Cập nhật nội dung chi tiết về Rối Loạn Trầm Cảm Tái Diễn mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rối loạn trầm cảm tái diễn
ĐỊNH NGHĨA
Rối loạn trầm cảm tái diễn là rối loạn cảm xúc mã hóa trong chương F33 (từ F33.0- F33.9) theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10.
Rối loạn trầm cảm tái diễn được đặc trưng bởi lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm đã được biệt định như giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0), vừa (F32.1), nặng (F32.2 hoặc F32.3) và không kèm theo trong bệnh sử những giai đoạn độc lập tăng khí sắc đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Thời gian kéo dài một giai đoạn bệnh trung bình là 6 tháng. Thường có sự phục hồi hoàn toàn ở các giai đoạn, một số ít bệnh nhân có thể phát triển thành trầm cảm dai dẳng (chủ yếu là tuổi già).
NGUYÊN NHÂN
Hiện nay nguyên nhân của rối loạn trầm cảm tái diễn còn nhiều tranh luận. Có nhiều giả thuyết được đưa ra giải thích bệnh nguyên, bệnh sinh của rối loạn này.
Giả thuyết sinh học
Rối loạn nội tiết
Một số tác giả cho rằng rối loạn trầm cảm là kết quả rối loạn trục dưới đồi- tuyến yên – thượng thận.
Giả thuyết về tâm lý – xã hội.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Theo ICD-10
Các thể của rối loạn trầm cảm tái diễn:
Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nhẹ (F33.0)
Phải có đủ tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm tái diễn (F33), giai đoạn hiện nay phải đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0).
Hai giai đoạn kéo dài ít nhất hai tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn cảm xúc đáng kể.
Có triệu chứng cơ thể: Có từ hơn 4/8 triệu chứng cơ thể.
Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn vừa (F33.1)
Phải có đủ tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm tái diễn (F33), giai đoạn hiện nay phải đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1).
Hai giai đoạn kéo dài ít nhất hai tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn cảm xúc đáng kể.
Có triệu chứng cơ thể: Có từ hơn 4/8 triệu chứng cơ thể.
Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nặng không có các triệu chứng loạn thần (F33.2)
Phải có đủ tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm tái diễn (F33), giai đoạn hiện nay phải đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.2).
Hai giai đoạn kéo dài ít nhất hai tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn khí sắc đáng kể.
Có triệu chứng cơ thể: Có từ hơn 4/8 triệu chứng cơ thể.
Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nặng có các triệu chứng loạn thần (F33.3)
Phải có đủ tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm tái diễn (F33), giai đoạn hiện nay phải đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng có kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.3).
Hai giai đoạn kéo dài ít nhất hai tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn cảm xúc đáng kể.
Có triệu chứng cơ thể: có từ hơn 4/8 triệu chứng cơ thể.
Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại thuyên giảm (F33.4)
Phải có đủ tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm tái diễn (F33) trước đây, nhưng trạng thái hiện nay không đủ tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm ở bất kỳ mức độ nào.
Hai giai đoạn kéo dài ít nhất hai tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn cảm xúc đáng kể.
Cận lâm sàng
Các xét nghiệm thường quy
Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hóa
Xét nghiệm hocmon tuyến giáp
Xét nghiệm vi sinh: viêm gan B, C; HIV….
Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm doppler xuyên sọ, siêu âm tuyến giáp
Điện não đồ, điện tim đồ, lưu huyết não, đo đa ký giấc ngủ, CT scanner sọ não, MRI sọ não…..
Các trắc nghiệm tâm lý
Thang đánh giá trầm cảm Beck, Hamiltion, trầm cảm người già (GDS), trầm cảm ở trẻ em, thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ-9)…
Thang đánh giá nhân cách (MMPI), bảng kiểm kê nhân cách hướng nội hướng ngoại (EPI)
Thang đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI)
Thang đánh giá lo âu Zung, Hamilton
Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS)
Các xét nghiệm theo dõi điều trị
Đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa do thuốc: glucose máu, mỡ máu (cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol) 3 tháng/lần
Theo dõi tác dụng hạ bạch cầu: công thức máu 1 tháng/lần
Theo dõi chức năng gan, thận, điện tim đồ 3 tháng/lần.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với rối loạn cơ thể hóa, rối loạn phân liệt cảm xúc.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Xác định được rõ ràng mức độ trầm trọng của các triệu chứng hiện có của các hình thái rối loạn cảm xúc: có kèm theo triệu chứng loạn thần hay không, có ý tưởng hành vi tự sát hay không.
Chỉ định sớm các thuốc hướng thần: chống trầm cảm; phối hợp các thuốc an thần kinh, thuốc bình thần và thuốc chỉnh khí sắc.
Chọn lựa đúng nhóm thuốc, loại thuốc, liều lượng thích hợp với từng trạng thái bệnh trên từng người bệnh. Trong những trờng hợp có kèm theo kích động, trầm cảm tự sát, hoặc xu hướng kháng thuốc thì phải kết hợp liệu pháp sốc điện.
Sử dụng liệu pháp tâm lý kết hợp trong từng trường hợp cụ thể. Thiết lập mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân nhằm nâng đỡ tâm lý, củng cố lòng tin của bệnh nhân loại bỏ những bi quan, sai lạc bệnh yên tâm điều trị.
Dự phòng tái cơn bằng sử dụng thuốc chỉnh khí sắc hoặc các thuốc chống trầm cảm chọn lựa. Khuyến cáo thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm.
Sơ đồ/phác đồ điều trị
Hóa dược trị liệu
Các thuốc chống trầm cảm điều chỉnh số lượng và hoạt tính các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, Noradrenalin…) đang bị rối loạn để điều trị trầm cảm. Thời gian để thuốc chống trầm cảm có tác dụng là 7 – 10 ngày sau khi đạt liều điều trị.
Trầm cảm có thể không đáp ứng với thuốc này vẫn có thể đáp ứng với thuốc chống trầm cảm khác.
Các thuốc chống trầm cảm truyền thống: Thuốc chống trầm cảm loại MAOI hiện nay ít dùng vì có nhiều tương tác thuốc. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Imiprramin, Amitriptylin, Elavil, Anafranil, Tofranil…) có nhiều tác dụng kháng Cholin, có thể dùng ở cơ sở nội trú có theo dõi chặt chẽ.
Các thuốc chống trầm cảm mới: ít tác dụng không mong muốn, khởi đầu tác dụng sớm, ít tương tác khi phối hợp với các thuốc khác, an toàn hơn khi dùng quá liều.
Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI): Fluoxetin, Fluvoxamin, Paroxetin, Sertralin, Citalopram…
Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Noradrenalin (SNRIs): Venlafaxin…
Thuốc làm tăng dẫn truyền Noradrenalin và đặc hiệu trên Serotonin (NaSSA): Mirtazapin.
Tianeptin (Stablon) tác động theo cơ chế hoàn toàn ngược lại: tăng hấp thu
Serotonin (quan niệm trầm cảm là do thừa Serotonin ở khe Synapse).
Các thuốc điều trị phối hợp khác:
Trong trường hợp trầm cảm có rối loạn lo âu từng giai đoạn, phối hợp thuốc bình thần Benzodiazepin nhưng không nên dùng kéo dài có thể bị lạm dụng thuốc.
Trầm cảm có loạn thần (hoang tưởng, ảo giác…) thường phối hợp các thuốc chống trầm cảm với các thuốc chống loạn thần (Haloperidon, Risperdal, Olanzapin…)
Có thể sử dụng các thuốc điều chỉnh khí sắc để đề phòng tái phát, tái diễn trầm cảm (Carbamazepin, Valproat…).
Liệu pháp sốc điện
Được chỉ định ưu tiên trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát, trầm cảm kháng thuốc, các liệu pháp điều trị trầm cảm khác không có kết quả. Cần tuân thủ chống chỉ định để phòng ngừa tai biến xảy ra trong khi sốc điện.
Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ
Được chỉ định ưu tiên cho các trường hợp trầm cảm nhẹ và vừa.
Cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định và chống chỉ định để hạn chế tai biến khi tiến hành can thiệp.
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Liệu pháp gia đình
Liệu pháp cá nhân
Liệu pháp thư giãn luyện tập
Điều trị cụ thể
Lựa chọn thuốc và liều điều trị tùy thuộc từng cá thể. Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau
Một số thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin:
Sertralin: 50 – 300 mg/ngày
Fluoxetin: 20 – 60 mg/ngày
Fluvoxamin: 50 – 100mg/ngày
Citalopram: 20 – 60mg/ngày
Escitalopram: 10 – 20mg/ngày
Paroxetin: 20 – 80 mg/ngày
Một số thuốc tác động kép:
Venlafaxin: 75 – 225mg/ngày
Duloxetin: 40 – 120mg/ngày
Mirtazapin: 30 – 60mg/ngày
Bupropion: 75 – 450mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin: 25 – 200mg/ngày
Clomipramin: 50 – 100 mg/ngày
Các loại khác:
Tianeptin (Stablon): thuốc tăng tái hấp thu serotonin, có hiệu quả trong một số trường hợp
Chọn lựa thuốc chống loạn thần, liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể, nhiều nghiên cứu chứng minh thuốc chống loạn thần thế hệ mới có hiệu quả điều trị trầm cảm khi đơn trị liệu hoặc phối hợp với thuốc chống trầm cảm.
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:
Haloperidol: 5 – 30 mg/ngày
Chlorpromazin: 25 – 500mg/ngày
Levopromazin: 25 – 500mg/ngày
Sulpirid: 25 – 200mg/ngày
Risperidon: 1 – 10 mg/ngày
Olanzapin: 5 – 30mg/ngày
Quetiapin: 50 – 800mg/ngày
Clozapin: 25 – 900mg/ngày,
Aripiprazol: 5 – 30mg/ngày
Chọn lựa các thuốc nhóm benzodiazepin, liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể. Có thể lựa chọn một trong số thuốc sau:
Diazepam 5 – 30mg/ngày
Lorazepam: 1 – 4mg/ngày
Clonzepam: 1 – 8mg/ngày
Bromazepam: 3 – 6mg/ngày
Chọn lựa các thuốc chỉnh khí sắc, liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể
Valproat: 500-1500/ngày
Carbamazepin: chú ý đề phòng dị ứng thuốc
Các nhóm thuốc giải lo âu, gây ngủ khác: etifoxin (stresam…), grandaxin, sedanxio, zopiclon (phamzopic, drexler…), eszopiclon, melatontin, các thuốc kháng histamin (hydroxyzin…), beta blocker….
Các nhóm thuốc khác: thuốc tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng tế bào thần kinh (piracetam, citicholin, ginkgo biloba, vinpocetin, cholin alfoscerat, cinnarizin…), vitamin và yếu tố vi lượng….
TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát, cần phải theo dõi và điều trị khẩn cấp
Bệnh nhân có thể suy kiệt do từ chối ăn uống.
PHÒNG BỆNH
Chưa có biện pháp phòng tuyệt đối vì nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp, phối hợp lẫn nhau.
Chỉ có phòng bệnh tương đối: Giáo dục trẻ em từ bé, rèn luyện nhân cách vững mạnh để thích nghi với cuộc sống. Theo dõi những người có yếu tố gia đình phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo dõi và điều trị duy trì đầy đủ tránh tái phát, tái diễn.
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân trầm cảm để hòa nhập vào cộng đồng và gia đình, hạn chế tái phát.
Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Rối Loạn Trầm Cảm Tái Diễn Khác Tại Bệnh Viện Bạch Mai
– Tiêu chuẩn triệu chứng: Hỗn hợp các triệu chứng rối loạn trầm cảm cùng tồn tại với triệu chứng rối loạn lo âu, không có triệu chứng nào xem xét một cách riêng biệt là đủ nặng để đánh giá chẩn đoán. Nếu có lo âu với mức độ trầm cảm ít hơn thì cần xem xét để đặt chẩn đoán khác. Khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì trầm cảm phải được ưu tiên trước. Một số triệu chứng thần kinh tự động (run, đánh trống ngực, khô miệng, sôi bụng…) phải có dù chỉ từng hồi.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU TRẦM CẢM
I. Chẩn đoán rối loan hỗn hơp lo âu trầm cảm theo ICD 10:
– Tiêu chuẩn triệu chứng: Hỗn hợp các triệu chứng rối loạn trầm cảm cùng tồn tại với triệu chứng rối loạn lo âu, không có triệu chứng nào xem xét một cách riêng biệt là đủ nặng để đánh giá chẩn đoán. Nếu có lo âu với mức độ trầm cảm ít hơn thì cần xem xét để đặt chẩn đoán khác. Khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì trầm cảm phải được ưu tiên trước. Một số triệu chứng thần kinh tự động (run, đánh trống ngực, khô miệng, sôi bụng…) phải có dù chỉ từng hồi.
– Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ chẩn đoán nếu:
+ Lo âu và lo lắng quá mức, không có triệu chứng thần kinh tự động.
+ Triệu chứng trầm cảm lo âu kéo dài.
II. Cân lâm sàng:
Các xét nghiệm:
Xét nghiệm thường quy: CTM, tổng phân tích nước tiểu
Xét nghiệm sinh hóa: SGOT, SGPT, Ure, Creatine, đường huyết
ECG
Trắc nghiệm tâm lý giúp đánh giá mức độ của lo âu và trầm cảm: Thang đánh giá trầm cảm và lo âu của Hamilton
III. Xử trí:
A. Tri liệu tâm lý:
Liệu pháp tâm lý nâng đỡ.
Liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi.
B. Tri liệu hóa dươc:
Điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm có thể lựa chọn benzodiazepines (BZDs) hay buspirone với thuốc chống trầm cảm.
1. BZDs:
Khởi đầu điều trị bằng liều thấp, bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng tính an thần do thuốc gây ra và các nguy hiểm khi lạm dụng thuốc.
Thời gian điều trị được tính từ lúc bắt đầu sử dụng thuốc, nếu vì nhu cầu điều trị liên tục lâu dài cần phải đánh giá tình trạng mỗi tháng một lần. Khi sự điều trị đòi hỏi phải ngưng thuốc, sự giảm liều cần tiến hành từng bước.
Diazepam: 2 – 60 mg/ngày
Clonazepam: 10 – 150 mg/ngày
(xem phụ lục thuốc kèm theo)
2. Buspirone
Khởi đầu 2.5-5 mg 3 lần/ngày, sau đó tăng dần đến khi có hiệu quả điều trị (tối đa 20 mg/ngày ở trẻ em và 60 mg/ngày ở người lớn). Buspirone có tác dụng rất chậm (sau 2-3 tuần) và ít hiệu quả ở bệnh nhân đã điều trị với BZDs.
3. Kháng Histamin:
Hydroxyzine: liều khởi đầu 10-20 mg/ngày, có thể tăng đến 200-300 mg/ngày
4. Chống trầm cảm
Imipramine: liều khởi đầu 25 mg, liều điều trị 150-300 mg/ngày Amitriptyline: liều khởi đầu 25 mg, liều điều trị 150-300 mg/ngày Fluoxetine: liều khởi đầu 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày Venlafaxine: liều khởi đầu 37.5 mg/ngày, liều tối đa 375 mg/ngày
Mirtazapine: liều khởi đầu 15 mg/ngày, liều tối đa 45 mg/ngày
(xem phụ lục thuốc kèm theo)
5. Các thuốc phối hợp:
Thuốc chống loạn thần thế hệ 1 & 2 liều thấp (xem phụ lục thuốc kèm theo)
Các thuốc ức chế β như Propranolol: liều khởi đầu 10 mg 2 lần/ngày, liều tối đa 80-160 mg/ngày.
6. Thuốc tăng cường tuần hoàn não & bồi bổ thần kinh:
(xem phụ lục thuốc kèm theo)
C. Thời gian điều tri:
Trị liệu đến khi các triệu chứng cải thiện và sau đó duy trì thêm ít nhất 6 tháng. Một số bệnh nhân đòi hỏi kéo dài thời gian trị liệu hơn, và có thể là suốt đời để tránh tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ashok chúng tôi David V.Sheehan: Medical Evaluation of the Anxious Patient, Psychiatric Annals 18(3), pp.176-178, 1988.
2. Dan J.Stein, Eric Hollander: Textbook of Anxiety Disorders, American Psychiatric Publishing: pp.109-403, 2002.
3. Daphne Simeon, Eric Hollander: Anxiety Disorders, American Psychiatric Publishing: pp.1-58, 2003.
4. Kaplan and Sadock (2007), Synopsis of Psychiatry, Lippincott Williams and Wilkins, pp. 976-1126
5. The ICD-10, Classiíỉcation of Mental and Behavioural Disorders (1992), World Health Organisation Geneva, pp. 141
Bệnh Rối Loạn Trầm Cảm Kéo Dài
Mặc dù chứng rối loạn trầm cảm kéo dài không nghiêm trọng như bệnh trầm cảm nhưng tâm trạng chán nản của bạn có thể kéo dài và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
1. Rối loạn trầm cảm kéo dài là gì
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn trầm cảm kéo dài
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn trầm cảm kéo dài
4. Biến chứng của bênh rối loạn trầm cảm kéo dài
5. Điều trị bệnh rối loạn trầm cảm kéo dài
6. Phòng chống bệnh rối loạn trầm cảm kéo dài
7. Bác sĩ điều trị
8. Chia sẻ của bệnh nhân
Chứng rối loạn trầm cảm kéo dài (tên tiếng Anh là Persistent depressive disorder (dysthymia)) là tình trạng trầm cảm mạn tính. Bạn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hằng ngày, cảm thấy tuyệt vọng, thiếu năng suất và tự ti, có cảm giác thiếu thốn. Những cảm giác này kéo dài nhiều năm và có ảnh hưởng đáng kể tới các mối quan hệ, công việc, học tập và các hoạt động hành ngày của bạn.
Nếu bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, bạn có thể cảm thấy khó vui lên được ngay cả trong các dịp vui vẻ – bạn có thể được miêu tả là người có tính cách u sầu, luôn than phiền hoặc không thể hưởng thụ niềm vui.
Vì tính chất kéo dài của chứng bệnh này mà việc đối phó với các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể rất khó khăn. Nhưng nếu kết hợp phương pháp tư vấn tâm lý và dùng thuốc có thể có hiệu quả trong việc điều trị chứng trầm cảm kéo dài. Bạn có thể liên hệ đến phòng khám để biết thêm thông tin 1900 1246
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Video trao đổi với chuyên gia tâm thần tại Hello Doctor Nguyễn Thi Phú về căn bệnh này.
Các triệu chứng của chứng rối loạn trầm cảm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể, chúng bao gồm:
Mất hứng thú trong các hoạt động hằng ngày
Buồn rầu, cảm thấy trống vắng hoặc cảm giác mệt mỏi
Cảm thấy vô vọng
Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Tự ti, tự phán xét bản thân hoặc cảm thấy mất năng lực
Gặp vấn đề tập trung và đưa ra quyết định
Cáu gắt hoặc cực kì nóng tính
Giảm hoạt động, giảm năng suất và hiệu suất làm việc
Tránh né các hoạt động xã hội, ngại giao tiếp xã hội
Cảm thấy tội lỗi và lo lắng về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ
Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
Rối loạn giấc ngủ
Ở trẻ em, các triệu chứng của chứng trầm cảm kéo dài có thể bao gồm tâm trạng chán nản và cáu gắt.
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Chứng trầm cảm kéo dài bắt đầu khi bạn còn nhỏ hoặc trong tuổi dậy thì và kéo dài tới sau khi lớn lên
Vì các cảm xúc này đã kéo dài nên bạn có thể nghĩ chúng luôn là một phần của cuộc sống. Nhưng nếu như bạn có bất kì triệu chứng nào của chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.
Nếu bạn nghĩ bạn có thể làm tổn thương bạn hoặc đang có ý định tự tử, hãy gọi cấp cứu để được giúp đỡ ngay lập tức số liên hệ hotline 0886006167.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
⌨ CHAT FACEBOOK
===
Thay đổi các yếu tố sinh học: những người mắc chứng trầm cảm kéo dài có thể có các thay đổi về cấu trúc não bộ. Ý nghĩa của những thay đổi này hiện vẫn chưa biết được nhưng chúng có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm kéo dài.
Di truyền: chứng rối loạn trầm cảm kéo dài có vẻ xuất hiện nhiều ở những người có người thân cũng mắc chứng bệnh này. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm các gen có thể gây ra chứng trầm cảm.
Các sự kiện trong cuộc sống: cũng như trầm cảm, các sự kiện đau thương như mất người thân, vấn đề tài chính hoặc căng thẳng có thể gây ra chứng rối loạn trầm cảm kéo dài ở một vài người.
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Chứng rối loạn trầm cảm kéo dài thường xuất hiện sớm khi còn nhỏ, những năm dậy thì hoặc tuổi trẻ và kéo dài nhiều năm. Các yếu tố nhất định có xu hướng làm gia tăng nguy cơ phát triển hoặc kích hoạt chứng trầm cảm kéo dài bao gồm:
Có người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột mắc trầm cảm hoặc các rối loạn trầm cảm khác
Các sự kiện đau thương hoặc căng thẳng như mất người thân hoặc gặp vấn đề tài chính
Các tính cách tiêu cực như tự ti, quá dựa dẫm vào người khác, tự chỉ trích bản thân hoặc bi quan
Tiền sử từng bị các rối loạn tâm thần khác như rối loạn nhân cách
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Tuy không quá nặng nề như bệnh trầm cảm, nhưng chứng rối loạn trầm cảm kéo dài lại khiến cho người bệnh phải chịu đựng một số triệu chứng của rối loạn trầm cảm trong nhiều năm. Điều đó sẽ thật là đáng sợ đối với bất kì ai khi mà người bệnh không có hứng thú với bất cứ thứ gì, tâm trạng buồn bã và tuyệt vọng. Chứng rối loạn trầm cảm kéo dài có thể khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong công việc, trong các mối quan hệ xã hội và nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Chứng rối loạn trầm cảm kéo dài có thể có các biến chứng sau:
Giảm chất lượng cuộc sống
Trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn tâm trạng khác
Lạm dụng các chất kích thích
Gặp các vấn đề với các mối quan hệ của bản thân và xung đột gia đình
Gặp vấn đề trong học tập và làm việc, giảm năng suất làm việc
Đau mạn tính và các bệnh thông thường khác
Suy nghĩ và hành vi muốn tự tử
Rối loạn nhân cách hoặc các rối loạn tâm thần khác
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Trước khi đi khám bệnh, bạn nên lập một danh sách bao gồm:
Nếu không được điều trị, chứng trầm cảm kéo dài có thể gây ra các suy nghĩ và hành vi tự tử
Hãy nhờ một người thân trong gia đình hoặc một người bạn mà bạn tin tưởng cùng đi khám chung với bạn. Họ sẽ giúp bạn ghi nhớ những thứ bạn bỏ qua hoặc quên mất.
Các thông tin chính của bản thân, bao gồm các căng thẳng và các thay đổi gần đây trong cuộc sống của bạn
Tất cả thuốc, vitamin, thuốc bổ và các loại thảo dược bạn đang sử dụng và liều lượng của chúng
Các câu hỏi cần hỏi bác sĩ
Ngoài các câu hỏi trên, bác sĩ sẽ hỏi bạn thêm một vài câu hỏi về căn bệnh của bạn. Các câu hỏi đó là:
Tại sao tôi không thể tự vượt qua chứng trầm cảm này?
Tôi điều trị kiểu trầm cảm này như thế nào?
Liệu trị liệu tâm lý có giúp tôi hồi phục không?
Có loại thuốc nào giúp tôi vượt qua được không?
Tôi phải dùng thuốc trong bao lâu?
Các tác dụng phụ của thuốc bác sĩ kê cho tôi là gì?
Thời gian tái khám của tôi như thế nào?
Quá trình điều trị kéo dài bao lâu?
Tôi có thể làm những gì để tự giúp bản thân mình vượt qua?
Có tờ rơi hay trang web nào đáng tin cậy về vấn đề này để tôi tham khảo không?
Khi nào bạn bắt đầu để ý các triệu chứng của mình?
Cuộc sống thường ngày của bạn bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng trên như thế nào?
Bạn có từng điều trị bằng các phương pháp khác không?
Bạn có từng thử tự vượt qua các triệu chứng này không?
Điều gì làm bạn cảm thấy các triệu chứng này tệ hơn?
Gia đình bạn có ai từng mắc trầm cảm hay các bệnh tâm thần khác không?
Bạn hy vọng đạt được điều gì từ việc điều trị?
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, họ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm: bác sĩ cho bạn làm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm. Ví dụ bác sĩ cho bạn làm xét nghiệm máu để xem tuyến giáp bạn có bị suy không.
Đánh giá tâm lý: việc này bao gồm trao đổi về các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi và bạn có thể được cho làm một bảng câu hỏi để xác định được chẩn đoán. Bài đánh giá này có thể giúp bác sĩ xác định bạn mắc chứng trầm cảm kéo dài hay một bệnh nào khác có thể ảnh hưởng tới tâm trạng như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm theo mùa.
Để chẩn đoán chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, nhiều bác sĩ sử dụng DSM – 5 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần).
DSM – 5
Theo DSM – 5, tiêu chuẩn chẩn đoán chứng rối loạn trầm cảm kéo dài ở người trưởng thành khác với trẻ em ở một vài khía cạnh:
Các triệu chứng gây ra bởi chứng trầm cảm kéo dài có thể thay đổi ở những người khác nhau. Nếu nó xuất hiện trước tuổi 21, bác sĩ gọi là chứng trầm cảm kéo dài xuất hiện sớm, nếu nó xảy ra sau tuổi 21 hoặc ở tuổi lớn hơn, nó gọi là chứng trầm cảm kéo dài xuất hiện trễ.
Ở người lớn, tâm trạng chán nản xảy ra hầu như mọi ngày trong 2 năm hoặc lâu hơn
Ở trẻ em, tâm trạng chán nản hoặc cáu gắt xảy ra hầu như mọi ngày trong ít nhất 1 năm
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Hai phương pháp điều trị chủ yếu cho chứng rối loạn trầm cảm kéo dài là dùng thuốc và tư vấn tâm lý. Việc điều trị theo gợi ý của bác sĩ phụ thuộc vào các yếu tố:
Tư vấn tâm lý giúp bạn điều chỉnh tâm trạng và học cách đối phó với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống
Tư vấn tâm lý có thể là lựa chọn hàng đầu cho trẻ em và thanh niên mắc chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, nhưng cũng phụ thuộc vào từng cá thể khác nhau. Đôi khi bạn phải dùng tới thuốc chống trầm cảm.
Mức độ trầm trọng của các triệu chứng
Mong muốn giải quyết các vấn đề cảm xúc hoặc các tình huống ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
Sự lựa chọn phương pháp điều trị của bạn
Các phương pháp điều trị trước đó
Khả năng dùng thuốc của bạn
Các vấn đề cảm xúc khác bạn đang có
Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm để điều trị chứng rối loạn trầm cảm kéo dài. Hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng những loại thuốc này.
Bạn có thể phải thay đổi một vài loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để tìm ra được loại thuốc thích hợp nhất cho bạn. Việc này cần bạn phải kiên nhẫn vì một vài loại thuốc mất nhiều tuần để có tác dụng đầy đủ và các tác dụng phụ giảm bớt do cơ thể bạn tự điều chỉnh để dung nạp thuốc.
Dùng thuốc
Đừng tự ý ngưng thuốc chống trầm cảm mà không báo với bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn từ từ giảm liều thuốc an toàn. Ngưng điều trị đột ngột hoặc quên uống một vài liều có thể gây ra các triệu chứng giống như cai nghiện ma túy, và bỏ thuốc đột ngột có thể làm trầm cảm trở nên trầm trọng hơn.
Hãy nhớ rằng thuốc chống trầm cảm có xu hướng làm giảm nguy cơ tự tử trong thời gian dài bằng cách cải thiện tâm trạng của bạn.
Các kiểu tư vấn tâm lý khác nhau như liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức có thể có hiệu quả với chứng trầm cảm kéo dài. Bạn và chuyên gia trị liệu có thể bàn bạc để xem loại trị liệu nào thích hợp nhất với bạn, với mục tiêu điều trị và độ dài của quá trình điều trị.
Tư vấn tâm lý có thể giúp bạn:
Điều chỉnh tâm trạng phù hợp trong tình huống căng thẳng hoặc các khó khăn khác trong hiện tại
Tìm ra cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề
Tìm được các mối quan hệ mới và trải nghiệm mới, phát triển các mối quan hệ với người khác
Xây dựng lại cảm giác thỏa mãn và kiểm soát cuộc sống của bạn, đồng thời giúp bạn giải tỏa các triệu chứng trầm cảm như cảm giác vô vọng hoặc giận dữ
Học cách đặt ra các mục tiêu thực tế
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Theo sát kế hoạch điều trị, đừng bỏ bất kì buổi trị liệu hay tái khám nào, và thậm chí nếu bạn cảm thấy đã ổn, đừng ngừng uống thuốc. Hãy cho cơ thể bạn thời gian để cải thiện dần dần.
Tìm hiểu về chứng trầm cảm kéo dài có thể cho bạn sức mạnh và động viên bạn theo sát kế hoạch điều trị. Khuyến khích gia đình bạn cùng tìm hiểu về chứng bệnh này để họ có thể hiểu và động viên bạn.
Chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo: hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để tìm ra điều gì có thể kích hoạt các triệu chứng của bạn. Lập 1 kế hoạch để bạn biết được bạn cần phải làm gì khi các triệu chứng này nặng lên hoặc quay lại. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu nếu bạn phát hiện bất kì thay đổi nào của các triệu chứng hoặc cảm giác của bạn. Hãy cân nhắc nhờ 1 người thân hoặc 1 người bạn cùng để ý tới các dấu hiệu cảnh báo với bạn.
Chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh, tham gia các hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc. Hãy đi bộ, chạy bộ, đi bơi, làm vườn hoặc làm các hoạt động mà bạn yêu thích. Ngủ đủ giấc rất quan trọng với sức khỏe thể chất và tâm thần của bạn. Nếu bạn gặp vấn đề với giấc ngủ, hãy liên lạc với bác sĩ về những chuyện bạn cần làm.
Tránh sử dụng rượu bia và các thuốc kích thích
Tập trung vào mục tiêu của bạn: đối phó với chứng trầm cảm kéo dài là một quá trình tiếp diễn. Hãy đặt ra các mục tiêu hợp lý cho bản thân và luôn động viên bản thân bằng cách hoàn thành các mục tiêu đó, nhưng hãy cho bản thân làm ít lại khi bạn cảm thấy xuống tinh thần.
Đơn giản hóa cuộc sống: hãy giảm bớt các công việc cần làm nếu cần thiết. Sắp xếp thời gian của bạn bằng cách lên kế hoạch các công việc cần làm trong ngày, sử dụng các miếng giấy ghi nhớ để giúp bạn ghi nhớ các công việc cần làm trong ngày hoặc sử dụng sổ kế hoạch để luôn theo kịp các công việc cần làm.
Viết nhật kí giúp bạn cải thiện tâm trạng bằng cách cho phép bạn giải tỏa sự đau đớn, giận dữ, sợ hãi và các cảm xúc khác.
Đọc các sách self – help nổi tiếng và các trang web có nội dung tương tự
Giữ liên lạc với mọi người: Đừng tự cô lập bản thân, cố gắng tham gia vào các hoạt động xã hội và tụ tập với gia đình, bạn bè thường xuyên. Các nhóm hỗ trợ những người bị trầm cảm có thể giúp bạn giữ liên lạc với những người cùng đối phó với các thử thách giống bạn và giúp bạn chia sẻ các trải nghiệm với mọi người.
Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng bằng cách thiền, giãn cơ, yoga và thái cực quyền.
Đừng đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang bị xuống tinh thần vì bạn có thể không suy nghĩ rõ ràng.
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
Hiện nay vẫn chưa có cách phòng ngừa chứng rối loạn trầm cảm kéo dài vì nó thường bắt đầu lúc nhỏ hoặc trong tuổi dậy thì. Do đó xác định các trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao có thể giúp chúng được điều trị sớm.
Những cách giúp bạn tránh khỏi các triệu chứng trầm cảm là:
Khi thấy bản thân hay người thân có dấu hiệu của chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có biện pháp điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Kiểm soát căng thẳng để tăng khả năng phục hồi của bạn và tăng cường lòng tự trọng
Liên lạc với người thân và bạn bè, nhất là trong những giây phút căng thẳng có thể giúp bạn vượt qua các chướng ngại vật to lớn
Điều trị càng sớm càng tốt để tránh làm các triệu chứng nặng hơn
Duy trì điều trị để ngăn ngừa các triệu chứng tái phát
Rối Loạn Trầm Cảm Và Những Điều Cần Biết
Áp lực công việc, cuộc sống,… có thế là yếu tố thuận lợi khởi phát trầm cảm hoặc làm tăng nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm. Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố khác có thể là yếu tố thuận lợi gây rối loạn trầm cảm như:
Yếu tố di truyền trong gia đình (trong gia đình có người bị rối loạn trầm cảm hoặc mắc các bệnh về thần kinh)
Gặp phải các biến cố lớn trong cuộc sống (như mắt người thân, vỡ nợ, mất việc,…).
Mắc rối loạn trầm cảm thứ phát, do mắc phải những căn bệnh khác (như tim mạch, đái tháo đường,. . .) làm ảnh hưởng đến tâm lý nên khiến người bệnh để bị rối loạn trầm cảm.
Một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ, có khả năng gây rối loạn trầm cảm.
Nghiện rượu hoặc nghiện chất kích thích (như nghiện thuốc là, nghiện ma túy, heroin,…).
Do các chấn động tâm lý khác.
Cảm giác trầm, buồn bã, hay khóc.
Mất hứng thú với những việc trước đây từng rất thích.
Thêm vào đó, bạn phải có ít nhất 3 – 4 triệu chứng trong các triệu chứng sau:
Không thể tập trung vào công việc.
Cảm thấy mình là người thất bại, cảm thấy giá trị của mình thấp kém, thấy mặc cảm, vô dụng.
Nghĩ đến việc tự tử hoặc đã từng lên kế hoạch tự tử.
Rối loạn giấc ngủ, thường là khó đi vào giấc ngủ, hoặc thức giấc giữa đêm và không ngủ lại được.
Cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, cũng có thể ăn quá nhiều.
Cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng.
Chậm chạp hoặc kích động trong tâm thần vận động.
Ngoài ra, trầm cảm còn có thể kèm với các biểu hiện sau:
Đau đầu.
Cảm giác đau nhức khắp cơ thể.
Đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…
Giảm ham muốn tình dục.
Lo lắng hoặc sợ hãi.
Rối loạn trầm cảm không hề là biểu hiện của sự yếu đuối. Đây là một bệnh lý cần được điều trị, là một bệnh lý thường gặp. Nếu được điều trị đúng và kịp thời, người bệnh sẽ khỏi.
Nếu Rối Loạn Trầm Cảm, Tôi Phải Làm Gì?
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, rất nhiều người bị rối loạn trầm cảm nhưng không được phát hiện và điều trị đúng.
Phần lớn là vì người bệnh không biết rằng mình đã bị rối loạn trầm cầm, một phần khác là do không ý thức được rằng rối loạn trầm cảm là một bệnh lý cần được điều trị. Bên cạnh đó, một số người cảm thấy khó nói và xấu hổ khi phải đi khám sức khỏe tâm thần, và không biết rằng rối loạn trầm cảm có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Nếu bạn nhận thấy mình đang có các triệu chứng rối loạn trầm cảm, bạn có thể đến gặp một bác sĩ Nội khoa. Ở đây, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nguyên nhân gây nên những văn đề của bạn là do rối loạn trầm cảm hay do một bệnh lý khác. Nếu do rối loạn trầm cảm, bác sĩ có thể điều trị cho bạn hoặc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bên cạnh đó, một triệu chứng thường gặp trong rối loạn trầm cảm là suy nghĩ về cái chết, về việc tự sát hoặc các kế hoạch, hành vi tự sát. Vì vậy, nếu có những suy nghĩ như vậy, bạn hãy nói ngay với một người bạn tin tưởng, và nhờ người đó đưạ bạn đi khám chuyên khoa ngay – đừng chậm trễ. Khi bệnh rối loạn trầm cảm thuyên giảm, các suy nghĩ đó cũng sẽ biến mất.
Điều trị rối loạn trầm cảm
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh rối loạn trầm cảm. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định.
Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ lựa chọn và phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là bạn hãy mô tả chi tiết, rõ ràng các triệu chứng của mình để bác sĩ có thể lựa chọn hướng điều trị thích hợp nhất. Cũng như những bệnh lý khác, có thể bác sĩ sẽ phải thay đổi và áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho đến khi tìm được phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn đừng nản lòng nếu phương pháp ban đầu chưa có hiệu quả; thay vào đó hãy cứ trình bày, chia sẻ mọi băn khoăn, thắc mắc của mình với bác sĩ điều trị. Và luôn nhớ rằng trong hầu hết trường hợp, sẽ luôn có một phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Các phương pháp điều trị chính thường được áp dụng nhất là:
Ngoài ra, có thể có các phương pháp điều trị khác như liệu pháp ánh sáng, shock điện,… nhưng chỉ được áp dụng khi được đích thân bác sĩ chuyên khoa tâm thần chỉ định.
Các hướng điều trị mà bác sĩ Nội Khoa lựa chọn không có tác dụng với bạn, cần có các hướng điều trị khác và điều này cần đến kiến thức, kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa.
Bạn cần được phối hợp nhiều liệu pháp điều trị, và chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có đủ kiến thức và kinh nghiệm để vạch ra lộ trình phối hợp.
Bạn cần một liệu pháp điều trị đặc biệt mà bác sĩ Nội khoa không có đủ kinh nghiệm để hướng dẫn.
Tình trạng rối loạn trầm cảm của bạn khá nặng hoặc đã diễn tiến khá lâu.
Bên cạnh đó, với việc chuyển đến khám tại bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể chia sẻ được nhiều với bác sĩ điều trị.
Khi bị trầm cảm bạn có thể cảm thấy bị cắt đứt mọi mối quan hệ, bị quên lãng, bị bỏ rơi, lạc lõng. Bạn có thể cảm thấy trong số bạn bè, người thân, không ai có thể hiểu được mình. Bạn cảm thế y như mình đang bước đi trong bóng tối vô vọng, trên con đường mờ mịt và không có một ai bên cạnh.
Đừng im lặng! Hãy nói ra suy nghĩ, cảm giác này với bạn bè, người thân và nhất là với bác sĩ điều trị của mình. Cảm xúc sẽ nhẹ đi nếu được ngôn ngữ hóa. Đôi lúc, khi chia sẽ với bác sĩ, một người không có liên hệ thân thiết, ruột thịt với bạn sẽ làm bạn thấy an tâm để chịu hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Rối Loạn Trầm Cảm Tái Diễn trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!