Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Phân Biệt Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sốt rét và sốt xuất huyết đều do muỗi đốt gây nên, với các triệu chứng ban đầu gần giống nhau. Để tránh bị nhầm lẫn, bạn cần biết cách phân biệt hai bệnh này.
Sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau thế nào?
Sốt xuất huyết lây truyền thông qua muỗi Aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi vằn). Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu, tiểu cầu trong máu. Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau 4-13 ngày. Muỗi sốt xuất huyết ưa đốt người trong ánh sáng ban ngày.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những cách phát hiện trùng sốt rét trong cơ thể
Triệu chứng của sốt rét và sốt xuất huyết
Mặc dù cả hai đều là bệnh do muỗi truyền nhiễm, nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn có sự khác nhau.
Triệu chứng sốt rét
Những thay đổi của cơ thể khi nhiễm sốt rét bao gồm:
Trong thời gian sốt rét, các tế bào hồng cầu chết nhanh chóng. Lúc này, lá lách không thể sản xuất đủ hồng cầu cho cơ thể, do đó dẫn đến suy nội tạng.
Do những thay đổi trong lá lách nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở bụng bên trái, luôn trong trạng thái no và dễ bị mệt mỏi.
Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể lên tới 40oC.
Triệu chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết cũng gây ra các triệu chứng tương tự sốt rét như sốt cao, mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên, chúng cũng có các triệu chứng khác:
Đau ở sau mắt
Viêm các tuyến trong cơ thể
Phát ban
Chảy máu chân răng
Chảy máu cam hoặc bầm tím khắp cơ thể
Sốt xuất huyết làm giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân là do virus sốt xuất huyết làm hỏng tủy xương của người bệnh (tủy xương là trung tâm sản xuất tiểu cầu chính).
Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết điển hình là đau đầu dữ dội đi kèm với cơn đau nhói ở khắp cơ thể.
Cách điều trị của sốt rét và sốt xuất huyết
Đây là một số loại thuốc được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong chữa trị bệnh sốt rét:
Thuốc quinine, chloroquin: Dùng để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét có trong hồng cầu của người bệnh.
Thuốc Primaquine: Dùng để tiêu diệt giao bào của ký sinh trùng. Loại thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc người có tiểu sử bị thiếu G6PD.
Các loại thuốc kháng sinh: Kháng sinh doxycycline và clindamycin thường được dùng phối hợp với quinine sulfat trong trường hợp sử dụng quinine không đem lại hiệu quả.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Điều trị sốt rét tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên
Cách điều trị sốt xuất huyết
Sốt rét có thể được điều trị bằng thuốc. Trong khi đó, người ta vẫn chưa tìm ra cách để tiêu diệt virus sốt xuất huyết. Việc điều trị sốt xuất huyết chủ yếu chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh như sốt cao, đau xương khớp…
Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý
Uống nhiều nước
Kết hợp sử dụng paracetamol giúp giảm đau và hạ sốt. Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc aspirin, ibuprofen và naproxen để giảm đau vì sẽ khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, truyền dịch cho bệnh nhân để ngăn ngừa mất nước nặng.
Cách phòng bệnh chủ yếu cho cả bệnh sốt rét và sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi đốt.
Môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh là điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển, do đó mỗi người cần có ý thức vệ sinh sạch sẽ môi trường nơi mình sinh sống.
Khi ngủ nên mắc màn để không bị muỗi đốt, dùng bình xịt côn trùng để loại bỏ muỗi.
Mặc các loại trang phục có màu sáng và che kín da thay vì quần áo tối màu, tránh tạo sự thu hút cho muỗi.
Nếu phát hiện những biểu hiện của bệnh, cần đến bệnh viện thăm khám để được chữa trị kịp thời.
Phân Biệt Triệu Chứng Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết
Ở Việt Nam, có rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau của 2 bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Điều này vừa gây nguy hiểm cho bệnh nhân vừa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà các bác sĩ điều trị có thể nhận ra sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết sao cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất.
Mặc dù hai bệnh chuyên khoa này đều bị lây nhiễm bởi vết muỗi cắn cũng như là vật truyền bệnh có virut nhưng nguyên nhân thực sự gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết lại được phân biệt khá rõ rệt. Cụ thể nguyên nhân gây bệnh như sau:
Với bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi nhiễm Aedes aegypti. Chỉ cần một vết cắn của muỗi này thì bạn đã bị chẩn đoán mắc bệnh. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là bệnh sốt xuất huyết bị lây truyền bệnh nếu muỗi cắn chứa mầm bệnh của một người nhiễm bệnh và sau đó lây sang những người khác. Bác sĩ lý giải thói quen sinh hoạt của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày. Các gia đình có con nhỏ nên đặc biệt chú ý để mắc màn cho các bé tránh muỗi tấn công sẽ cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong khá cao.
Với bệnh Sốt rét: Nguyên nhân cũng do vết cắn của muỗi nhưng đây là muỗi cái Anopheles. Chính vì phương thức lây lan của bệnh này qua vết cắn của một con muỗi cái Anopheles khác với bệnh sốt xuất huyết. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là muỗi gây sốt rét thường tấn công vào ban đêm còn muỗi sốt xuất huyết lại tấn công vào ban ngày. Chính điều này là nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét khác nhau.
Thời gian ủ bệnh sốt rét và sốt xuất huyết
Một trong những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác biệt nhất chính là thời gian ủ bệnh khác nhau. Cụ thể các bác sĩ điều trị phân biệt như sau:
Đối với bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết thì những triệu chứng sốt xuất huyết sẽ kéo dài và thời gian ủ bệnh khoảng 4- 5 ngày sau khi bị muỗi cắn.
Triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết
Bên cạnh nguyên nhân, thời gian ủ bệnh mà các bác sĩ điều trị còn dựa vào triệu chứng để có thể làm căn cứ để chẩn đoán sốt rét và sốt xuất huyết. Cụ thể những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau như sau:
Với Sốt xuất huyết: khi bệnh nhân đột ngột bị tấn công, triệu chứng đau đầu vẫn kéo dài một thời gian. Kèm theo đó cùng với đau xương. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có triệu chứng tự mất nhưng sẽ trở lại nếu như bệnh nhân bị phát ban, nổi mẩn ra bên ngoài.
Với Sốt rét: Bệnh nhân sẽ bị sốt trong thời gian ngắn hơn bệnh sốt xuất huyết nhưng có nhiều triệu chứng khác kèm theo như đau khớp, buồn nôn, đổ mồ hôi, thiếu máu… Khi bệnh trở lại thì bệnh nhân sẽ cảm thấy ớn lạnh, hơi hâm hâm nóng, đổ nhiều mồ hôi. Chính những điều trên là triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà bạn cần đặc biệt lưu ý, tránh nhầm lẫn.
Dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và tìm được hướng điều trị tốt nhất.
Sốt xuất huyết thì bạn có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng thông qua một quá trình hóa học như kiểm tra kháng nguyên và thử nghiệm. Còn bệnh sốt rét thì được kiểm tra bằng kính hiển vi.
Phân Biệt Sốt Xuất Huyết Với Sốt Phát Ban Và Sốt Siêu Vi
Sốt xuất huyết, sốt siêu vi và sốt phát ban có dấu hiệu ban đầu khá giống nhau. Tuy cùng có triệu chứng sốt, phát ban nhưng ba dạng sốt này lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc phân biệt sốt xuất huyết, sốt siêu vi và sốt phát ban có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, sốt siêu vi, sốt phát ban
– Sốt xuất huyết gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Biểu hiện sốt của bệnh sốt xuất huyết thường khiến người bệnh nhầm lẫn với sốt siêu vi còn biểu hiện xuất huyết thì khiến người bệnh nhầm lần với sốt phát ban.
Biểu hiện của sốt xuất huyết là sốt cao 39 – 40 độ C, bệnh kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh bị đau nhức hai bên thái dương và sau gáy, đau nhức hai bên hốc mắt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng ho khan, rát họng… đó người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng ho khan, rát họng. Ngoài ra, có thể nhận biết bệnh nhân bị sốt xuất huyế bằng việc quan sát hiện tượng xuất huyết dưới da, người bệnh có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, kinh nguyệt sớm hơn bình thường…
– Trong khi đó biểu hiện của sốt siêu vi là sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ cao từ 38 – 39 độ C, thậm chí có lúc là 40 – 41 độ C. Người bị sốt siêu vi thường chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, mắt đỏ, chảy nước mắt…
– Sốt xuất huyết có biểu hiện tương tự như sốt phát ban vì có những ban xuất hiện trên da. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách dùng tay căng da chỗ có ban đỏ, nếu ban đỏ mất đi là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là SXH.
Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi
Sốt siêu vi là trường hợp sốt do nhiễm các siêu vi trùng (virus) khác nhau. Sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Trong cuộc đời mỗi người, có thể bị 4 lần SXH do có 4 chủng virus gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus, trong đó virus đường hô hấp chiếm đa số, bao gồm: Virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, nhóm entervirus… Đây chính là lý do trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần trong đời.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị sốt siêu vi. Khi mắc sốt siêu vi, bệnh nhân sẽ được hạ sốt, khi cơ thể bị mất nước do sốt cao thì cần phải uống nhiều nước để bù mất nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước oresol hoặc hdrit. Sốt siêu vi dễ gây thành dịch nên khi bị sốt cần tránh chỗ đông người.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Trong trường hợp bị sốt xuất huyết, khi người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C, cần dùng thuốc hạ sốt. Nên dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của thầy thuốc. Không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin… vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết. Người bệnh không tự ý truyền dịch, nếu sốt cao không đỡ thì cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Với bệnh nhân sốt phát ban, khi phát hiện mắc bệnh cần được cách ly và chăm sóc cẩn thận. Bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước (tốt nhất là nên uống dung dịch oresol) và uống thêm nước ép hoa quả.
Phòng bệnh sốt phát ban như thế nào?
Một số loại sốt phát ban như sốt phát ban do sởi, sốt phát ban do rubella… có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Vaccine phòng sởi có thể được tiêm phòng khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bệnh rubella, quai bị và sởi có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm hai liều vaccine MMR (3 trong 1), liều thứ nhất khi trẻ được 12 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 – 6 tuổi.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Hiện sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng xách đậy kín tất cả các dụng chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể nước, giếng, chum, vại…) để diệt loăng quăng, bọ gậy… Để tránh muỗi đốt cần mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày…
Phòng bệnh sốt siêu vi
Phòng bệnh sốt siêu vi rất khó, các biện pháp phòng bệnh thường được khuyến cáo là tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo dinh dưỡng tốt. Khi trong môi trường làm việc hoặc khu dân cư có người bị bệnh thì cần nhanh chóng cách ly, hạn chế tiếp xúc… để tránh nguy cơ lây bệnh.
Phân Biệt Sốt Xuất Huyết Và Sốt Siêu Vi Ở Trẻ Em
Mặc dù dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi khá giống nhau, tuy nhiên bạn cần biết rằng đây là hai dạng sốt khác nhau và thật nguy hiểm nếu bạn không phân biệt được 2 dạng bệnh này.
Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em
1. Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi đơn giản nhất
Theo Thông tin y học mới nhất, sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể trở thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan từ người mắc bệnh sang người không mắc bệnh thông qua muỗi vằn – Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh sốt xuất huyết có hai thể chính là sốt xuất huyết dengue và sốt dengue chủ yếu xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm ở hầu hết các tỉnh và có thể bùng phát dịch lớn vào mùa mưa.
Triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi bắt đầu từ những cơn sốt cao 39 – 40 độ C liên tục kéo dài 2 – 7 ngày kèm theo ớn lạnh. Người bệnh sẽ cảm thất nhức đầu ở 2 bên thái dương và sau gáy, nhức 2 bên hốc mắt, ho khan, rát họng. Bên cạnh sốt cao, người bệnh còn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen (xuất huyết trong).
Là bệnh nguy hiểm nhưng hiện nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc trị và chưa có vaccin phòng bệnh. Do đó khi có những biểu hiện trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Sốt siêu vi là bệnh chuyên khoa chỉ những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu virus khác nhau. Không nguy hiểm như sốt xuất huyết, siêu vi rút có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Bệnh sốt siêu vi thường sốt theo cơn với mức nhiệt cao từ 38 – 39 độ C thậm chí có lúc 400C-410C. Điều này có thể thấy sốt xuất huyết và sốt siêu vi có triệu chứng sốt khá giống nhau. Khi bị sốt siêu vị, cơ thể có cảm giác đau mỏi, nhất là ở các cơ, nếu là trẻ nhỏ thì sẽ có hiện tượng quấy khó, hắt hơi, chảy mũi, họng đỏ, viêm long đường hô hấp thì có thể bạn đang mắc bệnh sốt siêu vi. Ngoài ra, các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Đồng thời, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng xuất hiện với các đặc điểm phân lỏng, chất nhầy và không có máu.
2. Cách chăm sóc bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt siêu vi
Mặc dù triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi những đặc điểm khác nhau nhưng cách chăm sóc của 2 bệnh này gần như nhau. Khi bị sốt cao do sốt xuất huyết, giảm sốt chính là việc đầu tiên bạn nên làm. Tuy nhiên bạn cần dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thấy thuốc và không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, ibuprofen và analgin, vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết. Ngoài ra, người mắc bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi cần được nghỉ ngơi ở nơ thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chật gây cản trở cho việc hạ sốt và chườm mát cho người người bệnh. Người bệnh nên uống nhiều nước để bù mất nước bằng nước lọc, nước hoa quả, nước oresol hoặc hydrit. Đồ ăn cần loãng, bổ dưỡng và dễ tiêu.
3. Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt siêu vi
Việc phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi đối với nhiều người còn nhiều khó khăn do chúng có quá nhiều điểm giống nhau tuy nhiên không vì thế mà lơ là. Bởi chính lơ là của mình mà bạn có thể khiến bệnh trở nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe của mình.
Mặc dù hiện nay 2 căn bệnh trên chưa có thuốc đặc trị nhưng chúng có thể phòng ngừa bắt đầu từ việc ngủ nằm mùng, vệ sinh đồ vật chứa nước đọng, vệ sinh bụi rậm quanh nơi sinh sống để muỗi không có nơi sinh sản. Ngoài ra, bạn có thể phun thuốc trừ muỗi định kỳ để giảm lượng muỗi phát triển và dịch bệnh lây lan.
Có thể thấy rằng bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi là những căn bệnh nguy hiểm cần ý thức cảnh giác cao của người dân trong việc phòng tránh cũng như cách chăm sóc người bệnh khi dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên khi bệnh xảy ra, bạn cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để phòng ngừa nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Phân Biệt Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!