Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Giải thích từ ngữ chuyên môn
1.1. Chăm sóc người bệnh trong bệnh việnBao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.
1.2. Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh tại nhà có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng.
1.3. Phiếu chăm sóc là phiếu ghi diễn biến bệnh của người bệnh và những can thiệp điều dưỡng do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện.
1.5. Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
1.6. Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
2. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
2.1. Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.
2.2. Dịch vụ chăm sóc người bệnh, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.
2.3. Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.
Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh
3.1. Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.
3.2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.
4.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.
4.2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.
4.3. Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.
4.4 Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.
5. Chăm sóc vệ sinh cá nhân
5.1. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.
5.2. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:
a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;
b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.
Chăm sóc dinh dưỡng
6.1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.
6.2. Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
6.3. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.
6.4. Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.
7.2. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
8.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.
8.2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:
a) Hoàn thiện thủ tục hành chính;
b) Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;
c) Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.
8.3. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.
Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:
9.1. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
9.2. Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.
9.3. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.
9.4. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
9.5. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.
9.6. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
9.7. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.
9.8. Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.
Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong
10.1. Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.
10.2. Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.
10.3. Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.
10.4. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.
Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
11.1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
11.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.
11.3. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
11.4. Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.
12.1. Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.
12.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.
12.3. Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.
12.4. Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.
12.5. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh.
13.1. Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.
13.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.
13.3. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
14.1. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác.
14.2. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.
b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;
c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
14.3. Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình phân công chăm sóc sau đây:
a) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.
b) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
c) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
d) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
Trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh
16.1. Thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảo hộ phục vụ công tác chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
16.2. Phương tiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh.
16.3. Mỗi khoa lâm sàng có ít nhất một buồng thủ thuật, một buồng cách ly và một buồng xử lý dụng cụ được thiết kế đúng quy cách và có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
16.4. Phòng nhân viên, phòng trực, phòng vệ sinh và các điều kiện làm việc, phục vụ sinh hoạt khác cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
17.1. Căn cứ vào thực tế, bệnh viện bố trí hộ lý trợ giúp chăm sóc để thực hiện các chăm sóc thông thường cho người bệnh.
17.2. Hộ lý trợ giúp chăm sóc phải:
a) Có chứng chỉ đào tạo theo Chương trình đào tạo hộ lý được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
b) Tuyệt đối không được làm các thủ thuật chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC
Chăm Sóc Người Bệnh Quai Bị
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus quai bị gây nên có tên Paramyxovirus. Virus quai bị có ái tính đặc biệt với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng), tụy tạng và hệ thần kinh. Bệnh thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Sau khi bị bệnh tạo được miễn dịch bền vững suốt đời.
Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp bằng đường hô hấp qua giọt nước bọt từ người bệnh sang người lành do hắt hoi, ho, nói chuyện,…
Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Trong thời gian ủ bệnh, virus nhân lên ở đường hô hấp trên và các hạch lympho. Sau khi vào máu gây nhiễm virus huyết lần đầu, virus đi tiếp đến các tổ chức địch, thường là tuyến nước bọt, mang tai, tuyến sinh dục, màng não.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Thời kỳ ủ bệnh: từ 14-21 ngày.
Thời kỳ khởi phát
Trong vòng 12-48 giờ có biểu hiện lâm sàng:
Thời kỳ toàn phát
Kéo dài 7-8 ngày biểu hiện lâm sàng:
Sưng và đau tuyến nước bọt mang tai, vùng da chồ sưng căng bóng lên, nhưng màu sắc không đỏ.
Ống Stenon ở phía trong má phù nề, đỏ tấy nhưng không có mủ.
Sốt cao đối với thanh thiếu niên, trẻ em sốt nhẹ.
Hạch góc hàm, trước tai sưng to và đau, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, chảy máu cam.
Thời kỳ hồi phục
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, người bệnh hết sốt, các triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi hẳn.
Viêm tinh hoàn
Thường gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì, đã trưởng thành về sinh dục.
Viêm buồng trứng
Thường gặp ở phụ nữ đã quá tuổi dậy thì.
Biểu hiện sốt, đau và nổi cục di động ở 2 bên vùng hố chậu, người bệnh có rong huyết.
Viêm tụy
Bệnh thường xảy ra ở tuần thứ 2 (ngày 4-10).
Biến chứng hệ thần kinh
Viêm màng não do quai bị
Có hội chứng màng não, trẻ nhỏ có thể có thóp phồng và nôn.
Viêm não do quai bị:
Sốt cao đột ngột, rét run, mệt mỏi, nhức đầu mất ngủ.
Khám có rối loạn tri giác, và các biểu hiện của tổn thương thần kinh trung ương như co giật, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não…
Bệnh tiên lượng nặng, khỏi có thể để lại di chứng về tâm thần, vận động: rối loạn hành vi, động kinh, điếc, cấm khẩu,…
Biến chứng khác
Viêm tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú.
Viêm cơ tim thoáng qua.
Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi hay gặp ở trẻ em.
Xuất huyết giảm tiểu cầu.
Viêm đa khớp.
Sưng tuyến nước bọt mang tai
Cách ly người bệnh tối thiểu 2 tuần.
Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.
Dùng thuốc an thần, giảm đau, hạ nhiệt, chòm nóng vùng sưng.
Ăn lỏng.
Vệ sinh răng miệng.
Bài thuốc đông y: đậu xanh 30g, tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp vào vùng sưng, hoặc dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng.
Viêm tinh hoàn
Các thuốc này dùng từ 5-7 ngày, chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm chứ không hạn chế được khả năng teo tinh hoàn.
Viêm màng não
Truyền dung dịch Manitol để giảm áp lực nội sọ.
Nằm nghỉ tuyệt đối.
Giảm đau chống viêm.
Dùng corticoids pha với dung dịch glucose 5% truyền tĩnh mạch.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Công thức máu.
Men Amylase máu.
Men Lipase.
Đường máu và đường niệu.
Dịch não tủy.
Phân lập virus.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH QUAI BỊ
Nhận định
Hỏi bệnh
Sốt ngày thứ mấy, nhiệt độ cao nhất? có rét run.
Đau họng, nuốt có đau?
Đau 2 bên mang tai, đau trước lỗ tai, khó há miệng.
Mệt mỏi, đau đầu, ngủ kém?
Có đau nhói vùng tinh hoàn (nam giới) không?
Đau và nổi cục di động ở 2 hố chậu (nữ giới) không?
Có đau vùng thượng vị, nôn, chán ăn, đi ngoài phân lỏng?
Có biểu hiện co giật, yếu/liệt chi?
Thăm khám thể chất
Dấu hiệu sinh tồn: kiểm tra nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở,…
Khi có biến loạn sẽ biểu hiện:
Nhiệt độ: thường sốt cao liên tục 39- trên 39° c, rét run.
Mạch nhanh theo tuổi.
Huyết áp có thể bình thường, hoặc tụt huyết áp (ở giai đoạn sốc).
Nhịp thở nhanh theo tuổi.
Hô hấp: đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở, tím tái môi và đầu chi, nếu có điều kiện thì đo SpCb
Trường hợp biến chứng suy hô hấp có các triệu chứng sau:
+ Co kéo cơ hô hấp.
+ Ho, khò khè, khó thở.
+ Tím tái.
+ SpO2 < 92% với khí trời.
Tuần hoàn: kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp Khi có sốt cao
Thần kinh: ý thức tỉnh táo tiếp xúc tốt, vận động?
Khi có biểu hiện biến chứng viêm màng não:
Khám họng: họng có đỏ, có đau?
Da và niêm mạc: Xét nghiệm cận lâm sàng:
Các xét nghiệm cần làm:
Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường, trường hợp viêm tinh hoàn, bạch cầu tăng.
Amylase: thường tăng.
Men Lipase: tăng trong viêm tụy.
Đường máu, đường niệu: có thể tăng.
Dịch não tủy: biểu hiện kiểu viêm màng não nước trong.
Siêu âm, X-quang.
Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh quai bị
Hạ sốt cho người bệnh, duy trì nhiệt độ ở mức độ ổn định tránh sốt cao co giật
Chăm sóc
xếp cách ly người bệnh buồng riêng, thoáng, hướng dẫn người bệnh đeo khẩu trang, nghỉ ngơi tại giường đặc biệt trong giai đoạn sôt.
Đo nhiệt độ theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.
Nới rộng quần áo, chăn.
Hạ sốt cho người bệnh: chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm.
Thực hiện thuốc hạ sốt bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch khi sốt cao theo ylệnh.
Khuyên người bệnh uống nhiều nước.
Theo dõi
Nhiệt độ, mạch, huyết áp 30 phút, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần tùy tình trạng mỗi người bệnh, 15- 30 phút đối với người bệnh sau dùng thuốc hạ sốt.
Giảm đau, giảm viêm cho người bệnh
Chăm sóc
Thực hiện y lệnh thuốc an thần, giảm đau paracetamol, Analgin, aspirin, thuốc giảm viêm như corticoides (sau khi ăn).
Chườm vùng sưng, hoặc có thể sừ dụng thuốc Đông y: đậu xanh 30g tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp vào chỗ sưng hoặc dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chồ sưng.
Vệ sinh răng miệng, mũi, họng.
Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại, mặc quần lót chật đối với quai bị biến chứng viêm tinh hoàn.
Nằm nghỉ tuyệt đối đối với trường hợp biến chứng viêm màng não.
Đảm bảo thông khí cho người bệnh
Chăm sóc
Cho người bệnh thở ô xy khi có khó thở hoặc suy hô hấp.
Chuẩn bị dụng cụ, máy thở, bóng ambu hỗ trợ bác sỹ đặt NKQ đối người bệnh có biến chứng viêm màng não, hôn mê.
Theo dõi
Nhịp thở, kiểu thờ, tình trạng tím tái, SpO2, SaO2.
Theo dõi người bệnh thở máy (nếu có).
Theo dõi tình trạng tuần hoàn của người bệnh
Chăm sóc
Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.
Chuẩn bị thuốc, dịch truyền, thuốc nâng huyết áp (khi cần) thực hiện theo chỉ định của bác sỹ.
Theo dõi
Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần tùy tình trạng mỗi người bệnh.
Theo dõi các biến chứng
Tổn thương thần kinh:
Viêm màng não.
Viêm não.
Tổn thương thần kinh sọ.
Theo dõi: tri giác, ý thức của người bệnh tỉnh hay lơ mơ,… đánh giá điểm Glasgovv.
+ Quai bị trong thai nghén.
+ Viêm buồng trứng.
+ Viêm cơ tim.
+ Viêm tuyến giáp.
Dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân
Chăm sóc
Nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, tránh bội nhiễm, giúp người bệnh ăn ngon miệng.
Vệ sinh thân thể hàng ngày, lau người, lau mồ hôi bằng nước ấm đặc biệt đối với người bệnh sau hạ sốt.
Đắp ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau.
Mặc quần lót nâng tinh hoàn, giảm căng và đau nhức.
Cho người bệnh ăn thức ăn dễ nuốt, tránh thức ăn lạnh, nóng, chưa làm cho người bệnh khó chịu.
Thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu giàu năng lượng.
Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh người nhà người bệnh
Người bệnh đeo khẩu trang.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau đi khi vệ sinh hoặc sờ vào các vật dụng.
Nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại.
Mặc quần lót chật.
Uống nhiều nước, ăn mềm.
Hướng dẫn cách phát hiện các dấu hiệu biến chứng: đau nhói vùng tinh hoàn, đau quanh 2 hố chậu (nữ), đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn, có biểu hiện li bì, hoặc mê sảng, yếu hoặc liệt chi báo ngay NVYT để xử trí kịp thời.
Người nhà người bệnh đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
Hướng dẫn người chưa mắc nên tiêm vaccin phòng bệnh quai bị.
Quy Trình Chăm Sóc Người Bệnh
Huyết áp cao là loại bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ở những người lớn tuổi. Huyết áp cao chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như: tai biến mạch máu não, đột quỵ…Vì vậy quy trình chăm sóc người bệnh huyết áp cao cần từng bước thực hiện để chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao.
Quy trình chăm sóc người bệnh huyết áp cao
Người bệnh có trong trạng thái lo lắng hay sợ hãi gì không? Ví dụ như người bệnh có biết mình bị cao huyết áp và khoảng thời gian bị tăng huyết áp? Có sử dụng thuốc điều trị huyết áp không? Đã bị liệt hay tay chân yếu chưa, có nhức đầu hay mất ngủ, có rối loạn tiêu hóa không…
Tình trạng đi tiểu: kiểm tra người bệnh số lượng và màu sắc nước tiểu.
Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay có bị hôn mê
Người bệnh tự đi lại được hay phải giúp đỡ.
Kiểm tra cân nặng bệnh nhân mập hay gầy để có thể điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho người bệnh.
Liệt kê các dấu hiệu khác.
Bạn nên đánh giá tình trạng bệnh và đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc được gặp bác sĩ kịp thời.
Để cho bệnh nhân được nghỉ ngơi
Cần cho bệnh nhân biết về tình trạng bệnh để có thể phối hợp cách ăn uống
Cho người bệnh ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
Khuyến khích bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Hướng dẫn và cùng với bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cho bệnh nhân đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh hoặc có thể làm các xét nghiệm cơ bản.
Tình trạng tăng huyết áp cũng như các biến chứng của tăng huyết áp là rất nguy hiểm nên để bệnh nhân ở trạng thái tâm lý ôn hào tránh đả kích.
Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.
Người bệnh cũng như gia đình phải nắm rõ được nguyên nhân, các yếu tố gây tăng hay giảm huyết áp cũng như cách phát hiện kịp thời các chứng tăng huyết áp, cách điều trị và theo dõi bệnh tình.
Đặc điểm ở người bệnh cao huyết áp là tiến triển kéo dài và nặng dần nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ để lại di chứng rất nặng hoặc tử vong do những biến chứng của bệnh.
Quy trình chăm sóc người bệnh cao huyết áp tại nhà
Cần cho người bệnh nghỉ ngơi nhiều, không nên làm việc năng, tránh để đầu óc căng thẳng lo lắng quá độ, nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội nhiều.
Động viên, trấn an bệnh nhân để an tâm điều trị.
Kiểm tra các vấn đề về tim, đặc biệt ở người cao huyết áp. Tùy theo trường hợp cụ thể có thể theo dõi từ 15 phút đến 2 giờ một lần.
Luôn giữ cơ thể người bệnh cao huyết áp ổn định ở nhiệt độ 37 độ C
Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều sinh tố, cân đối lượng muối dưới 5g, hạn chế đồ ăn mỡ và các chất béo động vật, kiêng rượu, bia, thuốc lá…
Tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân.
Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị kịp thời cho người bệnh,
Quy trình 5 bước chăm sóc người bệnh cao huyết áp tại nhà của Chăm sóc sức khỏe Tâm và Đức sẽ có thể giúp các bạn cải thiện tốt sức khỏe tốt cho người bệnh nhưng bạn cũng nên hết sức chú ý đến chế độ ăn uống (dinh dưỡng cho người bệnh) vì đó cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh mau khỏi bệnh, cũng như giúp người bị cao huyết áp tránh tăng huyết áp.
Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhàCơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhàMô hình chăm sóc sức khỏe tại nhàCách chăm sóc sức khỏe tại nhàDịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhàChăm sóc sức khỏe tại nhà là gìChăm sóc bệnh tại nhàDịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì
Chăm Sóc Người Bệnh Mắc Bệnh Giun Sán
Bệnh giun đũa là bệnh phổ biến, thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu nhưng có thể gây nhiều tai biến về nội khoa và ngoại khoa.
Nguyên nhân mắc bệnh
Do ăn phải các ấu trùng giun đũa ở rau sống, quả xanh, tay bẩn cầm vào thức ăn, thức ăn dính bụi hoặc ruồi nhặng bâu vào.
Triệu chứng có thể gặp
Giai đoạn ấu trùng (thường dễ bỏ qua):
+ Sốt: có khi sốt cao 39 – 49 o C, có khi chỉ sốt nhẹ.
+ Đôi khi có khó thở, nổi mày đay.
+ Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu ái toan tăng 20 – 40%.
+ Chụp X quang tim phổi: có hình ảnh thâm nhiễm phổi nhất thời, biến mất sau một tuần.
Giai đoạn giun trưởng thành: từ tuần thứ 3 sau khi nhiễm, có thể gặp các triệu chứng như:
+ Triệu chứng về tiêu hoá:
o Đau bụng vùng quanh rốn, đau có tính chất mơ hồ. o Buồn nôn, ăn chậm tiêu, hay chảy nước bọt, tiêu chảy.
+ Triệu chứng nhiễm độc:
o Khó ngủ, vật vã, sốt nhẹ. o Ngứa, phù quink, nổi mẩn đỏ ở da.
o Có thể giật cơ, vẻ mặt buồn bã, hoặc biểu hiện giống viêm màng não.
Biến chứng
Gây tắc ruột cơ giới do búi giun gây tắc hoặc gây xoắn hoặc gây lồng ruột.
Gây viêm nhiễm đường mật, tụy do giun chui vào ống mật, ống tụy.
Viêm ruột thừa do giun.
Thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc.
Giun chui ngược lên thực quản.
Điều trị
Theo dõi phát hiện các biến chứng để xử trí phù hợp.
Thuốc tẩy giun:
+ Mebendazon (vermox) 100 mg X 6 viên chia uống làm 3 lần vào mỗi buổi sáng.
+ Albendazon 400 mg uống 1 lần vào buổi sáng.
BỆNH GIUN MÓC
Bệnh giun móc là một bệnh mạn tính, do giun móc gây ra, phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh có biểu hiện ở đường tiêu hoá nhưng trầm trọng lại là thiếu máu nhược sắc do giun có khả năng làm mất khối lượng máu lớn.
Nguyên nhân mắc bệnh
Trứng giun móc theo phân ra ngoài ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành ấu trùng giun móc. Khi người lao động tiếp xúc với đất cát không có bảo hộ lao động ấu trùng chui qua da vào máu gây bệnh.
Triệu chứng và biến chứng
Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da:
+ Nổi mẩn nơi ấu trùng xâm nhập.
+ Ngứa, lặn ngay không để lại vết tích.
Giai đoạn ấu trùng xâm nhập vào phổi, khi lượng ấu trùng nhiều gây ra sốt, khó thở như gặp trong bệnh giun đũa.
Giai đoạn giun ở ống tiêu hoá:
+ Đau vùng thượng vị, đau thất thường, trướng bụng (biểu hiện viêm tá tràng nơi giun móc cư trú).
+ Tiêu chảy lúc đầu phân lỏng, sau có máu, xen kẽ với những đợt táo bón.
+ Các biểu hiện của thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt…
Điều trị
Chăm sóc người bệnh như trong chăm sóc người bệnh thiếu máu nói chung.
Thuốc tẩy giun: mebendazon 100 mg/ngày X 3 ngày.
Thuốc chống thiếu máu: sắt folic, ferrovit…
Truyền máu khi cần thiết.
BỆNH GIUN KIM
Bệnh giun kim là một bệnh phổ biến ở nước ta, dễ lây lan. Bệnh tuy nhẹ nhưng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ chung.
Nguyên nhân mắc bệnh
Do trứng giun kim dính vào tay rồi vào thức ăn, ăn phải trứng hoặc trứng bay lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào người qua đường hô hấp.
Triệu chứng và biến chứng
Ngứa hậu môn, thường về đêm, ngứa dữ dội, khám lúc ngứa thấy giun kim ở hậu môn.
Rối loạn tiêu hoá:
+ Đau bụng nhẹ từng cơn, không khu trú.
+ Chán ăn, đi ngoài phân lỏng, phân lẫn máu hoặc nhầy màu đỏ nâu, trong có nhiều giun kim.
+ Viêm ruột thừa vì giun chui vào.
+ Nghiến răng ban đêm.
+ Ngủ hay mê hoảng.
+ Hay buồn, cáu gắt.
+ Có thể có những cơn động kinh nhẹ.
Điều trị
Cần tiến hành tẩy giun cho cả nhà, cả tập thể.
Thuốc tẩy giun: mebendazon 100 mg X 2 viên/ngày X 3 ngày uống vào buổi sáng.
BỆNH GIUN CHỈ
Nguyên nhân mắc bệnh
Do muỗi truyền từ người bệnh sang người lành.
Âu trùng xuất hiện ở máu ngoại vi về ban đêm.
Bệnh phát sau khi có tỷ lệ nhất định ấu trùng giun chỉ.
Lâm sàng
Xuất hiện sau khi bị nhiễm ấu trùng 3 tháng.
Đau bộ phận sinh dục.
Viêm hạch cấp ở các chi.
Phù, phát ban.
Sưng hạch bẹn, nách, khuỷu.
Hạch sưng đỏ, đau, có khi chỉ nổi một cục rắn, trong hạch có nhiều giun chỉ.
Viêm bạch mạch nội tạng và ngoại biên:
+ Trong sâu: viêm màng bụng cấp.
+ Ngoại biên bạch mạch nở to vĩnh viễn và phù dưỡng chấp, nhất là bộ phận sinh dục.
Đi tiểu ra dưỡng chấp: nước tiểu trắng như nước vo gạo.
Phù chân voi: thường phù ở hai chân, dương vật.
Điều trị
Diệt ấu trùng giun chỉ: Banoxit 3 mg/kg/ ngày X 5 ngày liền.
Đi tiểu ra dưỡng chấp:
+ Rửa bàng quang, thông hút cục dưỡng chấp.
+ Phẫu thuật cắt bỏ thận.
MỘT SỐ BỆNH SÁN
Sán lá đường ruột
Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ nung bệnh khó xác định từ bao giờ, người bệnh có thể biểu hiện của thiếu máu.
Thời kỳ toàn phát:
+ Đau bụng, đau ran khắp bụng hoặc ở vùng tá tràng.
+ Tiêu chảy nhiều nước, soi phân thấy hồng cầu và thức ăn không tiêu.
+ Xét nghiệm có trứng sán trong phân.
Cách điều trị
Tẩy sán bằng tinh dầu giun, hạt cau.
Sán lá gan
Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt. Số lượng hồng cầu giảm.
Đau vùng gan âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau xuyên lên vai và ra sau lưng.
Gan to và đau. Vàng da. Cổ trướng.
Bụng trướng hơi, ợ hơi, ợ chua. Buồn nôn hoặc nôn.
Tiêu chảy xen kẽ với những đợt táo bón.
Bệnh kéo dài gây phù toàn thân.
Thuốc tẩy sán: Paraziquantel 25 mg/kg/ uống chia 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ, uống thuốc sau bữa ăn.
Bệnh sán lá phổi
Bệnh nhân ho nhiều về sáng, lúc đầu khạc đờm màu gỉ sắt, sau đờm có máu.
Bệnh kéo dài gây thiếu máu nặng.
Thuốc tẩy sán: emetin clohydrat.
Bệnh sán dây
Sán Tenia(sán dây ở lợn, ở bò, thân có nhiều đốt)
+ Chỉ có rối loạn tiêu hoá và sút cân.
+ Tìm thấy đốt sán ở trong phân.
Người già và trẻ em có thể thấy:
+ Ứa nước bọt, lợm giọng.
+ Nôn hoặc buồn nôn.
+ Tiêu chảy xen kẽ với những đợt táo bón.
+ Chán ăn, ăn vào có cảm giác đầy bụng, chậm tiêu.
+ Có cảm giác đau tức vùng thượng vị.
+ Rối loạn thần kinh: nhức đầu, cơn động kinh.
+ Dị ứng gây nổi mẩn ngứa ngoài da.
Sán Botrio cephalus
+ Mệt.
+ Da xanh, niêm mạc nhợt.
+ Đau vùng thượng vị.
+ Nôn.
+ Tiêu chảy.
Tẩy sán dây
Nguyên tắc:
Trước hôm uống thuốc tẩy ăn nhẹ.
Sau khi uống thuốc nên dùng thuốc xổ và nằm nghỉ để tránh nôn.
Khi đi ngoài không được rặn và phải kiểm tra để tìm đầu sán.
* Thuốc tẩy:
Niclosamid 500 mg X 4 viên. Sáng nhịn ăn uống 2 viên, sau 1 giờ uống 2 viên.
Paraziquantel viên 600 mg, uống liều duy nhất.
Nhận định chăm sóc
+ Có tiếp xúc với những nguồn có ấu trùng giun, sán không: thông qua nghề nghiệp, tập quán hoặc thói quen ăn uống, ăn các đồ ăn sống như rau sống, gỏi thịt, hải sản…?
+ Những dấu hiệu và triệu chứng cơ năng? Có từ bao giờ? Đã khám và điều trị gì chưa?
+ Có được dùng các thuốc tẩy giun, nếu có là loại gì? bao giờ?
+ Chú ý quan sát và thăm khám những biểu hiện về toàn trạng: thể tạng có gầy sút hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ em? Biểu hiện thiếu máu?
+ Thăm khám các bộ phận tìm các biến chứng.
Tham khảo các xét nghiệm, cận lâm sàng…
Lập kế hoạch chăm sóc
Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng.
Giảm các khó chịu, hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân khi dùng thuốc tẩy.
Giáo dục bệnh nhân cách phòng tái nhiễm bệnh.
Thực hiện chăm sóc
Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân
Chế độ ăn đủ calo, cân đối giữa các thành phần, chế biến đảm bảo vệ sinh.
Thay đổi cách chế biến thức ăn, chia thành nhiều bữa ăn, động viên bệnh nhân ăn hết khẩu phần.
Thực hiện y lệnh một số thuốc như vitamin B, C, viên sắt, axit folic.
Thực hiện y lệnh truyền máu tươi cùng nhóm với những trường hợp thiếu máu nhiều.
Phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng
Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu sinh tồn như: mạch, nhịp thở, huyết áp, thân nhiệt.
Hằng ngày phải chú ý những bất thường ở các cơ quan bộ phận của cơ thể như: tiêu hoá, hô hấp, thần kinh… Khi nghi ngờ có biến chứng phải kịp thời báo cáo bác sĩ để có thể xử lý kịp thời, nhất là những biến chứng thuộc về ngoại khoa.
Giảm các khó chịu, hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân khi dùng thuốc tẩy
Bệnh nhân dùng thuốc tẩy giun, sán có thể gặp một số khó chịu như buồn nôn, cần dặn bệnh nhân ăn nhẹ trước khi dùng thuốc. Khi dùng thuốc cần nằm nghỉ, hoạt động nhẹ nhàng.
Hướng dẫn bệnh nhân cách dùng thuốc theo đúng y lệnh về cách dùng, liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Cần chú ý theo dõi phân để biết kết quả dùng thuốc tẩy, một số trường hợp phải dùng thêm thuốc xổ để tăng hiệu quả.
Thực hiện y lệnh một số thuốc làm giảm triệu chứng như: thuốc chống nôn, chống ngứa, giảm đau và an thần…
Điều quan trọng để không bị mắc bệnh giun sán là phòng nhiễm ấu trùng vào cơ thể. Do đó giáo dục sức khoẻ, truyền thông sâu rộng trong cộng đồng là việc làm có hiệu quả nhất.
Giáo dục và thuyết phục người bệnh ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn.
+ Nên:
o Ăn chín.
o Uống sôi.
o Thức ăn phải được bảo quản sạch sẽ không để nhiễm bẩn.
o Định kỳ dùng thuốc tẩy giun 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần.
+ Không được:
o Ăn rau sống nhất là rau mọc dưới nước.
o Không ăn gỏi.
o Không dùng phân tươi để bón rau…
Quản lý tốt nguồn chất thải, dùng hố xí hợp vệ sinh.
Thường xuyên diệt ruồi, nhặng, muỗi, diệt ấu trùng ở ngoại cảnh. Có thói quen ngủ trong màn.
Khi làm việc phải có bảo hộ lao động phù hợp.
Đánh giá chăm sóc
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi: bệnh nhân giảm nhẹ hoặc hết các triệu chứng, không bị các biến chứng, biết cách phòng bệnh giun sán.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!