Top 11 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Cao Huyết Áp Ở Bà Bầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Cao Huyết Áp Ở Bà Bầu

Cao huyết áp ở phụ nữ mang thai rất phổ biến và tương đối nguy hiểm nếu không được kiểm soát và có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách xác định tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai để xác định bà bầu có bị cao huyết áp hay không.

Xem them bài tìm hiểu huyết áp và chủ động phòng như nào

Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.

Hoặc là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây huyết áp cao ở bà bầu

Mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi)

Tiền sử gia đình mắc bệnh

Thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh huyết áp cao, viêm thận mãn tính, tiểu đường.

Chế độ dinh dưỡng thai kì không được tốt, mẹ bầu bị thiếu máu

Sinh đôi

Thai phụ có nước ối quá nhiều

Do thời tiết

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh nhân cao huyết áp có thể mang thai. Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh hoặc do một số nguyên nhân khách quan, họ có thể chủ động phòng tránh bằng một số biện pháp như sau:

Tư vấn trước sinh: Người bệnh trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu.

Nhất là, mẹ cần được tư vấn về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ đang muốn mang thai an toàn.

Người bệnh có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát và theo dõi tốt tình trạng huyết áp của mình.

Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân cao huyết áp khi mang thai có thể sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ không được phép tự ý sử dụng thuốc.

Tích cực vận động cơ thể, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp mỗi ngày như yoga, đi bộ,bơi lội. Không uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng một số loại thảo dược tốt cho sức khỏe bà bầu.

Tham khảo bài viết cao huyết áp nên ăn quả gì

Huyết Áp Thấp Ở Bà Bầu

Huyết áp thấp được xem là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong cộng đồng. Hiện nay, huyết áp thấp thường tập trung nhiều ở phụ nữ (với tỷ lệ mắc cao gấp khoảng 30 lần nam giới)

Huyết áp được coi là thấp khi chỉ số dưới 100/60 mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó kèm theo các triệu chứng do giảm máu đến các cơ quan như chóng mặt, mệt, tay chân tê, lạnh, hồi hộp tim đập nhanh. Người bị huyết áp thấp thường có các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, có lúc thoáng ngất, khó tập trung, dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn,… Những bệnh nhân này khi bị tụt huyết áp cấp tính, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này. Trong tình trạng trên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây bệnh

Huyết áp thấp hay gặp ở phụ nữ người gầy ốm, thiếu máu, ăn kém, mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính…và các yếu tố di truyền.

Suy giảm hoạt động của tuyến giáp làm cơ thể bị thiếu hụt lượng hormone giáp, gây ra chứng huyết áp thấp kèm theo các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và rụng tóc.

Nếu hàm lượng trong máu giảm xuống dưới mức 2.5 mmol/l, có cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

Tình trạng thiếu máu có lượng hemoglobin thấp dưới mức 9g/dl máu. Lượng hemoglobin thấp khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, gây choáng váng kèm theo hoa mắt và chóng mặt.

Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân gây nên chứng huyết áp thấp.

Nếu nhịp tim chậm dưới 60 nhịp một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp.

Ngoài ra, sự tự điều chỉnh của hệ thần kinh tự động trong cơ thể kém cũng sẽ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp tư thế.

Huyết áp thấp ở bà bầu gây cảm giác mệt mỏi và hoa mắt Sự thay đổi huyết áp khi mang thai

Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những sự “thêm” này chính là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường.

Lượng máu tăng thêm được dùng để vận chuyển dưỡng chất và ôxy cho thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra.

Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu, và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ. Huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.

Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vài tuần sau đó. Bác sĩ sẽ chỉ can thiệp khi huyết áp tăng cao hơn bình thường.

Huyết áp thấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe phụ nữ mang thai?

Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.

Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp

Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

Bà bầu bị huyết áp thấp nên nghỉ ngơi và thư giãn Chữa bệnh huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai

Các bác sỹ khuyến cáo những bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng thuốc mà chỉ khắc phục bằng những biện pháp ăn uống nghỉ ngơi như sau:

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hơn bình thường vì nó làm tăng thể tích máu, khắc phục được huyết áp thấp.

Ăn mặn: Ngược lại với bệnh cao huyết áp, những người bị huyết áp thấp nên cố gắng ăn nhiều muối hơn. Uống nước khoáng cũng có lợi cho người mắc bệnh này, nhất là nước khóang có chứa nhiều muối natri.

Ngủ trưa sau ăn: Mất ngủ cũng làm cho thai phụ bị tụt huyết áp, vì thế, hãy ngủ đủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng. Sau bữa trưa, bạn nên ngủ một thời gian để đảm bảo lượng máu cung cấp lên não.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Thay vì chỉ ăn ba bữa chính, bà Bầu bị huyết áp thấp nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa những thành phần như protein, vitamin C, các loại vitamin nhóm B… và chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo…

Không đứng dậy đột ngột: Việc này có thể bất ngờ làm hạ huyết áp, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, bạn nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai giúp co giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể thai phụ có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.

Ngoài ra, việc chữa trị huyết áp thấp cho bà bầu cũng nên dùng một số bài thuốc tự nhiên sau:

Củ cải đường: Rửa sạch và ép lấy 1 cốc nước, uống 2 lần/ngày. Uống thường xuyên sẽ nhanh chóng khắc phục được hiện tượng trên.

Trứng gà: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Gừng rửa sạch thái lát, cho vào nồi cùng 1 cốc nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó, bắc ra ăn nóng 1 lần/ngày, ăn liền trong 5 ngày.

Hạt sen: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước, uống ngày 2 lần sau các bữa ăn.

Bệnh huyết áp thấp thường ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai. Chúng ta hãy cải thiện tình trạng huyết áp thấp để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống của chính mình. Để phòng tránh huyết áp thấp, chị em nên sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều, ăn uống đủ chất, đồng thời tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan..

Chữa Bệnh Huyết Áp Thấp Ở Bà Bầu Đúng Cách Nhất

Huyết áp thấp trong thời kì mang thai không đáng lo, tuy nhiên nếu không chăm sóc sức khỏe và ổn định huyết áp tốt rất có thể dẫn đến 1 số những nguy hiểm. Thông thường thai phụ mang thai tới tháng thứ 6 của thai kỳ, lúc đó cơ thể sẽ sản xuất thêm một lượng máu máu khá lớn với mục đích vận chuyển các dưỡng chất và oxy cho thai nhi, đồng thời lọc thải các chất mà thai nhi tạo ra. Và khi đó cơ thể của bà bầu cũng phải hoạt động nhiều hơn, đây chính là nguyên nhân khiến cho bà bầu thường cảm thấy nóng trong người

2. Huyết áp thấp ảnh hưởng như thế nào đến bà bầu?

– Không chỉ riêng với bà bầu mà với tát cả mọi người, nước đóng vai trò rất quan trọng với sự chuyển hóa và hoạt động của cơ thể, nước giúp vận chuyển máu tới các cơ quan dễ dàng hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng và lưu thông oxy đến các tế bào đều đặn. – Tuy nhiên, khi thai phụ bị hạ huyết áp (triệu chứng thường xảy ra trong thời gian mang thai) sẽ gây nguy cơ mất nước, dẫn ra hiện tượng lượng nước trong cơ thể người mẹ không được bổ sung kịp thời, việc này gây ra những mệt mỏi không cần thiết, quan trọng hơn, nó làm tắc nghẽn sự vận chuyển máu tới bào thai và sự phát triển của bào thai. – Trong thời gian mang thai, chân của thai phụ thường bị sưng lên, đây là hiện tượng bình thường do máu có xu hướng dồn xuống phía chân, và ít lưu thông lên não hơn.

Và bà bầu cần đặc biệt lưu ý, vì nếu bạn đột ngột nằm xuống hoặc đứng dậy, sẽ có xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rất dễ ngã. – Ngoài ra, bị tụt huyết áp trong thời gian này còn gây ra những ảnh hưởng xấu như: mắt như nhìn mờ, mỏi mắt,.. – Khi mang thai, vì người mẹ vừa phải cung cấp lượng máu đi nuôi cơ thể vừa phải cung cấp lượng máu để lưu thông tới thai nhi và đảm bảo sự phát triển hoàn toàn của bào thai. Nếu huyết áp bị giảm thì những điều này sẽ không được đảm bảo.

3. Làm gì để phòng ngừa và điều trị huyết áp thấp?

– Uống nhiều nước hơn bình thường, vì nước giúp tăng thể tích máu, và giữ huyết áp cân bằng. – Bổ sung thêm muối vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho thận không được khỏe, vì vậy bạn không nên quá lạm dụng. – Ăn nhiều rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất cá nhóm vitamin như: vitamin nhóm B, vitamin C. Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao.. – Không thay đổi tư thế đột ngột. – Duy trì việc luyện tập thân thể và giữ tinh thần thoải mái, thư thái nhất. – Luôn mang theo đồ ngọt trong người để đề phòng bị tụt huyết áp đột xuất. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, cần áp dụng những biện pháp phòng bệnh để ngăn ngừa những nguy cơ và ruit ro từ huyết áp và giữ an toàn cho cả mẹ và bé.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp thấp ở thai phụ.

– Hoa mắt, choáng váng – Buồn nôn – Chóng mặt, nhức đầu, xây xẩm khi đứng lâu hoặc đột ngột đứng dậy – Dễ cáu gắt, tập chung kém, tuy duy giảm sút – Mệt mỏi – Da dẻ nhợt nhạt và lạnh ngắt – Đổi mồ hôi khi cơ thể thấy lạnh.

Bệnh Cao Huyết Áp Ở Người Cao Tuổi

Bệnh cao huyết áp là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và tăng theo độ tuổi con người. Nó không hề là chuyện bình thường như quan niệm định kiến của không ít người theo kiểu hễ già là bệnh.

1. Tại sao phải quan tâm đến bệnh cao huyết áp của cha mẹ?

Một thống kê cho biết, tuổi thọ của cha mẹ có thể giảm 15 năm nếu mắc bệnh huyết áp cao trước tuổi 40. Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.

Theo con số thống kê, có đến 22% tỉ lệ dân số bị cao huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng.

Cao huyết áp chỉ được phát hiện khi đã gây những tai biến nghiêm trọng như hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nữa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận…, có thể gây tử vong.

2.Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi

Cách hữu hiệu nhất để người già đối phó với bệnh tăng huyết áp là thay đổi lối sống: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá và chất kích thích, vận động vừa phải… Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc cổ truyền để hạ áp.

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết… Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp là 1/3.

Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống căng thẳng, khẩn trương.

Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam hơn 25, nữ hơn 30).

Nghiện rượu và thuốc lá.

Ăn mặn: Lượng muối quá 5 g/ngày.

Rối loạn lipid máu và tiểu đường.

Để điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, thái cực quyền… Nên sử dụng nước uống có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như hoa hòe, chè sen vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc… Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết.

Ngoài ra, người bị tăng huyết áp cũng có thể điều trị theo một số bài thuốc y học cổ truyền sau:

Thiên ma, câu đằng, đỗ trọng, tang ký sinh, bạch thược, chi tử, ngưu tất mỗi thứ 12 g, hoàng cầm 8 g, thạch quyết minh, mẫu lệ mỗi thứ 20 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp thể can dương thịnh (đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, bứt rứt, ngủ ít, hay mê, miệng đắng, tiểu vàng, đại tiện táo).

Thục địa, hạ khô thảo mỗi thứ 16 g; hoài sơn, sơn thù, bạch linh, đan bì, trạch tả, kỷ tử, bạch mao căn, cúc hoa mỗi thứ 12 g, thạch quyết minh 20 g, câu đằng 10 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp thể can thận âm hư (hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, tức ngực, tay chân tê dại, ngủ kém).

Bán hạ chế, thiên ma, trần bì, thạch xương bồ mỗi thứ 8 g; bạch linh, bạch truật, câu đằng mỗi thứ 12 g, cam thảo 4 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp kèm béo phì hoặc cholesterol máu cao.

Đọc tiếp:

(Theo Tiền phong)