Cập nhật nội dung chi tiết về Dâu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị Bệnh U Não Ở Chó mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi bạn thấy cho cưng của mình có dấu hiệu co giật, đặc biệt là nếu những cơn động kinh này xuất hiện lần đầu tiên sau khi một con chó đã qua năm tuổi là có thể chúng đang bị bênh u não rồi đó.
Khối u não ở chó là gì?
Các khối u não ở chó là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ảnh hưởng đến não hoặc màng xung quanh của nó. Nó có thể là một khối u nguyên phát hoặc thứ phát. Một khối u não nguyên phát bắt nguồn từ não chó, trong khi một khối u não thứ phát có thể di căn và di căn lên não từ một nơi khác trong cơ thể của chúng.
Các khối u não thứ phát cũng giống như ung thư não, vì các tế bào đang phát triển không được tạo ra từ mô não. Chúng cũng có thể không nằm trực tiếp trong não mà mở rộng vào mô não từ một khu vực khác, như khoang mũi hoặc xương.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của khối u não không được hiểu rõ, nhưng một loạt các yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, chất hóa học và môi trường có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào bất thường. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bất thường của các tế bào. Chấn thương và nhiễm trùng cũng có thể đóng một vai trò.
Một số con chó có nhiều nguy cơ bị u não chẳng hạn như là chó già, đặc biệt là trên năm tuổi, có nhiều khả năng phát triển tình trạng này. Ngoài ra còn có chó Brachycephalic, chó có mõm ngắn cũng là đối tượng dễ bị khối u tế bào thần kinh đệm và khối u tuyến yên (hai loại u não thường gặp) Các giống chó Boston Terrier, Boxers, Doberman Pinschers, English Bulldogs, Golden Retrievers, Old English Sheepdog và Scotland Terrier dường như cũng phát triển khối u não cao hơn các giống chó khác. Các triệu chứng của khối u não thường nghiêm trọng và suy nhược, và chúng thường dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của khối u não ở chó
Các triệu chứng của khối u não ở chó phụ thuộc vào kích thước và vị trí của chúng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện dần dần và tăng dần về mức độ nghiêm trọng khi khối u phát triển, hoặc chúng có thể xuất hiện đột ngột và rất dữ dội. Dấu hiệu phổ biến nhất của khối u não là co giật, đặc biệt là nếu những cơn động kinh này xuất hiện lần đầu tiên sau khi một con chó đã qua năm tuổi.
Mù hoặc suy giảm thị lực
Chuyển động mắt bất thường
Đầu nghiêng hoặc xoay
Hung hăng bất thường hoặc hành vi bất thường
Quá mẫn cảm với đau hoặc chạm quanh cổ
Mất phối hợp
Dáng đi bất thường hoặc lập trường
Ăn mất ngon
Yếu đuối
Thận trọng
Đi tiểu trong nhà khi chó thường được huấn luyện tại nhà
Chảy máu mũi
Hắt xì
Thở hổn hển và khó thở
Phương pháp điều trị khối u não ở chó
Có ba hình thức điều trị chính cho khối u não ở chó bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Mục tiêu của các liệu pháp này là để loại bỏ hoặc, ít nhất, làm giảm kích thước của khối u não, cũng như kiểm soát bất kỳ sự tích tụ chất lỏng nào có thể gây ra bởi các khối u. Phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ tất cả hoặc một phần của khối u não ở chó, trong khi hóa trị và xạ trị được sử dụng để thu nhỏ khối u hoặc kiểm soát sự tái phát của chúng. Hầu hết những con chó trải qua điều trị cũng sẽ được kê đơn thuốc cho các triệu chứng như co giật.
Tiên lượng khác nhau tùy thuộc vào loại trị liệu được sử dụng, nhưng nhìn chung sự kết hợp giữa phẫu thuật và xạ trị cung cấp thời gian sống lâu nhất, thường kéo dài từ sáu tháng đến ba năm.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh U Não
U não là sự phát triển bất thường của một khối tế bào ở não. Hai dạng khối u thường gặp là u lành tính và u ác tính (ung thư não). Ở cả 2 trường hợp, u não đều dẫn đến các tổn thương não, có thể gây tử vong.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân cụ thể gây ra u não. U não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng càng về già nguy cơ bị u não càng tăng. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất hoặc chất phóng xạ nhất định, nguy cơ bị u não sẽ cao hơn người khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh u não Co giật
Co giật thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh u não. Các kích thích từ tế bào khối u làm cho não không kiểm soát được, gây ra các cơn co giật toàn thân hoặc chỉ ở phần nào đó của cơ thể như mặt, các chi…
Chuyển động khó khăn, mất thăng bằng
Cơ thể run rẩy khi cầm nắm đồ vật hoặc cảm thấy mất thăng bằng khi di chuyển hay cử động tay, chân khó khăn có thể là những dấu hiệu của u não. Ngoài ra, tình trạng gặp khó khăn khi nói, nuốt hoặc kiểm soát các biểu hiện trên khuôn mặt là một số dấu hiệu khác mà bạn cũng cần chú ý tới.
Tê liệt
Mất cảm giác ở một vài vị trí trên cơ thể hoặc khuôn mặt là một dấu hiệu của u não mà bạn không nên bỏ qua. Đặc biệt, nếu khối u hình thành ở thân não – vùng não kết nối với cột sống, bạn có thể bị mất cảm giác hoặc chuyển động vụng về, mất thăng bằng.
Gặp vấn đề về trí nhớ
Những người bị u não thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, cảm thấy khó khăn hoặc mệt mỏi khi vận dụng não để suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
Buồn nôn
Cảm giác buồn nôn đặc biệt dai dẳng và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo của khối u não.
Thị lực giảm sút
Tầm nhìn bị mờ dần và suy giảm thị lực là những triệu chứng gắn liền với bệnh u não. Bạn cũng có thể nhìn thấy các chấm nhỏ hoặc những điểm sáng lơ lửng (hiện tượng “nhìn mờ thoáng qua”) khi có khối u trong não.
Thay đổi tính cách
Khối u não có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi hay tính cách thường ngày ở một người. Tình trạng này xuất hiện khi khối u ở trong bán cầu não. Điều này cũng có thể khiến người nhà của bệnh nhân hết sức sợ hãi vì sự thay đổi đột ngột trong hành vi và tính cách của họ. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý để chuẩn đoán và tìm ra phương pháp chữa trị.
U thùy trán: những người có khối u ở thùy trán thường xuất hiện thay đổi về tính cách và trí tuệ, đi đứng loạng choạng, vụng về, mất khứu giác và đôi khi khó phát âm;
U thùy đỉnh: khối u vùng này khiến con người gặp khó khăn trong việc diễn đạt hoặc hiểu từ ngữ, có vấn đề trong đọc hoặc viết là những dấu hiệu thường gặp của tình trạng này. Ngoài ra, người bệnh còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các di chuyển phối hợp, liệt hoặc suy yếu nửa người;
U thùy chẩm: thông thường, người mắc bệnh u thùy chẩm có thể mất tầm nhìn một phía. Dấu hiệu này thường không dễ nhận ra ngay và đôi khi chỉ được phát hiện trong quá trình làm các xét nghiệm về mắt;
U thùy thái dương: tình trạng này có thể dẫn tới những cảm giác kỳ lạ như sợ những thứ quen thuộc, mùi lạ hoặc bóng tối. Đôi khi bệnh nhân còn cảm thấy khó phát âm;
U tiểu não: bệnh nhân thường cảm thấy loạng choạng khi đi lại, khó phát âm (chứng loạn cận ngôn) và mắt đảo không có chủ ý (chứng giật cầu mắt). Nôn mửa và cảm giác khó nuốt cũng là dấu hiệu của chứng u não này;
U cuống não: người bệnh thường mất phương hướng và không thể điều khiển cơ thể khi di chuyển. Ngoài ra, mặt biến dạng, cười lệch một bên hoặc xệ mí mắt, tình trạng song thị (nhìn thấy hai ảnh của một sự vật), nôn hoặc đau đầu sau khi đi bộ, khó nói và nuốt có thể là dấu hiệu của u cuống não. Những triệu chứng này có thể xuất hiện dần dần.
Tất cả những triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác gây nên mà không phải là u não. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào như đã mô tả, bạn cần khẩn trương đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Sán Chó Ở Người
Dấu hiệu sán chó ở người trên lâm sàng được phân ra hai đối tượng là trẻ em và người lớn. Trong khi ở trẻ em dấu hiệu bệnh sán chó gây tổn thương mắt có xu hướng tăng hơn ở người lớn. Ngược lại ở người lớn dấu hiệu bệnh sán chó gây tổn thương nội tạng cao hơn ở trẻ em.
Dấu hiệu sán chó ở trẻ em biểu hiện hai hội chứng
Hội chứng ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.
Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng: mỗi vị trí ấu trùng di chuyển đến sẽ gây ra các dấu hiệu bệnh sán chó khác nhau nhau như: đau đầu, đa bụng, mờ mắt, , sốt nhẹ
Dấu hiệu sán chó gây tổn thương thần kinh: trẻ thường xuyên kêu đau đầu, nặng có có thể động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt. ở da, mẩn ngứa da, xuất huyết da thường gặp nhiều nhất là bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da,..
Dấu hiệu sán chó tổn thương đường hô hấp ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường bệnh ho không giảm, thường kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Bé có thể bị tổn thương da do nhiễm sán chó lâu ngày
Dấu hiệu sán chó gây tổn thương đường tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan to, lá lách to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.
Khi nhiễm sán chó, bé thường sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân, tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính, kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao. Do đó, cần xét nghiệm máu và chẩn đoán sớm bệnh sán chó trong máu để chữa trị cho bé.
Ngoài ra, dấu hiệu sán chó giống với các bệnh lý khác nên rất khó phát hiện qua triệu chứng lâm sàng, khi gặp trường hợp bé bị đau khớp, ói, gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung, nên nghĩ đến Toxocara ssp.
Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.
Dấu hiệu sán chó ở mắt, bé thường than phiền mắt mờ, mây, cộm mắt. Khi khám các bác sĩ thường phát hiện bé có biểu hiện mắt đỏ và ngứa, viêm màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị – hoàng điểm và u hạt ở võng mạc chu biên.
Phải nghĩ đến dấu hiệu sán chó ngay ở một trẻ viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm hoặc ở võng mạc chu biên. Dấu hiệu sán chó chính là mờ mắt, không đau, không viêm đỏ, nên khó phát hiện sớm bệnh sán chó ở mắt.
Cần chẩn đoán phân biệt dấu hiệu sán chó ở mắt với bệnh u nguyên bào võng mạc. Chẩn đoán phân biệt đáng ngại nhất trên lâm sàng của bệnh sán chó là u nguyên bào võng mạc, cần xác định sớm qua hình ảnh siêu âm và Doppler hoặc CT – Scan để có hướng điều trị thích hợp.
Dấu hiệu sán chó ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng
Dấu hiệu sán chó ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, bệnh ở mắt rất hiếm. Các ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm các thể: Thần kinh – Cơ, thể giả hệ thống, thể khác.
Dấu hiệu bệnh sán chó thể thần kinh- cơ: trong các thể bệnh, thì thể thần kinh – cơ thường gặp và chiếm đa số, với các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng sau:
Người bệnh nhiễm sán chó thể thần kinh-cơ thường có biểu hiện nhức đầu, sung đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não – màng não. Chụp phim MRI có thể phát hiện ổ ấu trùng.
Hình ảnh ổ ấu trùng sán chó trong não trên phim MRI
Kèm theo nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sung phù một vùng da, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn, tràn dịch màng phổi, ho kéo dài,…
Dấu hiệu sán chó thể thần kinh – cơ khi xét nghiệm máu ngoài dương tính với sán chó Toxocara, còn có tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng trên 7%. Tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng là một triệu chứng gợi ý dấu hiệu sán chó để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị, cũng như đánh giá sau điều trị bệnh ấu trùng Toxocara trong máu.
Dấu hiệu sán chó hể giả hệ thống: Bệnh nhân có biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, tim, gan, phổi, thận, da, cơ, não. Dấu hiệu sán chó ở thể này giống các bệnh lý toàn thân khác, nếu bác sĩ không có kinh nghiệm dễ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót bệnh.
Thể khác: hay còn gọi là thể thông thượng, bệnh nhân có biểu hiện ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán (+) với sán chó Toxocara.
Dấu hiệu mẩn ngứa da do nhiễm bệnh sán chó Toxocara
Thông tin về lịch khám và điều trị bệnh ký sinh trùng
Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày Chủ nhật và ngày Lễ, Tết. Mở của từ 7 sáng đến 5 giờ chiều. Xét nghiệm các bệnh giun sán trong máu cho người lớn và trẻ em, trả kết quả trong ngày. Điều trị bệnh sán chó Toxocara với bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng và các bệnh mẩn ngứa da do giun sán, bệnh nhiễm giun sán trong máu gây ngứa.
Phòng khám do bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh sán chó và các bệnh giun sán khác. Xét nghiệm tổng quát – Trị bệnh ngứa da mạn tính. Đảm bảo mọi nhu cầu về khám, xét nghiệm, chữa trị bệnh ngứa và giun sán cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Phạm Diễm Kiều Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga
U Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh U Não
1. U não là gì?
U não là khi trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Có hai loại u não: khối u lành tính và khối u ác tính.
Những khối u bắt đầu ở não được gọi là u não nguyên phát có nguồn gốc từ mô não, màng não, dây thần kinh sọ, mạch máu,tuyến yên,… Còn lại u não thứ phát là do ung thư nơi khác di căn đến, trừ ung thư tế bào đáy của da tất cả các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư thận,…đều có khả năng di căn lên não.
2. Nguyên nhân gây ra u não
Nguyên nhân gây ra những biến đổi trong tế bào não vẫn chưa được xác định, đa phần u não thứ phát thường hay gặp hơn u não nguyên phát.
3. Triệu chứng, biểu hiện của u não
Các dấu hiệu và triệu chứng sớm hay gặp ở u não:
– Đau nhức đầu là triệu chứng hay gặp, dần dần đau thường xuyên, nhức nặng hơn, đau nhiều vào sáng sớm.– Buồn nôn hoặc nôn ói không rõ nguyên nhân.– Say sẩm, chóng mặt, dễ mất thăng bằng.– Gặp khó khăn trong khả năng nói.– Thị lực suy giảm, nhìn mờ, nhìn đôi, giới hạn góc nhìn.– Thính lực dần kém 1 bên tai hoặc bị điếc đột ngột.– Dần dần mất cảm giác hoặc mất khả năng vận động một cánh tay hoặc chân.– Trí nhớ bị giảm sút, lơ đãng, mất khả năng tập trung.– Thay đổi tính khí, nhân cách, trầm cảm, lo âu.– Rối loại ăn uống.– Động kinh đặc biệt là những người không có tiền sử động kinh trước đó.
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh u não:
– Khám thần kinh: chẩn đoán có mắc bệnh hay không.– Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): phát hiện ra mô ung thư.– Chụp cộng hưởng từ (MRI): rất hữu ích trong chẩn đoán u não.– Chụp X- quang não: thấy những thay đổi xương sọ do u não gây ra.– Chụp động mạch có tiêm thuốc cản quang: giúp nhìn rõ mạch máu não cũng như khối u trên phim X-quang.– Chụp tủy sống: chụp X- quang tủy sống khi có nghi ngờ khối u nằm trong tủy sống.
4. Điều trị bệnh u não
Những phương pháp thường được các bác sĩ dùng để điều trị u não như:
Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u nếu khối u ở ngoài trục như u màng não, u dây thần kinh số VIII. Trong trường hợp khối u không thể tách khỏi mô xung quanh hoặc nơi quan trọng không tiếp cận bằng phẫu thuật được thì sẽ cố gắng loại bỏ phần khối u an toàn để giảm triệu chứng, kết hợp xạ trị và hóa trị để thu nhỏ u.Phẫu thuật còn giúp khẳng định chẩn đoán và làm giảm áp lực nội soj, giảm triệu chứng, phẫu thuật dẫn lưu não thất rất có hiệu quả đối với não úng thủy.
Phương pháp xạ trị:
Sử dụng chùm hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng cho trường hợp u tế bào thần kinh đệm ác tính, kết hợp với hóa chất trước mổ tăng khả năng thành công.Tia bức xạ ngoài có thể tập trung chỉ trên diện tích não nơi khối u có vị trí hoặc có thể được áp dụng cho toàn bộ não. Bức xạ toàn bộ não dùng sau phẫu thuật để diệt tế bào khối u còn lại.
Phương pháp hóa trị:
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để diệt tế bào ung thư, dưới dạng thuốc viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Tác dụng phụ là gây buồn nôn, nôn, rụng tóc cho bệnh nhân.
Thuốc:
Thuốc corticoid có thể được dùng để làm giảm phù não trước khi phẫu thuật.Trường hợp thoát vị não được điều trị bằng truyền dịch dexamethason và truyền mannitol. Ngoài ra còn có thuốc chống động kinh để điều trị triệu chứng.
5. Phòng ngừa bệnh u não
Bệnh u não khó phòng ngừa do không xác định được nguyên nhân chính. Mọi người có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh nhờ xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, ăn uống điều độ, rèn luyện thể thao, tránh căng thẳng stress. Kiểm tra sức khỏe định kì nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh u não.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dâu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị Bệnh U Não Ở Chó trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!