Đề Xuất 4/2023 # Thi Hài Người Chết Vì Covid 19 Được Xử Lý Như Thế Nào? # Top 13 Like | Mgwbeautypageant.com

Đề Xuất 4/2023 # Thi Hài Người Chết Vì Covid 19 Được Xử Lý Như Thế Nào? # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thi Hài Người Chết Vì Covid 19 Được Xử Lý Như Thế Nào? mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bộ Y tế hướng dẫn, thi hài nhiễm Covid-19 phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng.

Việt Nam ghi nhận có 3 ca tử vong vì bệnh lý nền nặng và do Covid-19. Theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.

Riêng với thi hài nhiễm Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn, thi hài nhiễm Covid-19 phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng. Đồng thời phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

Theo đó, Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể với các trường hợp người nhiễm Covid tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh và trường hợp tử vong tại cộng đồng.

Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 2233, ngay sau khi có người tử vong do nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, cần phải gọi điện thông báo chính quyền, cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế theo đường dây 19003228 hoặc 19009095 để được tư vấn, hỗ trợ xử lý thi hài.

Các bước xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc Covid-19

Ngày 06/2/2020, Bộ Y tế ban hành Công văn 495/BYT-MT năm 2020 hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV .

Theo đó, việc xử xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (ncov) thực hiện như sau: Ngay khi có bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV, cơ sở y tế cần thực hiện việc xử lý thi hài nhiễm nCoV như sau:

1. Trường hợp cửa phòng có bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV chưa có khay chứa dung dịch diệt khuẩn, cần đặt tấm thảm hoặc vải dày thấm đẫm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính trước cửa phòng. Người có trách nhiệm xử lý thi hài phải đặt 2 chân vào trong khay inox hoặc lên tấm vải này trước khi đi khỏi phòng.

2. Dùng bông tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài, sau đó phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính lên toàn bộ thì hài hoặc dùng vải liệm được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để quấn kín toàn bộ thi hài.

3. Bọc thi hài trong túi đựng thi hài. Sử dụng vật liệu chống thấm lót bên trong túi đựng thi hài và đóng kín túi. Trường hợp không có túi đựng thi hài, bọc kín thi hài bằng 02 lớp vải cot-ton dày được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính, sau đó bọc kín thi hài bằng 01 lớp ni-lon.

4. Sau khi bọc kín thi hài, sử dụng thẻ hoặc miếng dán cảnh báo “THI HÀI NHIỄM NCOV” ở bên ngoài.

5. Sau khi chuyển thi hài đi, khử khuẩn lại toàn bộ buồng bệnh như sau: – Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là để xử lý. Thu gom chất thải và các vật dụng cá nhân khác của người bệnh tử vong để xử lý theo hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong chăm sóc và điều trị người nhiễm nCoV. – Khử khuẩn các bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn tối thiểu là 30 phút hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6. Vận chuyển thi hài 6.1. Vận chuyển thi hài đến nhà tang lễ tại cơ sở y tế – Vận chuyển thi hài bằng xe hoặc băng ca theo đường cách ly đã định trước. Bánh xe phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính trước khi đi ra khỏi phòng. Hạn chế vận chuyển thi hài qua nơi đông người. Nếu vận chuyển thi hài bằng thang máy thì phải hạn chế tối đa người đi cùng, chỉ những người mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mới được đi cùng trong thang máy.

– Ngay sau khi đưa thi hài đến nhà tang lễ, cần phải tiến hành khử khuẩn xe hoặc băng ca vận chuyển thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6.2. Khâm liệm thi hài: – Lót một tấm ni-lon lớn đủ để bao bọc thi hài dưới đáy quan tài, đặt thi hài lên tấm ni-lon đã lót dưới đáy quan tài và gói kín. – Đóng kín quan tài. Kiểm tra và dán kín các khe hở của quan tài (nếu có). – Khử khuẩn toàn bộ bề mặt buồng khâm liệm, các vật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6.3. Vận chuyển quan tài tới nơi hỏa táng, mai táng – Vận chuyển quan tài bằng phương tiện riêng (xe cứu thương, xe tang lễ) tới nơi hỏa táng, mai táng. – Người nhà của người tử vong do nhiễm nCoV không được lên phương tiện chuyển quan tài. Nhân viên lái xe và nhân viên y tế đi cùng phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. – Ngay sau khi vận chuyển quan tài tới nơi hỏa táng, mai táng phải khử khuẩn toàn bộ bề mặt phương tiện chở quan tài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

7.2. Mai táng: – Chọn nơi đất cao, không bị ngập úng để đào huyệt, cần tiến hành việc mai táng thi hài trong thời gian sớm nhất. – Trước khi đặt quan tài xuống huyệt, phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính hoặc phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% CIo hoạt tính hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh thành huyệt và đáy huyệt. – Trước khi lấp đất, phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính hoặc phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh ở xung quanh và trên mặt quan tài. – Các dụng cụ, thiết bị dùng để mai táng như cuốc, xẻng… sau khi sử dụng phải được khử khuẩn bằng dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính, để dụng cụ ngấm hóa chất khử trùng ít nhất 30 phút và để khô tự nhiên. – Phương tiện bảo vệ cá nhân của người thực hiện việc mai táng phải được xử lý như chất thải lây nhiễm. Nguyên tắc chung khi xử lý thi hài – Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV (sau đây gọi tắt là thi hài nhiễm nCoV) và thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. – Chuyển người bệnh cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi hài. – Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng. – Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong. – Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia xử lý thi hài nhiễm nCoV. – Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp. – Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được xử lý như chất thải lây nhiễm./.

Nguyên tắc chung khi xử lý thi hài

– Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV (sau đây gọi tắt là thi hài nhiễm nCoV) và thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

– Chuyển người bệnh cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi hài.

– Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

– Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

– Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia xử lý thi hài nhiễm nCoV.

– Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.

– Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Bỏ bệnh viện, 1 cô gái trở về từ Đà Nẵng cùng 2 bạn ở cùng bị ‘áp giải’ tới khu cách ly

Bệnh nhân COVID-19 thứ ba tử vong

Xử Lý Thế Nào Với Người Đưa Bệnh Nhân Covid

Theo nguồn tin của Zing, trước khi qua Myanmar, bệnh nhân 1440 ở cùng 2 phụ nữ tại Malaysia. Hai nữ giới này sau đó mắc Covid-19. Sợ nhiễm dịch nên bệnh nhân 1440 liên hệ với gia đình rồi trở về Việt Nam.

Lực lượng tuần tra khu vực biên giới Tây Nam. Ảnh: Đình Đình.

Theo luật sư Hà Kim Tâm (Công ty luật Onekey & Partners), nếu những lời khai của bệnh nhân 1440 là có cơ sở thì người trong đường dây đưa bệnh nhân mắc Covid-19 về nước đã có dấu hiệu vi phạm Điều 348 Bộ luật Hình sự về tội Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Luật sư phân tích ở tội danh này, người vi phạm có thể bị phạt tù 1-5 năm. Nếu lợi dụng chức vụ quyền hạn; có tính chất chuyên nghiệp hay phạm tội từ 2 lần trở lên thì có thể đối diện mức án 5-10 năm tù.

Còn trường hợp kết quả điều tra xác định đường dây này thu lợi bất chính trên 500 triệu, dẫn 11 người trở lên nhập cảnh trái phép hay làm chết người thì khung hình phạt là 7-15 năm tù.

Đối với người thân của bệnh nhân 1440, nếu cơ quan điều tra có căn cứ xác định họ đã chi 50 triệu để thuê đường dây đưa bệnh nhân về nước không qua chính ngạch, luật sư Tâm cho rằng đó là hành vi đồng phạm với đường dây phạm tội.

Dẫn khoản 3, Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, luật sư Tâm nhấn mạnh người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm và được coi là đồng phạm trong vụ án hình sự.

Có cùng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư chúng tôi đánh giá mấu chốt trong vụ án là việc gia đình của bệnh nhân 1440 đã chi tiền để đường dây có tổ chức đưa người mắc Covid-19 về nước.

Theo ông Trạch, nếu không có 50 triệu đồng như lời khai của bệnh nhân, thì việc tổ chức cho người bệnh nhập cảnh trái phép đã không xảy ra.

“Nếu chứng minh có sự câu kết, cùng thống nhất thực hiện tội phạm với người nhập cảnh trái phép thì người tổ chức, môi giới phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm”, ông Trạch nhìn nhận.

Luật sư đưa quan điểm người thân đã có dấu hiệu tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm và có thể bị xử lý với vai trò đồng phạm.

Nếu hành vi của bệnh nhân nhập cảnh trái phép cấu thành tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bệnh nhân 1440 có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu hoặc bị phạt tù đến 12 năm.

Sau khi khởi tố vụ án, các lực lượng của Công an An Giang sẽ phối hợp với bộ đội biên phòng và chính quyền huyện An Phú truy tìm nhóm người tổ chức đưa bệnh nhân 1440 nhập cảnh trái phép từ Campuchia để xử lý theo pháp luật.

Đối với bệnh nhân 1440, công an sẽ xử lý hành vi vi phạm về nhập cảnh sau khi trị bệnh xong.

Theo chúng tôi

Xử Lý Bệnh Nhân 1342 Như Thế Nào?

Bệnh nhân 1342, nam tiếp viên Vietnam Airlines tên D.T.H, được công bố mắc Covid-19 vào ngày 29-11. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, bệnh nhân này đã vi phạm quy định tại khu cách ly tập trung. Sau đó, anh H không tuân thủ quy định tự cách ly tại nhà nên lây bệnh cho 3 người khác (bệnh nhân 1347, 1348 và 1349).

Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định cách ly làm lây lan dịch bệnh của bệnh nhân 1342 có thể bị xử lý ra sao? Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, bệnh nhân 1342 đã nắm rõ quy định cách ly y tế, thậm chí ký giấy cam kết nhưng vẫn tiếp xúc 3 người khác (mẹ và 2 người bạn). Hành vi này khiến một người đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và trở thành bệnh nhân 1347. Hai F1 của người này cũng vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19 vào ngày 1-12.

Bệnh nhân 1342 đã không tuân thủ quy định về cách ly. Ảnh: Q.doanh

Theo luật sư Thái, thông qua điều tra dịch tễ, có nhiều chứng cứ rõ ràng về việc đi lại, tiếp xúc, sinh hoạt của bệnh nhân này làm nhiều người bị lây bệnh. Vấn đề còn lại là chứng minh bệnh nhân này có hành vi vi phạm pháp luật hay không, có làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng hay không, mức độ ra sao. Nếu bệnh nhân nhận thức được mình thuộc một trong các trường hợp phải cách ly y tế nhưng cố tình đi lại và tiếp xúc nhiều người, không thực hiện các biện pháp an toàn thì hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3, Điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, mức phạt từ 5-10 triệu đồng. Bên cạnh đó, nếu CQĐT có căn cứ chứng minh được bệnh nhân 1342 có lỗi cố ý gián tiếp thì đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người, theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hình phạt của tội danh này là phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm”, luật sư Thái nêu quan điểm.

“Lỗi cố ý gián tiếp ở đây được hiểu là bệnh nhân nhận thức được việc không thực hiện tốt biện pháp cách ly của mình của mình là vi phạm pháp luật, nhận thức được bản thân mình đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là tiếp xúc với nhiều người, bỏ mặc hậu quả dịch bệnh lây lan có thể xảy ra. Và hậu quả cuối cùng dịch bệnh đã xảy ra, làm lây lan dịch bệnh ra người khác”, luật sư Thái phân tích.

Trong trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được lỗi cố ý của bệnh nhân 1342 (không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, không cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để bỏ mặc hậu quả việc lây lan dịch bệnh có thể xảy ra), thì không có cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự.

Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật và đòi hỏi phải có yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi ở đây là vấn đề nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi.

Theo hướng dẫn của TAND tối cao tại tại Công văn 45/TANDTC-PC, người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người.

Quyết định này căn cứ theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự, gồm các hành vi: Trốn khỏi nơi cách ly; Không tuân thủ quy định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Quốc Doanh – Đức Điệp

Xử Lý Thế Nào Khi Bé Bị Sốt Lạnh Run Người

Sốt lạnh run là một trong những triệu chứng của sốt ở trẻ. Cha mẹ nên bình tĩnh xử lý, tuân thủ đúng các nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị sốt nói chung. Ngoài ra cần lưu ý không mắc phải những sai lầm khi chăm trẻ sốt lạnh kể trên, tránh để tình trạng bệnh của trẻ diễn biến xấu thêm.

Sốt là một trong những vấn đề mà bất cứ trẻ nhỏ nào cũng từng trải qua ít nhất một lần. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.

Trẻ sốt cao cũng có thể bị lạnh run. Mặc dù nhiệt độ cơ thể cao nhưng chân tay lại lạnh tím tái, toàn thân run rẩy. Nhiều người lầm tưởng hiện tượng này với tình trạng co giật do sốt. Tuy nhiên, cha mẹ có thể kiểm tra xem trẻ có bị sùi bọt mép hoặc trợn mắt hay không. Nếu không có các đặc điểm này và thấy trẻ bị sốt chân lạnh thì đó chỉ là tình trạng sốt run lạnh.

Tình trạng co giật hoặc lạnh run do sốt có thể xảy ra ở cùng một trẻ. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm não… Vì thế, cha mẹ cần hết sức chú ý khi chăm sóc trẻ bị sốt. Nếu thấy có biểu hiện bất thường thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Xử lý thế nào khi bé bị sốt lạnh run người

– Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mở cửa để không khí lưu thông, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ

– Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi, không đắp chăn

– Chườm khăn ấm cho trẻ bị sốt hoặc lau khăn ấm khắp người để trẻ giảm thân nhiệt. Quan trọng nhất là vị trí nách và bẹn

– Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú

– Nếu trẻ nôn hay có tình trạng mất nước quá nhiều cần cho trẻ uống oresol bù nước

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, điều quan trọng là phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ. Dùng để theo dõi. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Sau khi uống thuốc khoảng 30 – 45 phút thì kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Không đo ngay sau khi uống thuốc vì lúc này có thể thuốc chưa có tác dụng. Lưu ý, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng loại, đúng liều theo cân nặng của trẻ.

Trường hợp trẻ sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đỡ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Sai lầm 1: Đắp chăn, mặc ấm thêm cho trẻ

Sai lầm thường gặp nhất ở các bậc phụ huynh là khi thấy trẻ bị sốt chân lạnh hoặc trẻ vừa sốt vừa kêu rét thì cho trẻ đắp chăn, mặc nhiều áo và đóng kín cửa sợ gió lùa vào phòng. Điều này là sai nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ bị sốt.

Thông thường, người bị sốt quá cao sẽ có thân nhiệt rất nóng bên trong nhưng ở bên ngoài lại rét, đặc biệt là càng sưởi ấm, càng đắp chăn càng thấy rét. Sốt càng cao càng khiến người bệnh rét run lên. Vì thế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên đắp chăn cho trẻ hay đóng kín cửa sẽ làm không gian bí bách, khiến trẻ càng khó chịu.

Sai lầm 2: Chườm lạnh

Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cao thì chườm khăn lạnh sẽ khiến trẻ thấy mát mẻ hơn, giúp trẻ hạ sốt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chườm lạnh tại trán hay nách không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây hại cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm phổi hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn mà phụ huynh tiến hành chườm lạnh có thể khiến tình hình trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu chườm đá lạnh còn có thể gây bỏng lạnh, tổn thương da và khiến trẻ bị suy hô hấp. Vì vậy cha mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm để chườm cho trẻ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thi Hài Người Chết Vì Covid 19 Được Xử Lý Như Thế Nào? trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!