Top 4 # Xem Nhiều Nhất Bác Bệnh Nhân Số 17 Ra Viện Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Mức Phạt Nào Dành Cho Bệnh Nhân Số 17 Sau Khi Được Chữa Khỏi Và Xuất Viện Ra Về

Trong đó, có nữ bệnh nhân số 17 tên N.H.N (26 tuổi, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội). Cô gái này từng khiến dư luận вứс xύс về việc khai báo y tế không trung thực, dẫn đến lây bệnh cho nhiều người.

Cũng trong ngày 30/3, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao có Văn bản số 45 hướng dẫn về các tội danh trong Bộ luật Hình sự, trong đó có tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người khác. Nhiều người cho rằng, cần có hình phạt thích đáng đối với hành vi khai báo y tế gian dối của nữ bệnh nhân số 17.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường cho hay, theo quy định của pháp luật cũng như chính sách nhân đạo thì việc điều trị bệnh, cứu chữa cho bệnh nhân là việc hàng đầu, quan trọng.

Bởi vậy, mọi chỉ trích, thủ tục pháp lý để áp dụng chế tài đối với cô gái này bị bỏ sang một bên để thực hiện hoạt động cứu, chữa cho bệnh nhân đảm bảo an toàn tính mạng.

Đến nay, cô gái này khỏi bệnh và được xuất viện, đây là một tin vui đối với gia đình, người thân của cô gái này. Tuy nhiên, câu chuyện trách nhiệm pháp lý cũng không vì thế mà được bỏ qua.

“Cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ hành vi của cô N. khi nhập cảnh vào Việt Nam, cũng như việc khai báo gian dối, mức độ gian dối như thế nào. Việc nhận thức của cô gái này thế nào khi khai báo không trung thực dẫn đến hậu quả nhiều người bị lây nhiễm bệnh, phải thực hiện biện pháp cách ly cả một khu phố… Từ đó sẽ có căn cứ để xem xét xác định trách nhiệm pháp lý là xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự”, luật sư Cường chia sẻ.

Theo quy định của pháp luật, những người tiếp xúc với người mắc bệnh hay đi qua vùng dịch và những người có biểu hiện của bệnh lý như ho, sốt, khó thở là những trường hợp bắt buộc phải cách ly.

Các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hà Nội xuất viện

Luật sư Cường nhận định, nếu chị N.H.N. nhận thức được mình thuộc một trong các trường hợp phải cách ly y tế nhưng cố tình giấu diếm thông tin về lịch trình đi lại, hoặc quá trình tiếp xúc để trốn cách ly, thì hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3, điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế với mức xử phạt từ 5-10 triệu đồng.

“Trong vụ việc này, khi xem xét trách nhiệm pháp lý thì yếu tố nhận thức chủ quan của cô gái này và hậu quả xảy ra là những yếu tố quan trọng để quyết định đến việc cô N. bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không”, luật sư Cường nhấn mạnh.

“Như vậy, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, họ có trách nhiệm phải chứng minh được các dấu hiệu cấu thành của tội danh này trong đó phải chứng minh được cô gái này có hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi dẫn đến hậu quả dịch bệnh làm lây lan, lỗi ở đây phải là lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), thì cô gái này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt của tội danh này là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm theo quy định tại khoản 1, điều 240 Bộ luật Hình sự”, luật sư Cường chia sẻ.

“Trong vụ việc này, khi xem xét trách nhiệm pháp lý thì yếu tố nhận thức chủ quan của cô gái này và hậu quả xảy ra là những yếu tố quan trọng để quyết định đến việc cô N. bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không”, luật sư Cường nhấn mạnh.

“Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật và đòi hỏi phải có yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi ở đây là vấn đề nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi.

Nữ bệnh nhân N.T.H.N. được phát hiện dương tính với virus corona vào tối 6/3, 4 ngày sau khi trở về Việt Nam từ London (Anh) trên chuyến bay VN0054 ngày 2/3. Đây là ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở TP Hà Nội và là ca bệnh thứ 17 ở Việt Nam sau 3 tuần Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.

Khi du lịch châu u, N. dùng hộ chiếu của Anh để đi lại các nước, trong đó có Italy, nơi đang bùng phát mạnh dịch Covid-19. Khi về nước ngày 2/3, N. trình hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục tại Cửa khẩu Nội Bài nhằm tránh kiểm dịch.

Sau đó, chị N. lên xe riêng của gia đình về nhà tại 125 phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), ở nhà đến chiều 5/3, chị N. vào Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội) khám bệnh. Sau khi thăm khám, với những dấu hiệu không bình thường, chị N. được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2).

Bác Gái Bệnh Nhân 17 Nhiễm Covid

1. Để chống lại coronavirus, hãy làm theo các mẹo phòng chống cúm

Mẹo hàng đầu: Rửa tay. Tại sao? Virus có thể lây từ người sang người qua các giọt hô hấp. Khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc gần có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus có thể tồn tại trên tay nắm cửa, nút thang máy và các bề mặt khác. Nếu bạn chạm vào những bề mặt đó và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, bạn có thể bị nhiễm trùng.

“Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi”.

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.

Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn.

Ở nhà khi bạn bị bệnh.

Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó ném khăn giấy vào thùng rác.

Làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào bằng cách sử dụng bình xịt hoặc lau chùi thông thường trong gia đình.

2. Đừng hoảng sợ – Hãy đề phòng!

Đây không phải là lúc để hoảng loạn, nhưng đây là thời gian để chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất.

Nghĩ về mối đe dọa của một dịch bệnh có thể xảy ra trong cộng đồng của bạn theo cách bạn nghĩ về một cơn bão. Nếu nó không tàn phá, tuyệt vời. Nhưng nếu có, bạn sẽ vui mừng khi đã chuẩn bị kỹ càng.

Đừng tích trữ, nhưng hãy dự trữ tủ của bạn với một số thực phẩm bổ sung và dụng cụ vệ sinh. Mỗi lần bạn đi chợ, hãy mua thêm một vài món đồ. Các loại thực phẩm ổn định như đậu và gạo là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, sử dụng tủ đông của bạn để bảo quản mọi loại thực phẩm, từ thịt và rau đến ngũ cốc và bánh mì nấu chín. Hãy suy nghĩ về việc có đủ mọi thực phẩm trong tay để có thể sinh sống trong một vài tuần.

Kiểm tra tủ thuốc để đảm bảo bạn có các loại thuốc cơ bản như aspirin hoặc ibuprofen.

Hãy nghĩ về một kế hoạch dự phòng nếu các trường học phải đóng cửa trong khi dịch bệnh bùng phát.

Nếu bạn dùng thuốc theo toa hàng ngày, hãy chuẩn bị thuốc dự trữ càng nhiều càng tốt.

Hỏi nhà tuyển dụng của bạn về một lựa chọn làm việc tại nhà.

3. Tránh đeo mặt nạ không cần thiết

Nhìn chung, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc đeo mặt nạ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus. Như The Thaiger đã đưa tin, mặt nạ có thể không vừa với khuôn mặt, vì vậy bạn vẫn có thể hít vào những giọt nước bị nhiễm bệnh. Đồng thời, các chuyên gia cũng lo lắng rằng mặt nạ có thể mang lại cảm giác an toàn sai lầm.

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo để sử dụng khẩu trang đúng cách, và có bằng chứng cho thấy chúng có hiệu quả trong môi trường lâm sàng. Đối với những người ở nhà, CDC khuyên bạn nên sử dụng khẩu trang trong một số tình huống nhất định. Chẳng hạn, nếu bạn chăm sóc người nhiễm bệnh tại nhà, việc sử dụng khẩu trang đúng cách có thể bảo vệ người chăm sóc.

4. Hãy thông minh về việc đi du lịch

CDC khuyên rằng người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính nên cân nhắc hoãn việc đi lại không cần thiết. Du khách nên tránh tiếp xúc với người bệnh và thường xuyên rửa tay bằng cách rửa bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn với cồn 60% -95%.

Kiểm tra bảo hiểm sức khỏe của bạn để xem nếu nó bao gồm bảo hiểm du lịch quốc tế. Ngoài ra, hãy xem xét bảo hiểm y tế du lịch và bảo hiểm sơ tán y tế.

Nếu bạn đã lên kế hoạch đi tàu hoặc du lịch nước ngoài, hãy xem xét khả năng gián đoạn du lịch trong trường hợp bùng phát. Hãy nghĩ về hậu quả của việc bị bắt trên tàu hoặc qua biên giới khi các quyết định được đưa ra.

Ngoài việc tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ nhiễm hoặc đã nhiễm virus corona, bạn cũng cần lưu ý 3 triệu chứng sau để kịp thời phòng tránh bệnh:

Triệu chứng của virus corona. Nguồn: thanhnien

Dấu hiệu đầu tiên: Khó thở

Triệu chứng rõ nét và nguy hiểm nhất gây ra bởi virus corona là khó thở như: bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực.

Lý do là do hội chứng suy hô hấp cấp tính hoặc thậm chí suy hô hấp trong một thời gian ngắn, đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong do virus corona.

Dấu hiệu thứ hai: Ho nhiều

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm cúm thông thường cũng có thể thường gây đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khàn giọng,…

Nhưng nếu uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không đỡ, cùng triệu chứng khó thở thì có thể tổn thương đã lan đến phế quản và bên dưới.

Triệu chứng nguy hiểm thứ ba cũng là tín hiệu đầu tiên cho thấy bạn mắc virus corona là sốt. Mức độ sốt ở nhiều người nhiễm bệnh có thể khác nhau như nhiệt độ tăng cao hoặc sốt nhẹ.

Đặc biệt nếu bạn và người thân từng đến khu vực Vũ Hán, Hồ Bắc gần đây hoặc đã tiếp xúc gần gũi với những người từ vùng dịch, khi trở về hãy tự cách ly bản thân và tới cơ sở y tế để được xét nghiệm kịp thời.

BỘ Y TẾ và WHO KHUYẾN CÁO người dân bảo vệ bản thân, phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona nCoV 2019:

Những cách giảm nguy cơ mắc chủng virus Corona mới (nCoV-2019). Ảnh: vncdc

Giữ liên lạc với VieTiger bằng cách theo dõi Trang Facebook của chúng tôi.

Công An Nội Bài: Bệnh Nhân Số 17 Ở Trúc Bạch Sử Dụng 2 Hộ Chiếu

TCDN – Khi nhập cảnh về nước “bệnh nhân 17” đã không khai báo trung thực và với trường hợp dùng cả hai hộ chiếu thì công an khó phát hiện đã đi qua vùng dịch.

Quy trình kiểm soát người nhập cảnh tại sân bay được thực hiện nghiêm ngặt, nhưng đối với trường hợp sử dụng 2 hộ chiếu thì cơ quan chức năng cũng “bất lực”.

Lãnh đạo Công an cửa khẩu sân bay Nội Bài vừa chính thức lên tiếng về việc tại sao bệnh nhân N.H.N (bệnh nhân số 17) có đi từ vùng dịch về nhưng lại không bị cách ly, kiểm soát.

Trao đổi với báo chí, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cho biết nữ bệnh nhân này có hai hộ chiếu (Anh và Việt Nam). Khi nhập cảnh, “bệnh nhân 17” đã sử dụng hộ chiếu của Việt Nam, cán bộ ở cửa khẩu kiểm tra hết các trang trong hộ chiếu nhưng không phát hiện có dấu kiểm chứng của Italy.

“Có thể khi sang Anh, “bệnh nhân 17″ đã dùng hộ chiếu của Anh để đi lại các nước trong châu Âu như Pháp, Italy, Anh… mà không cần có thị thực, không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu”, thượng tá Phương nhận định.

Theo bà Phương, khi nhập cảnh về nước “bệnh nhân 17” đã không khai báo trung thực, và với trường hợp dùng cả hai hộ chiếu thì công an khó phát hiện đã đi qua vùng dịch.

Ngoài ra, trong ngày 2/3, khi về Nội Bài “bệnh nhân 17” đã đi qua chốt kiểm dịch, nhưng chốt không phát hiện ra biểu hiện thân nhiệt bất thường; lúc này cũng chưa khai báo y tế bắt buộc nên qua kiểm tra giấy tờ, lực lượng chức năng không phát hiện những điểm bất thường nên “phải giải quyết cho công dân được nhập cảnh”.

Theo báo cáo, “bệnh nhân 17” đã đi lại nhiều nước ở châu Âu. Lúc 4h30 ngày 2/3, bệnh nhân đáp máy bay xuống Nội Bài, sau khi nhập cảnh, được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà ở phố Trúc Bạch.

Ngày 3/3, bệnh nhân xuất hiện sốt, vẫn tiếp tục ho, đau mỏi người. Ngày 4/3 bệnh nhân thấy đỡ hơn nên vẫn ở nhà. Đến 5/3, bệnh nhân sốt cao trở lại và được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương khám; xét nghiệm cho kết quả dương tính với nCoV.

Khoảng 200 người trong các diện tiếp xúc với bệnh nhân này phải cách ly; đến nay bác gái và lái xe riêng của bệnh nhân đã được xác nhận dương tính nCoV.

Trước đó, một công dân Việt Nam khi từ Hàn Quốc về khi quốc gia này đang có dịch, cũng đã sử dụng hai hộ chiếu khiến cơ quan chức năng không thể kiểm soát được. Rất may mà người này hiện vẫn âm tính với Covid-19.

Chúng Ta Đang Nói Về Bệnh Nhân Số 17 Và 2 Lần Nói Dối Của Cô Ta

CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ BỆNH NHÂN SỐ 17 VÀ 2 LẦN NÓI DỐI CỦA CÔ TA – THỨ NGHIỆT CHỦNG VÔ ƠN

Bệnh nhân N. Thị Nhung số 17 “trốn cách ly” nói xấu Việt Nam trên báo Mỹ: “Chúng tôi bị кì тнị khi mắc bệnh vì giàu và có địa vị”

Đáng lẽ ra, đến giờ phút này khi ở Việt Nam đang là tháng 9 và chắc không còn nhiều người nhớ câu chuyện xảy ra hồi tháng 3 cùng bệnh nhân số 17 có tên là Nhung, và đáng lẽ chuyện đó nên quên đi nhưng vẫn có kẻ cố tình khơi lại dòng nước đục, buộc dư luận một lần nữa phải nhắc đến. Vâng, đó là bệnh nhân số 17 và 2 lần nói dối của cô ta, một lần hãm hại đồng bào và một lần bôi nhọ danh dự Tổ quốc.

Khoảng từ đầu tháng 3 năm 2020, lúc này Việt Nam vẫn chưa hề công bố dịch rộng khắp địa bàn cả nước và các ca nhiễm mới chỉ lác đác xuất hiện ở một số địa phương nhưng các biện pháp phòng dịch đã được triển khai mạnh mẽ, trong đó việc khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch là điều bắt buộc.

Tối mùng 6 và ngày mùng 7 tháng 3, cả nước chết lặng trước thông tin một bệnh nhân trở về từ nước ngoài dương tính với covid-19. Lịch trình của cô ta như sau: N.H.N. – bệnh nhân COVID-19 thứ 17 của Việt Nam. Bệnh nhân này đã từ Hà Nội bay đi London (Anh) vào ngày 16-2. Tại thủ đô nước Anh, cô ở nhà chị gái.

Sau đó, hai chị em đến Milan (Ý) để du lịch bằng máy bay. Tại đây, cô tham quan, du lịch, mua sắm trong thành phố.

Chiều 20-2, cô quay trở lại London và ở đây từ ngày 20 đến 25-2. Sau đó, cô lên tàu cao tốc từ London đến quận 8 của Paris, Pháp. Cô ở một nhà trọ, nhưng hiện tại chưa nhớ địa chỉ của tòa nhà. Sau đó, cô đi tàu cao tốc trở lại London, và từ London lên máy bay ngày 1-3 về Việt Nam, về tới sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng 2-3.

Từ sân bay, cô lên xe riêng của gia đình về nhà tại 125 Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), ở trên tầng 8 từ ngày 2-3 đến chiều 5-3 thì vào Bệnh viện Hồng Ngọc. Tại đây, với những dấu hiệu không bình thường, cô được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.

Một điều khiến cho người ta phẫn nộ là tại sân bay khi nhập cảnh vào Việt Nam, cô ta đã cố ý giấu nhẹm tất cả lịch trình của mình, không khai báo y tế trung thực và khi trở về Việt Nam còn đi dự rất nhiều sự kiện, tiệc tùng. Hậu quả của lần nói dối này là cả khu phố Trúc Bạch bị phong tỏa 14 ngày, nhiều người lây bệnh từ cô ta – trong đó có bệnh nhân số 19 là bác của N và suýt chút nữa đã không qua khỏi, nếu không có sự cố gắng cứu chữa của các y bác sỹ Việt Nam.

Cô ta được chăm sóc tại bệnh viện hoàn toàn miễn phí, điều trị trong thời gian dài, được chăm sóc cẩn thận cho đến khi ra viện. Hầu hết mọi người đều tha thứ và không truy cứu hành vi và hậu quả mà cô ta đã gây ra, chính xác hơn là mọi người đều lãng quên cô ta trong cuộc chiến chống dịch phía trước.

Thế nhưng, mọi thứ không dừng lại.

Dòng nước đục được khơi lại khi có lẽ cô ta đã thuê một tờ báo nước ngoài viết về cảm nhận của bản thân khi bị phát hiện mang dịch bệnh ở Việt Nam, về quá trình đau khổ của cô ta khi phải điều trị ở Việt Nam, thậm chí trắng trợn hơn khi cô ta đã thêu dệt và so sánh phương pháp chống dịch của Việt Nam, rằng Việt Nam đã vi phạm quyền riêng tư khi “công bố tất cả thông tin, lịch trình di chuyển, lịch sử dịch tễ của bệnh nhân dương tính với covid-19” điều đó đi ngược lại với cách làm của các quốc gia phương Tây khác.

Thành công trong chống dịch của Việt Nam chính là công khai và minh bạch, tất cả mọi người chấp nhận hy sinh một phần lợi ích, một phần quyền riêng tư của mình để tạo nên thành công chung của cả nước, và không chỉ có bệnh nhân số 17 “bị” xâm phạm quyền riêng tư, bất kỳ ai nhiễm bệnh tại Việt Nam đều “bị” vậy.

Cô ta đã nói dối như thể mình là trung tâm bị công kích, rằng như thể sau tất cả cô ta là nạn nhân và những người đã cứu chữa cho cô ta, những người đã miệt mài kéo cô ta về từ chỗ chết đang tìm cách hãm hại cô ta. Lần nói dối này, chính cô ta đã mượn tay báo chí nước ngoài bôi nhọ chính Tổ quốc của mình. Thật đáng thất vọng!

Hãy nhìn những gì cô ta làm, lây bệnh cho mọi người, khiến rất nhiều người bị gián đoạn trong công việc và cuộc sống, khiến cho hàng nghìn con người phải chạy theo cô ta vất vả, khiến những cán bộ, chiến sỹ, những người bị cách ly cha mất, mẹ mất không thể về chịu tang… và hôm nay, chính cô ta tố cáo ngược lại rằng đất nước khiến cô ta chìm trong bóng tối và không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Đáng lẽ, chỗ của cô ta phải là căn buồng giam 7 mét vuông, nơi hàng ngày cô ta phải phản tỉnh về lỗi lầm của mình chứ không phải là giường ấm, nệm êm và bịa chuyện trên những bài báo!

Thật đáng khinh bỉ!