Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Thật Về Bài Thuốc “10 Phút Khỏi Bệnh Sởi” mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài thuốc dân gian truyền miệng này.
Bên lề cuộc họp nóng của Bộ Y tế diễn ra ngày 16/4 tại BV Nhi Trung ương, chúng tôi Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai bất ngờ trước thông tin bài thuốc “10 phút khỏi sởi” mà gần đây, nhiều bệnh nhân đưa con vào viện khám đều hỏi các bác sĩ.
“Bệnh nhân hỏi bác sĩ cũng bất ngờ, sau hỏi ra mới biết, bài thuốc “10 phút khỏi sởi” mà mọi người đang lan truyền là sử dụng hạt, lá mùi nấu nước tắm cho trẻ. Theo các mẹ, chỉ cần 10 phút chuẩn bị là có nồi nước tắm lá, hạt mùi thơm phức mà lại hiệu quả phòng, chữa khỏi bệnh sởi. Thế nhưng tôi khẳng định, tắm nước lá, hạt mùi không thể khỏi được sởi”, PGS Dũng khẳng định.
“Bình thường trẻ nhỏ mắc sởi nếu nhẹ, không cần chăm sóc, điều trị đặc biệt gì đặc biệt bệnh vẫn tự khỏi. Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày phòng bội nhiễm, dinh dưỡng tốt… sau vài ba ngày sởi sẽ khỏi”, PGS Dũng cho biết.
Cùng quan điểm này, chúng tôi Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết chưa có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này. Chỉ có trong dân gian mọi người truyền nhau dùng lá mùi để tắm gội phòng một số bệnh chứ các bác sĩ không hề khuyến cáo như vậy. Đây cũng chỉ là một biện pháp tắm, sát khuẩn mà bác sĩ tây y hướng dẫn phụ huynh tắm cho con để phòng bội nhiễm vi khuẩn trên da. Tuy nhiên thay vì dùng các loại sát khuẩn, sữa tắm trẻ em thông thường thì dân gian thay bằng các loại lá có tính sát khuẩn nhưng lại mang hương thơm dễ chịu.
“Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin (hiệu quả bảo vệ 95%, còn 5% vẫn có nguy cơ mắc bệnh). Ở thời điểm đang có dịch hạn chế cho trẻ đến nơi đông người. Nước muối sinh lý có tác dụng sát trùng mũi họng chứ không có khả năng loại bỏ vi rút sởi hoàn toàn”, PGS An khẳng định
Chuyên gia đông y, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội đông y Việt Nam) cho biết: “Tuyệt đối không lấy hạt mùi và lá mùi đun nước tắm cho trẻ trong khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay”. Hơn nữa tắm lá mùi, hạt mùi cũng mang tính sát khuẩn chứ không có nghĩa tắm lá mùi là khỏi bệnh sởi”.
Lá mùi, hạt mùi vẫn được dân gian sử dụng làm nước tắm, nhất là vào những dịp cuối năm tắm tất niêm với phong tục “tẩy trần” sạch sẽ đón năm mới, do lá mùi, hạt mùi có mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu.
Các chuyên gia cho biết, thời tiết nắng ẩm của miền Bắc hiện tại là điều kiện lý tưởng cho vi rút sởi sinh sôi, phát triển và sống lâu. Vi rút này bị tiêu diệt nhanh khi nắng hanh, thông thoáng. Vì thế, tại mỗi gia đình, việc vệ sinh phòng ốc, nhà cửa thông thoáng là rất quan trọng. Ngoài ra, vệ sinh cá nhân, rửa tay xà phòng thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp, lây nhiễm sởi. Khi đi ra chỗ đông người nên đeo khẩu trang y tế.
Với trẻ nhỏ, cần tăng cường sức khỏe cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và luôn nhớ tiêm chủng đúng lịch cho trẻ để phòng bệnh chủ động nhất.
Theo sức khỏe đời sống
Sự Thật Về Căn Bệnh Whitmore
Thời gian gần đây, một số khu vực ở nước ta xuất hiện nhiều người dân bị mắc căn bệnh Whitmore – đây được xem là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng nếu không phát hiện, chẩn đoán đúng có thể gây tử vong cao, đặc biệt là ở những người mắc bệnh mãn tính.
Bệnh Melioidosis hay còn gọi là bệnh Whitmore là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây cho người và động vật. Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Burkholderia pseudomallei sống ở môi trường nước đọng bẩn hoặc đất bẩn (khác với vi khuẩn Vibrio vulnificus có biệt danh “vi khuẩn ăn thịt người” chỉ lây nhiễm từ môi trường nước lợ, nước mặn).
Bệnh gặp chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền Bắc Australia. Vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước và đất bị ô nhiễm. Lây lan sang người và động vật thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn môi trường (nước và đất) bị ô nhiễm.
Bệnh Whitmore lây truyền như thế nào?
Người và động vật được cho là bị nhiễm bệnh khi hít thở hoặc uống phải nước nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.
Bệnh hiếm khi lây giữa người với người. Tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm khuẩn vẫn là cách gây bệnh chủ yếu cho con người.
Một số gia súc, động vật nuôi cũng dễ bị bệnh Melioidosis như: cừu, dê, heo, ngựa, mèo, chó…
Melioidosis (Whitmore) có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như lao phổi, viêm phổi.
1. Nhiễm trùng tại chỗ: đau hoặc sưng, sốt, loét, áp xe
2. Viêm phổi: ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn
3. Nhiễm trùng huyết: sốt, đau đầu, suy hô hấp, chướng bụng, đau khớp, rối loạn ý thức.
4. Nhiễm trùng lan tỏa: sốt, sụt cân, đau bụng hoặc đau ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật.
Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc, một số ít ủ bệnh kéo dài nhiều năm.
Cách điều trị khi mắc phải bệnh Whitmore
Thường bắt đầu bằng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch trong 10-14 ngày. Tiếp theo sau đó là chuyển qua kháng sinh uống trong 3-6 tháng.
Các thuốc kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh Melioidosis (Whitmore) gồm:
1. Kháng sinh đường tĩnh mạch: Ceftazidime mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem mỗi 8 giờ.
2. Kháng sinh đường uống: Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin/clavulanic acid mỗi 8 giờ.
Ở những vùng có bệnh lan rộng, việc tiếp xúc với đất hoặc nước có nhiễm khuẩn có thể gây nguy cơ bị bệnh Melioidosis.
Vì vậy, cần giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh bằng các biện pháp sau:
1. Những người có vết thương ngoài da, bị đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính hoặc bệnh thận mạn tính nên tránh tiếp xúc với đất hoặc nước đọng.
2. Những người làm nông nghiệp cần mang ủng khi đi làm để ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân.
3. Nhân viên y tế cần sử dụng các thiết bị bảo hộ tiêu chuẩn (mặt nạ, găng tay, áo choàng) để ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Ths Bs Nguyễn Anh Tuyến Trưởng khoa Nội II – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng (Nguồn: Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)
Sự Thật Về Tác Dụng Phòng, Chữa Bệnh Sởi Của Hạt Mùi
(Tinmoi.vn) Trong những ngày gần đây, khi thông tin về bệnh sởi khiến nhiều trẻ nhập viện càng làm cho các phụ huynh thêm lo lắng. Nhiều người không chỉ tìm mọi cách phòng bệnh cho con mà còn bỏ công “lùng” khắp nơi mua hạt mùi về nấu nước cho con tắm. Tuy nhiên, liệu tác dụng của hạt mùi đối với bệnh sởi có đúng như mọi người truyền tay nhau.
Hiện tại, do nhu cầu thị trường tăng cao và nhiều người bán nâng giá nên những loại hạt mùi, lá mùi cũng đã đắt hơn từ 3- 5 lần so với bình thường tùy theo nơi bán. Tại các chợ của Hà Nội cũng đã có khá nhiều hàng bán hạt mùi, cây mùi khô nhưng mỗi nơi giá một khác: chợ Xala 90.000 đồng/kg, chợ Hoàng Văn Thái 80.000 đồng/kg, chợ Thanh Xuân 60.000 đồng/kg…
Nhiều người bán tranh thủ tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh đã nói quá về khả năng phòng, chữa bệnh sởi của hạt mùi, từ đó có thể nâng giá và bán mặt hàng này dễ dàng. Trên các diễn đàn, rất nhiều lời rao bán hạt mùi được đăng lên trong khoảng hơn 10 ngày trở lại đây và giá bán thì càng ngày càng được đẩy lên khá … vô cùng: 70.000, 80.000, 90.000, 120.000, 150.000 thậm chí 250.000 đồng cho 1kg hạt mùi khô. Để bán được hàng nhiều người cũng tung thông tin hạt bán ngoài chợ hay tại những nơi khác là hàng Tàu, và hàng của họ là mùi ta nên giá đắt gấp rưỡi, gấp đôi?!.
Hạt mùi chỉ là một vị thuốc trong các bài thuốc phòng và chữa sởi
Tuy nhiên, thực hư về tác dụng của hạt mùi trong việc phòng sởi thì nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chưa hiểu hết.
Theo Đông Y, hạt mùi có tên thuốc là Hồ Tuy, hạt mùi chỉ là một trong các vị của nhiều bài thuốc phòng, chữa sởi. Có tới 20 bài thuốc phòng, chữa sởi, vì thế nếu chỉ sử dụng hạt mùi thì hiệu quả là bằng 0%.. Không những thế còn gây táo bón cho trẻ vì hạt mùi có tính nóng.
Theo Đông Y, hạt mùi chỉ được coi là một thứ thảo dược dùng đun nước tắm cho trẻ. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể dùng được hạt mùi. Theo Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, hạt mùi nếu sử dụng cho trẻ đã bị sởi thì sẽ gây biến chứng nguy hiểm vì sởi sẽ không phát ra ngoài mà mọc vào trong, gây nguy hiểm cho phổi. Đối với những trẻ bị nóng trong, nếu sử dụng hạt mùi sẽ khiến trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân. Từ đó gây viêm phổi, viêm ruột nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
“Các phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y hoặc Tây y chứ tuyệt đối không được làm ẩu”, bác sĩ Hướng nhắc lại nhiều lần.
Trong Đông Y khuyến cáo, khi bị sởi, cần tránh gió, tránh lạnh, tránh nước. Việc dùng lá mùi, hạt mùi hay bất cứ loại lá nào theo kinh nghiệm dân gian đều phải hỏi ý kiến các bác sĩ.
Còn chúng tôi Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương khẳng định cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh rằng tắm lá mùi có thể ngăn ngừa được việc mắc bệnh sởi. Trong dân gian mọi người mới truyền nhau cách dùng lá mùi để tắm gội phòng một số bệnh về da liễu, chứ chưa có bác sĩ nào khuyến cáo chắc chắn rằng tắm lá mùi sẽ phòng được sởi.
Hiện nay cách phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin ngừa sởi. Tuy nhiên, ngay cả với vắc xin, dù tốt đến đâu cũng chỉ có 95% hiệu quả bảo vệ. Như vậy, vẫn có 5% trẻ dù được tiêm vắc xin sởi đầy đủ vẫn có khả năng mắc bệnh.
Do đó, trong thời điểm hiện tại, bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ, các bà mẹ cần hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người.
Thoa Nguyễn
Viêm Da Tiếp Xúc: Sự Thật Về Các Triệu Chứng Phát Ban Da
Viêm da tiếp xúc, bạn có thể gọi đó là chứng phát ban. Bác sỹ gọi đây là viêm da.
Và dù được gọi bằng bất kỳ cái tên nào thì biểu hiện cũng là da trở nên đỏ, nhạy cảm sau khi tiếp xúc với một thứ gì đó.
Hiện tượng này có thể xảy ra do dị ứng, hoặc do lớp bảo vệ da bị tổn thương.
Nguyên nhân kích hoạt phản ứng dị ứng
Sau khi bạn tiếp xúc với một vật thể nào đó, hệ thống miễn dịch của bạn hiểu lầm là cơ thể đang bị tấn công. Nó bật ngược lại thành các hành động tạo nên các kháng thể chống lại kẻ xâm nhập.
Đây chính là nhân tố kích hoạt phản ứng dị ứng – ở trường hợp này là chứng phát ban gây ngứa, hay còn gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng.
Các nguyên nhân phổ biến của chứng viêm da tiếp xúc là:
Dị ứng do thường xuân, sồi và cây sơn (hoặc cây muối)
Thuốc nhuộm tóc hoặc ép tóc
Niken, một kim loại tìm thấy trong đồ trang sức và chốt thắt lưng
Đồ da (đặc biệt, các hóa chất sử dụng trong “thuộc” da – quá trình xử lý da của động vật để sản xuất da thuộc)
Mủ cao su
Hoa quả chua, đặc biệt là vỏ
Hương liệu trong xà bông, dầu gội, lotion, nước hoa và mỹ phẩm
Một số loại thuốc bôi da
Thường thì bạn sẽ không bị phát ban ngay lập tức khi da bạn tiếp xúc phải thứ gây ra dị ứng. Nhưng sự tiếp xúc đó sẽ làm cho da bạn trở nên nhạy cảm và rồi sẽ có những phản ứng về sau.
Nếu bạn bị phát ban ngay từ lần đầu xúc chạm, khả năng cao là bạn đã kích hoạt cơ chế phản ứng từ trước đó mà bạn không hay biết.
Tổn thương da
Thay vào đó, bạn động phải thứ gì đó đã lấy đi lớp dầu bảo vệ trên bề mặt da giúp che chắn cho làn da. Thứ đó hoặc chất đó ở càng lâu trên da thì phản ứng càng trở nên tồi tệ.
Hiện tượng trên gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng.
Nếu bị eczema, bạn gần như mắc phải chứng phát ban này.
Điều gì gây phát ban?
Nhiều triệu chứng có thể rất giống nhau. Ở cả hai trường hợp, da của bạn có thể bị rộp hoặc phát ban sưng đỏ. Da sẽ ngứa hoặc có thể bỏng rát.
Khi một cái gì đó kích ứng hoặc gây tổn thương da, bạn có thể nhận thấy chứng phát ban ngay. Đối với dị ứng, có thể phải mất một hoặc hai ngày trước khi triệu chứng phát ban thật sự xuất hiện.
Các triệu chứng của tình trạng dị ứng tiếp xúc thường ở khu vực bạn chạm phải thứ khiến bạn dị ứng.
Loại viêm da tiếp xúc kích ứng (tổn thương da) có xu hướng đau và rát hơn là ngứa.
Điều trị phát ban tại nhà
Nếu bạn biết nguyên nhân gây ra phát ban thì đầu tiên là tránh tiếp xúc với thứ đó.
Vệ sinh da sạch với xà phòng nhẹ và nước mát ngay lập tức nếu có thể. Bạn có thể loại bỏ tất cả hoặc hầu hết các chất có vấn đề. Điều này giúp bạn bớt đi các triệu chứng.
Khi phát ban ở một khu vực nhỏ, kem bôi chứa hydrocortisone có thể giúp bạn.
Đối với các vết rộp da, hãy thoa gạc ẩm lạnh khoảng 30 phút, 3 lần mỗi ngày.
Nếu da bị tổn thương, thoa kem giữ ẩm lên vùng da vài lần một ngày để duy trì lớp bảo vệ.
Kháng histamine (antihistamine) qua đường uống các tác dụng giảm ngứa.
Đừng dùng dạng bôi nếu bác sỹ không kê đơn, bởi vì nó cũng có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng.
Khi nào cần gặp bác sỹ?
Hãy liên hệ ngay với bác sỹ nếu chứng phát ban gây đau hoặc khiến bạn lo lắng, hoặc nếu tình trạng không đỡ hơn sau vài ngày.
Bác sỹ sẽ quan sát và đặt vài câu hỏi để nhận biết tình hình.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sỹ có thể kê thuốc steroid hoặc dạng cao bôi, và có thêm kháng histamine. Bác sỹ có thể cho xét nghiệm da để xác định xem bạn bị dị ứng với cái gì.
Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn có thể tránh được các thứ gây dị ứng, hãy hỏi bác sỹ về việc bạn có thể đeo găng tay hoặc sử dụng kem để giữ cho bản thân được an toàn.
(Dịch từ bài viết Contact Dermatitis: Facts About Skin Rashes – Website webmd – Nguyễn Thị Thu Hằng dịch – Út em shop sở hữu nội dung Tiếng Việt)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Thật Về Bài Thuốc “10 Phút Khỏi Bệnh Sởi” trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!