Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Sao Cho An Toàn Nhất? mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi là biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc nhiều nhất hiện nay.
Để tìm hiểu về cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em thì các bậc phụ huynh cần phải biết được đâu là triệu chứng gây bệnh, để từ đó đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em
– Trẻ sốt cao đến 39 độ.
– Ban đêm trẻ quấy khóc bắt mẹ phải bế trên tay.
– Trẻ có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn.
– Hai hốc mũi sung huyết đỏ và ứa đọng nhiều dịch.
– Nếu trẻ đang bú có hiện tượng bỏ bú và khóc thét lên, trẻ hay nôn trớ, gầy và sút cân.
Thông thường, trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày thì có dấu hiệu thuyên giảm nhưng hiện tượng “khò khè khó thở” còn kéo dài thêm vài ngày nữa. Tuy nhiên, nếu thời tiết vẫn có sự biến chuyển, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ vẫn tiếp tục tái phát nếu nếu mẹ không có cách phòng và chữa trị hiệu quả.
Cách chữa trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Để chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em, trước tiên mẹ cần phải vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, giúp loại bỏ được dịch mũi, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ ở mũi gây viêm nhiễm, tạo sự thông thoáng ở niêm mạc mũi giúp trẻ dễ thở hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cần phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ qua các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hoặc các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng đường hô hấp trên cho trẻ như:Immune Alpha, Colostrum ( sữa non), FOS ( chất xơ hòa tan), Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Kẽm, DHA giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện.
Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em, có thể do khói bụi, chất lạ, chất hóa học, nhiễm trùng do vi khuẩn,…hoặc do cơ địa dị ứng với phấn hoa và một số loại thức ăn như sữa, đồ hải sản. Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng thường khiến trẻ mệt mỏi, khóc quấy,…
Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng ở trẻ em đa số cũng tương đối giống với người trưởng thành. Tuy nhiên, do hệ thống xoang của trẻ chưa có sự phát triển hoàn thiện nên việc phát hiện, nắm rõ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có gặp chút khó khăn.
Trẻ có biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, đau mỏi chân tay, nặng đầu, có thể bị sốt, khoảng 39 o C. Do mệt mỏi nên ban ngày trẻ không muốn chơi, nằm lịm, ban ngày thì quấy khóc đòi nằm trong lòng bố mẹ.
Đối với trẻ em sơ sinh, mũi dễ bị tắc, nghẹ do lỗ mũi của trẻ rất nhỏ lại chưa biết, chưa quên thở bằng miệng nên rất khó thở, quấy khóc, xuất hiện hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Trẻ bị nghẹ mũi, khó thở nên gặp khó khăn trong việc bú sữa mẹ, vì khi bú sữa trẻ không thể thở được.
Hiện tượng hai hốc mũi ứ đọng nhiều dịch và sung huyết đỏ. Trẻ có thể bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tóp người đi. Nhìn trẻ trông rất đáng thương.
Hiện tượng chảy nước mũi thường gặp ở tất cả các bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng, nước mũi chảy giàn giụa, có màu trong. Niêm mạc của trẻ bị viêm dẫn tới phù nề, khiến trẻ bị tắc, nghẹt mũi thường xuyên.
Viêm mũi dị ứng kéo dài trong khoảng từ 3- 5 ngày thì triệu chứng sẽ có sự thuyên giảm dần rồi khỏi. Tuy nhiên, triệu chứng tiêu chảy và nôn ở trẻ còn kéo dài thêm hai ngày nữa.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, áp xe thành sau họng, viêm phế quản phế viêm.
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em
Dùng hành tây để chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ. Cách làm như sau: lấy 200g hành tây rửa sạch, cho vào cối đá, tiếp đó cho thêm một thìa nước sôi nữa vào cối rồi giã nát, chắt lọc lấy dung dịch để nhỏ mũi. Mỗi ngày bạn nhỏ khoảng 3 lần, cứ làm như vậy sẽ thấy triệu chứng giảm đáng kể.
Bạn cũng có thể dùng thuốc nam để chữa viêm mũi dị ứng do thời tiết gây nên. Lấy một gừng đem rửa sạch rồi cắt lắt thành từng miếng, thêm 20g tô diệp rửa sạch rồi để chung cả hai vào ấm sắc rồi đem nấu với nửa lít nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước mật gừng tươi (3og), bèo cái tươi (100- 120g). Ta rửa sạch 2 thứ trên rồi đem giã nát, hòa với nước, lọc lấy khoảng 150 – 200ml nước cốt. Sau đó trộn đều nước cốt này với khoảng 20g mật ong rồi đun sôi. Mỗi ngày uống 3 lần, uống với nước ấm, và nên uống lức đói sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng gây nên do trẻ bị nhiễm khuẩn, vì thế để điều trị tốt viêm mũi dị ứng cần giữ cho môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ thân thể, răng miệng để loại sạch tác nhân gây bệnh.
Trẻ thường hay lấy tay để ngoáy mũi, hành động này vô tình đã làm cho vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ gây viêm nhiễm. Cho nên, cần giáo dục cho trẻ hạn chế thói quen xấu này.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ có thể ảnh hưởng tới khả năng phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng. Khi trẻ thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể suy yếu sẽ không có khả năng chống lại bệnh tật, vi khuẩn nên rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý đến việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Một số loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho trẻ như: rau xanh, quả tươi giàu vitamin A,C; các loại thịt giàu kẽm; và các loại thực phẩm giàu omega 3.
Bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh để tránh tình trạng trẻ bị lạnh do thời tiết. Cần giữ ấm cho cơ thể, nhất là ngực, nên tránh nơi gió lùa.
Rửa mũi cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi ra đường, sau khi chơi đùa, nghịch ngợ,…với mục đích loại sạch vi khuẩn, bụi bẩn, đất cát dính trong mũi của trẻ. Nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi đều có tác dụng loại bỏ dị vật ra khỏi mũi rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chống viêm cực kỳ tốt.
Trong mùa động lạnh như ở miền Bắc, không khí khô khiến trẻ rất dễ bị viêm mũi, cho nên cha mẹ nên dùng máy giữ ẩm để tạo độ ẩm vừa phải cho không khí, tránh cho không khí quá khô không có lợi cho hô hấp của trẻ.
Để tránh việc dị ứng với phấn hoa, lông thú, ta không nên trồng hoa xung quanh không nên nuôi thú trong nhà. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng thì không nên ăn những thức ăn dễ gây kích ứng như trứng, sữa, hải sản.
Viêm Mũi Và Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em
Thường mỗi khi tới dịp gần tết là trẻ em rất hay bị các bệnh về đường hô hấp, mà thường nhất là cứ sụt sịt sổ mũi hoài. Lại có nhiều bé thì mỗi sáng ngủ dậy cũng hắt hơi vài chục cái, rồi nước mũi bắt đầu chảy ra như sông như suối. Lại có một số bé thì khi hít phải bụi, khói thuốc lá, khói nhang lại bắt đầu nghẹt mũi, chảy nước mũi. Tất cả những dấu hiệu đó là triệu chứng của một tình trạng viêm mũi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem viêm mũi là gì và có phải viêm mũi nào cũng là do dị ứng, và làm thế nào khi con em chúng ta bị viêm mũi.
1. Khi nào gọi là viêm mũi
Viêm mũi thường sẽ bắt đầu bằng triệu chứng như hắt hơi liên tục, ngứa mũi, rồi sau đó là sổ mũi nước trong (Hình 1), nặng hơn là nghẹt mũi. Đó là các triệu chứng của tình trạng viêm mũi. Triệu chứng viêm mũi cũng rất thường hay đi chung với tình trạng ngứa mắt, chảy nước mắt mà BS hay gọi và viêm kết mạc đáp ứng với tình trạng viêm mũi.
2. Tại sao em bé bị viêm mũi?
Bên trong khoang mũi chúng ta được lót bằng 1 lớp niêm mạc, trong lớp đó có rất nhiều mạch máu và các tế bào tiết chấy nhầy, đồng thời cũng có các tế bào miễn dịch nằm bên dưới. Khi có một tác nhân kích thích tế bào niêm mạc, hoặc một tác nhân dị ứng kích thích tế bào miễn dịch, các tế bào này sẽ sản sinh ra các chất làm cho mạch máu trong niêm mạc mũi dãn ra, làm niêm mạc mũi sưng lên, gây nghẹt mũi. Các chất đó cũng làm cho tế bào niêm mạc tiết ra rất nhiều chất nhầy và trong gây nên tình trạng chảy mũi hay sổ mũi. Đồng thời, cũng do tác dụng của các chất đó làm cho chúng ta có cảm giác ngứa mũi nên phải hắt hơi nhiều lần.
3. Những nguyên nhân nào thường gặp gây ra tình trạng viêm mũi.
Như vậy, dựa theo cơ chế ở trên mà viêm mũi được chia ra thành viêm mũi không dị ứng và viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi không dị ứng là do các yếu tố kích thích từ môi trường như khói thuốc lá, khói nhang, khói đốt, bụi, mùi nồng mạnh như nước hoa, hoặc các yếu tố về khí hậu như nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, ngoài ra nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây viêm mũi thường gặp và trong trường hợp đó, em bé sẽ có thêm các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, đau họng… Nếu tình trạng trên kèm với sốt cao, nước mũi có màu vàng hoặc xanh, thì có thể là tình trạng viêm mũi – xoang do vi trùng, và cần điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Ở trẻ lớn thì viêm mũi còn có thể xảy ra khi bé ăn và đặc biệt là khi ăn thức ăn cay, hoặc có thể do thay đổi nội tiết tố trong các chu kỳ kinh nguyện ở những bé gái đã dậy thì. Các nguyên nhân gây viêm mũi không dị ứng này rất dễ nhận biết và thường không cần một xét nghiệm đặc hiệu nào để xác định nguyên nhân.
Viêm mũi dị ứng gây ra bởi các yếu tố dị ứng trong môi trường mà hằng ngày chúng ta hít phải. Các tác nhân như mạt bụi nhà, nấm mốc, con gián, lông thú nuôi, các hạt phấn nhỏ của các loại hoa, các loại cỏ dại là các nguyên nhân thường gây ra viêm mũi (Hình 2). Một số loại dị ứng nguyên xuất hiện nhiều hơn trong các mùa đặc biệt, ví dụ như mạt nhà, nấm mốc, con gián thường có nhiều vào mùa hè nhiều mưa, ẩm, còn phấn hoa, phấn cỏ thì thường tăng lên vào cuối năm, gần Tết. Điều này giải thích tại sao triệu chứng viêm mũi dị ứng của các bé có thể nặng lên vào một số dịp trong năm. Các dị nguyên này rất nhỏ trong không khí và rất khó để chúng ta xác định được chính xác loại dị nguyên nào gây ra tình trạng viêm mũi của em bé, vì thế các BS sẽ có các xét nghiệm dị ứng đặc biệt để giúp bố mẹ tìm ra nguyên nhân.
4. Các xét nghiệm nào có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng?
Đối với các bé bị viêm mũi mà bố mẹ không rõ nguyên nhân, thì thường là các tình trạng viêm mũi dị ứng. Khi đến gặp BS, bé sẽ được làm test lẩy da, tức là nhỏ các giọt chiết xuất dị ứng nguyên thường gặp lên da của bé và xem loại nào khiến da em bé phản ứng thì đó rất có thể là nguyên nhân gây viêm mũi. Ngoài ra, có thể làm một xét nghiệm khác là xác định một loại kháng thể đặc hiệu trong máu của em bé, kháng lại với dị ứng nguyên của môi trường. Các xét nghiệm này cần phải đưa bé tới bệnh viện. Nếu bố mẹ quá bận rộn hoặc lo ngại vấn đề quá tải của các bệnh viện thì có thể sử dụng các dịch vụ lấy màu và làm xét nghiệm tại nhà.
5. Chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng có quan trọng không?
Chẩn đoán đúng và điều trị viêm mũi dị ứng tích cực là rất quan trọng vì các lý do sau đây:
– Triệu chứng viêm mũi khiến các bé khó chịu, mất ngủ, làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến việc khám phá thế giới xung quanh cũng như khả năng học tập.
– Viêm mũi nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, khi đó điều trị sẽ vất vả hơn.
– Trẻ bị viêm mũi dị ứng cũng có thể có những bệnh lý dị ứng khác như hen suyễn, hay viêm da cơ địa (chàm thể tạng). Các nghiên cứu đều cho thấy 40-50% trẻ bị viêm mũi dị ứng có kèm với hen, và 80% trẻ em bị hen suyễn có kèm theo viêm mũi dị ứng. Điều này khiến chúng ta suy nghĩ, có khi nào em bé không chỉ có viêm mũi dị ứng, mà còn có kèm theo hen suyễn, viêm da cơ địa mà chúng ta chưa biết hay không?
Như vậy khi em bé có triệu chứng viêm mũi kéo dài mà bố mẹ không rõ nguyên nhân thì nên đưa bé đến gặp một bác sĩ chuyên gia về nhi khoa, hoặc dị ứng để em bé được khám kỹ lưỡng, tầm soát các bệnh lý dị ứng khác có thể đồng mắc và để bé được điều trị thật đúng và đầy đủ.
6. Khi bé bị viêm mũi, có thể xịt các loại thuốc mua ở các tiệm thuốc tây hay không?
Có rất nhiều loại thuốc bán không kê toa có thể giúp giảm nhẹ tình trạng viêm mũi cho bé. Tuy nhiên, khi sử dụng bố mẹ nên chú ý một số điều sau:
– Một số loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi có chứa Oxymethazoline hoặc Xylomethazoline chỉ có thể xài ngắn hạn khoảng 3-5 ngày mà thôi, nếu xài kéo dài sẽ dẫn tình trạng phản ứng dội là nghẹt mũi nặng them. Việc xài các loại thuốc này cũng chỉ dành cho các bé thường là trên 6 tuổi. Bố mẹ nhớ hỏi kỹ dược sĩ về thông tin sử dụng khi mua thuốc cho bé.
– Một số loại thuốc xịt mũi có chứa corticoid, đây là loại thuốc chính để điều trị viêm mũi, tuy nhiên, cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để không bị tác dụng phụ và hiệu quả tốt nhất
– Khi sử dụng các dụng cụ xịt mũi, các đầu xịt phải hướng ra phía ngoài để tránh làm tổn thương vách mũi. Vì mục đích để thuốc tác dụng lên niêm mạc mũi, nên khi xịt thuốc nên cho bé ngồi ở trạng thái đầu hơi cúi ra trước, tránh ngửa cổ ra sau để tránh thuốc chảy ra sau họng.
– Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí tại các Tp lớn như TpHCM ngày một tăng, và các chất ô nhiễm khi đọng lại trên niêm mạc mũi cũng là tác nhân làm nặng hơn tình trạng viêm mũi. Do đó việc rửa mũi mỗi ngày ít nhất một lần cho các bé lớn vừa giúp tẩy sạch các chất ô nhiễm trong không khí, và cũng giúp rửa sạch các chất kích thích hay dị ứng nguyên gây viêm mũi. Có rất nhiều sản phẩm rửa mũi và mỗi sản phẩm có tính năng riêng của nó. Nước muối đẳng trương là loại dung dịch thông thường dùng để rửa mũi, nước muối ưu trương với nồng độ cao hơn giúp giảm nghẹt mũi tạm thời, nước muối có bổ sung mangan giúp giảm tình trạng chảy mũi và viêm mũi, phù hợp với viêm mũi dị ứng, và nước nước chứa đồng giúp sát khuẩn niêm mạc mũi cho các trường hợp viêm mũi xoang nhiễm trùng (Hình 3).
Như vậy, tóm lại các bố mẹ cần nhớ các điều sau đây:
1. Viêm mũi biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy mũi, nghẹt mũi, có thể kèm ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt.
2. Viêm mũi có thể do các chất kích thích hoặc có thể do dị ứng với loại dị nguyên nào đó.
3. Cần phải chẩn đoán đúng loại viêm mũi, và điều trị thích hợp để tránh diễn tiến thành các bệnh hô hấp khác, và để không ảnh hưởng đến khả năng học tập, sinh hoạt của bé
4. Khi bé bị viêm mũi cấp, có thể điều trị tạm thời 3-5 ngày nếu không khỏi thì nhất định phải đưa bé đến khám các BS có chuyên ngành Nhi, tai mũi họng hoặc dị ứng để được điều trị thích hợp
Tài liệu tham khảo
1. Skoner DP. J Allergy Clin Immunol 2001; 108:S2-S8
2. Peroni GD, et al. Clin Exp Allergy 2003; 33:1349-1354
3. Fireman P. J Allergy Clin Immunol 2000; 105:S616-S621
4. Egan M, et al. J Fam Pract 2009; 58:29-32
5. Rabago D, Zgierska A. Am Fam Physician 2009; 80:1117-1119
6. Pham V, Sykes K, Wei J. Laryngoscope 2015; 124:1000-1007
TS.BS. Phạm Lê Duy Chuyên ngành Dị Ứng – Miễn Dịch Lâm Sàng
Bộ môn Sinh Lý – Sinh Lý Bệnh Miễn Dịch, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Mách Mẹ Cách Chữa Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Và Trẻ Nhỏ
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em rất dễ mắc phải lại khó chữa trị, điều trị không đúng cách và kịp thời bệnh sẽ gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.
Hiện tượng viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Nếu chẳng may con trẻ mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể thể hiện ra bên ngoài. Cho nên, cha mẹ nên hết sức lưu ý để có thể phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ thăm khám kịp thời. Một số biểu hiện biểu hiện trẻ em bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên cảnh giác như sau:
Trẻ bị ngứa mũi, ngứa mắt: Một trong những triệu chứng đầu tiên rất dễ nhận biết bệnh ở trẻ đó là trẻ bị ngứa mũi và mắt. Trẻ có triệu chứng bị ngứa từng cơn do dị nguyên hoặc cũng có thể ngứa do các yếu tố bảo vệ gây ra. Bên cạnh đó, lớp niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng nên gây ra hiện tượng hắt xì liên tục.
Chảy nước mũi, ngạt mũi: Hiện tượng này rất hay gặp ở trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng. Một khi bị viêm mũi dị ứng, tuyến chế tiết nằm sâu trong lớp biểu mô tăng khả năng sản xuất dẫn đến dịch tiết được điều tiết ra nhiều hơn mức bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi và gây nghẹt mũi
Trẻ bỏ bú: Song song với việc chảy nước mũi trẻ sẽ gặp phải triệu chứng khó chịu kèm theo đó là tình trạng nghẹt mũi. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, trẻ sẽ không thể thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng gây viêm họng, viêm thanh quản, ho. Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ chưa biết thở bằng miệng, ngạt mũi sẽ gây ra hiện tượng co kéo ở thượng đòn và thượng ức. Khi đó, hai hốc mũi trẻ sẽ bị ứ đọng nhiều dịch và sung huyết đỏ.Trẻ sẽ khó bú bởi vì mỗi lần ngậm vú trẻ thường bị ngạt thở dẫn đến tình trạng bỏ bú.
Ngoài các triệu chứng điển hình trên, trẻ em cũng có thể mắc phải các triệu chứng như sốt, người bứt rứt khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí có trường hợp trẻ bị tiêu chảy 2 – 3 ngày hoặc bị nôn ói. Bên cạnh đó, trẻ có thể có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể lã đi, đau họng và chảy nước mắt,…
Hướng dẫn cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em và trẻ nhỏ
Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả nhất, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ hỏi thăm cha mẹ về các triệu chứng lâm sàng ở trẻ và một số thông tin cần thiết để thuận lợi cho quá trình phát hiện và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh bằng cách dùng phương pháp test, kiểm tra dưới da. Với phương pháp này, bác sĩ chỉ cần đặt mẫu thử dưới da để xem phản ứng của da với chất đó như thế nào. Nếu tất cả các cách trên vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, trẻ có thể cần phải được kiểm tra máu hoặc kiểm tra IgE Rast để chẩn đoán bệnh.
Thuốc kháng Histamin H1: Histamin là hoạt chất trung gian gây dị ứng. Chính vì vậy, dùng thuốc kháng histamin để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra. Thuốc thường dùng trong trường hợp triệu chứng không xảy ra một cách thường xuyên và không kéo dài. Thuốc kháng histamin thế hệ 1 thường đi qua màng não nên gây buồn ngủ nhưng đối với thế hệ 2 và 3 đã có những cải tiến, ít đi qua màng não nên đỡ gây buồn ngủ.
Corticoid: Thuốc phát huy tác dụng tại chỗ chậm và thường kéo dài. Liều lượng thuốc thấp nên giảm thiểu tác dụng phụ toàn thân và điều đặc biệt thuốc an toàn khi sử dụng lâu dài. Đồng thời, thuốc còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
Thuốc kháng leucotrien: hoạt chất leucotrien là một trong những chất gây viêm trong dị ứng. Do đó, sử dụng thuốc kháng leucotrien là cách để chống lại hoạt chất này.
Liệu pháp trị liệu miễn dịch dưới lưỡi : Với biện pháp này người bệnh sẽ được đặt dưới lưỡi một loại thuốc trong đó có chứa hỗn hợp nhiều chất khác nhau, giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, tác dụng phụ của liệu pháp này là gây ngứa ở miệng, tai và họng.
Ngoài các loại thuốc này, một số dạng thuốc thông mũi cũng được bác sĩ chỉ định cha mẹ nên cho con sử dụng để chấm dứt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ chỉ sử dụng thuốc thôi vẫn chưa đủ mà điều cha mẹ cần làm song song đó là không cho con tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh từ môi trường bên ngoài như khói thuốc lá, nước hoa, phấn hoa, mạt nhà, nấm mốc, lông động vật,…
Các mẹo hay chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ
Bên cạnh việc dùng thuốc, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây để hỗ trợ chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ.
Các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ 0.09% để vệ sinh mũi cho con. Bên cạnh lợi ích của việc rửa mũi cho trẻ, bác sĩ Dũng cũng khuyên cha mẹ không nên rửa mũi cho con quá nhiều lần trong ngày, nhất là khi con không có dấu hiệu mắc bệnh. Bởi cơ chế làm sạch mũi ở trẻ con và người lớn thường giống nhau, cho nên khi rửa mũi nhiều sẽ làm chất nhầy tự nhiên trong mũi mất đi và dẫn đến hiện tượng khô niêm mạc mũi. Lúc này, mũi rất dễ bị tổn thương do tác nhân bên ngoài tấn công.
2/ Hút dịch mũi cho trẻ
Bác sĩ Dũng cho biết, trẻ khi bị bệnh viêm mũi dị ứng thường xuyên bị chảy nước mũi và ngạt mũi do chất nhầy khô lại và bám dính trong hốc mũi. Do đó, nếu thấy con trẻ xuất hiện những biểu hiện này, cha mẹ nên hút dịch mũi để hốc mũi thông thoáng, tạo cảm giác dễ chịu cho con trẻ. Cha mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành hút mũi cho con, tránh trường hợp nhiễm khuẩn khiến bệnh tình thêm nặng.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ?
Giữ gìn vệ sinh nhà sạch sẽ, thường xuyên hút bụi, giặt mền, gối, ga trải nệm.
Loại bỏ những dụng cụ, vật dụng, đồ đạc không sử dụng và nghi ngờ là mối nghi gây dị ứng cho con.
Giữ ấm cơ thể cho con trẻ khi thời tiết chuyển sang lạnh, nhất là vùng cổ, vùng ngực, mũi và tay, chân.
Bên cạnh đó, cha mẹ không nên cho trẻ tắm nước lạnh, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Bởi đây chính là thời điểm sức đề kháng của cơ thể yếu và rất dễ bị cảm lạnh.
Không cho trẻ hít phải luồng hơi khí lạnh. Nếu nhà có máy điều hòa, cha mẹ nên chỉnh nhiệt độ điều hòa thấp hơn nhiệt độ thường từ 2 đến 3 độ. Tránh không cho hơi gió máy lạnh chiếu thẳng tới trẻ, tránh làm khô niêm mạc ở trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và tạo điều kiện cho dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn, tránh tồn đọng và gây viêm nhiễm.
Bảo vệ mũi con trẻ tránh khỏi tác nhân ô nhiễm và gây dị ứng bằng cách đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài.
Ngoài ra, cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học cho con, bổ sung nhiều rau xanh và tăng cường vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
BTV: Hạ Thiên
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Sao Cho An Toàn Nhất? trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!