Cập nhật nội dung chi tiết về Đau Bụng Sau Khi Mổ U Nang Buồng Trứng Có Sao Không? mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều bệnh nhân lo lắng với triệu chứng đau bụng sau khi mổ u nang buồng trứng. Liệu đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm?Đau bụng dai dẳng sau mổ u nang buồng trứng là do đâu?
Sau mổ u nang buồng trứng, hầu như mọi bệnh nhân đều sẽ trải qua cảm giác đau bụng dù ít hay nhiều. Điều này tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật mà bệnh nhân đó áp dụng, cũng như quá trình chăm sóc hậu phẫu. Thông thường, với những ca mổ hở u nang buồng trứng thì bệnh nhân sẽ đau nhiều và đau kéo dài hơn so với những ca mổ bằng kĩ thuật nội soi.
Tuy vậy biểu hiện này thường không đáng ngại, vì đa phần cơn đau sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần (với mổ nội soi thì cảm giác đau sẽ thuyên giảm nhanh hơn). Để kiểm soát cơn đau, bác sĩ cũng có thể kê thêm cho bệnh nhân một đơn kháng sinh giảm đau để kiểm soát triệu chứng này.
Trong trường hợp, cơn đau kéo dài thành từng đợt và không biến mất sau 1 tuần, ngay cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau, thì có thể nghi ngờ đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm sau mổ.
Vết mổ bị nhiễm trùng, hoại tử:
Vết khâu bị viêm nhiễm là biến chứng rất hay gặp ở những ca mổ vùng bụng. Lý do chủ yếu gây ra biến chứng này là từ việc chăm sóc, vệ sinh vết mổ hằng ngày cho bệnh nhân chưa đảm bảo khoa học và đúng quy trình. Từ đó, các loại vi khuẩn như là Strep, Staph hay Clostridia sẽ tấn công vào vùng tổn thương và gây nên nhiễm trùng.
Với những ca phẫu thuật hiện nay bao gồm cả mổ nội soi và mổ hở, thì các chuyên gia y tế thường chỉ định thuốc kháng sinh với mục đích dự phòng nhiễm trùng trước và sau phẫu thuật. Vì thế, vết mổ bị nhiễm trùng chủ yếu là do những trường hợp vệ sinh vết mổ kém.
Những dấu hiệu dễ nhận biết khi vết mổ bị nhiễm trùng, hoại tử đó là:
Cảm giác đau đớn ở vết thương tăng dần
Vết mổ lan rộng hơn, sưng đỏ, nóng
Vết mủ chảy dịch, sùi bọt, có mùi hôi thối khó ngửi
Vết mổ chảy máu
Có thể nổi hạch lạ ở gần vị trí vết mổ hoặc ở nách hay bẹn
Những trường hợp nguy kịch còn có thêm các dấu hiệu khác như: sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, nôn nao, hoa mắt, tim đập nhanh, rối loạn cảm xúc…
Nếu thấy những dấu hiệu này, người bệnh nên tới bệnh viện kiểm tra lại. Đừng bỏ qua, vì nếu điều trị chậm trễ, nhiễm trùng có thể lan sâu vào ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy vào tình trạng nhiễm trùng tại vết mổ, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp. Có thể bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm kháng sinh liều cao hoặc cần mổ lại lần 2 để điều trị biến chứng.
Chảy máu trong ổ bụng
Chảy máu trong có thể là do tổn thương mỏm cắt tại vị trí bóc tách u nang buồng trứng hoặc do những bệnh nhân có tiền sử rối loạn đông máu hay đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Chảy máu kéo dài trong ổ bụng gây ra một số triệu chứng như:
Đau quặn thắt vùng bụng
Buồn nôn, nôn mửa
Đầy bụng
Đại tiện ra phân tối màu
Chảy máu âm đạo, hay dịch âm đạo màu hồng
Nếu không phát hiện kịp thời biến chứng này, thì cơn đau và tình trạng chảy máu kéo dài sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể vì mất máu.
Tổn thương các cơ quan lân cận
Trong quá trình can thiệp phẫu thuật, các thao tác của bác sĩ có thể vô tình gây tổn thương tới những cơ quan xung quanh buồng trứng như là niệu quản, đại tràng, trực tràng…
Những cơ quan này bị tổn thương nên sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động thông thường. Bệnh nhân bị tổn thương trực tràng có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như là đầy bụng, táo bón, đau bụng, tiêu chảy…
Tắc ruột cũng là một trong những biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật ổ bụng, vùng viêm tắc có thể xảy ra tại một hay nhiều vị trí của đường ruột. Chất lỏng trong đường ruột không thể lưu thông khiến cho bệnh nhân gặp những cơn đau bụng quặn thắt thành từng cơn, kèm theo buồn nôn hay khó đại tiện.
Những lý do hi hữu có thể gây tắc ruột sau khi mổ u nang buồng trứng đó là do di vật bị mắc lại sau khi phẫu thuật gây ra các tổ chức xơ dính trong ổ bụng khiến cho ruột bị mắc vào gây xoắn và tắc nghẽn.
Nếu những bác sĩ thực hiện ca mổ u nang buồng trứng có trách nhiệm nghiệm, chuyên môn vững vàng thì có thể hạn chế được biến chứng này.
Một số triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp sau mổ u nang buồng trứng
Do ảnh hưởng của thuốc gây mê và khí CO2 đã bơm vào ổ bụng, nên sau khi tỉnh lại, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng như sau:
Những dấu hiệu này chủ yếu chỉ tồn tại khoảng 1 – 2 ngày đầu sau mổ. Bệnh nhân có thể khắc phục bằng thuốc giảm đau hay các biện pháp đơn giản như là chườm ấm vết thường, dùng băng vệ sinh sạch…Nếu một trong những dấu hiệu trện tiếp tục kéo dài, thì người bệnh nên báo lại cho bác sĩ để sớm phát hiện ra bất thường và xử lý kịp thời.
Làm cách nào để hạn chế đau bụng kéo dài và các biến chứng nguy hiểm sau mổ u nang buồng trứng?
Để hạn chế các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh thì trước và sau khi phẫu thuật, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Trước khi can thiệp phẫu thuật, cần thăm khám sức khỏe tổng quát theo yêu cầu của bác sĩ. Bạn cần phải thông báo chi tiết tình trạng sức khỏe bản thân hay đang sử dụng những loại thuốc gì trong thời gian gần đây.
Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác trong 5 ngày trước khi thực hiện ca mổ.
Cần ngưng các loại thuốc đang điều trị những bệnh trước đó theo chỉ định của bác sĩ đặc biệt là Aspirin
Nếu nhận thấy bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể chỉ định người đó dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật.
Trước mổ:
Về chế độ vận động: Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức hay quan hệ tình dục sau khi mổ. Người bệnh nên đi lại hết sức nhẹ nhàng nhất là 2 ngày đầu tiên.
Sau mổ:
Ăn thức ăn mềm lỏng như súp, cháo, canh, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hóa.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Uống thuốc (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ
Về chế độ ăn uống:
Vệ sinh vết mổ, thay bông băng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo, rửa tay thật sạch trước và sau khi chạm vào vết mổ
Không nên tắm bồn, ngâm vùng mổ trong nước trong 5 ngày sau mổ, không để xà phòng dính vào vết mổ
Tránh chèn ép, ma sát, đè nén làm ảnh hưởng tới vết mổ.
Tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có những dấu hiệu bất thường nghi bị nhiễm trùng sau mổ.
Về chăm sóc vết mổ:
Đau bụng kéo dài hay những triệu chứng bất thường khác sau phẫu thuật u nang buồng trứng không được bác sĩ cảnh báo từ trước thì đều là tình trạng nguy hiểm. Vì thế, bệnh nhân khi phát hiện ra nên chủ động đi khám lại để được xử lý kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng sau phẫu thuật.
Kết luận:
Vết Mổ U Nang Buồng Trứng
Bạn được chỉ định mổ u nang buồng trứng, Bên cạnh những lo lắng về điều trị thì không ít bạn sẽ muốn biết vết mổ sẽ như thế nào? Vị trí nào? Thực tế thì vị trí vết mổ u nang buồng trứng phụ thuộc vào phẫu thuật bạn được chỉ định: nội soi hay mổ hở. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại vết mổ, điều này cũng ảnh hưởng đến phục hồi sau mổ.
U nang buồng trứng- khi nào chỉ định mổ
Chỉ định mổ u nang buồng trứng là từ bác sĩ. Chỉ định này bác sĩ sẽ dựa trên quá trình theo dõi u nang, kích thước và tính chất khối u để đưa ra quyết định.
U nang buồng trứng có kích thước lớn hơn 5cm sẽ được bác sĩ cân nhắc mổ. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tình trạng bệnh cần được theo dõi kỹ trước khi quyết định phẫu thuật. Các chỉ định này bao gồm: bóc tách u nang, cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung. Tùy vào tính chất cấp thiết và nguyện vọng mong muốn mang thai của bệnh nhân mà cân nhắc. Yếu tố hàng đầu là đảm bảo sức khỏe của người bệnh.
Vết mổ hở u nang buồng trứng
Với chỉ định cắt tử cung thì phẫu thuật mổ hở được yêu cầu. Bác sĩ sẽ rạch ở phần bụng dưới nơi gần xương mu. Đôi khi vết mổ này cũng có thể thực hiện theo đường dọc kéo từ vùng trung tâm bụng xuống tới ngay phía trên xương mu. Tùy vào từng trường hợp mà lựa chọn khác nhau. Ví dụ, nếu khối u nang lớn, hay trường hợp lạc nội mạc tử cung, hoặc ung thư thì nhiều khả năng vết mổ dọc được chỉ định.
Trong trường hợp chỉ định cắt bỏ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện với vết mổ mở lớn để giúp quan sát tất cả các cơ quan vùng chậu của bạn. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một vết sẹo tương đối lớn trên bụng sau này.
Vết mổ ngang
Vết mổ ngang là vết được hướng tới nhiều hơn về tính thẩm mĩ. Vết ngang này chạy dọc theo chiều rộng của vùng lông mu và được che kín dễ hơn bởi đồ lót hay đồ bơi.
Vết mổ dọc thường chạy dọc từ rốn đến vùng xương mu nhưng đôi khi có thể rộng hơn một chút. Đặc biệt nếu bạn có tử cung lớn thì cần phải rạch lớn hơn. Và vị trí vết rạch dọc này nằm ở chính giữa bụng nên dễ lộ, khó che bằng đồ lót. Bạn sẽ không tự tin mặc bikini cho những kì nghỉ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn áo tắm loại một mảnh thay vì bikini.
Vết mổ nội soi u nang buồng trứng
Đối với vết mổ nội soi u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ rạch 3 hoặc 4 vết mổ nhỏ, một trong số đó nằm sát rốn. Những vết này nhỏ tầm 1-2 cm, đủ nhỏ để đưa dụng cụ phẫu thuật nội soi vào trong khoang bụng trong đó có máy ảnh nhỏ chuyên dụng của phẫu thuật nội soi.
Mổ nội soi có xu hướng lành nhanh hơn vết mổ hở, nhưng vẫn có vết sẹo nhỏ để lại.
Khâu vết mổ – Đóng ổ bụng
Bạn có thể có ít nhiều vết sẹo, rất rõ hay có thể được che đi. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây không chỉ tính thẩm mĩ của vết sẹo mà quan trọng là mức độ kĩ năng của bác sĩ phẫu thuật, khả năng chữa lành của chính cơ thể bạn, liệu vết mổ có bị nhiễm trùng hay không? Và các phương pháp đóng vết mổ sau phẫu thuật như nào?
Đối với các vết mổ hở u nang buồng trứng thì thường bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ khâu. Có chỉ khâu thường và chỉ tự tiêu. Chỉ khâu thường là chỉ cần phải cắt chỉ sau 7-10 ngày sau mổ. Chỉ tự tiêu thì sẽ không cần phải thao tác cắt chỉ mà sẽ tự tiêu trong vòng một đến hai tuần.
Thông thường với các vết thương trên bề mặt da, các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng loại chỉ thông thường để khâu và sau một thời gian sẽ cắt chỉ vì tỷ lệ để lại sẹo của loại chỉ này thấp hơn so với chỉ tự tiêu. Với các vết thương tại các cơ quan bên trong, chỉ tự tiêu luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Những vết thương lâu lành, cần nhiều thời gian để lành hẳn, nên dùng chỉ tự tiêu.
Rủi ro và biến chứng
Đôi khi, có thể có những biến chứng bất ngờ trong quá trình phẫu thuật. Và cả khi, mặc dù chăm sóc hậu phẫu tốt nhất, có thể có một số biến chứng trong giai đoạn phục hồi. Họ cần được điều trị riêng. Các biến chứng có thể kể tên như:
Chảy máu: Một mạch máu gần buồng trứng đang được phẫu thuật, có thể vô tình bị thương trong khi phẫu thuật có thể dẫn đến chảy máu. Máu tích tụ trong khung chậu cần phải được rút hết để nó không cản trở tầm nhìn của bác sĩ phẫu thuật. Nếu mất máu quá nhiều, truyền máu được thực hiện để bổ sung lượng máu đã mất.
U nang có thể vô tình bị tác động trong khi nó được lấy ra và nó có thể vỡ. Nếu chất lỏng từ u nang được thu thập vào khoang chậu, nó có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Trong những trường hợp như vậy, chất lỏng được rút ra ngay lập tức. Một liều kháng sinh mạnh hơn có thể được khuyến nghị để chống lại bất kỳ nhiễm trùng vùng chậu.
Ảnh hưởng tới các cơ quan khác: Các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực tràng bao quanh buồng trứng có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật khắc phục là cần thiết để khắc phục tổn thương cho các cơ quan này.
Đây là một số biến chứng thường xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng. Nhưng điều này không có nghĩa là về cơ bản chúng xảy ra trong mọi trường hợp sau phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng không đảm bảo rằng u nang sẽ không bao giờ tái phát. Có khả năng các u nang có thể phát triển trở lại. Mặc dù thủ tục này không phải là phương pháp chữa trị vĩnh viễn cho u nang, nhưng nó đảm bảo giảm đau trong một thời gian dài.
Chăm sóc sau mổ
Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện 1-2 ngày sau phẫu thuật nội soi, và sau 3-4 ngày với mổ mở. Sau đó có thể về nhà tùy thuộc vào sự phục hồi của bạn.
Chăm sóc sau mổ rất quan trọng giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, y tá trước khi ra viện để chăm sóc vết mổ sau khi về nhà. Với vết thương mổ nội soi thì phục hồi nhanh hơn. Vết thương này trong giai đoạn đầu cũng được băng gạc cẩn thận.
Vết thương phẫu thuật phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Việc thay băng nên được thay đổi theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu, đau và nhiễm trùng nên được báo cáo ngay lập tức. Việc thay băng và đi tắm thường là ổn khi vết thương bắt đầu lành. Đôi khi vết thường trở lên ngứa (ăn da non) khi lành, hạn chế tác động lên vết thương như gãi hay bôi kem trực tiếp lên vết thương. Thay vì đó bạn có thể chườm túi nước đá tầm 10 phút để làm giảm ngứa khó chịu. Nên nhớ hạn chế chạm trực tiếp lên vết mổ.
Ngoài ra chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động thể dục nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng tốt tới quá trình phục hồi năng lượng sau mổ.
Để hạn chế các biến chứng sau mổ u nang buồng trứng, người bệnh nên tham khảo bác sĩ về dạng phẫu thuật phù hợp với nguyện vọng sinh sản cũng như tuân thủ theo các chỉ định sau phẫu thuật. Hay gọi ngay về tổng đài 18001591 (miễn cước). Hoặc kết nối Zalo 038 549 7247 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí giải pháp điều trị u nang buồng trứng và phòng các biến chứng sau mổ từ thảo dược.
Bị U Nang Buồng Trứng Khi Mang Thai Có Sao Không?
U nang buồng trứng khi mang thai không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà cho cả thai nhi. Trường hợp không phát hiện, u nang ngày càng lớn dần chèn ép lên thai nhi khiến em bé kém phát triển. Không những thế, nhiều nguy cơ xoắn nang, gây sảy thai hoặc sinh non.
U nang buồng trứng khi mang thai là gì?
U nang buồng trứng là bệnh lý mà chị em phụ nữ có thể gặp phải, nhất là người trong độ tuổi sinh sản cho tới mãn kinh. Buồng trứng xuất hiện nhiều khối u ở dạng nang, được chia thành các dạng như:
U nang cơ năng: Chúng là những khối u lành tính, kích thước nhỏ không vượt quá 5cm. U nang dạng cơ năng không gây ảnh hưởng cho phụ nữ mang thai và chức năng của buồng trứng, đặc biệt là không gây tác động cho thai nhi. Ngoài ra, sau một thời gian chúng có thể tự tiêu biến mà người bệnh không cần can thiệp điều trị.
U nang thực thể: Chúng là những u nang bì, nang nước, nang nhầy,…Trong đó, u nang bì là dạng nang chứa dịch trắng đục bên trong, dạng sánh, lẫn mảnh xương hoặc răng, tóc. U nang nhầy có vỏ dày hơn những dạng khác, dịch bên trong cũng nhầy và sánh, có thể ngăn vách chia thành nhiều thùy. Dạng u nang nước có vỏ tương đối mỏng, dịch bên trong loãng và trong suốt như nước.
U dạng lạc nội mạc tử cung: Những u dạng này có mức độ nguy hiểm cao, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Tình trạng lạc nội mạc tử cung xuất hiện khi những tế bào ở tử cung phát triển ra bên ngoài. Chúng tạo thành ổ nang chứa dịch có màu đen, chất đặc sánh sau mỗi chu kỳ bong tế bào.
U nang buồng trứng khi mang thai nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Các chuyên gia nhận định, tình trạng bệnh ở thai phụ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với phụ nữ bình thường bị u nang buồng trứng. Trường hợp u cơ năng sẽ ít ảnh hưởng hơn nhưng nếu là u thực thể, u lạc nội mạc phải can thiệp điều trị và theo dõi chặt chẽ.
U nang buồng trứng khi mang thai do nguyên nhân nào gây ra?
Nguyên nhân gây nên tình trạng u nang buồng trứng khi mang thai hiện vẫn chưa được nhận định cụ thể, rõ ràng. Người ta phát hiện một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ gây bệnh như:
Hormone luteinizing (LH) bị sản sinh quá nhiều khiến cho buồng trứng bị rối loạn chức năng. Bởi hormone này sản sinh tại tuyến yên và là một trong những hormone có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động cũng như chức năng của buồng trứng. Tình trạng rối loạn xảy ra khiến cho u nang có cơ hội phát triển.
Hormone chorionic gonadotropin (HCG) dư thừa cũng là yếu tố làm hình thành u nang. HCG vốn là hormone được sản sinh trong giai đoạn mang thai và có nhiệm vụ kích thích sự phát triển của thai nhi, quyết định giới tính của trẻ. Sự gia tăng quá mức của loại hormone này khiến cho buồng trứng bị ảnh hưởng, kích thích sự hình thành, phát triển của các u nang bên trong.
Các u nang hình thành khi mạch máu tại những tế bào lạc nội mạc tử cung bị vỡ khiến cho buồng trứng bị ảnh hưởng, xuất huyết.
Các nang trong buồng trứng không rụng hoặc có sự phát triển không đồng điều khiến cho u nang hình thành trong thời kỳ phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa có thể là do buồng trứng không hấp thụ được chất lỏng lâu ngày dẫn đến u nang.
Bên cạnh đó, nếu trường hợp thể vàng tăng sinh quá mức khiến cho u nang hoàng thể hình thành, gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.
Một số trường hợp khác, phụ nữ đã bị u nang buồng trứng trước đó nhưng không phát hiện. Chỉ đến khi siêu âm thai hoặc kiểm tra thai kỳ thì mới phát hiện đang mang u nang trong người. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương án khắc phục phù hợp và an toàn nhất.
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng khi mang thai
Người bệnh khó nhận biết do u nang buồng trứng thường không gây ra những triệu chứng đặc trưng riêng biệt nào. U nang buồng trứng khi mang thai có thể khiến thai phụ bị đau mỏi lưng, bụng tức nhẹ, bụng dưới hơi âm ỉ. Tuy nhiên, chúng có thể bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của các vấn đề khác khiến mẹ bầu chủ quan, không thăm khám.
Thế nhưng sau một thời gian, nếu không điều trị, u nang có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, nhất là đối với các dạng nang bệnh lý. Do đó, chị em nên chủ động gặp bác sĩ sản khoa khi nhận thấy những biểu hiện bất thường sau:
Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, người gầy yếu hơn bình thường.
Vùng ngực có dấu hiệu đau tức khó chịu, buồn nôn thường xuyên.
Đi tiểu khó khăn, trường hợp này có khả năng khối u nang đã lớn và gây chèn ép lên khu vực bàng quang.
Thân nhiệt tăng cao, đau lưng và bụng dưới.
Đây là những biểu hiện khi thai phụ bị u nang buồng trứng. Tuy nhiên hầu hết biểu hiện nhận biết đều khá đại trà, thường dễ nhầm lẫn với những triệu chứng phổ biến khi mang thai. Do đó, để an tâm hơn, thai phụ nên thăm khám và nhờ bác sĩ sản khoa tư vấn, điều trị khi cần thiết để tránh những rủi ro xảy đến cho mẹ và thai nhi.
U nang buồng trứng khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Độ nguy hiểm của u nang buồng trứng khi mang thai dựa vào kích thước, vị trí và dạng u nang mà thai phụ đang gặp phải. Những u nang lành tính cũng có thể phát triển lớn hơn theo quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên chúng có thể trở về kích thước ban đầu sau khi sản phụ sinh con.
Mặt khác, các u nang bệnh lý lại có chiều hướng phát triển nặng nề hơn nếu không được kiểm soát. Biến chứng nguy hiểm mà thai phụ có thể phải đối mặt như:
Chèn ép thai nhi: U nang to dần ở dạng đặc nằm chèn ép lên tử cung khiến cho thai nhi không có điều kiện tốt nhất để phát triển. Ngoài ra, u nang lúc này cũng có thể nằm chèn ép lên những cơ quan lân cận như bàng quang khiến thai phụ bị bí tiểu. Trường hợp chèn ép lên ruột sẽ gây táo bón kéo dài cho bà bầu. Đặc biệt nguy hiểm nếu u chèn ép lên niệu quản có thể khiến thận tích nước tiểu, gây viêm hoặc suy thận.
Vỡ u nang: Trường hợp u nang buồng trứng bị vỡ là biến chứng nguy hiểm. Nhất là khi u nang ở dạng nước, dịch nhầy có thể tràn ra gây viêm nhiễm tử cung, thai nhi.
Xoắn u nang: Tình trạng này thường xuất hiện sau khi sinh. Do tử cung lúc này đã thu nhỏ lại khiến ổ bụng trống đột ngột làm u nang có điều kiện bị xoắn cuống. Đặc biệt biến chứng này phổ biến khi u có cuống dài, kích thước nhỏ nhưng nặng và bề mặt nhẵn bóng.
Ung thư hóa u nang: U nang buồng trứng có thể chuyển sang dạng ác tính khiến thai phụ và thai nhi gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên tỷ lệ này đối với phụ nữ mang thai còn khá thấp. Mặc dù thế bạn cũng không nên chủ quan. Nhất là đối với trường hợp u nang nằm lâu năm trong ổ bụng, không được phát hiện có thể chuyển thành ác tính dễ dàng. Ung thư buồng trứng do u nang ác tính có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.
Vì mức độ nguy hiểm kể trên, phụ nữ trước và trong thời gian mang thai nên thăm khám phụ khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu có vấn đề, phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ hạn chế được các rủi ro không mong muốn.
Phương pháp điều trị u nang buồng trứng khi mang thai
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên
Thăm khám ở tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ) có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe của thai phụ, thai nhi. Trường hợp phát hiện trong buồng trứng thai phụ có u nang thực thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm cần thiết như siêu âm, xét nghiệm máu,…nhằm kiểm tra kích thước và dạng khối u.
Nếu u nang ở dạng lành tính, nhận định không có nguy hại cho tình trạng của mẹ bầu và thai nhi sẽ không cần thực hiện phẫu thuật. Do việc tiến hành điều trị ngoại khoa khi thai nhi còn bé có thể dẫn đến sinh non, mặt khác cũng nguy hại cho sức khỏe của mẹ. Bởi không chỉ phẫu thuật, thời gian điều trị sau đó người bệnh phải sử dụng thêm một số loại thuốc.
Tuy nhiên, ở những trường hợp bất khả kháng, không còn sự lựa chọn nào khác. Người bệnh phải chấp nhận phẫu thuật để loại bỏ u nang, nhất là tình trạng u ác tính, có dấu hiệu biến chứng hoặc xoắn, vỡ nang nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai
Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ u nang buồng trứng cho thai phụ khi cần thiết. Do vào 3 tháng giữa của thai kỳ, hoàng thể thai kỳ đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Quá trình nuôi dưỡng bào thai sau đó đã được nhau thai thực hiện, đồng thời tử cung của thai phụ cũng trở nên ổn định, ít nhạy cảm hơn.
Can thiệp ngoại khoa ở giai đoạn này an toàn hơn giai đoạn đầu thai kỳ. Những u nang sau khi được loại bỏ sẽ được mang đi xét nghiệm nhằm xác định xem chúng là dạng ác tính hay lành tính. Trường hợp nhận dạng là lành tính, mẹ bầu sẽ tiếp tục thai kỳ bình thường.
Ngược lại, nếu những u nang ở dạng ác tính, bác sĩ sẽ cân nhắc, đặt vấn đề trên hết là cứu tính mạng của thai phụ. Tùy vào tình trạng của hai mẹ con, nếu cần thiết phải mổ lấy thai, loại bỏ buồng trứng hoặc can thiệp điều trị bằng hóa chất, xạ trị nhằm kéo dài tiên lượng sống cho hai mẹ con hoặc cho một trong hai.
Giai đoạn tam cá nguyệt cuối
Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, trường hợp thai phụ mang uy lành tính vẫn có thể chuyển dạ và sinh con bình thường. Nếu có sự cản trở trong việc sinh nở, bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy thai. Đồng thời, trong khi tiến hành mổ bác sĩ cũng sẽ loại bỏ khối u cho sản phụ.
Tuy nhiên, ở dạng u ác tính, phẫu thuật lấy thai sẽ được thực hiện khi thai đã trưởng thành, sau khi sinh có thể sống khỏe mạnh. Ngoài ra, thai cũng sẽ được hỗ trợ bằng một loại thuốc trước khi tiến hành phẫu thuật lấy thai.
Giai đoạn sau khi sinh
Sau khi sản phụ đã sinh con, việc phẫu thuật loại bỏ u nang buồng trứng sẽ an toàn hơn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Dựa vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp sao cho hiệu quả và an toàn nhất.
Phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai
U nang buồng trứng khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, phụ nữ nên chủ động phòng tránh bệnh từ sớm để hạn chế thấp nhất những nguy cơ có thể gây hại cho mẹ và bé. Một số lưu ý cho bạn đọc như sau:
Phụ nữ khi có ý định mang thai và sinh con nên chủ động thăm khám sức khỏe tổng quát, sức khỏe sinh sản. Thông qua thăm khám sàng lọc, bác sĩ sẽ đưa ra những vấn đề hoặc tư vấn để phụ nữ bước vào thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Trong quá trình mang thai, chị em cũng nên tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ. Giai đoạn này cũng là thời điểm có thể nhận diện dễ dàng các khối u nang thông qua siêu âm thai. Phát hiện sớm giúp bác sĩ đưa ra phương án tốt nhất cho cả thai phụ và thai nhi.
Nếu trong quá trình mang thai có gặp những biểu hiện bất thường, thai phụ nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý kịp thời, phòng tránh các rủi ro.
Chăm sóc cơ thể, chú ý dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt trước và trong thai kỳ để đảm bảo mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất, con có điều kiện phát triển từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời và trưởng thành.
U nang buồng trứng khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Do đó, phụ nữ khi có ý định mang thai hoặc trong thời kỳ mang thai nên thăm khám định kỳ. Sớm nhận biết và điều trị giúp chị em phòng tránh nhiều rủi ro, bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.
Các Triệu Chứng Sau Khi Mổ U Nang Buồng Trứng Người Bệnh Có Thể Gặp Phải Là Gì?
Mổ u nang buồng trứng là gì?
Mổ u nang buồng trứng là phương pháp dùng để chữa u nang buồng trứng, trong các trường hợp khối u không tự teo nhỏ sau 2 – 3 tháng xuất hiện. Đây là biện pháp sử dụng các dụng cụ y tế để bóc tách, loại bỏ u nang ra khỏi cơ thể và ngăn chặn nguy cơ chúng gây biến chứng cho người mắc.
Mổ u nang buồng trứng – Cách chữa bệnh hiện đại
Khi nào thực hiện mổ u nang buồng trứng?
Không phải ai thích mổ u nang buồng trứng cũng đều được chấp nhận. Để thực hiện phương pháp này, cần dựa trên tiêu chí cụ thể như sau:
– Kết quả siêu âm buồng trứng cho thấy, khối u này không phải là u nang cơ năng (vì u nang cơ năng có thể tự tiêu hoặc dùng thuốc điều trị cũng có thể khỏi).
– Hai bên buồng trứng đều xuất hiện các u nang.
– U nang buồng trứng có kích thước lớn: Dao động từ 50 – 100mm.
– Sau một thời gian khoảng 3 tháng điều trị nội khoa và theo dõi mà khối u không tiến triển tích cực.
– U nang buồng trứng có cuống, dễ xảy ra nguy cơ xoắn, vỡ, gây đau cấp tính cho người bệnh…
Các triệu chứng sau khi mổ u nang buồng trứng có thể gặp phải là gì?
Mổ u nang buồng trứng là một trong số những phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, dù là mổ nội soi hay mổ hở khối u, nguy cơ tiềm ẩn các triệu chứng nguy hiểm, hệ lụy xung quanh là điều không thể kiểm soát hết được. Do đó, sau mổ vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
Các vấn đề cần biết khi bạn muốn mổ u nang buồng trứng
Ngoài ra, sau mổ u nang buồng trứng, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng như:
– Chảy máu vết mổ.
– Đau sau mổ không thể kiểm soát.
– Ruột và bàng quang bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.
2. Nguy cơ u nang buồng trứng tái phát sau mổ
3. Ảnh hướng đến nội tiết tố và khả năng sinh sản
Tùy thuộc vào từng loại hình phẫu thuật u nang buồng trứng sẽ có những triệu chứng sau mổ khác nhau. Cụ thể:
– Mổ bóc tách u nang buồng trứng: Sau quá trình phẫu thuật bóc tách, các mô sẹo có thể hình thành ở vết mổ, trên buồng trứng hoặc ống dẫn trứng hay trong khung chậu. Sẹo này có thể ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình trứng gặp tinh trùng để thụ tinh. Do đó, bạn nên hết sức cẩn thận.
Khả năng mang thai sau mổ u nang buồng trứng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng
– Mổ u nang, cắt bỏ 1 buồng trứng: Người phụ nữ bình thường có 2 buồng trứng hoạt động khỏe mạnh, thì nội tiết tố trong cơ thể theo đó sẽ hoạt động trơn tru, cơ hội mang thai và sinh con sẽ cao. Tuy nhiên, khi cơ thể mất đi 1 buồng trứng, sau mổ người bệnh vẫn còn kinh nguyệt. Nhưng số lượng trứng bị giảm đi một nửa, nên sau khi bị cắt hết một bên ống dẫn trứng thì khả năng có thai của bạn sẽ chỉ còn 50% so với bình thường và người bệnh dễ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm.
– Mổ cắt bỏ hoàn toàn 2 buồng trứng: Đây là cách thực hiện phẫu thuật cắt triệt để buồng trứng. Nghĩa là sau phẫu thuật, người bệnh không còn buồng trứng nữa, đồng nghĩa với nội tiết tố trong cơ thể không còn hoạt động, lúc này, họ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
+ Không còn kinh nguyệt.
+ Không còn khả năng sinh sản.
+ Giảm hoặc không còn ham muốn sinh hoạt vợ chồng, khiến cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng.
+ Bước vào thời kỳ mãn kinh do cắt bỏ buồng trứng, kể cả phụ nữ chưa đến độ tuổi mãn kinh. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và kéo theo nhiều bệnh lý khác…
Cách phòng ngừa, cải thiện u nang buồng trứng không cần mổ bằng sản phẩm thảo dược
Nga Phụ Khang giúp kiểm soát tốt bệnh u nang buồng trứng
Bạn muốn tư vấn thêm bị buồng trứng đa nang nên ăn gì và kiêng gì? Hay hiểu hơn sản phẩm Nga Phụ Khang, mời liên hệ TỔNG ĐÀI MIỄN PHÍ CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305 hoặc (zalo/viber): 0917185170 – 0917230950 .
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đau Bụng Sau Khi Mổ U Nang Buồng Trứng Có Sao Không? trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!