Cập nhật nội dung chi tiết về Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tử Cung mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung” là bài viết dành cho các đối tượng là điều dưỡng viên phụ trách việc chăm sóc cho bệnh nhân. Thông tin trong bài viết này dùng để tham khảo đánh giá chung. Bệnh nhân u xơ tử cung, người nhà bệnh nhân có thể tham khảo để thực hiện chế độ chăm sóc cho người bệnh được tốt nhất! ➤ Tìm hiểu về bệnh trong bài: “U xơ tử cung và những điều cần biết”Nhận định các vấn đề cần chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung
Chăm sóc về tinh thần
Chăm sóc về vệ sinh ăn uống, ngủ nghỉ
Trường hợp chưa có chỉ định phẫu thuật, khi đó vấn đề chăm sóc sẽ như một bệnh nhân điều trị nội khoa
14 nội dung chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung cơ bản
Giống như chăm sóc các bệnh nhân khác, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung cũng phải đáp ứng được đầy đủ 14 nội dung cơ bản như sau:
1. Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp
Bệnh nhân được hít thở không khí trong sạch, buồng bệnh thoáng mát, đủ oxy. Tư thế nghỉ ngơi thích hợp, đảm bảo lưu thông đường thở, chống ùn tắc đờm rãi, nếu cần phải cho thở oxy, thở máy. Trung bình mỗi giờ con người tiêu thụ 25 lít oxy. Đáp ứng thoả mãn các nhu cầu về hô hấp cho bệnh nhân là hành động đầu tiên, quan trọng nhất của mọi nhân viên y tế.
2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn uống, dinh dưỡng
Người trưởng thành cần 40ml nước/kg trọng lượng cơ thể, trẻ em có nhu cầu về nước tăng từ 2 – 2,6 lần so với người lớn.
Dinh dưỡng đủ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đủ 2000 – 3000kcal/ngày, đủ lượng protid, gluxit, lipid và các chất khoáng, sinh tố, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn theo chế độ bệnh lý. Khi có chỉ định ăn uống thực hiện qua ống thông dạ dày, truyền dịch dinh dưỡng.
3. Giúp đỡ bệnh nhân trong bài tiết
Quá trình bài tiết qua đường tiết niệu, hô hấp, tiêu hoá, da xảy ra liên tục hàng giờ, hàng ngày. Khi có chỉ định cần thông tiểu, thụt tháo, chăm sóc tốt các trường hợp bệnh nặng nằm viện nhiều ngày. Theo dõi, nhận định số lượng, tính chất phân, nước tiểu, chất nôn, đờm, mồ hôi… của bệnh nhân trong ngày để kịp thời điều chỉnh quá trình bài tiết.
4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và luyện tập
Hầu hết bệnh nhân đều có khó khăn trong vận động, điều dưỡng hỗ trợ họ vận động nhẹ nhàng, dần dần; vận động, thay đổi tư thế phù hợp với tình trạng bệnh lý; giúp bệnh nhân trong quá trình di chuyển trong buồng bệnh cũng như khi chuyển khoa, đi làm xét nghiệm, làm thủ thuật, phẫu thuật.
Vận động luyện tập để phòng chống loét, phục hồi di chứng, chống teo cơ cứng khớp, chống dính ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
5. Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi
Tạo giấc ngủ thoải mái, hợp lý theo lứa tuổi.
Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 – 22 giờ/ngày.
Người già cần ngủ 4 – 6 giờ/ngày.
Người trưởng thành cần ngủ 7 – 8 giờ/ngày.
Thời gian ngủ và nghỉ ngơi cũng cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo
Quần áo sạch, gọn, đẹp phù hợp với từng mặt bệnh, với phong tục tập quán. Có kế hoạch thay quần áo định kỳ, giúp đỡ bệnh nhân nặng, người già, trẻ em trong việc mặc, thay quần áo.
7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt
Đảm bảo đủ quần áo ấm, đủ chăn khi nằm viện vào mùa đông, thoán mát vào mùa hè. Khi có tăng hoặc giảm thân nhiệt, có biểu hiện bệnh lý cần phải theo dõi và xử trí kịp thời. Cùng với mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể là những dấu hiệu sinh tồn, duy trì chức năng sống của bệnh nhân.
8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày
Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, phòng chống viêm răng lợi, lưỡi, chống ùn tắc đờm rãi. Vệ sinh thân thể giúp bài tiết qua da được tốt, giúp bệnh nhân tắm khi cần thiết đảm bảo đủ nước dùng, có nước nóng trong mùa đông. Điều dưỡng cần giúp bệnh nhân nặng, bất động về đại tiểu tiện hàng ngày.
9. Giúp bệnh nhân tránh được mọi nguy hiểm trong khi nằm viện
Bảo đảm an toàn về thân thể và tài sản, đề phòng lây chéo, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Ngăn ngừa phòng tránh các tai biến, biến chứng trong chăm sóc và điều trị.
10. Giúp bệnh nhân trong giao tiếp
Chủ yếu là giao tiếp bằng lời với thái độ ân cần, cởi mở, chân tình. Bệnh nhân nặng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Điều dưỡng cần biết những khó khăn của bệnh nhân trong giao tiếp để giúp đỡ họ hàng ngày.
11. Giúp bệnh nhân thoải mái về tinh thần
Khuyên nhủ bệnh nhân yên tâm điều trị, tin tưởng vào chuyên môn, không quá lo lắng về bệnh tật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của bệnh nhân, tạo môi trường chăm sóc thích hợp.
12. Giúp bệnh nhân lao động, tránh mặc cảm
Lao động cũng là nhu cầu của con người: lao động chân tay, lao động trí óc. Bệnh nhân u xơ tử cung có thể tham gia vào vệ sinh cải tạo môi trường bệnh viện, khoa phòng, đọc sách, tài liệu trong chừng mực nhất định để tránh mặc cảm là người vô dụng.
13. Giúp bệnh nhân hoạt động vui chơi, giải trí
Bệnh viện có những hoạt động văn hóa xã hội, tổ chức cho bệnh nhân tham gia, có nhận xét khen thưởng và khuyến khích bệnh nhân xây dựng chương trình giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao. Tạo điềukiện để bệnh nhân đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến truyền hình.
14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học
Bệnh nhân quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, cách điều trị bệnh và phòng tránh. Một số bệnh nhân tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của bệnh cũng như các phương pháp chăm sóc, điều trị. Điều dưỡng có nhiệm vụ giúp bệnh nhân hiểu biết về các nội dung cơ bản của bệnh tật cũng như cách chăm sóc điều trị bệnh, tiên lượng bệnh để bệnh nhân giảm bớt lo lắng, yên tâm, tin tưởng vào chuyên môn, vào cách chữa bệnh của bệnh viện.
Biết được các thành phần của chăm sóc cơ bản sẽ lập được kế hoạch chính xác trong chăm sóc bệnh nhân. Tại các tuyến điều trị các bác sỹ cũng cần nắm chắc các thành phần chăm sóc cơ bản để có kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý, phối hợp với điều dưỡng, giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ một cách nhanh nhất.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ u xơ tử cung chi tiết
➤ Có thể bạn cần đọc trước: “Phương pháp mổ u xơ tử cung”
Tư thế nằm của người bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng hô hấp người bệnh. Nên để người bệnh nằm thẳng, cằm duỗi ra, hơi nghiêng mặt sang một bên, kê gối giữa hai chân. Đặc biệt cần nhẹ nhàng khi di chuyển tư thế cho người bệnh.
Bệnh nhân sau mổ nếu cần thở oxy thì phải chú ý theo dõi sát sao hô hấp, các chỉ số như nhịp thở, tần số thở của người bệnh. Luôn chú ý cung cấp đủ oxy, thường xuyên làm sạch đường thở, hút đàm ói khi cần. Nếu nhịp thở chậm hơn 15 lần / phút cần báo cáo ngay với bác sỹ phụ trách
3. Dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi sát sao các dấu hiệu như hô hấp (nhịp thở 15-30 lần/ phút là ổn định), mạch, nhịp tim, huyết áp (trên 90/60 mmHg)… Ngoài các chỉ số trên màn hình cũng cần chú ý đến các dấu hiệu bên ngoài của người bệnh chứ không nên hoàn toàn tin tưởng máy móc. Các dấu hiệu mắt thường có thể thấy như mức độ giãn của lồng ngực, cánh mũi phập phồng, màu da tím tái, mồ hôi chảy bất thường, co giật, vết thương chảy máu…
4. Truyền dịch
Truyền dịch sau mổ là điều cần thiết để bổ sung nước và chất dinh dưỡng trong quá trình mổ và điều trị, cung cấp năng lượng để bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe. Các loại dung dịch cần cung cấp phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, cũng như tính chất ca mổ, thông thường sẽ là dung dịch ringer lactate, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch glucose 5%, 10%…
5. Giảm đau sau mổ
Giảm đau sau mổ là vấn đề lớn trong chăm sóc sau mổ, nếu lạm dụng, không sử dụng đúng liều lượng có thể sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Thuốc giảm đau phải sử dụng theo giờ với liều lượng cố định, không được đợi đến lúc đau mới sử dụng, cũng không tùy tiện cho bệnh nhân sử dụng khi họ yêu cầu, mà cần làm theo chỉ định của bác sỹ.
Với các ca mổ nội soi u xơ tử cung thì vết mổ rất nhỏ, thường không cần cắt chỉ hay thay băng, nguy cơ nhiễm trùng cũng rất thấp, chỉ cần chú ý tránh các tác động mạnh lên vết mổ.
Với các ca mổ hở u xơ tử cung thì cần chú ý nhiều hơn, màu sắc vết mổ, tình trạng liền da, tình trạng chảy máu thấm băng đều cần phải chú ý quan sát hàng ngày. Thông thường sẽ cắt chỉ sau 5 – 7 ngày. Nếu vết mổ nặng có thể chậm hơn.
Việc vận động sau mổ cần chú ý nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh gây rách vết thương. Nếu các bệnh nhân sau mổ vẫn hôn mê cần phải được xoay người và xoa bóp 30 phút một lần cho đến khi tự cử động được.
Hướng dẫn bệnh nhân cách thở sâu, cách ho, cách tập luyện các bài tập nhẹ nhàng khi nằm trên giường bệnh để máu lưu thông tránh các biến chứng sau này.
8. Dinh dưỡng sau mổ
Ngày đầu tiên sau khi mổ cần chú ý duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng qua dịch truyền và ăn uống bằng miệng. Chỉ nên ăn những món ăn lỏng, nhạt, ăn làm nhiều bữa, đa dạng từ uống sữa đến ăn các loại hoa quả, bánh trái.
Khuyến khích người bệnh ăn uống bằng đường miệng để sớm hồi phục các chức năng tiêu hóa, dạ dày và ruột. Cần có đánh giá chi tiết năng lượng cần thiết phải nạp vào cơ thể người bệnh mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh.
Phát hiện và ngăn ngừa biến chứng sau mổ
Mổ u xơ tử cung cũng như các ca phẫu thuật khác đều có thể có những biến chứng hoặc rủi ro trong và sau quá trình mổ. Vì vậy để chăm sóc bệnh nhân mổ u xơ tử cung được tốt nhất, điều dưỡng cần có những hiểu biết về ” Biến chứng sau mổ u xơ tử cung “, cách phát hiện và giải pháp xử lý cụ thể.
Vấn đề chảy máu có thể xảy ra trong lúc mổ, trong những giờ đầu sau mổ hoặc vài ngày sau mổ. Triệu chứng thường là huyết áp giảm, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, da lạnh, lúc này cần tìm nơi chảy máu và cầm máu ngay lập tức, nếu là vết mổ nội soi chảy máu bên trong cần có sự can thiệp đánh giá kịp thời ngay của bác sỹ điều trị.
Hiện tượng sốc, choáng sau mổ là do mất máu, mất nước trong quá trình mổ. Hiện tượng sốc sẽ khiến bệnh nhân thấy choáng váng đầu óc, chóng mặt khó mở mắt, lúc này cần để người bệnh nằm đầu thấp, chân cao hơn tim, hướng dẫn thở sâu ổn định nhịp thở.
Để phòng tránh ngăn ngừa thì nên giải thích rõ với người bệnh trước khi mổ, sau mổ cần giữ ấm, di chuyển nhẹ nhàng an toàn, tránh ồn ào kích thích mà cần yên tĩnh.
3. Biến chứng hô hấp
Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật thường là sốt, mạch nhanh, khó thở, có đàm hay tức ngực khó thở. Người chăm sóc cần luôn chú ý sát sao đến nhịp thở, tần suất thở để thông báo kịp thời với bác sỹ nếu có triệu chứng viêm phổi.
4. Nhiễm trùng
Luôn chú ý đến tình trạng của vết mổ, dấu hiệu của vết mổ bị nhiễm trùng là người bệnh nóng sốt, vết mổ bị sựng, đỏ, đau đớn nhiều hoặc chảy máu, chậm lành… Để phòng tránh thì việc người chăm sóc vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc là rất cần thiết, thay băng và kiểm tra vết mổ đều cần sử dụng găng tay vô trùng, hạn chế để người bệnh tự ý chạm vào vết mổ.
Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên làm giảm kích thước u xơ tử cung an toàn
Muốn ngăn chặn triệt để U xơ tử cung cần làm được 2 việc đó là: Cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U và ngăn chặn sự nhân lên của những tế bào này. Khiến chúng nhanh chóng chết đi do không được nuôi dưỡng và không còn khả năng sản sinh thêm nữa.
Vương Bảo Phụ là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược kết hợp bộ ba thảo dược Náng hoa trắng – Thanh hao hoa vàng – Mãng cầu xiêm có tác dụng tiêu diệt U xơ mạnh mẽ. Các thành phần này có khả năng chặn tín hiệu nhân lên của tế bào U xơ. Hoạt chất Lycorine trong Náng hoa trắng còn giúp cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U.
Thành phần Trâu Cổ và Cỏ phụ nữ giúp cân bằng nội tiết tố, kích thích cơ thể tự sản sinh progesterone giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng khó chịu…
Nhận tư vấn trực tiếp từ Bác sĩ qua tổng đài miễn cước 18001591
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản
Hỏi thăm bệnh nhân để biết về tình trạng bệnh. Người bệnh có bị dị ứng với loại thức ăn nào, mắc bệnh về chàm không?. Mỗi lần hen xuất hiện tình trang có kéo dài không. Người bệnh có bị nhiễm khuẩn trong giai đoạn này. Gia đình người bênh có ai bị dị ứng không. Điều kiện làm việc và hoàn cảnh sống có tốt không. Từ việc biết được chính xác tình trạng bệnh chúng ta sẽ có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản đúng cách nhất.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Để có kế hoặc chăm sóc bệnh nhân hen phế quản chúng ta cần nắm rõ tình trạng bệnh. bệnh nhân hen phế quản có xuất hiện dấu hiệu khó thở? Những cơn khó thở kéo dài bao lâu? Khi bị khó thở có thấy điều gì bất thường? Những tư thế nào thì bệnh nhân khó thở. Đờm nhiều hay ít, mầu sắc và số lương đờm như thế nào?
1. Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân
Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản giúp người bệnh hạn chế được những cơn hen tái phát nặng.
Tránh các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bệnh hen phế quản.
Duy trì các hoạt động sinh hoạt ổn định hơn.
2. Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh lý khá phức tạp. Do vậy, cần đi khám để các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có những chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hen phế quản phù hợp.
Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hen phế quản:
3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Chăm sóc người bệnh hen suyễn cần theo đuổi và kiên trì trong thời gian dài để giúp người bệnh cải thiện về tình trạng bệnh.Do đó chúng ta cần giải quyết cho người bệnh một số những khó khăn nhất định như.
Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt trong phòng ngủ và trong nhà: không dùng đồ len dạ, lông, hạn chế bụi khói. Không nuôi những con vật ưa thích như; mèo, chim, chó cảnh, không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc…
Tránh ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi trường ở bên ngoài quá ô nhiễm.
Tích cực thực hành tập thở, tập làm giãn nở phổi, tập ho…
Không hút thuốc và tránh những nơi hút thuốc
Không dùng quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và thuốc co mạch.Không dùng các loại thuốc hay
gây dị ứng như penicillin, vitamin B…
– Chăm sóc chế độ dinh dưỡng:
Khi chăm sóc người bệnh hen phế quản nên để cho người bệnh ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
Tránh xa các thực phẩm gây kích ứng đối với cơ địa của người bệnh. Ví dụ như hải sản gây kích ứng cho người bệnh thì không để cho người bệnh hen phế quản ăn hải sản.
Thêm nữa, những đồ uống có chứa cồn như rượu, bia cần phải bỏ để hạn chế những cơn hen.
– Chăm sóc về tinh thần
Đối với bệnh nhân hen phế quản, tinh thần rất quan trọng và có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Không để người bệnh bị stress, rối loạn tâm lý…bởi có thể ảnh hưởng và bùng phát cơn hen.
Luôn động viên tinh thần của người bệnh.
Điều trị bệnh hen phế quản
Ngoài việc chăm sóc người bệnh hen suyễn qua chế độ dinh dưỡng thì việc điều trị bệnh cũng rất quan trọng.
Uống thuốc đúng giờ để kiểm soát được những cơn hen.
Vỗ rung lồng ngực cho bệnh nhân.
Bệnh nhân hen suyễn nên uống nhiều nước.
Thực hiện hút đờm giúp bệnh nhân.
Bên cạnh kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản cần thì người bệnh cũng cần chủ động có những phương pháp phòng bệnh, hạn chế những cơn hen suyễn tái phát.
Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Lao Phổi
1. Tôi bị nhiễm vi khuẩn lao bằng cách nào?
N.hững người bị nhiễm lao không có triệu chứng và không thể truyền bệnh cho người khác.
Tuy nhiên, vị trùng có thể bộc phát thành bệnh lao trong tương lai.
Để ngăn ngừa bệnh lao phát triển, những người bị nhiễm lao tiềm ẩn có thể dùng thuốc.
Khi bạn đã nhiễm lao thì có rủi ro bị bệnh lao cao hơn nếu:
Nhiễm TB trong thời gian gần đây (trong hai năm gần đây).
Có vấn đề sức khỏe khác, như bệnh tiểu đường, sẽ làm cơ thể khó chống lại vi trùng.
Lạm dụng rượu hoặc chích thuốc phi pháp.
Không được chữa trị đúng cách khi nhiễm lao trước kia.
Vì vậy ở tất cả các bệnh nhân bị bệnh lao, xét nghiệm HIV là một chỉ định bắt buộc.
Những người mắc bệnh lao có thể truyền mầm bệnh cho người khác nếu không được dùng thuốc ngay. Bệnh lao cần được điều trị bằng thuốc theo đúng phác đồ. Nếu KHÔNG được điều trị, một người mắc bệnh lao có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tử vong.
Dùng thuốc đúng theo cách bác sĩ dặn
Dùng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe.
Cho bác sĩ biết về bất cứ tác dụng ngoại ý nào khi dùng thuốc
Thuốc điều trị lao phổ biến là:
Thông thường, sau khi dùng thuốc được vài tuần thì triệu chứng sẽ giảm. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào bạn không còn lây vi trùng lao cho người khác. Ngay cả khi cảm thấy khá hơn thì vẫn cần dùng thuốc để trị dứt bệnh. Bạn sẽ cần dùng thuốc trị lao đúng cách ít nhất 6 tháng để trị dứt bệnh lao.
Phương pháp quan sát trực tiếp (Directly Observed Therapy – DOT)
Một số trạm xá, tổ chức phòng chống lao có chương trình này để giám sát việc sử dụng thuốc của bạn. Tuỳ từng địa phương, từng giai đoạn, bạn sẽ được phát thuốc tận tay và uống tại chỗ dưới sự quan sát của nhân viên y tế. Bạn có thể sẽ được lên lịch hẹn trong vài ngày hay vài tuần để theo dõi việc dùng thuốc. Người thân, gia đình cũng có thể giúp đỡ nhắc nhở bạn tuân thủ dùng thuốc hằng ngày
Các chỉ dẫn giúp tuân thủ dùng thuốc
Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc quên uống thuốc
Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc quên uống thuốc MỘT LẦN thì không nên lo lắng. Hãy uống liều tiếp theo như bình thường.
Nếu bạn quên uống thuốc hơn một lần thì gọi cho bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe TRƯỚC KHI uống liều tiếp theo. Họ sẽ cho bạn biết cần làm gì sau đó.
4.3. Nếu bạn ngưng dùng thuốc trị lao sớm hoặc không dùng đúng cách
Bạn có thể bị bệnh lại và bệnh trong thời gian lâu hơn.
Lao kháng thuốc : Thuốc bạn dùng trước đây có thể không có hiệu quả. Và phải dùng loại thuốc khác có nhiều tác dụng ngoại ý hơn.
Ngay cả thuốc mới có thể không có hiệu quả trị dứt bệnh lao.
Bạn có thể lây lại vi trùng lao cho người khác
Như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chữa lao có thể có tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên, hầu hết mọi người dùng thuốc chữa lao mà không có vấn đề gì gì. Cho bác sĩ của bạn biết nếu có tác dụng ngoại ý. Một trong những tác dụng ngoại ý phổ biến : Rifampin làm nước tiểu, nước miếng và ngay cả nước mắt có màu cam nhạt. Ngoài ra còn có thể dễ bị sạm da khi tiếp xúc với ánh nắng. Ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, Rifampin có thể làm giảm hiệu quả một số biện pháp tránh thai.
Nếu bạn đang điều trị bệnh lao thì cho bác sĩ biết ngay khi có các triệu chứng:
Hầu hết mọi người có thể dùng thuốc chữa lao mà không có vấn đề gì.
6. Làm sao để tôi có thể bảo vệ người thân khỏi bị lây bệnh từ tôi?
Biện pháp hiệu quả nhất để không lây lan vi trùng lao là uống thuốc đúng theo chỉ dẫn bác sĩ. Bạn nên nói với người nhà về tình trạng bệnh để nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc. Khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần lưu ý:
Cách ly tại nhà cho đến khi bác sĩ cho biết bạn có thể trở lại trường học hoặc nơi làm việc.
Yêu cầu bạn bè không đến thăm cho đến khi bác sĩ cho biết người khác có thể đến thăm
Cách ly trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình
Vì đang mang mầm bệnh nên tốt nhất là không tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, bệnh nhân HIV/AIDS, bị các bệnh đái tháo đường, suy thận.
Luôn mang khẩu trang che mũi, miệng khi phải giao tiếp với người khác.
Khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng, khạc đàm đúng nơi quy định.
Hủy bệnh phẩm theo đúng phương pháp: Vứt tất cả khăn giấy dùng rồi trong thùng rác. Đóng túi lại cho đến khi bạn vứt túi đi.
Dùng chung đĩa, uống chung ly hoặc ăn chung chén đĩa.
Hút thuốc hoặc dùng chung điếu thuốc với người khác.
Dùng chung đồ ăn với người khác.
Chạm vào khăn trải giường.
Dùng chung bàn chải đánh răng, Bồn cầu
Cách duy nhất để bị nhiễm vi trùng TB trong người là hít phải chúng.
Nếu bệnh nhân ho ra máu phải làm sao?
Người bệnh nghỉ ngơi tại giường yên tĩnh, tránh di chuyển, tránh lo lắng, kích động
Nằm ở tư thế đầu cao, thoải mái, khi ho khạc đỡ đầu nghiêng qua một bên
Chuẩn bị sẵn bên cạnh một chiếc cốc cạnh bên; có vạch đo để biết số lượng máu thoát ra của bệnh nhân. Tránh nuốt vào trong vì sẽ kích thích người bệnh gây nôn.
Nếu BN ho ra máu nhiều cần đưa đến khoa cấp cứu để kịp thời điều trị.
7. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bệnh nhân lao
Cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Bệnh nhân lao thường ăn ít, ăn không ngon nên cần nấu ăn hợp khẩu vị; động viên người bệnh ăn nhiều, đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân lao tăng lên do mắc bệnh. Thường năng lượng từ khẩu phần ăn tăng từ 20-30% để duy trì trọng lượng cơ thể.
Bổ sung các loại đạm, vitamin và khoáng chất, vượt 50 – 150% lượng thức ăn khuyến nghị hàng ngày của người bình thường
Kẽm: Người bệnh lao cần bổ sung kẽm từ thịt bò, gan và hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương…
Vitamin A, E, C: Các chất này có nhiều trong rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan.
Sắt: Bệnh nhân cần ăn nhiều mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng…
Vitamin K, B6: có nhiều trong rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt
Trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn. Vì vậy cần phải đa dạng các món ăn, lựa chọn những món ăn mà họ thích và chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.
Trong giai đoạn đầu, tốt nhất là nên cho bệnh nhân lao ăn nhẹ, thức ăn lỏng thì dễ tiêu hóa hơn, ví dụ như cháo hay súp, canh. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống rượu, bia thuốc lá chất kích thích và ăn những thức ăn cay, nóng vì có thể khiến bệnh nhân ho nhiều hơn.
Nghỉ ngơi: Ngủ đủ mang lại hiệu quả hồi phục sức khoẻ. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng.
Khi đã vào giai đoạn ổn định, hết triệu chứng, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người. Lúc này, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân có thể trở lại gần giống như bình thường.
Việc bị cách ly với mọi người, tuân thủ uống thuốc hằng ngày là một việc khó khăn, một ngày nào đó bạn có thể muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành thói quen dễ dàng và giúp bạn chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Bên cạnh đó ,nên giữ thái độ bình tĩnh và tích cực, nghỉ ngơi và tập thể dục. Sự chăm sóc động viên về mặt tinh thần lẫn thể chất của gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn chiến thắng vi khuẩn lao.
Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến
Nguồn: youmed.vn Từ khóa tìm kiếm: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ U Nang Buồng Trứng
Để nhanh chóng phục hồi và hạn chế biến chứng sau khi mổ u nang buồng trứng, các chị em cần biết những lưu ý sau đây:
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật u nang buồng trứng
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật u nang buồng trứng là bao lâu phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật, cụ thể là:
Với phương pháp mổ nội soi
Phương pháp mổ nội soi đa phần được áp dụng để bóc tách những u nang buồng trứng nhỏ.
Thời gian phẫu thuật khá nhanh chỉ khoảng 30 phút, phương pháp này có độ an toàn cao và ít xâm lấn, giúp hạn chế tối đa tình trạng mất máu của bệnh nhân.
Thời gian xuất viện: sau 1 – 3 ngày (nếu tình trạng sức khỏe tốt người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày).
Sau 2 tuần là chị em hầu như có thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn và sinh hoạt như bình thường.
Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mĩ cao, vết mổ rất nhỏ nên không cần quá lo lắng về vấn đề sẹo sẽ để lại trong tương lai.
Phương pháp mổ mở thường áp dụng cho các ca phẫu thuật nghiêm trọng hơn do u nang lớn, u nang biến chứng vỡ, xoắn hoặc ung thư…
Mổ mở có thể để lại vết sẹo lớn và người bệnh bị mất khá nhiều máu do đó thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn nhiều so với mổ nội soi.
Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhưng thường dao động từ 6 -8 tuần sau khi mổ.
Người bệnh cần nằm viện ít nhất 1 tuần để theo dõi tình hình sức khỏe trước khi về nhà.
Thời gian lành vết mổ từ 1 -2 tháng, chị em theo dõi quá trình lành vết thương tại nhà, nếu tại vết mổ có dấu hiệu rỉ dịch lạ, đau bụng hay có triệu chứng bất thường khác thì cần tới bệnh viện ngay.
Mổ u nang buồng trứng là phương pháp điều trị được đánh giá có tính hiệu quả và an toàn khá cao. Tuy vậy, cũng giống như nhiều phương pháp điều trị khác, mổ u nang vẫn tổn tại một số biến chứng nhất định:
Nhiễm trùng, chảy máu sau hoặc đau bụng sau khi mổ
Sau khi loại bỏ u nang có thể xảy ra biến chứng nhiễm trùng khiến người bệnh đối mặt với tình trạng chảy máu, đau bụng sau khi mổ. Lý do có thể xuất phát từ quá trình thực hiện phẫu thuật chưa đảm bảo đúng quy trình y tế hoặc bác sĩ thực hiện chưa đủ chuyên môn, kinh nghiệm.
Vì thế lời khuyên cho bạn để giảm thiểu biến chứng này đó là cần tham khảo cơ sở y tế uy tín cao, đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm vững trước khi quyết định điều trị.
Tổn thương cơ quan lân cận
Ruột và bàng quang có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, mô sẹo không chỉ hình thành ở trên vết mổ mà có thể tồn tại trong khung chậu, ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng gây ảnh hưởng tới quá trình mang thai sau này.
Rối loạn nội tiết tố
Giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng thụ thai (do số lượng trứng bị giảm đi)
Rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh nguyệt hoàn toàn (trường hợp xảy ra với phụ nữ phải cắt bỏ hoàn toàn buồng trứng, tử cung để điều trị u nang)
Giai đoạn mãn kinh đến sớm (kể cả chưa đến tuổi mãn kinh)
Lão hóa nhanh
U nang tái phát
Có khoảng 25% các trường hợp u nang buồng trứng tái phát trở lại sau phẫu thuật. Nguyên nhân tái phát là do nội tiết tố bị rối loạn sau khi mổ. Bởi vậy, sau phẫu thuật các chị em cần có kế hoạch theo dõi định kì nhằm ngăn ngừa và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường chứng tỏ u nang buồng trứng tái phát.
Đồng thời, cần quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe phụ khoa, chế độ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để cơ thể sớm phục hồi.
Ngoài ra, đề phòng ngừa u nang tái phát trở lại các chị em có thể chọn lựa các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cân bằng nội tiết tố có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn, không tác dụng phụ được Bộ y tế cấp phép sử dụng.
Để hạn chế biến chứng và ngăn ngừa rủi ro sau khi mổ u nang buồng trứng, các chị em nên tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của chuyên gia y tế về dạng phẫu thuật phù hợp với tình trạng sức khỏe, nguyện vọng sinh sản của bản thân.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ u nang buồng trứng
Lưu ý quan trọng ngay sau khi phẫu thuật
Sau khi mổ u nang buồng trứng cơ thể bệnh nhân còn rất yếu, nhiều người sẽ cảm thấy lạnh khi hết thuốc gây mê. Chính vì thế, cần đắp chăn ủ ấm cho người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân lên cơn co giật hay có biểu hiện bất thường phải thông báo với y tá trực ngay lập tức để có kế hoạch xử lí kịp thời.
Người nhà luôn cần túc trực để chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Những ngày ở trong bệnh viện nên cho bệnh nhân ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu và phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Thức ăn có đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng giúp người bệnh nhanh phục hồi.
Sau phẫu thuật, các chị em nên chuẩn bị danh sách thực đơn với các món ăn đầy đủ dưỡng chất, giúp cơ thể hấp thu tốt nhất. Chọn lựa những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất (rau củ xanh, hoa quả), chất đạm, axit béo…để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Tránh ăn các thực phẩm có thể khiến cho vết sẹo lâu lành như các đồ nếp, thịt gà, rau muống, hải sản.
Lưu ý về vận động
☛ Đọc chi tiết: Sau mổ u nang buồng trứng nên ăn gì kiêng gì?
Cần vận động nhẹ nhàng sau khi về nhà, tránh hoạt động mạch làm rách vết mổ gây chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Đi lại nhẹ nhàng, không nên chạy nhảy, làm việc gắng sức khiến vết mổ bị bục và gây ảnh hưởng tới thời gian phục hồi.
Vương Bảo Phụ – Khắc tinh của U nang buồng trứng
Với những bệnh nhân sau mổ u nang buồng trứng, thì việc ngăn ngừa tái phát, cải thiện các rối loạn nội tiết tố là điều vô cùng quan trọng. Xuất phát từ yêu cầu đó, Vương Bảo Phụ đã được ra đời. Sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu “Náng hoa trắng kháng U” của chúng tôi Nguyễn Bá Hoạt – nguyên phó giám đốc viện dược liệu Trung Ương
Vương Bảo Phụ là sự kết hợp của bộ ba thảo dược Náng hoa trắng – Thanh hao hoa vàng – Mãng cầu xiêm. Các vị thuốc này có khả năng chặn tín hiệu nhân lên của tế bào U. Hoạt chất Lycorine trong Náng hoa trắng còn giúp cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U. Nhờ đó Vương Bảo Phụ ngăn chặn sự phát triển và tồn tại của khối U, đồng thời ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Ngoài ra, thành phần Trâu Cổ và Cỏ phụ nữ còn giúp cân bằng nội tiết tố, kích thích cơ thể tự sản sinh progesterone giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng khó chịu…
Để đảm bảo quyền lợi khách hàng, cũng như khẳng định chất lượng của sản phẩm: Vương Bảo Phụ CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu khối U không nhỏ lại, hoặc tái phát. Tức sau ba tháng sử dụng, nếu khối u không giảm đi so với kích thước ban đầu thì Quý khách hàng sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua dùng sản phẩm.
Đồng thời để tri ân khách hàng, Vương Bảo Phụ đang có chương trình khuyến mại vô cùng hấp dẫn: Mua 6 tặng 1 – giúp tiết kiệm đến gần 200.000 đồng. Để đăng kí tham gia chương trình cam kết hoàn tiền và nhận khuyến mại, hãy gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 038.549.7247 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, tư vấn.
Để được giao hàng tận nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tử Cung trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!