Cập nhật nội dung chi tiết về Sốt Xuất Huyết Và Những Điều Mẹ Cần Biết mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay cả nước đang đến mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, những con số báo động mỗi ngày tại các bệnh viện khiến các bà mẹ không khỏi lo lắng. Một trong những lý do dẫn đến bệnh nặng, tử vong là sự chủ quan, lơ là trong việc theo dõi phát hiện bệnh giai đoạn sớm, dẫn đến nhập viện trễ. Mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc nhận biết bệnh sốt xuất huyết.Theo thống kê mỗi ngày Khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) điều trị nội trú khoảng trên 100 bệnh nhi, trong khi những tháng đầu năm trung bình khoảng 30 ca. Có 13 trường hợp diễn tiến nặng, sốc phải điều trị hồi sức tích cực và áp dụng các biện pháp chống sốc tích cực bằng truyền dịch, điện giải hoặc các dung dịch cao phân tử. Trường hợp quá nặng phải hỗ trợ truyền máu, huyết tương, tiểu cầu kết tủa lạnh, thậm chí phải hỗ trợ bằng thở máy.
Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự Phòng Hà Nội cho biết, trong 7 tháng đầu năm thành phố có gần 700 ca mắc sốt xuất huyết; rải rác tại 29 quận, huyện. Hiện thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho muỗi phát triển, vì vậy số ca bệnh có chiều hướng gia tăng. Tháng 6 có 168 ca thì tháng 7 tăng vọt lên 357 bệnh nhân; trong khi tháng 3, 4 chỉ có 15 trường hợp; tháng 2 chỉ có 1 ca. Bệnh chủ yếu ở người lớn, trẻ dưới 15 tuổi chỉ chiếm 13%.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, phần lớn tự khỏi. Tuy nhiên, khoảng 1/4 số bệnh nhân có biến chứng sốc, xuất huyết tiêu hoá. Tỷ lệ tử vong ở những người bị biến chứng sốc là 2-3%.
Những dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
– Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy. Trẻ thường sốt cao, lừ đừ, mệt mỏi như cảm thông thường. Lưu ý với sốt xuất huyết, uống thuốc hạ sốt thì giảm nhiệt nhưng sau đó nóng trở lại sau một thời gian ngắn.
– Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất và khi dùng tay sờ lên thấy vùng da xuất huyết hoàn toàn phẳng mịn bình thường không nổi sần lên như các dạng phát ban khác.
– Ngoài ra dấu hiệu xuất huyết xuất hiện rõ và tiến triển nặng như chảy máu răng, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, ói ra máu, đi cầu phân đen…
– Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
2. Lưu ý quan trọng
Sốt xuất huyết là bệnh tiến triển nhanh, biến chứng nặng. Hơn nữa những triệu chứng của sốt xuất huyết ban đầu thường dễ nhầm lẫn các bệnh hô hấp khác như nhiễm siêu vi, viêm họng, viêm hô hấp trên, viêm phế quản, tay chân miệng… Trong giai đoạn đầu của bệnh rất khó chẩn đoán, nhất là 1-3 ngày đầu. Sốc sốt xuất huyết thường rơi vào ngày thứ 4-6. Người bệnh thay vì giảm sốt, khỏe hơn thì có dấu hiệu nặng như lừ đừ, bứt rứt, vật vã, đau bụng, buồn nôn, nôn ói.
Một điểm quan trọng nữa là việc truyền dịch ở giai đoạn sớm rất nguy hiểm vì bệnh nhân chưa phải giai đoạn thất thoát huyết tương, cô đặc máu. Do đó dịch truyền đưa vào cơ thể đến giai đoạn sốt xuất huyết diễn tiến nặng sẽ thất thoát ra ngoài, cơ thể người bệnh phù nề, dễ suy hô hấp, khó thở rất nguy hiểm. Sốt xuất huyết ban đầu theo dõi chủ yếu là hạ sốt, bù dịch bằng đường uống. Trong trường hợp ói mửa nhiều, không ăn uống phải điều trị tại cơ sở y tế để phát hiện sớm biến chứng chứ không được tự ý điều trị tại nhà.
Chính vì vậy trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát như vậy nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu sốt cao liên tục không hạ không nên tự ý điều trị tại nhà mà hãy đưa bé tới ngay các có sở y tế để được điều trị kịp thời.
Từ khóa được tìm kiếm:
mẹ bầu bị sốt xuất huyết
sốt xuất huyết khi mang thai
triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu
sốt xuất huyết khi mang thai 7 tháng
bà bầu sốt xuất huyết
sốt xuất huyết có ho không
trieu chung benh sot xuat huyet o ba bau
ba bau bi sot xuat huyet co nguy hiem
sốt xuất huyết
sốt xuất huyết ở bà bầu
Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Bệnh Sốt Xuất Huyết
Theo các giảng viên đang giảng dạy Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm, nguyên nhân gây bệnh chính là do virus gây ra. Bệnh có tính lây truyền cao, đường lây chủ yếu là do muỗi đốt những người mắc bệnh truyền sang cho những người lành bệnh”.
Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh sốt xuất huyết
Do bệnh khá nguy hiểm nên bạn cần chủ động cập nhập những kiến thức về bệnh và hiểu bệnh sốt xuất huyết là gì để chủ động phòng bệnh cho mình và người thân một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là do virus dengue, virus này tồn tại chủ yếu trong cơ thể muỗi vằn Aedes aegypti gây nên.
Chu kỳ lây bệnh theo vòng tròn, bắt đầu từ việc tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó sẽ truyền bệnh cho người lành, virus đi vào cơ thể người gây bệnh rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes lại hút máu từ cơ thể bệnh nhân rồi truyền sang cơ thể mình và lây sang cơ thể người lành. Đó là nguyên nhân và chu trình gây bệnh của bệnh sốt xuất huyết.
Người dân cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết một cách hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng bệnh nhân sốt cao. Bệnh nhân sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, người bệnh mệt mỏi, phát ban.
Xuất huyết dưới da: những nốt xuất huyết dưới da thường là những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Bạn có thể phân biệt nốt xuất huyết dưới da với nốt muỗi cắn bằng cách căng vùng da xung quanh vùng xuất huyết, nếu chúng vẫn còn tồn tại khi căng da thì đó là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Ngoài hai dấu hiệu điển hình trên, bệnh nhân còn có thể xuất hiện biểu hiện: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng, thậm chí là bệnh nhân ói hoặc đi cầu ra máu. Hoặc một số dấu hiệu khác như: Sốt xuất huyết di chứng, sốt xuất huyết dạ dày, và sốt xuất huyết gan,…
Xuất huyết dưới da là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết
Đối với nữ giớ thì có thể thấy biểu hiện rong kinh ở phụ nữ, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết đặc biệt trong thời gian chuyển da sẽ vô cùng nguy hiểm vì thai phụ sẽ bị mất máu nhiều hơn.
Theo tin tức y tế mới nhất, sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị sốc, dấu hiệu sốc thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt ở trẻ em, khi trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ biểu hiện của sốt xuất huyết. Bệnh nhân sốc thường có biểu hiện: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh,…
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao do vậy cần xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh để có biện pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời:
Ở giai đoạn đầu bệnh nhân điều trị ở nhà : ở giai đoạn này người bệnh chỉ có dấu hiệu sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày, biện pháp điều trị hợp lí là bù nước và điện giải của bệnh nhân.
Giai đoạn tiếp theo bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện trong thời gian ngắn (12-24h): người bệnh cần được điều trị bằng cách bù nước bằng đường uống thông thường kèm theo điều trị những biểu hiện Xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc
Bệnh nhân cần được điều trị trong thời gian dài, đối với trường hợp này người bệnh có dấu hiệu sốt li bì, chân tay lạnh, mạch đập yếu, ho, viêm họng, khó thở kèm theo các biểu hiện xuất huyết dưới da.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn và tự trả lời được câu hỏi bệnh sốt xuất huyết là gì, để chủ động phòng bệnh một cách hiệu quả.
Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu: Những Điều Cần Biết
X uất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý rất thường gặp trong chuyên khoa huyết học, đây là một bệnh lý lành tính và có nhiều khả năng điều trị dứt điểm hoàn toàn. Biểu hiện của xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào, bệnh điều trị ra sao? Những người chăm sóc bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiểu cầu cần lưu tâm những gì trong suốt quá trình điều trị? Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về bệnh lý này.
Tiểu cầu là thành phần tế bào của máu, được sản xuất từ tuỷ xương và lưu thông khắp nơi trong cơ thể. Chức năng chính của tiểu cầu là tham gia quá trình đông cầm máu, đảm bảo sự nguyên vẹn của mạch máu khi bình thường và không bị mất máu quá nhiều khi tổn thương.
Mặt khác, tiểu cầu còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài như vi sinh vật. Bằng những cách sau: trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn hay hỗ trợ các tế bào bạch cầu tăng hiệu quả bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu. Điều này đã được chứng minh qua nhiều kết quả nghiên cứu.
Ở người bình thường, số lượng các tế bào tiểu cầu đo được thông qua máy xét nghiệm huyết học sẽ nằm trong khoảng từ 150.000/mcL đến 400.000/mcL.
Đây là một bệnh lý được xác định do các kháng thể trong cơ thể xuất hiện một cách bất thường. Chúng sẽ phá huỷ các tiểu cầu, làm số lượng tiểu cầu giảm thấp trong máu. Từ đó, gây ra những triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng thường gặp nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu và khiến bệnh nhân đi khám bệnh là xuất hiện các chấm, đốm hoặc mảng bầm, xuất huyết rải rác ở da hoặc niêm mạc (niêm mạc mắt, môi, lưỡi, họng,…).
Khi tình trạng tiểu cầu giảm nặng, có thể biểu hiện các triệu chứng xuất huyết nặng nề hơn như:
Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em, thường biểu hiện với tình trạng bầm da xuất huyết cấp tính rõ ràng. Nhưng bệnh thường nhẹ và tự giới hạn, có thể xuất hiện sau một đợt nhiễm siêu vi hoặc sau tiêm chủng. Phần lớn sẽ khỏi hẳn hoàn toàn và một số có thể không cần điều trị, nhiều giả thiết cho rằng phần lớn là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ nhỏ và sẽ tự điều chỉnh theo sự trưởng thành của cơ thể.
Người lớn sẽ có một số điểm khác biệt quan trọng, tuy gặp ít hơn so với trẻ em, bệnh khi xảy ra ở người lớn sẽ biểu hiện âm ỉ, từ từ nhưng thường kéo dài và không điều trị dứt điểm được. Đặc biệt, ở những người lớn có bệnh lý nền gây nên tình trạng giảm tiểu cầu này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bệnh không phải luôn nhất thiết phải điều trị. Nhưng trước khi kết luận là bệnh nhân mắc bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ sẽ phải kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây giảm tiểu cầu.
Việc điều trị sẽ khác nhau dựa trên từng cá thể bệnh nhân: trẻ em hay người lớn, có bệnh lý nền gây ra giảm tiểu cầu không, mức độ xuất huyết và các bệnh lý kèm theo. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm thay đổi quyết định điều trị.
Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhỏ: tình trạng nhẹ sẽ có thể không cần điều trị, phần lớn sẽ tự khỏi và chỉ cần theo dõi sát.
Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu ở người lớn: do khả năng diễn tiến mạn và nguy cơ xuất huyết nặng lớn hơn, việc điều trị bằng thuốc có thể được bắt đầu sớm để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Các tình trạng xuất huyết nặng hơn bất kể là trẻ em hay người lớn sẽ cần can thiệp ngay lập tức, có thể bằng nhiều loại thuốc khác nhau phối hợp với truyền tiểu cầu đậm đặc.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân đã có nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật cắt lách có thể cần phải cân nhắc. Phương pháp này tỏ ra rất có hiệu quả nhưng cần cân nhắc một số biến chứng lâu dài.
Glucocorticoid: Là thuốc điều trị chính yếu trong xuất huyết giảm tiểu cầu. Thuốc nhìn chung có hiệu quả cao nhưng sử dụng lâu dài gây đến nhiều tác dụng phụ (tăng đường huyết, loãng xương, hội chứng Cushing, rối loạn tâm thần,…).
IVIG (Immunoglobulin miễn dịch tĩnh mạch): hiệu quả cao, giúp hồi phục tiểu cầu nhanh nhưng giá thành đắt và thường không giữ mức tiểu cầu ổn định lâu dài.
Thuốc ức chế miễn dịch khác như: Rituximab, Azathioprine, Cyclosporine, Cyclophosphamide, Danazol, Dapsone, MNs… Được cân nhắc khi không đáp ứng với glucocorticoid hay IVIG, hiệu quả thay đổi và nhiều tác dụng phụ khác nhau.
Eltrombopag: là một thuốc uống mới được công bố gần đây. Thuốc được cân nhắc khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc glucocorticoid hoặc IVIG, bệnh diễn tiến mạn hoặc có nhiều tác dụng phụ với các thuốc trên. Eltrombopag dễ sử dụng, hiệu quả trong việc nâng số lượng tiểu cầu của bệnh nhân nhưng quá trình này cần thời gian và phải duy trì thuốc uống liên tục. Mặt khác, thuốc có giá thành đắt và tác dụng phụ lâu dài chưa được đánh giá đầy đủ.
Các bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu cần được hạn chế vận động mạnh, tránh các môn thể thao có tính chất đối kháng (va chạm nhiều). Mặt khác, cần theo dõi sát tình trạng xuất huyết da, niêm và chảy máu của bệnh nhân.
Khi được chỉ định sử dụng thuốc, cần duy trì thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ, tránh tự ý bỏ thuốc khiến việc kháng thuốc dễ xảy ra hơn.
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Khi Bị Bệnh Sốt Rét
Bệnh sốt rét là căn bệnh nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng, đặc biệt với chị em phụ nữ đang mang thai, vậy mẹ bầu cần trang bị kiến thức gì về căn bệnh này?
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét
Khi mang bầu thì người phụ nữ rất cẩn thận bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, có một số trường hợp không thể tránh được mà mẹ bầu bị sốt rét gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Vậy khi đó, họ nên xử lý như thế nào trong khi đa số mọi người thường rất hạn chế uống thuốc khi mang bầu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét
Theo các bác sĩ cho biết, ban đầu các triệu chứng sẽ giống như nhiễm cúm hoặc nhiễm virus, chỉ khi xét nghiệm máu, bác sĩ mới nhận định chính xác tình trạng nhiễm trùng. Những dấu hiệu phát hiện bệnh sốt rét ở mẹ bầu như: Đau cơ, vàng da, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, da nhợt nhạt, lá lách phình to, nhiễm trùng đường hô hấp trên, sốt cao và đổ mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh. Khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ của bệnh sốt rét thì bạn nên đi kiểm tra ngay để điều trị sớm nhất vì nếu để lâu thì rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Theo đó nếu để lâu thì chúng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:
Thiếu máu: Khi bị sốt rét, nếu bị ký sinh trùng plasmodium falciparum xâm nhập vào máu, nó sẽ gây ra hiện tượng tan máu, khiến nhu cầu được tiếp máu tăng lên. Hệ quả đi kèm là tình trạng thiếu máu hoặc nặng hơn là tình trạng xuất huyết sau sinh gây tử vong ở mẹ và trẻ.
Phù phổi cấp: Nếu để tình trạng thiếu máu kéo dài nghiêm trọng ở giai đoạn mang bầu thứ 2 hoặc thứ 3, dẫn đến nhiễm trùng và hệ quả đi kèm có thể là tràn dịch màng phổi.
Ức chế miễn dịch: Sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, nguyên nhân là do cơ thể sẽ tiết ra hoc-mon ức chế miễn dịch tên là cortisol.
Hạ đường huyết: Phụ nữ mang thai mà bị sốt rét phải được theo dõi thường xuyên do họ có thể bị hạ đường huyết bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng kèm theo.
Suy thận: Khi bị sốt rét, tình trạng mất nước và ký sinh trùng không được phát hiện thì thận sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều trị cho bà bầu bị sốt rét như thế nào?
Điều trị cho bà bầu bị sốt rét như thế nào?
Theo các chuyên gia tư vấn sinh sản tình dục cho biết, khi mẹ bầu bị sốt rét, cần phải điều trị bằng những phương pháp an toàn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sử dụng những thuốc an toàn dành cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần ăn uống bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Thực tế, bệnh sốt rét lây lan nhau khi bị muỗi đốt, vậy cách duy nhất để phòng ngừa sốt rét đó là hạn chế để không bị muỗi đốt. Để phòng ngừa bệnh sốt rét ở mà bầu và những người xung quanh, bạn nên lắp lưới chống muỗi ở các cửa sổ, bôi thuốc đuổi muỗi an toàn dành cho mẹ bầu, mặc những đồ sáng màu để không thu hút muỗi. Bạn cũng nên dọn dẹp phòng thoáng mát, sạch sẽ, không để các thùng nước hay những vật dụng chứa nước mưa để lâu ngày tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại nước ép trái cây, nước lọc, nước khoáng… các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, sữa chua, sữa bò và các loại trái cây giàu vitamin như cam, quýt, táo, nho… Đồng thời kiêng kị một số thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt hoặc những thực phẩm giàu chất xơ, không nên ăn những loại rau có màu xanh đậm, những thực phẩm đóng hộp, cay, nóng, hoặc những thức uống kích thích như cà phê, ca cao…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sốt Xuất Huyết Và Những Điều Mẹ Cần Biết trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!