Đề Xuất 3/2023 # Phục Hồi Chức Năng Hô Hấp: Giảm Triệu Chứng Khó Thở, Cải Thiện Cuộc Sống # Top 4 Like | Mgwbeautypageant.com

Đề Xuất 3/2023 # Phục Hồi Chức Năng Hô Hấp: Giảm Triệu Chứng Khó Thở, Cải Thiện Cuộc Sống # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phục Hồi Chức Năng Hô Hấp: Giảm Triệu Chứng Khó Thở, Cải Thiện Cuộc Sống mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong hầu hết các bệnh lý hô hấp mạn tính, suy giảm chức năng hô hấp là triệu chứng làm cho bệnh nhân suy giảm chất lượng cuộc sống.

Điều trị các bệnh lý hô hấp cần một chiến lược tổng thể bao gồm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng. Trong đó phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng.

– Phục hồi chức năng trong các bệnh hô hấp

Phục hồi chức năng hô hấp giúp làm giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị.

Phục hồi chức năng không được áp dụng trong giai đoạn cấp tính của bệnh hô hấp. Phương thức trị liệu tùy theo từng bệnh mà thay đổi, vì yêu cầu không giống nhau mặc dù đều nhằm mục đích phục hồi chức năng hô hấp.

Trong điều trị phục hồi các bệnh mạn tính, vận động hô hấp trị liệu ngày càng được sử dụng rộng rãi với mục đích làm gia tăng dung tích hô hấp, nhưng không gia tăng sự tiêu thụ oxy, nghĩa là không làm mệt người bệnh.

Đối với các bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính -COPD, giãn phế quản, hen phế quản, khí phế thũng phổi…) vận động hô hấp trị liệu có vai trò quan trọng. Do tác động trên các yếu tố sinh lý và cơ học của chức năng hô hấp, vận động hô hấp trị liệu giúp người bệnh tống thải được các chất tiết dịch ra ngoài để sự thông khí được dễ dàng, kiểm soát được nhịp thở và tạo thư giãn trong cơn khó thở, gia tăng sự trao đổi khí bằng cách tập thở có hiệu quả và tập cho lồng ngực giãn nở tối đa. Đồng thời, duy trì tầm vận động bình thường của cột sống và khớp vai, tránh được những biến dạng do tư thế xấu. Kết quả là làm tăng tiến mức độ hoạt động của người bệnh.

Muốn đạt được kết quả trên, người bệnh cần tập thở đúng cách và vận động cơ hoành có hiệu quả nhất, đồng thời tập luyện cho các cơ hô hấp phụ ít hiệu năng được thư giãn. Nếu có nhiều đờm, người bệnh cần tập ho có hiệu quả và dẫn lưu bằng tư thế.

Để chỉ định các phương pháp phục hồi chức năng hô hấp thích hợp trên người bệnh, trước hết người bệnh phải được đánh giá về chức năng thông khí phổi. Trên cơ sở đó các bác sĩ mới quyết định được các kỹ thuật phục hồi chức năng phù hợp.

– Phục hồi chức năng dựa trên phân loại bệnh

Dựa vào kết quả thăm dò chức năng thông khí phổi, bệnh lý thuộc cơ quan hô hấp được phân chia như sau:

– Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hạn chế

Mục đích của việc phục hồi chức năng bệnh phổi có rối loạn thông khí hạn chế nhằm tăng thông khí phổi, giảm khó thở, giảm năng lượng cần thiết cho việc thở do điều khiển được nhịp thở và thúc đẩy được hoạt động tối đa của các cơ hô hấp giúp người bệnh có đủ oxy trong các sinh hoạt thường ngày.

Các bệnh hay gặp trong bệnh phổi có rối loạn thông khí hạn chế: Tràn dịch màng phổi (chủ yếu là lao màng phổi), viêm phổi mô kẽ, xơ phổi, ung thư phổi, lao phổi ổn định…

Chỉ định các kỹ thuật: Tập ho hữu hiệu; tập thở cơ hoành các tư thế; tập thở cơ hoành có trợ giúp, có trở kháng; tập thở hoành với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải); các kỹ thuật vận động tăng cường thể lực.

Phục hồi chức năng không được áp dụng trong giai đoạn cấp tính của bệnh hô hấp.

– Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí tắc nghẽn

Các bệnh hay gặp trong nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí tắc nghẽn bao gồm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản, nung mủ phổi phế quản, viêm phổi, áp xe phổi…

Mục đích của phục hồi chức năng trong nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhằm tống đẩy các chất đờm dịch trong đường khí phế quản, làm thông thoáng đường dẫn khí, tăng thông khí phổi, giảm khó thở, đồng thời dự phòng viêm nhiễm tái phát.

Các kỹ thuật thường được áp dụng: Tập ho hữu hiệu; tập thở cơ hoành; tập thở hoành với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải); dẫn lưu tư thế, kết hợp kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực; các kỹ thuật vận động tăng cường thể lực.

– Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hỗn hợp

Các bệnh hay gặp trong nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hỗn hợp bao gồm: Nhóm bệnh sau phẫu thuật lồng ngực, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, áp xe phổi.

Mục đích của phục hồi chức năng trong nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hỗn hợp nhằm tăng thông khí phổi, tống đẩy các chất đờm dịch, giảm khó thở và dự phòng viêm nhiễm tái phát.

Các kỹ thuật thường được áp dụng: Tập ho hữu hiệu; tập thở cơ hoành; dẫn lưu tư thế, kết hợp kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực; các kỹ thuật vận động tăng cường thể lực.

BS. Mai Trung Dũng

Phục Hồi Chức Năng Gãy Xương Đòn

Gãy xương đòn là 1 gãy xương thường gặp trong chấn thương đặc biệt chấn thương thể thao, ngày nay nó thường được phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn cố định để chờ lành xương.

1. Lưu ý chung:

Không nâng tay: Không năng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.

Không nâng vật nặng: không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.

Chườm đá: Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 15 phút x 3 lần trong ngày giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.

Sử dụng nẹp: Giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.

Giữ vai đúng tư thế: trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.

Tái khám: tái khám bác sĩ theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.

2. Chương trình phục hồi chức năng cơ bản.

2.1.Tuần đầu: bao gồm

Tập luyện hàng ngày

Lúc lắc cánh tay. Trong bài tập này người tập cong người về trước tay lành lựa trên ghế hay bàn, thả lỏng tự do tay bên đau, nhẹ nhàng xoay cánh tay theo 1 vòng tròn nhỏ, cố gắn xoay theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ.

Tập sức mạnh cằm nắm: bóp 1 quả bóng nhỏ như banh tennis với lực nhẹ nhàng nhưng nhiều lần trong ngày.

Bài tập co cơ đẳng trường: trong bài tập này tập co cơ nhưng không chuyển động cánh tay. Có nhiều bài tập cơ khác nhau như:

Tập khớp vai đằng trường. tương tự như trên bạn cũng có thể tập dạng vai khép vai đưa trước đưa sau với cánh tay sát thân người.

Trong tuần này chuyên gia vật lý trị liệu cho bạn cũng có thể tập cho bạn các mô mềm bị tổn thương như rách kéo giãn..

Giai đoạn này tiếp tục điều trị mô mềm bị tổn thương,

Bắt đầu nhẹ nhàng tập các bài tập bò tường hay kéo ròng rọc để cải thiện biên độ vận động khớp vai, khi bò tường thực hiện bài tập đơn giản bằng các đầu ngón tay với biên độ không gây đau vai, tâp từ từ tăng dần từng chút một.

Bắt đầu các bài tập khớp khuỷu cổ tay gấp duỗi thẳng.

Nếu xương lành tiến triển tốt bạn có thể thực hiện gia tăng biên độ tập luyện, và tập tăng mạnh sưc cơ.

Bài tập biên độ vận động khớp vai tiếp tục nhưng giai đoạn này bạn có thể thêm lực đối kháng nhẹ với dây thun hay tạ với mức độ giới hạn đau, khớp vai cần nên tránh nâng vai, xoay hay bài tập vận động vai.

Trong giai đoạn này tập hết biên độ vận động khớp vai

Bài tập tăng sức mạnh cơ tiếp tục nhưng không mang vật nặng, tập tâng sức bền cơ với tạ nhẹ nhưng lập lại nhiều.

Bạn có thể thực hiện các bài tập tích cực sức mạnh cơ nhưng hãy ngưng tập khi thấy đau hay không vững khớp vai.

Bắt đầu các bài tập kỹ năng chuyên biệt.

Trở về tập luyên thể thao và thi đấu khi kiểm tra chức năng đủ khỏe và mềm dẻo như bên không đau.

Phục Hồi Chức Năng Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

I.ĐẠI CƯƠNG

– Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò…

– Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa và nguy hiểm như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu,viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

– Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân, đau ngứa hay cảm giác nóng, bỏng.

1.2. Khám lâm sàng

– Phù chân xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc xuất hiện vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân, có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang gi ày dép chật hơn so với bình thường.

– Tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân trong giai đoạn sớm, giai đoạn muộn hơn thì vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng, các tĩnh mạch căng phồng lên gây đau nhức chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da… các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo.

– Ở giai đoạn cuối diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

+ Đo áp lực Tĩnh mạch sâu chi dưới

+ Chụp X.quang Tĩnh mạch chi dưới

+ Đo thể tích (Plethysmography): Phương pháp đo thay đổi thể tích tĩnh mạch hay thay đổi thể tích cẳng chân

+ Chụp siêu âm Doppler kép: Đây là phương pháp kết hợp chụp siêu âm Doppler và chụp siêu âm kiểu B (B-mode). Hiện nay đây là phương pháp có giá trị chính xác nhất để đánh giá tình trạng suy chức năng tĩnh mạch (thông qua tốc độ dòng máu tĩnh mạch trào ngược).

2.Chẩn đoán xác định

– Các nghiệm pháp khám đánh giá chức năng van tĩnh mạch nông:

+ Nghiệm pháp Schwartz

+ Nghiệm pháp Trendelenburg

+ Các nghiệm pháp khám đánh giá chức năng van tĩnh mạch xiên:

+ Nghiệm pháp Garo từng nấc

+ Nghiệm pháp Pratt

– Các nghiệm pháp đánh giá chức năng van tĩnh mạch sâu: Nghiệm pháp Perthes

3.Chẩn đoán phân biệt

– Tắc tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu….)

– Bệnh viêm tắc nội mạc động mạch.

– Thông động tĩnh mạch.

4.Chẩn đoán nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân gây ra do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên:

– Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già).

– Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

– Các yếu tố nguy cơ như chế độ làm việc phải đứng nhiều, làm việc trong môi trường ẩm thấp, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ 1.Nguyên tắc diều trị và phục hồi chức năng

– Phòng ngừa các biến chứng huyết khối tĩnh mạch, huyết khối phổi, loét da gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân

– Gia tăng tuần hoàn tĩnh mạch, phòng ngừa ứ trệ.

– Tăng cường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

2.Các phương pháp và kỹ thuậtphục hồi chức năng 2.1. Băng ép tĩnh mạch nông chi dưới bằng băng thun

Có tác dụng làm giảm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện được cảm giác chủ quan của bệnh nhân.Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều bất tiện cho bệnh nhân, nhất là khi ph ải thư ờng xuyên băng ép trong thời ti ết nóng ẩm của Việt nam.

2.2. Các phương pháp Vật lý trị liệu

– Nếu có hiện tượng viêm tĩnh mạch:

+ Chống viêm bằng sóng ngắn dọc chân, chế độ xung, liều không nóng,

+ Chống phù nề bằng nâng cao chân, co cơ tĩnh hoặc vận động khớp các ngón chân, bàn chân, cổ chân.

+ Không dùng các phương pháp nhiệt, không xoa bóp và vận động mạnh ở giai đoạn tĩnh mạch đang viêm và đau vì có thể làm bong cục máu đông đi vào tuần hoàn toàn thân gây biến chứng nguy hiểm.

– Sau khi hết triệu chứng viêm:

+ Xoa bóp nhẹ nhàng vuốt về

+ Tập các bài tập vận động chủ động tự do các khớp háng, gối, cổ chân trong tư thế nâng cao chân hay duỗi thẳng chân về phía trần nhà để hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.

+ Tránh ngồi, đứng liên tục, lâu, nên vận động thay đổi tư thế khoảng 30-60 phút/lần, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn.

+ Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, hít thở sâu,vừa đi vừa nghỉ.

+ Ngủ gác chân cao.

+ Chế độ ăn giàu trái cây rau tươi thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ…hạn chế ăn nhiều thịt & chất bột đường.

+ Tránh béo phì, tránh táo bón.

3.Thuốc

– Có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch (như Daflon, Ginko Fort…), giảm sự ứ trệ của tĩnh mạch, bình thường hóa tính thấm của mao mạch, tăng cường sức bền thành mạch, ức chế tại chỗ các hóa chất gây viêm

– Trong các trường hợp đã có biến chứng thiểu dưỡng và loét ở chân, ngoài

điều trị như trên, cần chú ý điều trị t ại ch ỗ vết loét, kháng sinh ch ống bội nhi ễm …

4.Các điều trị khác

– Điều trị nhiệt nội tĩnh mạch bằng sóng Radio cao tần hoặc LASER

– Gây xơ cứng các tĩnh mạch nông bị giãn bằng thuốc

– Phẫu thuật: Loại trừ hiện tượng dồn ngược máu từ tĩnh mạch đùi ra tĩnh mạch hiển trong, cắt bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn, khâu buộc các tĩnh mạch qua da…

IV.THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh mạn tính, tiến triển chậm nhưng giai đoạn muộn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm nên cần theo dõi hướng dẫn bệnh nhân điều trị và tập luyện thường xuyên, tái khám định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời biến chứng.

Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT

Khó Thở, Có Đờm Ở Cổ Họng Là Triệu Chứng Của Những Bệnh Hô Hấp Nào?

Khó thở, có đờm ở cổ họng là biểu hiện của những bệnh viêm đường hô hấp nào?

Viêm phế quản: Khó thở, có đờm nhiều trong cổ họng là những triệu chứng thường gặp của bệnh . Khi đường thở bị viêm, phế quản sẽ sưng, phù nề, thu hẹp, tuyến tiết chất nhầy tăng hoạt động khiến cho chức năng thông khí của người mắc suy giảm trầm trọng.

Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường cảm thấy khó thở, đờm nhiều trong cổ họng

Giãn phế quản:Giãn phế quản là một trong những biến chứng do viêm phế quản gây ra. Cũng giống như viêm phế quản, người bị giãn phế quản thường có biểu hiện khó thở, đờm dãi bít tắc sâu trong đường thở. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tình trạng viêm, nhiễm trùng sẽ diễn ra nặng hơn, khiến cho triệu chứng ho có đờm, khó thở kéo dài, dai dẳng.

Viêm phổi: là bệnh lý thường gặp gây ra những cơn ho có đờm, khó thở kéo dài. Các triệu chứng của bệnh thường trở nên nặng khi thời tiết thay đổi hoặc người mắc thường xuyên sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi,…

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường hô hấp làm xuất hiện tình trạng ho, khó thở, có đờm ở cổ họng. Song gần đây, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân cốt lõi là do tái cấu trúc đường thở. Vậy tái cấu trúc đường thở là gì?

Bình thường: Không khí đi vào, qua phế quản, đến phế nang để trao đổi khí. Khi hít vào, cơ hoành, lồng ngực, phế nang mở ra, tạo áp suất âm đưa không khí đi vào. Khi thở ra, cơ hoành và lồng ngực, phế nang đóng lại, phổi xẹp vào tạo áp suất dương để đẩy không khí ra ngoài.

Bất thường: Khi đường hô hấp bị viêm, nhiễm trùng kéo dài sẽ làm cho thành phế quản, phổi dày lên, các tế bào niêm mạc đường thở dần trở nên xơ hóa, tái cấu trúc. Hậu quả là làm suy giảm độ giãn nở của đường thở, khiến người bệnh hít vào không đủ O2, thở ra không hết CO2, khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc phổi, phế quản gây ho, khó thở kéo dài. Bên cạnh đó, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho niêm mạc phổi, phế quản tăng nhạy cảm với tác nhân có hại, khiến quá trình viêm thêm trầm trọng, kích thích các tế bào tiết chất nhầy tăng hoạt động, gây đờm nhiều bên trong cổ họng.

Tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi gây khó thở, có đờm trong cổ họng

Bạn có những dấu hiệu ho, khó thở, mệt mỏi, viêm phế quản, viêm phổi kéo dài và đang rất lo lắng. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Làm sao để cải thiện tình trạng khó thở, có đờm ở cổ họng khi bị viêm đường hô hấp?

Khó thở, đờm nhiều ở cổ họng thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Để cải thiện tình trạng khó thở, có đờm nhiều trong cổ họng, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người mắc cần áp dụng các biện pháp sau:

– Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các loại vitamin thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh. Trong thực đơn hàng ngày, người mắc nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng,…

– Duy trì độ ẩm trong phòng ngủ thích hợp, tránh không khí khô và lạnh.

– Uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp gây khó thở, đờm nhiều.

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh viêm đường hô hấp gây khó thở, đờm nhiều

Bạn có những dấu hiệu ho, khó thở, mệt mỏi, viêm phế quản, viêm phổi kéo dài và đang rất lo lắng. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Bảo Phế Vương – Giải pháp hữu hiệu dành cho người bị khó thở, có đờm ở cổ họng do mắc các bệnh viêm đường hô hấp

Để cải thiện tình trạng khó thở, có đờm ở cổ họng do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra, người mắc cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

– Chống kích thích niêm mạc đường thở, xơ hóa, tái cấu trúc phổi, phế quản, từ đó tác động trực tiếp vào nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng khó thở, có đờm ở cổ họng.

– Chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các cơn khó thở tái phát.

– Tăng cường sức đề kháng và miễn dịch tế bào, giúp giảm nhạy cảm của niêm mạc phế quản, phổi với tác nhân bên ngoài, phòng ngừa các cơn khó thở tái phát.

(Fibro là chất xơ, lysis là tiêu hủy, tức là tiêu hủy các tổ chức xơ hóa, chất đờm nhầy, chống tái cấu trúc phế quản, phế nang) là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM).

– Kẽm: Yếu tố vi lượng cần thiết, được đưa vào cơ thể dưới dạng muối, có vai trò điều hòa miễn dịch, tăng khả năng chống lại tác nhân gây viêm đường hô hấp, ức chế sự hình thành tổ chức xơ hóa ở phổi, phế quản, giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả các cơn khó thở.

– MSM (methylsulfonylmethane) chứa lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp gây ra như: Ho, mệt mỏi,… đặc biệt là tình trạng khó thở, có đờm ở cổ họng.

Như vậy, Fibrolysin đã tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây khó thở, có đờm ở cổ họng, đó là tái cấu trúc đường thở. Bên cạnh đó, Fibrolysin còn có tác dụng tăng miễn dịch và ngăn ngừa cơn khó thở tái phát.

Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, bán biên liên, tạo giác và yếu tố vi lượng như selen, iod. Trong đó, nhũ hương, xạ can, xạ đen, bán biên liên, tạo giác có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp thanh phế, giảm ho, long đờm hiệu quả. Yếu tố vi lượng selen và iod giúp tăng cường miễn dịch, kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ phế quản, phổi trước tác nhân có hại.

Như vậy, Bảo Phế Vương vừa tác động được vào nguyên nhân cốt lõi gây khó thở, có đờm ở cổ họng đó là tái cấu trúc đường thở, vừa giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho người mắc.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó thở, có đờm ở cổ họng

8 ĐIỀU TÂM ĐẮC NHẤT của người dùng BẢO PHẾ VƯƠNG để cải thiện tình trạng khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản

1. Bảo Phế Vương là sản phẩm thảo dược đầu tiên trên thị trường có tác dụng chống tái cấu trúc đường thở, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản thay vì làm giảm tạm thời các triệu chứng của bệnh.

2. Đây là sản phẩm không chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh mà còn có giúp nâng cao sức đề kháng cho người mắc, từ đó phòng ngừa bệnh viêm phổi, viêm phế quản tái phát hiệu quả.

3. Bảo Phế Vương hỗ trợ cải thiện các bệnh viêm đường hô hấp dưới theo 2 cách, vừa tác động vào nguyên nhân (tái cấu trúc đường thở), vừa cải thiện triệu chứng: Khó thở, ho khan, ho có đờm, mệt mỏi,…

4. Mỗi viên sản phẩm chứa hàm lượng với tỷ lệ chuẩn, được nghiên cứu kỹ càng giúp mang đến hiệu quả tối ưu. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng giúp tăng cường hiệu quả của các dược liệu và tiện lợi trong quá trình sử dụng.

5. Các thành phần có trong sản phẩm Bảo Phế Vương đều được cô đặc với hàm lượng cao hơn rất nhiều so với việc dùng thảo dược sắc uống theo cách thông thường.

6. Công nghệ bào chế sản phẩm Bảo Phế Vương tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt giúp giữ nguyên những hoạt chất quý có trong các loại thảo dược.

7. Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên sản phẩm an toàn khi sử dụng lâu dài.

8. Sản phẩm được tiếp thị bởi công ty dược phẩm Á Âu uy tín hàng đầu trong thị trường dược phẩm với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được hàng triệu người tin dùng và là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ như Cốt Thoái Vương, Nga Phụ Khang, Ích Thận Vương, Nattospes, Tiêu Khiết Thanh,…

Khó thở, có đờm ở cổ họng là biểu hiện của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau như viêm phổi, viêm phế quản. Để cải thiện tình trạng bệnh, nhiều người đã tin tưởng và lựa chọn sử dụng Bảo Phế Vương và mang lại hiệu quả tích cực, tiêu biểu như:

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phục Hồi Chức Năng Hô Hấp: Giảm Triệu Chứng Khó Thở, Cải Thiện Cuộc Sống trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!