Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Bệnh Bướu Cổ mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm hiểu về bệnh bướu cổ
Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp, đây là một bệnh lý phổ biến với biểu hiện là khối u ở giữa cổ, xảy ra do rối loạn tuyến giáp.
Hiện nay có thể chia bướu cổ thành 3 nhóm gồm: bướu cổ lành tính, ung thư và rối lọan chức năng nội tiết tuyến giáp.
Bệnh bướu cổ và những triệu chứng
Theo giảng viên cao đẳng y dược Sài Gòn thì thông thường không có triệu chứng rõ ràng và biểu hiện chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu lớn cảm nhật được cổ to, bành ra.
Đối với các trường hợp mới phát triển, còn nhỏ thì bạn có thể nhận biết như sau:
Cảm thấy đau cổ họng, nếu có chảy máu vào hạch hoặc viêm, luôn cảm giác thấy cổ họng bị ứ đầy.
Khó nuốt hoặc khó thở, nếu tuyến giáp hoặc hạch lớn dần.
Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều.
Bệnh bướu cổ: Triệu chứng và cách phòng bệnh bướu cổ
Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.
Các triệu chứng cường giáp như không chịu được nóng, nhịp tim nhanh, giảm cân và rùng mình – nếu hạch tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
Các triệu chứng suy giáp bao gồm không chịu được lạnh, lờ đờ, tăng cân và yếu sức – nếu ít hormone tuyến giáp được sản xuất.
Khan tiếng – nếu ung thư xâm nhập các dây thần kinh đến thanh quản. Triệu chứng này cần được chú ý ngay lập tức.
Phương pháp điều trị bướu cổ
Điều trị bướu cổ bao gồm các phương pháp: uống thuốc, thuốc xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.
Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại thuốc khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…
Thuốc xạ trị là dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.
Mổ: cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, tùy loại bướu cổ mà lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Nên nhớ chỉ cắt bướu, còn gọi là bóc nhân giáp, ngày nay không còn sử dụng nữa do không bảo đảm lấy hết gốc rễ và an toàn phẫu thuật, hoặc khi cần mổ lại vì kết quả ác tính sau lần mổ trước sẽ khó khăn và dễ gây biến chứng khàn tiếng hoặc tê tay chân.
Ngoài ra, có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (trong chuyên môn gọi là nang giáp).
Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường chọn theo dõi, không cần điều trị và theo thời gian hầu hết không gây biến chứng. Tái khám định kỳ, 1-2 năm đi khám một lần nếu không thấy bất cứ thay đổi nào trên cơ thể.
Phòng bệnh bướu cổ như thế nào?
Bổ sung i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày như dùng muối i-ốt thay cho muối thường. Những biện pháp bổ sung i-ốt trong nước mắm, dầu, bánh mì… cũng rất tốt cho sức khỏe.
Bệnh bướu cổ: Triệu chứng và cách phòng bệnh bướu cổ
Không dùng kéo dài các thuốc hay thức ăn ức chế hấp thụ iốt, sản xuất hoóc-môn.
Bổ sung ăn thức ăn hải sản như cá biển, sò ốc, mực; rong biển (rong sụn, rau câu, tảo…), các loại rau xanh, rau xà lách xoong, trứng, phủ tạng động vật, sữa hoặc dùng thêm viên tảo bổ sung hàng ngày.
Tìm Hiểu Bệnh Bướu Cổ Đơn Thuần
Dù là do nguyên nhân nào thì bướu cổ đơn thuần thường xuất hiện ở phụ nữ, nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ… Bướu cổ đơn thuần không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, ngoại trừ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, bướu cổ quá lớn có thể gây chèn ép khí quản hoặc thực quản làm người bệnh khó thở, khó nuốt hoặc gây ra biến chứng như ung thư hóa, cường giáp trạng, suy giáp trạng, chảy máu,…
Về triệu chứng của bướu cổ, khi chức năng tuyến giáp còn bình thường, bướu cổ đơn thuần thường không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, như trên đã nói, nếu bướu cổ lớn, có thể gây chèn ép thực quản, khí quản làm bệnh nhân khó nuốt, khó thở. Một số trường hợp chảy máu tự phát trong nang hoặc trong nhân có thể gây đau đột ngột tại chỗ và tuyến giáp sưng to nhanh. Bướu cổ dưới xương ức có thể gây cản trở lối vào khoang ngực. Bệnh nhân có cảm giác choáng váng, mặt ứ máu và nổi tĩnh mạch cảnh ngoài mỗi khi thực hiện động tác đặt tay lên trên đầu. Đối với bướu cổ lan tỏa, khi khám, thường thấy tổ chức tuyến mềm, đối xứng, không đau.
Theo Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bướu cổ được phân độ theo kích thước của tuyến giáp như sau:
+ Độ 0: không có bướu cổ.
+ Độ 1a: bướu cổ chỉ phát hiện được qua sờ nắn, không nhìn được cả khi cổ đối tượng ngả ra sau tối đa.
+ Độ 1b: bướu cổ phát hiện được qua sờ nắn, có thể nhìn được khi cổ đối tượng ngả ra sau tối đa.
+ Độ 2: có thể dễ dàng phát hiện được bướu cổ khi cổ ở tư thế bình thường mà không cần dùng đến kỹ thuật sờ nắn.
+ Độ 3: bướu cổ rất lớn và có thể nhận ra từ một khoảng cách xa đáng kể.
Để điều trị bướu cổ hiệu quả, người bệnh phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và phải kiên trì. Thông thường, bác sĩ chỉ chỉ định điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) cho những trường hợp bướu cổ lan tỏa, bướu cổ lớn, bướu cổ gây chèn ép thực quản, khí quản, nghi ngờ ung thư… Hầu hết, các trường hợp này nên phẫu thuật bán phần tuyến giáp; sử dụng liều chẹn nhẹ TSH (hormon của tuyến yên kích thích tuyến giáp) sau phẫu thuật tuyến giáp để ngăn ngừa bướu cổ phát triển trở lại. Đối với điều trị nội khoa, tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ có cách điều trị khác nhau, như: liệu pháp chẹn TSH; liệu pháp phối hợp hormon tuyến giáp và i-ôt; liệu pháp chẹn nhẹ TSH. Liệu pháp phối hợp hormon và i-ốt thường được áp dụng điều trị cho các trường hợp bướu cổ địa phương không có nhân ở trẻ em. Liệu pháp chẹn nhẹ TSH thường được áp dụng điều trị những trường hợp bướu cổ đơn thuần ở những người trên 60 tuổi.
Bích Ngọc (Tổng hợp)
#Dongtayy #Đông_tây_y
Tìm Hiểu Phương Pháp Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị Bệnh Bướu Cổ
Cách điều trị bệnh bướu cổ là khác nhau ở mỗi người, không những phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh mà còn phụ thuộc cả vào mức độ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chuẩn đoán để đưa ra một phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
Để hiểu rõ bản chất của bệnh bướu cổ, bạn có thể xem tạn BỆNH BƯỚU CỔ LÀ GÌ.
Phương pháp chẩn đoán bệnh bướu cổ
Bác sĩ có thể xác định tuyến giáp có mở rộng hay không chỉ đơn giản là bởi cảm giác cổ và nuốt trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể cảm thấy sự hiện diện của các bướu đó.
Để chắc chắn bạn mắc bệnh bướu cổ, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:
Siêu âm: Một thiết bị giống như cây đũa (bộ chuyển đổi) được tổ chức trên cổ. Sóng âm trả thông qua cổ và quay trở lại, tạo thành hình ảnh trên màn hình máy tính. Các hình ảnh cho thấy kích thước của tuyến giáp và cho dù tuyến có chứa các nhân, bác sĩ cũng có thể cảm thấy.
Một tuyến giáp quét: Trong một tuyến giáp quét, sẽ có một đồng vị phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch bên trong khuỷu tay. Tuyến giáp quét cung cấp thông tin về bản chất và kích thước của tuyến giáp, tuy nhiên phương pháp này mất thời gian và tốn kém hơn là các xét nghiệm siêu âm.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ
Bướu cổ điều trị tùy thuộc vào kích thước của các bệnh, dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh. Bác sĩ có thể khuyên nên:
Quan sát: Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ra vấn đề, và tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ có khám lâm sàng để phát hiện bệnh.
I-ốt phóng xạ: Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị một tuyến hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các iốt phóng xạ được thực hiện bằng cách uống và đến tuyến giáp thông qua máu, làm phá hủy các tế bào tuyến giáp. Các kết quả điều trị làm giảm kích thước của bệnh bướu cổ, tuy nhiên cuối cùng cũng có thể gây ra một tuyến giáp kém.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Cung cấo đủ i-ốt cho cơ thể: Để đảm bảo có đủ iốt, bạn có thể sử dụng muối I-ốt hoặc ăn hải sản, rong biển, sushi vì đây là một nguồn rong biển tốt, khoảng hai lần một tuần. Tôm và cua rất giàu iốt. Nếu sống gần bờ biển, trái cây và rau cải trồng tại địa phương có khả năng chứa một số i-ốt, cũng như sữa bò và sữa chua. Mỗi người cần khoảng 150 microgram iốt/ngày, nhưng số đầy đủ là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và cho trẻ sơ sinh và trẻ em.
Giảm tiêu thụ i-ốt: Mặc dù không phổ biến nhưng nạp iốt quá nhiều vào cơ thể cũng có thể dẫn đến bệnh bướu cổ. Nếu vượt quá iốt là một vấn đề, bạn nên tránh muối và củng cố bằng iốt, đồ biển, rong biển, bổ sung iốt.
Lưu ý: Việc nắm được các nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ sẽ hỗ trợ cho việc điều trị được thuận lợi hơn.
Để điều trị bệnh bướu cổ, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Tìm Hiểu Về Nạo Vét Hạch Cổ Trong Ung Thư Tuyến Giáp Đã Phẫu Thuật Tại Bệnh Viện Ung Bướu Đà Nẵng
Ung thư tuyến giáp không phải là loại ung thư phổ biến, chỉ chiếm 0,74% và 2,3 % tương ứng ở nam và nữ. Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tương đối tốt, tỷ lệ tử vong do Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 0,17% và 0,26% tương ứng ở nam và nữ trong số các trường hợp tử vong do ung thư. Tùy từng thể ung thư mà có các yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng, tiên lượng bệnh…khác nhau. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm chọc hút kim nhỏ và tế bào học Điều trị ung thư tuyến giáp tùy theo thể bệnh và giai đoạn phát triển bệnh. Điều trị phẫu thuật, iot phóng xạ/hóa chất và phối hợp hormon giáp thường được áp dụng.
I. ĐẠI CƯƠNG
Ung thư tuyến giáp không phải là loại ung thư phổ biến, chỉ chiếm 0,74% và 2,3 % tương ứng ở nam và nữ. Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tương đối tốt, tỷ lệ tử vong do Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 0,17% và 0,26% tương ứng ở nam và nữ trong số các trường hợp tử vong do ung thư. Tùy từng thể ung thư mà có các yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng, tiên lượng bệnh…khác nhau. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm chọc hút kim nhỏ và tế bào học Điều trị ung thư tuyến giáp tùy theo thể bệnh và giai đoạn phát triển bệnh. Điều trị phẫu thuật, iot phóng xạ/hóa chất và phối hợp hormon giáp thường được áp dụng.
II. CHỈ ĐỊNH
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện – 1 bác sĩ phẫu thuật – 1 bác sĩ gây mê – 2 bác sĩ phụ mổ – 1 kỹ thuật viên gây mê – 1 điều dưỡng dụng cụ – 1 điều dưỡng ngoài – 1 hộ lý 2. Phương tiện – Máy gây mê – Dao điện – Dụng cụ mổ 3. Người bệnh – Làm các xét nghiệm cơ bản trước mổ – Ngày trước mổ: khám và giải thích về bệnh tình cho người bệnh và người nhà người bệnh cho ký cam kết trước mổ. Tối dùng thuốc an thần. – Vẽ cổ trước khi mổ. 4. Hồ sơ bệnh án: Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ 52 2. Kiểm tra người bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật – Gây mê: Gây mê toàn thân có đặt nội khí quản. – Tư thế người bệnh: + Nằm ngửa +Hai tay để dạng +Cổ ưỡn + Độn gối dưới 2 vai – Vị trí phẫu thuật viên và phụ: + Phẫu thuật viên: Đứng cùng bên với thùy cần phẫu thuật +Phụ 1: Đứng đối diện với phẫu thuật viên + Phụ 2: Đứng dưới phụ 1 + Dụng cụ viên: đứng phía sau phẫu thuật viên – Đường rạch da: + Được xác định khi người bệnh ở tư thế ngồi. + Vị trí ở trên hõm ức 1 cm, tốt nhất là trùng với nếp da. + Hướng đường mổ cong lên trên. – Các thì trong phẫu thuật: Thì 1 – Rạch da và bộc lộ tuyến: – Rạch da qua lớp cơ bám da cổ, ngay phía trên các tĩnh mạch cổ trước trên lớp nông của cân cổ sâu. – Tách vạt da: theo lớp vô mạch + Lên trên tới sụn giáp + Xuống dưới tới hõm ức. – Đi vào tuyến giáp theo đường bên (không đi theo đường giữa) là đường dọc theo bờ trước của cơ ức đòn chũm. – Tách cơ vai – móng: – Tách dọc cơ ức giáp: Theo thớ dọc của cơ bằng dao điện. Ngay phía dưới cơ là thùy tuyến giáp. Thì 2 – Xử lý thương tổn: – Phẫu tích cực dưới: Bóc tách tuyến giáp ra khỏi tổ chức xung quanh, phẫu tích cầm máu động mạch giáp dưới, chú ý tuyến cận giáp dưới. – Phẫu tích cực trên: Bóc tách cực trên tuyến giáp, kẹp và buộc động mạch giáp trên, chú ý tuyến cận giáp trên và dây thanh quản trên. – Tách toàn bộ phần sau ngoài của thùy sau đó xác định dây chằng Berry. – Xác định dây thần kinh quặt ngược, các tuyến cận giáp. – Cắt thùy tuyến giáp trên dây thần kinh quặt ngược sau khi đã tách tuyến cận giáp. – Tiếp tục phẫu tích về eo tuyến để cắt bỏ eo tuyến. – Sau đó cắt trọn thùy và nạo vét hạch cùng bên Thì 3 – Nạo vét hạch: – Khoang trung tâm: Giới hạn trong là trục khí – thực quản, giới hạn ngoài là động mạch cảnh trong, giới hạn trên là sụn giáp, giới hạn dưới là trung thất trên + Tách dọc theo đường đi của dây thần kinh quặt ngược 53 + Lấy bỏ toàn bộ hạch gồm cả tổ chức mỡ từ trên xuống dưới bao gồm các hạch trước, cạnh bên khí quản. – Khoang bên: Giới hạn phía ngoài động mạch cảnh trong + Lấy bỏ toàn bộ tổ chức mỡ và hạch bảo tồn cơ ức đòn chũm, tĩnh mạch cảnh trong, dây thần kinh X và dây tủy sống + Chú ý bên trái bảo tồn ống ngực Thì 4 – Đóng vết mổ khâu da: Đặt dẫn lưu tại khoang nạo vét hạch. Không cần khâu lại các cơ. Tổ chức dưới da khâu lai mũi rời bằng chỉ tiêu (vicryle 3/0). Da khâu bằng chỉ luồn tự tiêu dưới da.
VI. THEO DÕI
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Chảy máu : mở vết mổ cầm máu lại – Nói khàn: Chống phù nề – corticoid – vitamin 3B – Tê tay chân – Cơn tetani: Calciclorid tiêm tĩnh mạch – Khó thở: + Thở ôxy + Mở khí quản – Nhiễm trùng: Kháng sinh, chống phù nề
54 19. KỸ THUẬT CẮT TOÀN BỘ TUYẾN GIÁP,
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Bệnh Bướu Cổ trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!