Đề Xuất 3/2023 # Người Bị Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe? # Top 3 Like | Mgwbeautypageant.com

Đề Xuất 3/2023 # Người Bị Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe? # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Người Bị Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe? mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, hầu như người bệnh đều cảm thấy nhạt miệng và không muốn ăn cơm. Nếu nhịn ăn, cơ thể sẽ không được cung cấp dưỡng chất, từ đó dẫn đến mệt mỏi và làm tình trạng bệnh có chuyển biến xấu. Các loại cháo loãng, soup sẽ giúp người bệnh dễ nuốt hơn. Thêm vào đó khi bị sốt xuất huyết, cơ thể sẽ mất nhiều nước nên các thực phẩm dạng lỏng cũng góp phần bổ sung thêm lượng nước cần thiết cho người bệnh. Để kích thích cảm giác thèm ăn, bệnh nhân có thể sử dụng trà gừng.

Sốt xuất huyết khiến người bệnh bị giảm tiểu cầu đáng kể. Nếu số lượng tiểu cầu quá ít sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong. Trong khi đó, bí ngô được đánh giá là một loại thực phẩm vàng, có chứa nhiều vitamin A, giúp sản sinh tiểu cầu cho cơ thể. Vì thế, người bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung bí ngô mỗi ngày bằng cách uống nước ép bí ngô tươi kết hợp một thìa mật ong hoặc ăn món cháo, soup bí ngô để hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng bệnh.

3. Trái cây mát chứa nhiều vitamin C

Người bị sốt xuất huyết nên dùng các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và có tính mát, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng lượng tiểu cầu và hạ nhiệt cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C còn là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu từ đó cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Một số loại trái cây rất tốt cho người bị sốt xuất huyết là: đu đủ, cam, bưởi, ổi, dưa gang, chanh, dâu tây, kiwi,….

Các loại rau củ như: cà rốt, dưa chuột, rau xanh,…có thể dùng để chế biến thức ăn hoặc ép lấy nước cho người bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, sử dụng các loại thực phẩm chiết xuất từ lá neem (còn gọi là lá thường xanh Ấn Độ hoặc lá nim) sẽ gây ức chế virus Dengue, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị loại bệnh này.

Đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết, quan trọng nhất là phải bù đắp nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải bổ sung chất đạm cho cơ thể. Đây là điều thực sự cần thiết vì những thực phẩm có chứa nhiều đạm như: trứng, sữa, thịt,…có thể giúp đẩy lùi virus gây sốt xuất huyết.

Tỏi là một trong những loại gia vị mà bạn có thể sử dụng trong rất nhiều các món ăn hàng ngày. Không những vậy, loại củ này còn có chứa những thành phần đặc biệt trong đó có thromboxan A2 giúp làm tăng tiểu cầu hiệu quả. Vậy nên, người bị bệnh sốt xuất huyết được khuyến khích nên sử dụng tỏi để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Cũng giống như bí ngô, tỏi và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, củ cải đỏ cũng có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên và các thuộc tính homeostatic giúp tăng lượng tiểu cầu hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng một thìa nước ép củ cải tươi mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.

Bổ sung nhiều nước và dưỡng chất cần thiết

Ngoài các loại thực phẩm trên thì nước đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc điều trị bệnh sốt xuất huyết. Lý do là vì khi bị sốt cao, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Ngoài nước lọc, người bệnh còn cần bổ sung các loại nước có chứa khoáng chất, ion hay nước gạo, nước lúa mạch để đảm bảo cơ thể không bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nước dừa cũng là một nguồn cung cấp các loại khoáng chất và điện giải tốt cho người bị sốt xuất huyết.

Đặc biệt trong và sau quá trình điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể có thể hoàn toàn hồi phục. Các nhóm chất dinh dưỡng cần bổ sung là: vitamin A, C, D, kẽm, sắt, khoáng chất,….

Người Bị Suy Thận Mạn Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm từ từ và không hồi phục chức năng thận bao gồm 5 giai đoạn, khi đến suy thận mạn giai đoạn 5 thì chức năng thận đã suy giảm rất trầm trọng. Khi bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối sẽ có chỉ định điều trị thay thế thận, bao gồm 3 phương pháp: ghép thận, thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Bệnh suy thận mạn

Bệnh suy thận mạn hay còn gọi là suy thận mạn tính, bệnh thận mạn tính, nói lên sự mất dần chức năng hoạt động của thận. Thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi bệnh suy thận mạn tính đến giai đoạn phát triển, chất lỏng chất điện giả và chất thải trong cơ thể bạn có thể được tích tụ.

Việc điều trị suy thận mạn nói chung chủ yếu là phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc, trong đó chế độ ăn là quan trọng nhất, bệnh nhân cần hạn chế đạm và các loại trái cây nhiều kali, kẽm, nước.

Thực phẩm nên ăn

Đơn giản nhất thì không ăn rau xanh đậm, thịt màu đỏ. ngày ăn 4 đến 5 bữa. ăn ít 1 đến 1.5 chén cơm, ăn nhạt, không nêm bột nêm, bột ngọt, mì chính, chỉ nêm ít mắm, ít đường cho dễ ăn là được

1/ Chất bột đường

Thực phẩm giàu tinh bột (gạo trắng, miến, phở, bột sắn dây…) chính là đáp án cho vấn đề suy thận ăn gì. Ngoài ra, nếu bị suy thận kèm theo bệnh tiểu đường thì nên chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp như: khoai sọ, khoai lang, bánh canh, bánh cuốn, bún…

2/ Chất béo

Nếu bạn không biết suy thận ăn gì thì nên sử dụng một số loại chất béo có nguồn gốc thực vật (dầu mè, đậu nành, oliu…).

3/ Rau xanh, trái cây

Suy thận ăn gì? Giai đoạn suy thận nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60) có thể sử dụng đa dạng các loại rau, trái cây có màu xanh, đỏ,vàng. Đối với bệnh nhân suy thận bị tiểu đường nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như: táo tây, cam quýt, bưởi…

Cá – thực phẩm tốt cho người bệnh suy thận

Thực đơn trong 1 ngày

Người bệnh suy thận cần hạn chế cơm do chứa nhiều đạm nhưng phải cần bổ sung đầy đủ năng lượng tránh sụt cân vì vậy bạn phải bổ sung các nguồn tinh bột khác ít đạm. Nên chia bữa ăn ra thành 4 đến 5 bữa.

Bữa sáng: Bún thịt gà. (01 tô nhỏ)

Bữa trưa: súp thịt nạt ( một tô to)

Bữa chiều: miếng rán phồng.

Bữa tối

cơm miếng ( 2 chén lưng) : 30g gạo tẻ, 70g miếng dong

trứng gà chưng cà chua: 2/3 quả trứng + 1 trái cà chua

bí xanh xào : 100g bí xanh + dầu ăn

Bữa khuya: chè bột sắn dây

25g bột sắn dây + 30g đường

● Đỗ đen: Đỗ đen rang cháy vừa, hãm lấy nước uống hàng ngày. Sau khi sử dụng khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ thấy triệu chứng suy thận giảm hẳn đồng thời cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt hơn.

Bài thuốc chữa suy thận từ cây cỏ mực hay nhọ nồi

Chế độ dinh dưỡng với người suy thậnBệnh Suy Thận Có Còn Hy Vọng Không?

● Cẩu tích: Theo Đông y cẩu tích dùng để chữa thận hư, chứng tiểu són, di tinh. Dùng cẩu tích, tục đoạn, cốt toái bổ, đương quy, bạch chỉ, xuyên khung phơi khô sắc lấy nước uống. Dùng khoảng 10 ngày, các triệu chứng (mệt mỏi, mẩn ngứa, ớn lạnh…) biến mất.

● Cỏ xước: Trong cuốn Dược điển Việt Nam cỏ xước có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu sỏi loại bỏ triệu chứng như tiểu đêm, đái buốt, phù thũng… Dùng cỏ xước sắc lấy nước uống vào buổi sáng hàng ngày.

Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Cháo Gì? Chế Độ Ăn Hồi Phục Sức Khỏe Nhanh.

Sốt xuất huyết nên ăn cháo gì? Chế độ ăn hồi phục sức khỏe nhanh? Chế độ ăn cho trẻ bị sốt xuất huyết sẽ được chúng tôi chi sẻ ngay sau đây

Bệnh sốt xuất huyết nên ăn cháo gì?

Cháo loãng, cháo gà, cháo ngũ cốc….Cháo rất dễ nuốt và tiêu hóa do đó khi bị sốt xuất huyết nên ăn càng nhiều cháo càng tốt và có thể chọn loại cháo mình hợp khẩu vị mình để dễ ăn hơn.

Chế độ ăn hồi phục sức khỏe nhanh.

Bù nước là quan trọng nhất

ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, do đặc điểm của bệnh SXH là bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi nên ăn uống sẽ kém đi. Đặc biệt, trong SXH sợ nhất là tình trạng sốc, thoát huyết tương ra ngoài gây tình trạng cô đặc máu cho nên trong chế độ ăn uống cho người SXH quan trọng nhất là bù nước, điện giải như uống oresol.

Do bệnh nhân sốt cao kèm mất nước nên cần phụ nước đầy đủ, người bệnh nên uống các loại nước trái cây, nước quả ép (như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn sẽ làm tình trạng bệnh giảm đi.

Theo kinh nghiệm, có thể nghiền lá đu đủ, sau đó lọc chắt lấy nước uống cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân SXH.

Ăn thức ăn dạng lỏng

Về chế độ ăn, ThS. Hải khuyên, bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt.

Đặc biệt với trẻ em bị SXH, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú. Khi cho trẻ ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống ra, không nên cho ăn dồn dập. Tích cực bổ sung các mó ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh SXH.

Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ

ThS. Hải, SXH hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, thuốc đặc hiệu, do đó chế độ dinh dưỡng chăm sóc đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi lẽ khi sức đề kháng kém thì bệnh sẽ nặng hơn, sợ nhất là gây sốc cho bệnh nhân.

Với người bệnh SXH, cần kiêng những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu; còn lại không kiêng tuyệt đối thứ gì cả. Nên ăn cân đối đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất…

Chế độ ăn cho trẻ bị sốt xuất huyết

Cho trẻ ăn “trả bữa”

Trẻ mắc SXH nếu đã khỏi sốt và chơi bình thường rồi thì nên tuân theo chế độ ăn như bình thường. Tùy theo độ tuổi của bé, nếu bé còn bú mẹ thì mẹ phải tăng cường dưỡng chất, nếu bé ăn dặm thì ăn “trả bữa” bổ sung cho bé để tăng cân, bù lại mất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm, tránh tình trạng nhẹ cân suy dinh dưỡng sau này.

Thời gian mới ốm dậy, trẻ có thể ăn chưa ngon miệng, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn ra, cho ăn các loại cháo soup bù năng lượng thiếu hụt, tăng số bữa lên…

Chú ý là cha mẹ cần kiên trì nấu nướng các món ăn thay đổi khẩu vị, nên hỏi trẻ lớn để có món ăn hợp khẩu vị của trẻ. Các món ăn ưu tiên là giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất… có thể nấu cháo cà rốt, thịt gà, uống nước quả cam, quýt, sinh tố… nhằm giúp trẻ tăng cường sức khỏe

Không ăn thực phẩm sẫm màu

Do “đặc thù” của bệnh sốt xuất huyết là rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết (chảy máu) nên bạn cần tránh, không để bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không. Những thực phẩm có màu sẫm như nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu… khi uống vào, nếu bệnh nhân bị nôn ói hoặc có xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày sẽ khó xác định được.

Chọn thức ăn lỏng

Cơ thể sốt rất mệt mỏi, nên cần ưu tiên tối đa trong lúc này những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ đầy bụng khó tiêu. Cũng cần lưu ý là bệnh nhân không cần kiêng cữ quá mức mà cần ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ như cháo cá, cháo thịt băm nấu cùng với một ít rau củ quả các loại. Cho ăn từng ít một, nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng nôn ói.

Tuân thủ y lệnh

Như đã nói, không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ cho thuốc hạ sốt, một ít thuốc bổ… để bệnh nhân uống. Cần theo đúng đơn và tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt, không được thấy trẻ sốt thì tự ý mua thuốc hạ sốt, vì một số loại thuốc hạ sốt có khả năng ảnh hưởng xấu đến dạ dày, làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt.

Lau mát thường xuyên

Với sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C. Song song với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, cần thường xuyên lau mát cho bệnh nhân để giúp giảm nhiệt độ cơ thể.Lưu ý: Cách lau mát đúng là dùng khăn sạch, nhúng vào nước ấm vừa phải, sau đó vắt khô lau trán, mặt, tay chân, các vùng nách, bẹn… Không được dùng nước đá, nước lạnh để lau vì càng khiến cơ thể bị sốc nhiệt, sốt cao hơn.

Bệnh Cao Huyết Áp Ăn Gì Thì Tốt Cho Sức Khỏe?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp

Bên cạnh việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, có lối sống lành mạnh, hạn chế dùng thực phẩm mặn và chất kích thích thì người cao huyết áp cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể, lượng chất nạp vào mỗi ngày phải đảm bảo:

– Không quá 6g muối ăn, bột ngọt, nước tương, nước mắm.

– Dưới 320g chất bột đường.

– Từ 0,8 – 1g protein cho 1kg cân nặng.

– Từ 25 – 30g chất béo có lợi.

– Khoảng 40g chất xơ.

– Bổ sung nhiều thực phẩm chứa K, Mg và Ca.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cao huyết áp cũng nên phong phú với cá, thịt nạc, rau củ quả, đậu, hạt và dầu thực vật. Nên ăn nhiều vào buổi sáng và khi ăn nên nhai kỹ, chậm.

Những loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp

Các loại rau củ quả đều là thực phẩm dinh dưỡng, bất cứ ai cũng nên bổ sung đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, những loại rau có lá màu xanh như: diếp cá, cải rổ, chân vịt, xà lách,…đặc biệt có chứa nhiều K. Đây là loại chất có tác dụng trung hòa Na trong cơ thể. Từ đó, giúp hạ huyết áp nên người bệnh cần ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, bạn nên lưu ý sử dụng các loại rau tươi thay vì đồ đóng hộp vì những sản phẩm này có chứa một lượng Na đáng kể.

Trong những loại quả mọng nước như: việt quất, mâm xôi, dâu tây,…có chứa nhiều flavonoids – Loại chất có tác dụng hạ huyết áp hữu hiệu. Không những thế, các loại trái cây này cũng chứa rất nhiều vitamin cần thiết, bổ dưỡng khác cho cơ thể.

Khoai tây là một nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, K và Mg. Bổ sung khoai tây trong chế độ ăn uống sẽ giúp huyết áp luôn được giữ ở mức ổn định.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy củ cải đường có tác dụng hạ huyết áp trong vòng 24 giờ đồng hồ nhờ vào lượng Nitrat có trong thực phẩm này. Bạn có thể sử dụng củ cải đường để chế biến các món ăn hay ép lấy nước uống cũng rất ngon miệng.

Yến mạch được mệnh danh là vua của các loại ngũ cốc vì giàu chất xơ, hàm lượng Na và chất béo thấp. Món ăn này thích hợp dùng vào buổi sáng, không chỉ có tác dụng điều chỉnh huyết áp mà còn đủ cung cấp năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, người bị huyết áp cao nên lưu ý không nên cho đường vào trong cháo mà có thể thêm các loại hoa quả.

Chuối rất giàu K, vì thế người bệnh tăng huyết áp có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày thay vì dùng các loại thực phẩm bổ sung.

Hi vọng sau khi tham khảo những chia sẻ ở trên của đội ngũ biên tập chúng tôi, các bạn đã biết người bị bệnh tăng huyết áp ăn gì là tốt nhất và chế độ ăn uống như thế nào cho phù hợp. Để từ đó, xây dựng được thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để hạn chế tình trạng huyết áp tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Người Bị Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe? trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!