Cập nhật nội dung chi tiết về Thận Trọng Với Bệnh Tay mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch. Cao điểm của bệnh là vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những khu vực đông người, như trường học, nhà trẻ…. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Tay chân miệng là một dạng bệnh lý do vi trùng đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh chân tay miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ trong độ tuổi từ 5 tuổi trở xuống, bệnh có nguy cơ lây lan rất cao qua tuyến nước bọt, hay tiếp xúc với vùng da bị viêm nhiễm của trẻ.
Một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Căn bệnh này được đánh giá là hết sức nguy hiểm, khả năng tử vong cao nếu không điều trị kịp thời và chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa căn bệnh này.
2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:
◊ Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.
◊ Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:
Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
Đau họng.
Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
Chảy nước bọt nhiều.
Biếng ăn.
Tiêu chảy vài lần trong ngày.
◊ Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:
Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,
Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra.
3. Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?
Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo những cách thức sau:
– Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm.
– Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).
– Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi…
Vì cách thức lây truyền bệnh khá nhanh nên tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi một trẻ bị mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh kịp thời thì những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.
4. Các Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng.
Trong vùng dịch tay chân miệng, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành.
♦ Các biện pháp phòng ngừa là:
– Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết, không dùng chung đồ với bệnh nhân.
– Trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
– Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.
– Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng có dịch tay chân miệng.
– Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.
Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Mọi thông tin cần thiết xin vui lòng liên hệ: Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt: Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc SĐT: 02113.656.252/19001269. Hotline: 0949232115 Bệnh viện khám chữa Bảo hiểm y tế và dịch vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ LẠC VIỆT.
Mẹ Bầu Cần Thận Trọng Với Dấu Hiệu Tim Thai Yếu
Cũng như thai máy, nhịp tim thai cũng là dấu hiệu cho mẹ thấy được sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhịp tim thai như thế nào là bình thường? Tim thai yếu có nguy hiểm không?
1. Khi nào thì có tim thai?
Tim là một trong những cơ quan phát triển sớm nhất. Cuối tuần thứ 5 của thai kỳ, một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai và bắt đầu có những nhịp đập đầu tiên của mình. Mẹ bầu có thể lắng nge được những tiếng đập này trong các buổi khám thai định kỳ với sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, phải đến tuần thai 14 thì nhịp tim thai mới rõ ràng hơn. Và cũng phải đến tận tuần thứ 20 thì mẹ bầu mới có thể dùng tai nge bình thường để lắng nghe nhịp tim của con. Trong đó, nhịp tim thai thông thường dao động từ 120-160 nhịp/phút. Vào tuần thai thứ 5 – 6 của thai kỳ, nhịp tim trung bình có thể đạt 110 nhịp/phút và tăng dần ở tuần thai thứ 9-10, khoảng 170 nhịp/phút. Đến tuần thai thứ 14, nhịp tim thai có xu hướng giảm dần, còn khoảng 150 nhịp/phút. Tuần thai 20, tim thai còn khoảng 140 nhịp/ phút và khoảng 130 nhịp/phút trong những tháng cuối thai kỳ. Với trường hợp bất thường nếu tim thai yếu, tim thai nhanh bất thường thì mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm. Theo các chuyên gia, so với nhịp tim nhanh, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý trường hợp tim thai yếu, bởi đó cũng có thể là dấu hiệu suy thai.
2. Tim thai yếu có nguy hiểm hay không?
Trong 3 tháng đầu, tim thai yếu có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ sảy thai sớm. Nếu tốc độ nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/ phút vào trong tuần thai thứ 6-8 có tỷ lệ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, bạn có 50% nguy cơ sảy thai. Nếu tốc độ nhịp tim thai nhi dưới 110 nhịp/ phút, thai nhi được xác định có nhịp tim chậm. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể:
Bất thường về nhau thai
Bà bầu bị huyết áp thấp
Khả năng lưu thông máu đến tử cung kém
Dị tật thai nhi: dị tật thần kinh hoặc dị tật tim thai
Tùy thuộc nguyên nhân và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn có thể được đề nghị thực hiện siêu âm thai để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của thai nhi. Với những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.
3. Phương pháp phòng ngừa tim thai yếu cho mẹ bầu:
Hầu như không thể ngăn chặn được 100% nguy cơ dị tật tim cũng như các vấn đề dẫn đến tim thai yếu khác. Mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau có thể giảm thiểu được tối đa có vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với thai nhi:
Tiêm phòng trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi.
Tập thể dục khi mang thai. Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, bà bầu tập thể dục thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch ở trẻ.
Từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe mẹ và bé như hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với các loại chất gây nghiện hay hóa chất độc hại…
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: nhiều nghiên cứu đã cho thấy tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim thai nhi.
Từ ngày – Giảm 40% với KH có ngày dự sinh trong tháng 2, tháng 3 05/02 – 28/02 ,Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng những ưu đãi cực hấp dẫn khi mẹ đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói:
– Giảm 30% với KH còn lại. Giảm thêm 5% khi KH thanh toán 100% chi phí gói và đăng bài check in, review tại Khoa sản, Bệnh viện hoặc khách hàng giới thiệu thêm người thân đăng ký cùng(CTKM không áp dụng với mẹ đã đăng ký gói) – Tặng chụp ảnh newborn – Quà tặng đi kèm
Tặng giường gấp người nhà
Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé trị giá bao gồm: + 02 bộ quần áo Nous + Bộ quà tặng của nhãn hàng HIPP (sữa hoặc bình sữa, trà lợi sữa, kem hăm) + Bộ quà tặng của nhãn hàng Moony + Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn
Ho Kéo Dài : Triệu Chứng Cần Thận Trọng!
Ho được xem là một trong những phản xạ có lợi của cơ thể. Ho giúp làm sạch các hạt bụi và dịch tiết ra khỏi phổi và từ đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy rằng ho mang lại lợi ích, nhưng ho không phải là một triệu chứng dễ chịu, đặc biệt là ho kéo dài. Ho kéo dài được định nghĩa là ho trong tám tuần hoặc lâu hơn. Ho kèo dài nhiều ngày gây khó chịu, khiến cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, khó ngủ, thức giấc về đêm, khàn tiếng, căng cơ, đổ mồ hôi… Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, học tập và làm việc kém hiệu quả.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của ho kéo dài bao gồm chảy dịch mũi sau, hen suyễn và trào ngược axit từ dạ dày. Ba nguyên nhân này chiếm tới 90% các trường hợp. Nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm nhiễm trùng, do thuốc và bệnh lý phổi.
Chảy dịch mũi sau: khi dịch tiết từ mũi nhỏ giọt hoặc chảy vào phía sau cổ họng. Những chất tiết này gây kích thích cổ họng và gây ho. Chảy dịch mũi sau tiến triển ở những người hay bị dị ứng, cảm lạnh, viêm mũi và viêm xoang.
Các dấu hiệu chảy dịch mũi sau bao gồm: nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, cảm giác có chất lỏng ở phía sau cổ họng khiến người bệnh phải hắng giọng thường xuyên.
Hen suyễn: là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây ho kéo dài ở người lớn và là nguyên nhân hàng đầu ở trẻ em. Ngoài ho, triệu chứng đi kèm có thể là thở khò khè hoặc cảm thấy khó thở. Tuy nhiên, có một tình trạng được gọi là hen suyễn biến thể ho, trong đó ho là triệu chứng duy nhất của .
Trào ngược dạ dày thực quản: xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược lại (trào ngược) vào thực quản, ống thông nối giữa dạ dày và cổ họng. Nhiều người bị ho do axit trào ngược, kèm theo ợ nóng hoặc có vị chua trong miệng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản , ho là triệu chứng duy nhất của họ.
2. Các nguyên nhân gây ho kéo dài không thường gặp
Sử dụng thuốc ức chế men chuyển: Angiotensin (ACE), thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Thuốc gây ho mãn tính ở 20% bệnh nhân sử dụng. Ho thường là ho khan. Chuyển sang một loại thuốc khác thường cải thiện ho trong vòng một đến hai tuần.
Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng đường hô hấp bị kích thích, khiến người bệnh ho nhiều, đôi khi tăng đờm. Hầu hết những người bị viêm phế quản mãn tính là những người hút thuốc lá kéo dài.
Ung thư phổi: đây là nguyên nhân hiếm gặp. Tuy nhiên, không thể loại trừ được ung thư, đặc biệt trên bệnh nhân hút thuốc lá lâu dài. Triệu chứng có thể là tính chất ho thay đổi đột ngột, bắt đầu ho ra máu hoặc vẫn tiếp tục ho hơn một tháng dù bỏ hút thuốc.
Viêm phế quản bạch cầu ái toan: một loại viêm đặc biệt của đường thở. Bệnh được chẩn đoán tình cờ khi làm các xét nghiệm hô hấp. Biểu hiện bao gồm: không có bằng chứng hen suyễn, nhưng xét nghiệm đàm xuất hiện nhiều bạch cầu ái toan. Viêm phế quản bạch cầu ái toan ít phổ biến hơn nhiều so với các nguyên nhân kể trên.
Thông thường, để tìm nguyên nhân gây ho kéo dài, các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của người bệnh và khám lâm sàng. Dựa trên những gì hỏi và khám được, bác sĩ có thể đề nghị điều trị thử trước khi quyết định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Nếu người bệnh cải thiện, thường không cần xét nghiệm thêm. Nếu người bệnh không cải thiện hoặc nếu chẩn đoán không rõ ràng, có thể làm thêm các xét nghiệm, bao gồm:
Xét nghiệm chức năng phổi: nếu nghi ngờ hen suyễn nhưng không thể xác nhận, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để đo chức năng hô hấp.
Xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Tùy thuộc vào bệnh nhân và điều kiện cơ sở y tế mà các xét nghiệm có thể là nội soi dạ dày thực quản hoặc đo pH dạ dày, đo áp lực thực quản,…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho kéo dài sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau:
Hen suyễn ho: người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ điều trị hen suyễn. Các thuốc điều trị có thể bao gồm: glucocorticoid dạng hít như budesonide hoặc beclomethason. Ngoài ra, có thể thêm thuốc giãn phế quản dạng hít như albuterol nếu người bệnh có kèm khò khè hoặc khó thở.
Trào ngược dạ dày thực quản: được điều trị bằng thuốc và những biện pháp thay đổi lối sống:
Tránh các chất làm tăng trào ngược. Ví dụ: đồ ăn giàu chất béo, sô cô la, rượu vang đỏ, nước ép chua, uống rượu.
Tránh ăn trong vòng ba giờ trước khi ngủ.
Giảm cân, nếu thừa cân.
Ngừng hút thuốc.
Ngoài ra, người bệnh có thể được cho dùng thuốc làm giảm acid dạ dày. Các thuốc này bao gồm: omeprazole, esomeprazole và lansoprazole. Tình trạng ho sẽ cải thiện khi điều trị kéo dài tám tuần hoặc hơn.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc làm loãng đàm, ức chế ho để giảm bớt khó chịu.
Mùa Nắng Nóng Cẩn Thận Với Bệnh Dại
Theo báo cáo của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2018 tại khu vực phía Nam ghi nhận 20 ca tử vong do bệnh dại ở 8 tỉnh: Cà Mau, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và Bạc Liêu.
Khi bị chó dại cắn, không phải 100% người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không. Tuy nhiên, không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, và khi đã phát bệnh dại nhìn chung sẽ tử vong nên tất cả những người bị chó dại cắn đều được khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.
Bệnh dại là bệnh do vi-rút rabies gây nên. Vi-rút dại chủ yếu lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người thông qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể con người.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh dại là: Đau nhức nơi vết cắn, những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Nặng hơn đó là tình trạng co giật, run các cơ kể cả cơ mặt, co thắt cơ hô hấp và co thắt thanh quản gây khó thở, sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.
Bệnh dại thường xảy ra ở các mùa trong năm, tuy nhiên với thời tiết nắng nóng và mưa ẩm thì dịch bệnh có khả năng bùng phát mạnh do điều kiện môi trường thuận lợi cho vi-rút dại phát triển. Vào thời điểm này, những con chó mang vi-rút dại dễ bị kích thích, hung dữ hơn nên khả năng tấn công người và các con chó khác nhiều hơn.
Tại Bạc Liêu, thời gian từ tháng 12/2018 – 1/2019 có 2 trường hợp bị chó cắn đã lên cơn dại và tử vong. Cụ thể là một bé trai 15 tuổi, ở xã Định Thành A (huyện Đông Hải) bị chó cắn cách ngày khởi phát bệnh khoảng 1 năm; một phụ nữ 50 tuổi, ở phường Láng Tròn (TX. Giá Rai) bị chó cắn cách ngày khởi phát bệnh khoảng 1,5 tháng.
Cả hai trường hợp này đều do chó nuôi trong nhà cắn và không đi tiêm phòng sau khi bị súc vật cắn, điều đó đồng hành với vi-rút dại đã hiện hữu ở đàn chó của địa phương.
TÚ EM
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thận Trọng Với Bệnh Tay trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!