu bị nhọt nên tôi liền khêu chỗ sưng và đắp búp táo cho tiêu. Thế nhưng chỗ sưng không xẹp mà sưng tấy, núng mủ.
Hai ngày sau, cháu xưng nốt cả má còn lại. Cháu sốt li bì, không ăn uống được. Cả nhà vội vàng đưa cháu đến viện, BS kết luận cháu bị quai bị, nguy hiểm hơn nơi tôi đắp lá cho cháu đã bị nhiễm trùng, không điều trị sớm có thể gây biến chứng.
Quai bị có thể gặp ở tất cả mọi người, nhưng thường gặp ở trẻ em nam nên nhiều phụ nữ thường chủ quan không cho rằng mình có thể bị quai bị. Vì thế, đã có những trường hợp đau lòng xảy ra. Chị Lê Thanh M. (35 tuổi, Hà Đông) vốn hiếm muộn, lấy chồng gần 10 năm mới có thai. Mang thai đến tháng thứ 2, sau một đêm ngủ dậy chị thấy một bên má mình sưng nhẹ, ửng đỏ nhưng không thấy đau.
Cứ nghĩ có thể do mình nằmn ghiêng một bên nên mới bị đỏ, hơn nữa, chỗ sưng cũng không đau nên chị bỏ qua.”Đến ngày thứ 4, tôi thấy bên má kia cũng có dấu hiệu tương tự như bên đã bị.Chưa kịp đến viện khám quai bị thì bụng tôi đau dữ dội và rồi tôi không còn giữđược cái thai trong bụng nữa”. Chị M. nghẹn ngào nói.
Quai bị có thể biến chứng gây viêm tinh hoàn ở nam giới
Theo BS. Nguyễn Văn Lộc, nguyênPGĐ BV TƯ, tuy tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10.000 trường hợp mắc) nhưngnếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên làviêm não – màng não. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 25%, xảy ravào ngày thứ 3 – 10 sau khi viêm tuyến mang tai với các triệu chứng sốt cao,nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giốngsốt bại liệt.
Tuy nhiên, diễn biến của viêm não – màng não quai bị thường lành tính, ít để lại di chứng sau khi hết bệnh. Thứhai là viêm tinh hoàn. Biến chứng này hiếm gặp ở các trẻ em nhỏ trước tuổi dậythì hoặc người lớn trên 50 tuổi, khoảng 20-30% các trường hợp gặp ở trẻ em traitrong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai.
Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, dịch hoàn sưng to và đau nhức. Tình trạng này kéo dài khoảng 3-7 ngày thì giảm bớt, khoảng 30% có thể đưa đến teo tinh hoàn nhưng tỷ lệ gây vô sinh chỉ khoảng 13% mà thôi.
Ngoài ra, một số biến chứng hiếm gặp khác như viêm tụy cấp có thể tạo thành các nang giả ở tụy tạng: Viêm buồngtrứng với biểu hiện đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinhhoàn ở nam; đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị, có thể gây sảy thai nếu nhiễm trong ba tháng đầu của thai kỳ, sinh non hoặc thai chết lưu nếu nhiễmtrong ba tháng cuối của thai kỳ.
PGS Dũng khuyến cáo, các bậc phụ huynh nếu thấy con mình sưng ở má nên đi khám. Với trường hợp bị quai bị khôngbiến chứng thì nên nằm nghỉ, trẻ còn đi học nên cho nghỉ học. Đắp ấm vùng tuyến mang tai nhằm giảm những cơn đau, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức. Chú ý vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị quai bị nên biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nên tiêm phòng vắcxin.
(Theo SKĐS)
Biến chứng quai bị dẫn tới viêm tinh hoàn có cách nào điều trị?
Có rất nhiều trường hợp nam giới bị quai bị không điều trị kịp thời dẫn tới biến chứng viêm tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Trong quá trình điều trị Phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn đã gặp không ít trường hợp như thế. Trường hợp của anh Võ Công Danh là một ví dụ. Anh Danh bị quai bị từ nhỏ, gây biến chứng xuống tinh hoàn. Khi lập gia đình mãi vẫn chưa có tin vui. Đi kiểm tra tinh hoàn có biểu hiện teo nhỏ, không quan sát thấy tinh trùng trong tinh dịch. Anh Danh gần như mất hết hy vọng cho tới khi lấy thuốc ở Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn (số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng). Sự kiên trì của anh cuối cùng đã có kết quả. Sau khi điều trị từ không có tinh trùng, anh đi kiểm tra đã có tinh trùng, và càng điều trị số lượng tinh trùng càng tăng lên. Vợ anh đã có thai tự nhiên.
Hay như trường hợp không có tinh trùng do biến chứng quai bị của anh Nguyễn Văn Nhân 1983. Địa chỉ: Khối 15 phường Khánh Xuân Tp Buôn Ma Thuật tỉnh Đăk Lăk đã vô cùng hạnh phúc khi được làm cha.
Lấy vợ 1 năm nay chưa có con lần nào. Khám tây y vô tinh ko có tinh trùng, tiền sử 1 năm trước có bị quai bị biến chứng xuống tinh hoàn. Siêu âm 2 tinh hoàn cấu trúc ko đồng nhất, tinh hoàn bên phải nhỏ hơn bên trái, có biểu hiện teo tinh hoàn. Xét nghiệm nội tiết chỉ số FSH =33,65 cao hơn bình thường ( 1,5 – 13,5 ). Tinh dịch loãng.
Anh Nhân nghe tin Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn đã điều trị cho nhiều bệnh nhân không có tinh trùng có kết quả tốt nên anh có gọi điện về phòng khám (18006834) để đặt thuốc điều trị. Sau khi điều trị 4 liệu trình thuốc (80 thang thuốc + thuốc sinh tinh ích tủy) anh Nhân thấy đau tinh hoàn dữ dội, tinh hoàn tức và đau không chịu được (tinh hoàn không nóng, không sưng, không đỏ. Đi kiểm tra tây y không tìm ra bệnh. Lúc này kiểm tra tinh dịch đồ vẫn không có tinh trùng.
Được sự tư vấn, động viên từ các thầy thuốc của Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn anh Nhân tiếp tục lấy thuốc điều trị. Sau khi tiếp tục điều trị 5 liệu trình thuốc nữa anh Nhân đi kiểm tra lại thì đã có tinh trùng trong tinh dịch. Tỷ lệ tinh trùng sống là 30%, trong đó tiến tới nhanh là 5%. Anh Nhân không dấu nổi niềm vui mừng hạnh phúc vì đã có cơ hội được làm cha.
Và còn rất nhiều bệnh nhân khác không may bị biến chứng quai bị xuống tinh hoàn, gây viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn không có tinh trùng, nhưng sau thời gian điều trị đã có kết quả tốt.
Nam giới không may rơi vào trường hợp trên có thể liên hệ với Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn theo số Hotline: 18006834 – miễn cước để được tư vấn.
Chế độ ăn tốt cho bệnh quai bị
Người mắc quai bị nên ăn gì cho nhanh khỏi? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra vì khi mắc quai bị chúng ta thường phải kiêng khem khá nhiều thứ, vừa để nhanh khỏi, vừa không để lại biến chứng nguy hiểm.
Bệnh quai bị, nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh quai bị là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến người bệnh.
Chữa quai bị bằng bài thuốc đông y
Bệnh quai bị thuộc phạm vi chứng ôn độc trong Đông y. Y học hiện đại gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị.
Cáchphòng tránh và điều trị bệnh quai bị
Bệnh quai bị là một trong những bệnh lây truyền, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào. Nếu không biết cách điều trị và phòng tránh bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng sưng tinh hoàn sau quai bị
Em 30 tuổi, mắc quai bị 2 bên mang tai dẫn đếnbiến chứng làm chotinh hoàn rất to.
Sau 3 tuần khám vàđiều trị tại bệnh viện, em đã hết sưng tinh hoàn nhưng vẫn còn đau thốn rất khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị
Em năm nay 23 tuổi. Mấy hôm nay tự dưng 2 bên má gần mang tai có triệu chứng sưng, nhìn thì không phát hiện được, sờ mới cảm thấy bị sưng.
Châm cứu chữa quai bị
Đông y trị quai bị
Phòng tránh bệnh quai bị
Trị quai bị bằng những bài thuốc đơn giản
Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
Bài thuốc chữa bệnh quai bị
Quai bị chữa như thế nào?
Quai bị ảnh hưởng đến tinh hoàn
Chữa quai bị bằng thảo dược
Bệnh Quai Bị Ở Trẻ, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Bệnh quai bị ở trẻ em thường nhẹ hơn so với ở người lớn. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách thì cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh quai bị hiện chưa có thuốc điều trị, song bạn hoàn toàn có thể bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này bằng cách tiêm chủng ngừa vắc xin MMR. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh bằng việc chăm con đúng cách.
Tìm hiểu bệnh quai bị
Quai bị là một loại bệnh gây ra bởi virus, gây sưng đau ở tuyến nước bọt, còn gọi là tuyến mang tai. Bệnh thường lây qua đường tiếp xúc thông thường khi trong không khí có virus gây bệnh.
Virus gây bệnh quai bị có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ở tuyến nước bọt mang tai. Những tuyến này nằm ở 2 bên trước tai và dưới gò má, tức là vùng nằm giữa tai và hàm. Khi mắc bệnh quai bị, tuyến nước bọt sẽ sưng và rất đau.
Quai bị là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới cho đến khi vắc xin quai bị được tìm ra vào năm 1967. Người từng mắc bệnh này hiếm khi nào mắc lại lần hai vì sau lần mắc đầu tiên, cơ thể sẽ tạo kháng thể bảo vệ suốt đời. Có nhiều dạng nhiễm trùng khác gây sưng tuyến nước bọt nên nhiều cha mẹ hay lầm tưởng rằng bé bị mắc quai bị lần nữa.
1. Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em thường xuất hiện trong khoảng 2 tuần sau khi trẻ nhiễm virus. Những triệu chứng này rất giống với cảm cúm, như:
Trong vài ngày tiếp theo, bé sẽ sốt cao khoảng 39°C và sưng tuyến nước bọt. Khi sưng tuyến nước bọt, bé có nguy cơ truyền virus cho người khác qua tiếp xúc thông thường. Tuyến nước bọt sẽ sưng và đau định kì hoặc khi vị giác bị kích thích.
Hầu hết các bé mắc bệnh đều có biểu hiện của việc nhiễm virus gây bệnh nhưng cũng có những bé có rất ít hoặc không có triệu chứng nào. Khoảng một phần ba trẻ sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng biểu hiện bệnh rất nhẹ.
Virus quai bị rất dễ lây lan. Chúng theo những giọt dịch nhỏ xíu từ miệng và mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho, thậm chí là khi cười và truyền trực tiếp qua người tiếp xúc. Ngoài ra virus còn có thể lây qua việc sử dụng khăn hoặc ly nước chung.
Người mắc quai bị thường dễ lây cho người khác, đặc biệt là từ 1 – 2 ngày trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên đến tận 6 ngày sau khi hết bệnh. Nếu con bạn bị quai bị, hãy giữ bé tránh xa những người khác, nhất là từ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho đến khi bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm và ngược lại. Người nhiễm virus quai bị có thể không có bất kì triệu chứng nào.
2. Những biến chứng của bệnh quai bị
Biến chứng của bệnh quai bị tương đối hiếm, nhưng nếu không được điều trị đúng, biến chứng sẽ trở nên rất trầm trọng. Bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt ở mang tai mà còn có thể gây viêm nhiễm những bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não và hệ sinh sản.
Bệnh quai bị thường nhẹ ở trẻ em, nhưng đôi khi các biến chứng có thể xảy ra. Tuy các biến chứng nghiêm trọng thường hiếm gặp song có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành.
Các biến chứng thường thấy của bệnh bao gồm:
Nếu mắc bệnh khi còn nhỏ, trẻ có thể bị điếc, tỷ lệ trẻ gặp biến chứng này là 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh.
Quai bị có thể tấn công hệ thống thần kinh trung ương, gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh từ quai bị thường gặp hơn ở người lớn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.
Bệnh quai bị có thể gây ra viêm màng tinh hoàn ở 4 trong số 10 bé trai và nam giới trưởng thành. Bệnh này phổ biến hơn sau tuổi dậy thì và có thể gây đau trong một vài tuần kèm triệu chứng sưng, đau, buồn nôn, nôn và sốt. Viêm tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh quai bị thông qua việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cho trẻ làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch lấy từ mũi hoặc cổ họng để việc chẩn đoán chính xác hơn.
3. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ
Chăm sóc khi trẻ bị quai bị
Vì quai bị là một loại virus gây ra nên kháng sinh hoặc các loại thuốc sẽ vô hiệu. Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em là giúp bé điều trị triệu chứng để con cảm thấy dễ chịu hơn:
Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ khi mệt
Không cho bé tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là trẻ em và trẻ sơ sinh.
Dùng thuốc giảm đau, ví dụ như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt. Lưu ý: không cho trẻ uống ASA (axit acetylsalicylic).
Dùng túi đá chườm mang tai
Uống nhiều nước, bù dịch
Ăn thức ăn nhẹ như súp, sữa chua và những loại thực phẩm không cần nhai (động tác nhai có thể khiến bé thấy đau vì tuyến nước bọt đang sưng)
Không dùng các loại thức ăn và nước uống chứa axit.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ
Bệnh quai bị ở trẻ em có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Vắc xin quai bị là một phần trong loại vắc xin tích hợp sởi – quai bị – rubella (MMR) thường được tiêm ngừa cho bé từ 12 – 15 tháng tuổi. Liều thứ 2 của vắc xin MMR sẽ tiêm khi bé được 4 – 6 tuổi.
Đôi khi loại vắc xin này sẽ được tiêm mà không cần tuân theo lịch tiêm chủng. Nguyên do là vì trong trường hợp khi bùng nổ bệnh sởi, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm một liều vắc xin MMR bổ sung khi bé trong độ tuổi từ 1 – 4 tuổi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để biết được thông tin mới nhất.
Nếu mắc bệnh quai bị, bé sẽ thường phục hồi sau khoảng 10 – 12 ngày. Một tuần sau tuyến nước bọt sẽ không còn sưng, nhưng thường thì hai tuyến nước bọt hai bên mang tai sẽ sưng khác thời điểm, nên sẽ có tuyến hết sưng trước và tuyến hết sưng sau.
Hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nếu:
Bé sốt hơn 3 ngày
Tuyến nước bọt sưng kéo dài hơn 7 ngày (trong nhiều trường hợp, bên mang tai còn lại sẽ sưng sau một hai ngày)
Bé có biểu hiện sưng, đau đớn hơn.
Bé có hành vi và biểu hiện thể chất không bình thường
Bị co giật
Bỏ ăn, uống
Có biểu hiện mất nước.
4. Một số kiêng kị khi trẻ bị quai bị
Cũng như nhiều căn bệnh khác, ngoài việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng bệnh bạn cần biết trẻ bị quai bị cần kiêng gì trong quá trình điều trị. Khi mới phát hiện, bệnh cần được chữa trị kịp thời và có chế độ kiêng hợp lý để không gây biến chứng nguy hiểm.
Một số kiêng kỵ cần thiết
Khi phát hiện trẻ bị quai bị cần cho nghỉ học ở trường, cách ly trong phòng riêng. Người nhà khi tiếp xúc với trẻ nên mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Hạn chế cho trẻ tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch.
Kiêng gió, kiêng nước lạnh để tránh bệnh nặng hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trẻ cần kiêng tắm. Cơ thể sạch sẽ, triệt tiêu các vi khuẩn, vi trùng. Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ và tắm nhanh hơn bình thường, không nên ngâm mình trong bồn quá lâu.
Đồ chua khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to hơn và có thể gây biến chứng. Cóc, me, sấu, dưa chua… không dành cho những trẻ bị quai bị. Đồ nếp cũng gây ra tình trạng tương tự.
Tuy nhiên, không phải tất cả những thực phẩm chua đều không tốt. Cam và chanh rất giàu vitamin C – cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, nếu mỗi ngày uống một ly nước cam thì thời gian chữa bệnh có thể rút ngắn lại 1/3.
Theo thói quen, nhiều gia đình sử dụng một số mẹo dân gian để trị bệnh cho trẻ. Có thể áp dụng với nhiều bệnh tuy nhiên với quai bị tuyệt đối không dùng các loại thuốc dân gian đắp, bôi lên chỗ đau để tránh nhiễm trùng, viêm, sưng.
Những loại thực phẩm nên cho trẻ ăn:
Trong thời gian bị bệnh, khoang miệng của trẻ bị ảnh hưởng khá nhiều, việc nhai, nuốt cũng như hấp thụ các thức ăn cứng rất khó. Bạn nên lựa chọn phương thức chế biến món ăn thành cháo, súp hoặc canh để trẻ dễ hấp thu hơn. Chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày, theo dõi. Nên ăn nhiều cháo, ăn làm nhiều bữa, xem khả năng tiêu hoá để điều chỉnh ăn uống. Khi trẻ đỡ bệnh chuyển qua thức ăn mềm.
Sốt gây mất nước và cộng với trẻ mệt sẽ lười uống nước vì vậy trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Ngoài ra cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.
Các loại đỗ đen, đỗ xanh thường được biết bến với các món chè, cháo đặc trưng, có tác dụng như một bài thuốc thiên nhiên giúp cơ thể nhanh chóng chiến thắng bệnh. Bạn cũng có thể nấu nước uống hằng ngày cho trẻ bằng hai loại đỗ này. Chỉ cần rửa sạch, để ráo nước, cho đỗ vào rang vàng, phơi sương, cất vào tủ lạnh dùng dần.
Cách dùng: cho đậu vào nước, đun sôi khoảng 10 phút, lấy nước để nguội uống dần.
Cũng như nước, các loại rau và trái cây cần có trong khẩu phần ăn của trẻ trong thời gian bị bệnh. Rau cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý:
Đắp khăn ướt để hạ sốt nhanh hơn
Sau khi trẻ khỏi bệnh nên cách ly 5-7 ngày để đảm bảo không lây nhiễm
Tăng cường nghỉ ngơi và tránh vận động cường độ mạnh
Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng, tránh vi khuẩn.
214 views
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chữa Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Ngăn Ngừa Biến Chứng Nguy Hiểm trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!