Đề Xuất 3/2023 # Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Các Triệu Chứng Bạn Nên Biết # Top 10 Like | Mgwbeautypageant.com

Đề Xuất 3/2023 # Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Các Triệu Chứng Bạn Nên Biết # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Các Triệu Chứng Bạn Nên Biết mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gây mệt mỏi, sốt nhẹ, mất nước cơ thể ở trẻ,… Vậy các triệu chứng này có thực sự nguy hiểm? Và chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em diễn ra thường làdo các loại vi trùng tả, thương hàn, kiết lỵ; các loại virus đường ruột; do ký sinh trùng đường ruột gây nên. Hoặc các yếu tố tạo điều kiện cho nguồn bệnh phát triển như trẻ không rửa tay chân sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi việ sinh, do trẻ tiếp xúc với phân của người bệnh,do ăn sống và uống nước lã hoặc thức ăn để lâu đã bị ôi thiu, … Khi bị tiêu chảy cấp biểu hiện của các bé thường là nôn, tiêu chảy, sốt nhẹ, đi đại tiện nhiều,… Nếu để lâu sẽ bị mất nước và rất nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, nắm rõ các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sẽ giúp bạn có cách điều trị kịp thời và dứt điểm nguồn bệnh.

Một vài triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như sau:

Tiêu chảy khiển trẻ em phải đi vệ sinh liên tục

Tiêu chảy: Thường khi bị tiêu chảy cấp, trẻ sẽ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít nhất là từ 3 lần trở lên và phân thường có mùi chua, có thể có nhầy hoặc lẫn máu.

Trẻ bị nôn khi mắc bệnh tiêu chảy

Nôn: Triệu chứng thường thấy của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là trẻ nôn liên tục nhiều lần trong ngày và dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước.

Tinh thần: Trẻ rất mệt mỏi, hay quấy khóc. Nếu bị tiêu chảy cấp quá nặng sẽ gây mệt lả, hôn mê, li bì và sốt.

Khát nước: Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là trẻ hay khát nước và thường rất vồ vập khi được uống nước. Vì vậy, nên cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ bằng cách cho bú mẹ hoặc cho uống Oresol để bù đi lượng nước đã mất sẽ rất tốt cho bé.

Miệng và lưỡi khô đắng:

Bệnh tiêu chảy cấp khiến trẻ bị nôn nhiều và do đó cơ thể bị mất nước nên miệng và lưỡi thường khô và thậm chí đắng ngắt, không muốn ăn uống hoặc ăn gì cũng không thấy ngon miệng.

Chân tay lạnh: Khi cơ thể trẻ bị mất nước quá nhiều, chân tay thường lạnh, ẩm, móng tay chuyển màu và nước da nhợt nhạt hoặc thậm chí da có nổi vân tím nếu trẻ bị sốc nặng.

Mạch: Bệnh tiêu chảy cấp khiến mạch của trẻ đập nhanh và yếu.

N.A

Tiêu Chảy Cấp Ở Người Lớn

Tiêu chảy cấp là tiêu chảy xảy ra cấp tính trong vòng 14 ngày với số lượng phân nhiều và lỏng.

Nguyên nhân của tiêu chảy cấp được chia thành 4 nhóm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nhóm nguyên nhân không do nhiễm khuẩn (xem bảng 1).

Bảng 1. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp Chẩn đoán chia làm 2 nhóm lớn:

– Nhóm 1: tiêu chảy cấp xâm nhập: có kèm theo sốt và phân máu nguyên nhân hay gặp là các viêm ruột xuất tiết: do vi khuẩn, do ký sinh trùng. Phân có nhầy máu, số lần nhiều số lượng có thể nhiều cũng có thể vừa phải.

– Nhóm 2 tiêu chảy cấp không xâm nhập: không kèm theo sốt và phân máu: nguyên nhân thường gặp là do nhiễm virus, các nguyên nhân không nhiễm trùng thuốc, ngộ độc, stress. Tính chất phân toàn nước số lượng nhiều, ít khi kèm đau bụng, ít thay đổi toàn trạng.

– Các triệu chứng kèm theo:

+ Rối loạn phân: phân có máu, hoa cà hoa cải, sống phân, lỏng toàn nước, nhầy, máu.

+ Đau bụng: đau cơn hay đau âm ỉ tăng lên mỗi khi đại tiện.

+ Nôn: có thể gặp nôn nhiều ra thức ăn, nước, dịch mật. Nôn gặp trong hầu hết các nguyên nhân mức độ thay đổi tùy theo nguyên nhân.

– Khám lâm sàng:

+ Toàn trạng: gầy sút cân nhanh khi kèm tiêu chảy và nôn nhiều.

+ Dấu hiệu mất nước thường xuất hiện sớm: trong những ngày đầu: da khô, dấu hiệu véo da dương tính, khát. Khi có dấu hiệu mất nước cần phải bồi phụ nước và điện giải sớm tránh các biến chứng nặng do rối loạn nước và điện giải gây ra.

Bảng 2. Dấu hiệu lâm sàng thay đổi tùy theo mức độ mất nước

+ Khám bụng: dấu hiệu bụng trướng có thể gặp khi có tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc nặng. Bụng mềm trướng hơi có thể có đau nhẹ.

+ Khai thác các thông tin về cơ địa, bệnh sử tiền sử, các loại thuốc đang dùng.

Công thức máu, hematocrit giúp đánh giá mức độ mất nước:

– Sinh hóa: ure, creatinin, điện giải, đường máu.

– Xét nghiệm phân: tìm hồng cầu trong phân: nếu có chẩn đoán theo hướng tổn thương viêm ruột xuất tiết.

– Soi tươi tìm vi khuẩn, tìm nấm.

– Cấy phân tìm vi khuẩn.

– Cần chẩn đoán phân biệt nhất là với các trường hợp tiêu chảy cấp kèm phân máu rất dễ nhầm với các bệnh lý của ống tiêu hóa: ung thư đại – trực tràng, xuất huyết tiêu hóa.

– Chẩn đoán phân biệt: tiêu chảy cấp xảy ra ở đối tượng suy giảm miễn dịch: cần điều trị bệnh chính và xem xét lại các thuốc điều trị đang dùng có thể gây tiêu chảy do thuốc. Trường hợp đặc biệt là bệnh nhân AIDS: có thể tiêu chảy do nhiều nguyên nhân: Campylobacter, Salmonella, Yersinia, Cryptosporidium.

1. Điều trị ban đầu khi chưa xác định được nguyên nhân tiêu chảy

– Bù nước và điện giải, bằng Oresol, hay dịch truyền.

– Thuốc bao bọc niêm mạc tiêu hóa.

– Chống đau bụng: débridat.

2. Điều trị theo nguyên nhân

a. Tiêu chảy xâm nhập theo tác nhân gây bệnh

Bảng 3. Điều trị tiêu chảy cấp

Nhiễm shigella nặng

Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày X 3 ngày

Salmonella typhi

Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày X 10 ngày Amocxicillin 750mg – 4 viên/ngày X 14 ngày Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày X14 ngày

Salmonella

Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày X 10 ngày Amocxicillin 750mg – 4 viên/ngày X 14 ngày Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày X 14 ngày

Campylobacter

Erythromycin 250mg – 4 viên/ngày X 5 ngày Clarithromycin 250mg – 4 viên/ngày X 5 ngày

Yersinia

Doxycyclin 200mg ngày 1, sau đó 100mg/ngày – 4 ngày Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày X 5 ngày Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày X 5 ngày

Lyamip

Tinidazol 2g/ngày X 3 ngày Metronidazol 750mg – 3 viên/ngày X 5 ngày

Vibrio cholerae

Ciprofloxacin 1g liều duy nhất Vibramycin 300mg liều duy nhất

Giardia

Tinidazol 2g liểu duy nhất

Stronggyloides stercoralis

Albendazol 400mg -1 viên/ngày X 3 ngày Ivermectin 150-200mcg/kg liều duy nhất Tiabendazol 25mg/kg – 2 viân/ngày X 2 ngày, tối đa 1500mg/liều

Giun kim

Mebendazol 100mg – 2 viên/ngày X 3 ngày

Cryptosporidium

Paromomycin 500-1000mg – 3 viên/ngày X 14 ngày Azithromycin 500mg -1 viên/ngày X 3 ngày

Cyclospora

Cotrimoxazol 960mg – 3 viên/ngày X 14 ngày

Isospora belli

Cotrimoxazol 960mg – 3 viên/ngày X 14 ngày

Clostridium difficile (viêm đại tràng giả màng)

Metronidazol 500mg – 3 viên/ngày X 7-10 ngày Vancomycin 125mg – 4 viên/ngày X 7-10 ngày

Kháng kháng sinh thường hay xảy ra với Salmonella typhi, chúng tôi và nhiều loại vi khuẩn khác, Clostridium difficile kháng thuốc rất cao, 30 – 50% kháng metronidazol.

– Bồi phụ nước và điện giải:

+ Oresol: pha uống chỉ định tiêu chảy cấp thể nhẹ. Oresol có pha đường muối và các ion giúp điều chỉnh rối loạn nước và điện giải. Khi không có oresol có thể tự pha nước đường và muối, nước cháo và muối.

Giai đoạn nặng cần truyền tĩnh mạch bồi phụ nước và điện giải theo các chỉ số điện giải, hematocrit và toàn trạng bệnh nhân. Hạn chế truyền đường ưu trương.

+ Truyền dịch: dung dịch muối Cl, Na đẳng trương, Ringer lactate, không được dùng dung dịch đường ưu trương.

+ Thuốc nâng huyết áp: nếu huyết áp hạ.

+ Chế độ ăn kiêng: thường không cần thiết có thể giảm bớt lượng thịt và ăn làm nhiều bữa.

+ Thuốc cầm tiêu chảy không đặc hiệu: loperamid, imodium có thể chỉ định.

+ Một số trường hợp có thể cân nhắc dùng somatostatin hoặc ortrotid.

Cách dùng khi có tiêu chảy nặng: viên 2mg – 2 viên, sau đó mỗi lần đi cầu dùng 1 viên ngày có thể dùng 10 viên. Trường hợp nhẹ có thể dùng 1 viên – 2 lần/ngày.

+ Thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa: Actapulgit 2-4 gói/ngày, smecta 2-4 gói/ngày.

+ Tìm hiểu thêm đối tượng suy giảm miễn dịch có thể có nhiều yếu tố gây bệnh.

c. Tiêu chảy không xâm nhập

Điều trị như trên nhưng không dùng kháng sinh.

– Nếu nguyên nhân do ngộ độc thi điều trị như ngộ độc: rửa dạ dày, thuốc hấp phụ, chết độc, thuốc giải độc.

– Nếu do dùng thuốc phải ngừng thuốc…

1. Mark Feldman et all, “Gastrointestinal and liver diease – Pathology/diagnosis/management”. Sauders Elsevier, 8th edition.

2. C.Haslett et all, Davison – medecine interne Principes et pratique, 19 erne edition. Maloine.

Phòng Và Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Người Lớn

Tiêu chảy cấp là biểu hiện của khá nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do viêm ruột nhiễm khuẩn. Đường lây truyền là đường tiêu hóa:

Nhiễm virus: Có đến 80% các trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển, thường gặp là rotavirus, Adenovirus, Norwark…

Nhiễm vi khuẩn: Gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển, bệnh thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè.Những vi khuẩn gây bệnh gồm: Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả).

Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolitica…

Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tây hoặc đông dược có thể gây tiêu chảy do có chứa một số chất có tác dụng nhuận tràng. Kháng sinh gây tiêu chảy do hiện tượng loạn khuẩn ruột. Bệnh thường tự khỏi khi ngưng uống thuốc, nếu bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile cần phải dùng thuốc thích hợp để điều trị.

Do một số bệnh lí trong cơ thể: các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng cấp, hội chứng ruột kích thích, bệnh lí toàn thân như đái tháo đường, cường giáp…

Các triệu chứng thường gặp

Số lần đi tiêu tăng lên trong ngày, có thể từ vài lần cho tới hàng chục lần.

Phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng.

Phân nước lỏng đục nhiều, không kèm theo hiện tượng sốt, không đau bụng cần nghi ngờ là nhiễm phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae).

Nếu tiêu chảy phân máu là biểu hiện của viêm đại tràng do vi khuẩn với mức độ nặng, thường do các vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli, Campylobacter…

Mất nước là dấu hiệu khá quan trọng, người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng nước tiểu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da với biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu.

Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy.

Nếu tiêu chảy do nhiễm độc tố, vi khuẩn thường thì triệu chứng tiêu chảy khởi phát từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.

Trường hợp viêm dạ dày ruột do virus (Norwalk, Rota) biểu hiện thường là nôn. Buồn nôn kèm đau quặn bụng và tiêu chảy, có thể có sốt nhẹ 37,5 độ, đôi khi có đi kèm đau đầu, đau mỏi cơ, sổ mũi và ho. Các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi trong vòng 24 – 48 giờ.

Điều trị tại nhà

Khi bị tiêu chảy cấp chúng ta có thể điều trị tại nhà bằng cách:

Tránh để cho cơ thể bị thiếu nước trầm trọng nên cần cho bệnh nhân uống nhiều nước đun sôi, được chia thành nhiều lần hoặc uống oresol để cơ thể không còn tiêu chảy nữa.

Cho người bệnh ăn nhẹ bằng những món ăn mềm, dễ tiêu hóa

Tránh dùng những thực phẩm có gia vị, trái cây, đồ uống có cồn, cà phê, sữa trong vòng 48 giờ sau khi hết tiêu chảy.

Tránh dùng kẹo cao su chứa đường có chứa sorbitol, xylitol.

Nếu bạn đang mang thai thì tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc

Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị tiêu chảy

1. Dung dịch bù nước và điện giải

2. Thuốc làm giảm nhu động ruột

Thuốc có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột khiến nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn từ đó tăng sự hấp thụ nước và điện giải từ đó làm tăng độ đặc của phân.

Cần lưu ý, không dùng thuốc trong trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp tiêu chảy do chế độ ăn uống, dị ứng…

3. Thuốc kháng tiết ở ruột non

Thuốc có tác dụng ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thụ nhanh qua ống tiêu hóa, thời gian tác dụng tầm 8 giờ. Nhưng đôi khi gây buồn ngủ và cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

4. Các chất hấp phụ

Là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước, có khả năng hút nước rất nhiều làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không được hấp thu vào máu và được đào thải theo phân mang theo các chất mà chúng đã hấp phụ, do đó không dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra cần chú ý dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng.

Lưu ý: Khi điều trị tiêu chảy có nhiều thuốc và có nhiều chú ý kèm theo. Người bệnh cần tới cơ sở y tế khi đã dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện hoặc tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn, mất nước, mắt trũng, môi khô, nước tiểu ít, lú lẫn, lơ mơ… Cần tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất tanh.

Một số loại hoa quả giúp điều trị tiêu chảy

Một số các loại quả sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp:

Chuối

Trong chuối có chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho dạ dày.

Theo y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ấm có công dụng tiêu thũng, giải độc. Các bộ phận của cây ổi được dùng để chữa tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương…

Đặc biệt, lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.

Táo

Trong táo có chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Tác dụng của chất này được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.

Vỏ quả măng cụt

Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.

Có dấu hiệu mất nước ngày càng nặng (da khô, mắt lõm, khát nước liên tục…).

Phân đen như bã cà phê hoặc lẫn máu

Sốt cao

Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy

Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau vứt rác, thay bỉm cho trẻ em, sau khi chơi với vật nuôi.

Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi.

Rác thải phải được thu gom, xử lý đúng cách, không đổ rác bừa bãi.

Không sử dụng phân tươi để bón cây trồng hay thải phân xuống nguồn nước.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế di chuyển tới vùng đang có dịch bệnh.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, thức ăn sống.

Lựa chọn thực phẩm tại những cơ sở được cấp giấy phép, có kiểm chứng, xuất xứ rõ ràng

Không sử dụng nước nhiễm khuẩn, không uống nước chưa đun sôi, rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng, nấu chín các thực phẩm trước khi dùng, vệ sinh dao thớt và các dụng cụ nấu nướng khi thái các thực phẩm sống…

Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn.

Khi bị tiêu chảy nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp tục đi đến cơ quan, trường học.

Nếu trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp thì cần đưa tới cơ sở y tế gần nhà để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về chứng tiêu chảy cấp hoặc các bệnh lý đường ruột như viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như:

Triệu Chứng Nhiễm Vi Rút Tiêu Chảy Rota Ở Trẻ

Không ít ông bố bà mẹ chủ quan với bệnh tiêu chảy, đặc biệt nếu tác nhân gây bệnh là virus rota bởi chúng có thể gây kiệt sức, suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Phát hiện sớm triệu chứng nhiễm vi rút tiêu chảy rota ở trẻ, có cách xử lý đúng đắn khi trẻ mắc bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là hoàn toàn cần thiết.

Tiêu chảy do virus rota có thể gặp ở mọi người nhưng đối tượng trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là thường mắc phải nhất. Mùa đông xuân từ tháng 10 – tháng 4 là thời điểm dễ xảy ra dịch tiêu chảy rota. Có thống kê cho rằng: Có khoảng 95% trẻ bị nhiễm virus tiêu chảy rota ít nhất 1 lần trước 5 tuổi. Và cần lưu ý: Đây được coi là căn bệnh có nguy cơ lây lan cao, chủ yếu qua đường phân – miệng.

1/ Triệu chứng nhiễm virus tiêu chảy rota ở trẻ

Dấu hiệu nhiễm virus rota không khó nhận biết, thông thường các bé sẽ có những biểu hiện sau đây:

– Tiêu chảy: Xuất hiện sau khi nôn khoảng 6h-12h, đi ngoài phân lỏng toàn nước, có lúc có màu xanh dưa cải có thể có đờm nhớt nhưng không có máu. Có thể tăng trong vài ngày rồi giảm dần và thường là kép dài từ 3-9 ngày.

– Sốt: Thường kéo dài từ 1-3 ngày, có thể sốt nhe, sốt vừa hoặc sốt cao kèm theo co giật.

– Đau bụng.

– Nhận thấy dấu hiệu của sự mất nước như: trẻ quấy khóc liên tục, khát nước, môi khô, lưỡi khô hoặc da khô, ít tiểu tiện,…

Có thể bạn đang tìm kiếm thông tin → Tiêm vắc xin ngừa tiêu chảy rota ở đâu? giá bao nhiêu?

2/ Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy do virus rota?

Cũng như tiêu chảy do các nguyên nhân khác, chữa tiêu chảy do nhiễm virus rota điểm quan trọng đầu tiên đó là bù nước và chất điện giải cho trẻ kịp thời. Dùng Oresol pha đúng cách theo chỉ dẫn của gói thuốc, với trẻ nhỏ uống Oresol từng thìa nhỏ: cứ 1-2 phút uống 1 thìa và bù nước 50ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Các Triệu Chứng Bạn Nên Biết trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!