Cập nhật nội dung chi tiết về Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Nổi Mẩn Đỏ mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ thường xảy ra khi nhiệt độ giảm đột ngột và gặp nhiều ở người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài những thương tổn như phát ban, mề đay, ngứa trên da, tình trạng này còn đi kèm với các biểu hiện ở hệ hô hấp hoặc tiêu hóa. Vậy nguyên nhân gây ngứa, mẩn đỏ khi thời tiết lạnh là gì và làm sao để khắc phục?
Dị ứng là những phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trước một yếu tố mà cơ thể cho là có hại. Với dị ứng thời tiết lạnh, cơ thể nhầm lẫn lạnh là tác nhân xâm nhập và tạo ra các kháng thể để chống lại nó.
Khi điều này xảy ra, kháng thể IgE được sản sinh quá mức làm tăng nồng độ kháng nguyên trong huyết tương, dẫn tới tình trạng kích thích tế bào mast giải phóng histamin ra khỏi phức hợp với protein. Được phóng thích, histamin gây ra một loạt triệu chứng dị ứng ở da, hô hấp và tiêu hóa, bao gồm: Phát ban, ngứa, đỏ, nổi mề đay…
Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ thường xảy ra khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột hoặc vào mùa đông. Các biểu hiện dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng hoặc gây khó thở.
Bạn ngứa ngáy, khó chịu vì mề đay dị ứng tái phát liên tục, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý. Hãy gọi điện cho chúng tôi theo số Tổng đài tư vấn miễn cước 18006302 để được tư vấn về tình trạng cụ thể cũng như giải pháp mới nhất hỗ trợ cho người điều trị mề đay!
Chăm sóc và bảo vệ làn da có thể khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khi thời tiết lạnh. Để giảm mức độ phản ứng, hãy tránh các tác nhân kích thích như: Thực phẩm, thuốc, phấn hoa, lông vật nuôi… Cùng lúc, bạn có thể thực hiện một vài gợi ý sau:
Uống nhiều nước ép trái cây để tăng miễn dịch, tăng đề kháng nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.
Vệ sinh da sạch sẽ, giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, không ra ngoài khi nhiệt độ quá thấp.
Tiêu thụ rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, dưỡng chất cho cơ thể.
Mặc quần áo dày, giữ ấm những khu vực bị hở như đầu, tay, chân nhưng lưu ý chọn chất liệu mềm, tránh đồ bông, len sẽ khiến da kích ứng và ngứa nhiều hơn.
Đối với người có triệu chứng của viêm mũi dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với động vật.
Nếu những thương tổn trên da không cải thiện sau vài ngày, mẹo dân gian có thể là giải pháp cứu cánh giúp bạn, bao gồm:
Chườm muối nóng: Đây là cách đơn giản nhất giúp giảm triệu chứng ngứa, dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ do lạnh. Bạn hãy sao nóng muối đến già, cho vào mảnh vải sạch rồi chườm lên khu vực bị ngứa trong vài phút, hơi nóng sẽ làm dịu cơn ngứa và ngăn chặn sẩn mới nổi lên.
Uống trà gừng ấm: Một tách trà gừng ấm không chỉ cải thiện biểu hiện dị ứng ở đường hô hấp, mà còn giảm ngứa da hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm mạnh mẽ.
Tắm lá thảo dược: Nếu mẩn đỏ, ngứa xảy ra trên phạm vi rộng, tắm lá thảo dược là biện pháp có thể giúp giảm thương tổn và sưng ở da. Các loại lá bạn nên dùng gồm: Lá trầu không, kinh giới, bạc hà, tía tô…
Hiện nay, không có thuốc chữa dị ứng thời tiết mà chỉ giúp điều trị triệu chứng tạm thời. Những thuốc này được gọi chung là thuốc chống dị ứng, chẳng hạn: Kháng histamin, chống viêm corticoid… Tuy nhiên, hầu hết các thuốc dị ứng đều tiềm ẩn tác dụng phụ nên người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết lạnh không chỉ gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu mà còn để lại sẹo thâm, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị mẩn đỏ dị ứng thời tiết không đơn giản và rất dễ tái phát.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này là do suy giảm chức năng gan, thận và năng lượng tế bào. Khi chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) yếu, các dị nguyên bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và kích thích mề đay, mẩn đỏ ngứa xảy ra. Đồng thời, do mắc bệnh lâu ngày cũng khiến sức đề kháng giảm dần dẫn đến tái phát. Vì vậy, tác động đến các chức năng trong cơ thể chính là cách tốt nhất để đẩy lùi bệnh, giảm dần tái phát.
là sự kết hợp của 3 thành phần gồm: Cao gan, cao nhàu và L-carnitine fumarate giúp mang đến công dụng:
Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ: Sản phẩm có chứa cao với tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm đau, giúp làm dịu cơn ngứa, kích thích vết thương mau lành, chóng lên da non, hạn chế hình thành sẹo.
Tăng cường chức năng giải độc, thải độc: Không chỉ giảm ngứa bên ngoài, Phụ Bì Khang còn tăng cường chức năng gan, thận, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Khi gan, thận hoạt động tốt, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ diễn ra trơn tru hơn, loại bỏ những chất dư thừa ra ngoài.
Tăng cường năng lượng tế bào: Ngoài ra, sản phẩm còn có L-carnitine fumarate- 1 acid amin đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng cho cơ thể, giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Nhờ những công dụng trên, Phụ Bì Khang không chỉ giúp cải thiện triệu chứng viêm, ngứa trước mắt, mà còn tăng cường sức khỏe, từ đó góp phần giảm nguy cơ dị ứng thời tiết tái phát một cách bền vững, lâu dài.
Trong bối cảnh trên thị trường có vô số sản phẩm được quảng bá giúp cải thiện mề đay mẩn ngứa, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sáng suốt lựa chọn sản phẩm có lịch sử phát triển lâu dài, đã được nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng tích cực, và thực tiễn nhiều người sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có đơn vị sản xuất uy tín với công nghệ hiện đại, được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường và trao tặng nhiều giải thưởng để việc sử dụng tối ưu nhất. Và Phụ Bì Khang là một trong số ít sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này.
Hiệu quả của Phụ Bì Khang cũng đã được 3 bệnh viện da liễu uy tín công nhận qua các kết quả nghiên cứu vào năm 2009, 2011 và 2014. Theo đó, cả 3 nghiên cứu đều cho thấy:
Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.
Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.
Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng không mong muốn.
Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 773 tháng 7/2011 và Tạp chí Y học chúng tôi tập 18, số 4/2014.
Hiện nay, nhãn hàng Phụ Bì Khang còn triển khai chương trình ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT “Mua 6 – Tặng 1” thông qua hình thức tích điểm. Theo đó, khi mua 6 hộp Phụ Bì Khang và tích điểm thành công trên hệ thống, bạn sẽ nhận được 1 hộp Phụ Bì Khang giao tới tận nhà hoàn toàn miễn phí. Như vậy, bạn đã tiết kiệm được 15%, tương đương 210.000đ. Thông tin chi tiết xem
Tóm lại, dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ là hiện tượng bình thường và có thể tái phát trong nhiều năm. Do đó, ngay khi có biểu hiện của bệnh, bạn cần điều trị sớm bằng các phương pháp khác nhau. Và Phụ Bì Khang là một gợi ý sẽ giúp bạn đẩy lùi được tình trạng này.
Nếu bạn còn có thắc mắc về bệnh mề đay, mẩn ngứa và sản phẩm Phụ Bì Khang, hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước 18006302 , Hotline Zalo/Viber 0916751651 / 0916767653 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thu Hương
Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mẩn Đỏ Uống Thuốc Gì?
Với những người có da quá nhạy cảm thì khi thay đổi thời tiết da hay bị nổi mẩn đỏ. Tình trạng này sẽ càng gia tăng nếu chúng ta không tiến hành các biện pháp điều trị. Vậy dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua bài viết hôm nay. Đây cũng là một trong những kiến thức mà bạn cần biết để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Tại sao khi dị ứng thời tiết da lại nổi mẩn đỏ ?
Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh dị ứng thời tiết, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng rối loạn phản ứng miễn dịch khi tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường. Lúc này các phản ứng trong có thể tăng lên, sinh ra chất kháng histamin gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ. Ngoài ra hiện tượng nổi mẩn đỏ có thể được lý giải là do tình trạng xung huyết, tập trung ở vùng mặt, tay, tiếp đó tới lưng và chân.
Khi dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì ?
Chúng ta không được chủ quan trước những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ. Thông thường có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách dùng thuốc Tây y và Đông y
1/ Thuốc Tây y
Để sử dụng các loại thuốc này, chúng ta cần phải xác định được mức độ bệnh qua các biện pháp kiểm tra. Sau khi xác định tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sao cho phù hợp. Thông thương bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc chống mẫn cảm đặc hiệu dùng để hạn chế phản ứng nhạy cảm của cơ thể trước sự tác động của thời tiết. Loại thuốc này sẽ làm ngưng hoạt động của các kháng thể igE tự do. Nhờ đó mà giảm được các triệu chứng mẫn cảm với thời tiết. Loại thuốc được dùng nhiều nhất là thuốc Omalizumab.
Thuốc kháng histamin: được dùng để ngăn ngừa quá trình phản ứng của cơ thể, ngăn chặn sự hình thành chất trung gian gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ. Thông thường bác sĩ hay chỉ định dùng các thuốc thuộc nhóm ethanolamin, nhóm piperazin, nhóm alkylamin, nhóm phenothiazin…
Thuốc kháng leukotrien: dùng để điều trị bệnh ở mức độ mãn tính, thường cho hiệu quả nhanh nhưng vẫn có tính an toàn cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: thuốc zafirlukast, thuốc zileuton, thuốc montelukast.
Việc sử dụng các loại thuốc trên tuyệt đối phải tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đưa ra. Không được tự ý mua và thay đổi liều lượng của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào cũng phải liên hệ với bác sĩ để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Việc dùng sai thuốc, sai liều lượng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường trước được.
2/ Thuốc Đông y
Nếu bạn không biết khi dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì thì chúng ta có thể uống các loại thuốc Đông y. Các bài thuốc này có nguồn gốc từ tự nhiên nên khá an toàn, ngay các khi sử dụng trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp tăng cường chức năng của gan, thận. Nhờ đó mà ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Nhưng hiện nay việc dùng thuốc Đông y cũng cần hết sức thận trọng. Chúng ta nên đến các cơ sở thuốc uy tín để được thăm khám và kê đơn. Tránh tình trạng mất tiền mua thuốc mà bệnh vẫn không được chữa khỏi.
Cho các nguyên liệu trên trong 1 thang thuốc và dùng để uống trong ngày.
Trong một thang thuốc sẽ bao gồm các vị thuốc sau: 6g cam thảo, 6g kinh giới, 6g phòng phong, 6g thuyền thoái, 10g đại thanh diệp, 10g sinh địa, 10g bèo cái, 10g lá đơn, 10g ngưu bàng, 10g ngân hoa, 20g liên kiều.
Đem thang thuốc này sắc và dùng để uống mỗi ngày 1 thang.
Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của việc sử dụng thuốc, người bệnh phải có một chế độ ăn uống điều độ kết hợp với việc chăm sóc da hợp lý.
Những thông tin trên đã trả lời được thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc khi dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ uống thuốc gì? Chúng ta cần phải tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt nếu không bệnh sẽ chuyển sang bệnh mãn tính, gây khó khăn hơn cho việc điều trị.
Viêm Xoang Dị Ứng Thời Tiết
Viêm xoang dị ứng thời tiết là bệnh gì?
Viêm xoang dị ứng thời tiết là một thể của bệnh viêm xoang. Đây là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng.
Bênh viêm xoang dị ứng thời tiết xuất hiện mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể con người không kịp thích nghi. Bệnh thường diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày là sẽ khỏi đối với người có sức đề kháng tốt, biết cách điều trị và chăm sóc tốt.
Ngược lại, trường hợp chủ quan, không điều trị bệnh sớm sẽ khiến viêm xoang kéo dài làm niêm mạc mũi tổn thương nặng nề, cuống mũi phì đại, đầu đau nhức… Đồng thời dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị hơn mà chưa chắc đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang dị ứng thời tiết
Viêm xoang dị ứng do thời tiết như đã nói ở trên, là một bệnh lý của viêm xoang, cho nên các triệu chứng của bệnh cũng khá giống với các thể bệnh viêm xoang khác. Vì vậy, bệnh rất dễ dị nhầm sang một bệnh lý khác. Để biết chính xác mình mắc bệnh hay không, bạn phải chú ý theo dõi thường xuyên xem các triệu chứng mình đang mắc phải diễn biến như thế nào.
Một số triệu chứng của bệnh viêm xoang dị ứng thời tiết thường gặp là:
Mỗi khi trời chuyển lạnh, nhiệt độ không khí thay đổi, người bệnh sẽ bị ngứa mũi và hắt hơi liên tục. Đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh.
Viêm mũi dị ứng xuất hiện nhiều vào mùa đông và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Khi các vi khuẩn, nấm, vi rút… đi theo luồng không khí xâm nhập vào mũi sẽ gây kích ứng. Để chống lại các tác nhân gây bệnh này, cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng làm dịch nhầy tiết ra nhiều hơn dẫn tới tình trạng sổ mũi. Ban đầu, nước mũi sẽ lỏng, có màu trắng trong. Dần dần sẽ chuyển sang màu đục, vàng xanh và đặc hơn.
Thay đổi thời tiết dẫn tới viêm xoang dị ứng làm chảy nước mũi nhiều sẽ gây ngạt mũi ở 1 hoặc cả 2 bên. Đặc biệt, triệu chứng này vào ban đêm sẽ xảy ra lâu hơn khiến người bệnh bắt buộc phải thở bằng miệng.
Khi bị viêm xoang do dị ứng thời tiết, người bệnh có thể bị sốt cao kèm theo ho dai dẳng kéo dài. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể bị phù ở mặt, mắt sưng đỏ, mờ mắt. Lúc nào người cũng thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Từ đó dẫn đến sụt cân.
Viêm xoang dị ứng thời tiết cũng giống như các thể viêm xoang khác, bệnh gây đau nhức theo vị trí xoang bị viêm. Ví dụ: viêm xoang trán thì sẽ đau nhức ở trán, viêm xoang hàm nhức hai bên má và hơi thở có mùi hôi… Ngoài ra, những cảm giác đau này có thể lây lan sang những vùng lân cận, do các xoang có cấu trúc thông với nhau.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang dị ứng do thời tiết
Thay đổi thời tiết đột ngột là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm xoang dị ứng. Thời tiết thay đổi đột ngột là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, vi rút,… sinh sôi, phát triển và tấn công gây bệnh.
Thời tiết thay đổi là nguyên nhân chính gây viêm xoang dị ứng
Ngoài ra, cũng có thể là do di chứng của một số bệnh khác. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các mùa, nhiều nhất là mùa đông, các mùa khác bệnh có xuất hiện nhưng ít.
Với một số người có sức đề kháng yếu hay do cấu trúc xoang có vấn đề cũng là đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang dị ứng khi giao mùa.
Cách điều trị viêm xoang dị ứng thời tiết hiệu quả nhất
Chữa viêm xoang dị ứng thời tiết bằng thuốc Tây
Thuốc Tây đã lựa chọn nhanh nhất để chữa nhiều loại bệnh chứ không riêng gì bệnh viêm xoang dị ứng thời tiết. Phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh, giúp người bệnh mau chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Trong số các loại thuốc Tây chữa viêm xoang dị ứng thời tiết thì Cetirizin thường hay được chỉ định nhất. Cetirizin là thuốc kháng histamin mạnh, đối kháng thụ thể H1 có tác dụng chống dị ứng. Tuy nhiên, khi sử dụng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: ngủ gà, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn…
Cetirizin – Thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
Thuốc Cetirizin được bào chế dưới dạng viên nén và dung dịch. Liều dùng cụ thể như sau:
Dạng viên nén: Người lớn và trẻ trên 6 tuổi: Mỗi ngày uống 1 viên 10mg.
Dạng dung dịch: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi ngày dùng 10ml.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có tác dụng chống dị ứng hiệu quả như: Loratadin, Fexofenadin, Chlopheniramin maleat…
Mặc dù không thể phủ nhận công dụng của những loại thuốc này, nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng mà nên xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh mắc phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Chữa viêm xoang dị ứng thời tiết bằng mẹo dân gian
Bài thuốc dân gian sử dụng chủ yếu các nguyên liệu từ thiên nhiên nên lành tính, an toàn. Hiệu quả của thuốc chậm hơn thuốc Tây nhưng vì những ưu điểm của nó mà nhiều người bệnh vẫn tin dùng. Để nhanh chóng xoa dịu các triệu chứng bệnh, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
Đây là cách làm đơn giản nhất, không mất quá nhiều thời gian lại giúp tiết kiệm tiền. Có thể áp dụng cách làm này để chữa nhiều loại bệnh, viêm mũi dị ứng do thời thiết cũng vậy.
Cách làm: Nghiêng đầu 1 góc 45 độ, cho nước muối vào mũi bên trên và để cho chảy ra ngoài tự nhiên. Cũng có thể sẽ chảy xuống họng muốn ít, bạn cần bình tĩnh để nước muối chảy hết xong thì nhổ ra là được. Mỗi bên thực hiện 3 – 4 lần và đổi sang mũi còn lại.
Sau khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bạn có thể kết hợp dùng dung dịch tỏi mật ong thấm vào niêm mạc mũi để loại bỏ vi khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả hơn.
Cách làm: Lấy 3 – 4 tép tỏi bóc sạch vỏ, sau đó giã nhuyễn. Tiếp đó, trộn tỏi với mật ong theo tỉ lệ 1:1, sau 5 phút có thể dùng. Sau khi thấm dung dịch này vào mũi bạn nên rửa lại mũi bằng nước sạch.
Viêm xoang dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Viêm xoang dị ứng do thời tiết gây nên mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe người mắc bệnh nhưng nếu không được chữa trị sớm sẽ thành viêm xoang mãn tính. Lúc này sẽ rất khó chữa trị dứt điểm và có thể biến chứng thành các bệnh khác như: Viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm xoang sàng,…
Đặc biệt, khi mắc bệnh sẽ làm thị lực giảm dần dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.
Cách phòng tránh viêm xoang dị ứng thời tiết
Để quá trình chữa bệnh đạt kết quả nhanh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
Sức khỏe yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến các vi khuẩn gây bệnh tấn công. Do đó đòi hỏi chúng ta phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, A, Omega3,… chứa trong các loại thịt, cá, hoa quả, rau củ tươi.
Viêm mũi dị ứng do thời tiết nên mặc đủ ấm, đeo khẩu trang khi ra đường
Đây là cách phòng bệnh viêm xoang dị ứng thời tiết thông minh nhất. Nhờ vậy sẽ hạn chế được việc tiếp xúc mới các tác nhân gây bệnh.
Thông qua các việc làm như: Đánh răng thường xuyên và súc miệng với nước muối, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, dùng khẩu trang mỗi khi ra đường, thay chăn ga, gối đệm thường xuyên…
Giữ ấm cơ thể là điều kiện cần thiết phải làm mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Chỉ cần làm các việc đơn giản như: Tắm nước ấm, uống nước nóng, luôn ăn các món ăn khi nóng, mặc đủ ấm…
Bệnh viêm xoang dị ứng thời tiết là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ như trên sẽ là hữu ích để bạn khắc phục được bệnh của mình.
Triệu Chứng Của Dị Ứng Thời Tiết, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Dị Ứng Thời Tiết
là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 30 độ C, trung bình khoảng 25 độ. Trung tâm điều nhiệt ở trên não giúp cho cơ thể thích nghi khi có sự thay đổi nhiệt độ. Nhưng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể. Có thể chia dị ứng thời tiết ra làm hai loại: Dị ứng thời tiết nóng và Dị ứng thời tiết lạnh.
Dị ứng thời tiết nóng: vào mùa hè, trong những ngày nắng cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước. Điều này làm cho bệnh cảnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn.
Dị ứng thời tiết lạnh: vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 20 độ C, không khí hanh khô làm làn da trở nên thô ráp hoặc những ngày mưa ẩm ướt đều có thể thúc đẩy dị ứng thời tiết xuất hiện.
Dị ứng thời tiết chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc. Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Một số nhóm thuốc cần dùng có thể kể đến như:
Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin cho những trường hợp dị ứng thời tiết thông thường
Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine hoặc dùng doxepin kết hợp với thuốc kháng histamin trong những trường hợp mề đay nặng.
Prednisolone được chỉ định điều trị khi có phù mạch, mề đay.
Corticoid được dùng để điều trị phòng ngừa, và hạn chế diễn tiến kéo dài của bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc, những lưu ý trong sinh hoạt giúp ích cho việc giảm nặng triệu chứng của bệnh và tránh kéo dài các phản ứng.
Đối tượng nguy cơ bệnh Dị ứng thời tiết
Như tên gọi, dị ứng thời tiết là một trong nhiều loại dị ứng mà con người có thể gặp phải. Đối tượng nguy cơ của bệnh là những cá thể có cơ địa dị ứng từ trước như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phấn hoa … hoặc những người mắc các bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng mà không cần sử dụng đến các xét nghiệm cận lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử của bản thân, thời điểm xuất hiện các triệu chứng, ảnh hưởng của nhiệt độ và tiền sử có mắc các bệnh lý như viêm da, viêm mũi, hen phế quản.
Triệu chứng bệnh Dị ứng thời tiết
Biểu hiện ngoài da của dị ứng thời tiết bao gồm:
Da nổi các ban đỏ, kèm ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ. Người bệnh thường thấy khó chịu, bị làm phiền.
Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
Nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm đến tính mạng, nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Bệnh cảnh này gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.
Phòng ngừa bệnh Dị ứng thời tiết
Các lối sống sau đây có thể giúp bạn dự phòng và đối phó với dị ứng thời tiết:
Ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống bổ sung nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể mạnh khỏe để chống lại các bệnh dị ứng.
Không hút thuốc, hạn chế lượng thức uống có cồn, và hạn chế tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa, chó mèo vì đó là những dị nguyên thường gặp cho bệnh dị ứng.
Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, giữ ấm khi trời lạnh và làm mát khi trời nóng, đặc biệt lưu ý vào những thời điểm giao mùa.
Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp, chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời là sự lựa chọn thông minh.
Tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe
Hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh. Tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ngột ngạt.
Nên dự trữ sẵn một số thuốc chống dị ứng thời tiết để uống thuốc ngay khi có biểu hiện nhẹ. Khi xuất hiện các biểu hiện nặng như mề đay hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế gần nhất.
Có thể bổ sung các loại vitamin Ba, B6, B12 để dự phòng đau đầu do dị ứng thời tiết.
Nguyên nhân bệnh Dị ứng thời tiết
Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết được cho là do sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa. Đáp ứng đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột nằm ở làn da. Da trở nên ẩm ướt do tiết nhiều mồ hôi vào những ngày nắng nóng hoặc da trở nên thô ráp do chất sừng bị mất nước vào những ngày trời lạnh đều là những biến đổi khiến các protein trong cơ thể trở thành “chất lạ” với cơ thể, khiến cơ thể phản ứng lại bằng các tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết. Quá trình này được gọi là dị ứng thời tiết.
Đường lây truyền bệnh Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có lây không?
Dị ứng thời tiết là bệnh không lây, xuất hiện ngẫu nhiên ở mọi lứa tuổi và không có sự khác nhau giữa hai giới.
Copyright © 2019 – Sitemap
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Nổi Mẩn Đỏ trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!