Top 11 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Dại Và Cách Phòng Chống Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Dại Và Cách Phòng Chống

Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra do siêu vi trùng, thường gặp ở động vật có máu nóng. Súc vật dại cắn người thường là chó, mèo. Bệnh rất nguy hiểm vì khi phát bệnh hầu như bệnh nhân tử vong 100%. Tuy nhiên có thể phòng ngừa khá hiệu quả bằng vaccine và huyết thanh kháng dại.

Biểu hiện bệnh

– Thời kỳ ủ bệnh từ 20 đến 60 ngày, thời gian ủ bệnh ngắn khi vết cắn ở mặt. Thời kỳ khởi phát người bị súc vật dại cắn sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cổ, sốt……; ngứa, đau tại vết cắn hầu như đã lành; bị cảm, thấy hồi hộp, lo lắng, dễ kích thích, mất ngủ, bứt rứt, trầm cảm……; đôi khi bị buồn nôn, đau bụng, tiểu khó……

– Thời kỳ toàn phát có hai thể hung dữ và bại liệt. Ở thể hung dữ, bệnh nhân sợ nước, sợ gió, ánh sáng. Xuất hiện cơn co thắt thanh quản đột ngột, dữ dội. Cổ và lưng bệnh nhân ưỡn ra. Có biểu hiện ảo giác, mất định hướng, trốn chạy hoặc gây hấn với người khác, vùng vẫy cấu xé, rú lên như chó sủa, thở dồn hơn và có thể tử vong. Bệnh nhân sốt cao, đồng tử giãn, tăng tiết nước bọt, nước mắt, hạ huyết áp, khó nuốt, sùi bọt mép.. Sau đó liệt cơ cổ, mắt, lưỡi gây sặc, liệt các cơ khớp, tử vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài từ 2 đến 20 ngày.

Đề phòng

– Không tiếp xúc, vuốt ve, ôm các con vật nuôi xa lạ, dù các con vật này là chó, mèo…… dễ thương vì chúng có thể bất ngờ cắn người muốn tiếp cận với chúng.

– Chích ngừa cho 100% chó, mèo nuôi.

– Diệt động vật, gia súc nghi bị súc vật dại cắn. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.

– Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

Điều trị

Hiện nay tại các Trung tâm Y tế Dự phòng đã có thuốc ngừa bệnh dại có nguồn gốc từ tế bào động vật đó là vaccine Verorab an toàn không có tai biến thần kinh.

Bộ Y tế yêu cầu từ 01 tháng 9, bắt buộc các điểm tiêm ngừa phải theo dõi chi tiết từng bệnh nhân tiêm phòng dại, phản ứng sau từng mũi tiêm. Sau tiêm, cần theo dõi, nếu có phản ứng khác lạ (ngứa, sưng, tấy đỏ nơi tiêm, sốt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt…) thì báo với bác sĩ để xử lý. Thường các phản ứng này xuất hiện từ mũi tiêm thứ ba.

THANH BÌNH Theo TT TT-GDSK

Thông Điệp Truyền Thanh Bệnh Dại Và Cách Phòng Chống 2022

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do vi rút Dại lây từ động vật sang người, chủ yếu do chó mèo gây ra. Đây là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi đã lên cơn dại thì vô phương cứu chữa và đều dẫn đến tử vong. Ở nước ta, mỗi năm có hàng trăm người chết do bệnh Dại, hơn nửa triệu người bị chó mèo cắn phải điều trị dự phòng và nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc do chó, mèo chạy rông gây ra.

Người bị mắc bệnh là do bị chó mèo mắc bệnh dại cắn, cào, liếm hoặc lây qua vết thương, vết xây xát khi giết mổ, chăm sóc chó, mèo bị bệnh Dại. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa từng bao giờ ghi nhận bệnh Dại lây truyền từ người sang người. Ở nước ta, hầu hết các trường hợp mắc bệnh Dại là do bị chó cắn chiếm 96%, còn lại là do mèo.

Để chủ động phòng chống bệnh Dại, mọi người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Nuôi chó mèo phải đăng ký và phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại đầy đủ hàng năm theo hướng dẫn của ngành thú y. Xích nhốt, tuyệt đối không được thả rông chó mèo. Chó mèo ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dắt.

2. Người khi bị chó, mèo cắn, cào, hoặc bị liếm vào vùng da bị tổn thương phải thực hiện ngay các biện pháp sau:

– Rửa sạch ngay vết thương bằng nước sạch và xà phòng liên tục trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì dùng những thứ có sẵn trong nhà như dầu gội đầu, sữa tắm, rượu, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc cồn iod. Không tự ý bóp nặn máu tại vết thương và hạn chế việc khâu, rạch, băng kín vết thương.

– Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng Dại kịp thời. Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất để phòng bệnh dại.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các biện pháp chưa được công nhận để khám, điều trị bệnh dại cho người bị chó mèo cắn hoặc người bị lên cơn dại.

Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất để phòng bệnh dại. Vì sức khỏe cộng đồng, mọi người cùng chung tay loại trừ bệnh dại. ​ (Nguồn tin: Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Hòa Bình) Chương trình quốc gia – Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại

Cách Nhận Biết Bệnh Dại Ở Chó Mèo Và Các Biện Pháp Phòng Chống

Trong tự nhiên tất cả các loài động vật máu nóng đều mắc bệnh, mẫn cảm như: Chó, mèo, chó sói, cáo, trâu, bò, ngựa, lợn…….Đặc biệt chó, mèo mắc bệnh nhiều nhất, người rất mẫn cảm với bệnh dại.

– Trực tiếp: Qua vết cắn của chó, mèo bị bệnh dại.

– Gián tiếp: Do người hoặc gia súc bị tổn thương cơ giới tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo bị dại hoặc vi rút có thể qua niêm mạc mắt nguyên lành. Vi rút không sinh sản ở vết cắn mà theo dây thần kinh về hạch rồi vào thần kinh trung ương.

Thời gian nung bệnh (từ khi bị cắn đến khi phát bệnh) dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn ở gần hay xa thần kinh trung ương (não bộ – đầu) và loài gia súc; độ nông sâu của vết cắn; số lượng độc lực của virut trong nước bọt. Ở người trung bình là 40 ngày, ở chó khoảng 25 ngày.

Triệu chứng: Chó mắc bệnh dại thường xảy ra ở hai thể

Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất thần sắc tạo thành bộ mặt đặc biệt, chảy dãi, xùi bọt mép trắng như xà phòng, không còn cảm giác, đi như điên lao vào mọi người kể cả chủ cắn xé. Chó sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung có khi hàng chục km, bạ gì ăn đấy, có khi nuốt cả vật lạ, những cơn điên như thể nối tiếp; chó gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.

Chó thể hiện các trạng thái bất thường: Buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì – gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết. Riêng chó con ít khi gặp ở thể dại điên cuồng, phần lớn chó con bị bệnh hay mơn chớn cắn hoặc liếm chân người, buồn bã, rồi chết sau từ 3 – 5 ngày trong trạng thái bại liệt hoàn toàn (Thể dại này rất nguy hiểm do khó nhận biết)

– Hạn chế nuôi chó thả rông, hoặc cấm hẳn ở thành thị, khu đông dân cư.

– Phòng bệnh dại cho chó, mèo bằng vắc xin là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất. (Định kỳ tiêm phòng vắc xin phòng dại chó, mèo 01 lần/năm).

– Trường hợp nếu chó cắn người cần phải đưa người đến cơ quan y tế dự phòng để kiểm tra và tiêm phòng kịp thời đồng thời nhốt chó lại để theo dõi 15 ngày (chó biết rõ nguồn gốc).

– Trường hợp không biết rõ nguồn gốc của con chó đã cắn người thì phải áp dụng ngay các biện pháp điều trị dự phòng cho người như bị chó dại cắn.

Khi phát hiện chó nghi mắc dại cắn người báo cáo ngay với Trạm thú y và Trung tâm y tế dự phòng đồng cấp. Cấm vận chuyển, giết mổ chó, mèo và các động vật nghi nhiễm dại trong vùng có dịch. Giám sát chặt chẽ bệnh dại trên đàn chó, mèo. Tiêu huỷ xác chó, mèo hoặc súc vật nghi chết vì dại, tiêu độc môi trường chăn nuôi. Triển khai tiêm phòng bao vây bằng vắc xin phòng bệnh dại cho chó ở nơi có chó nghi mắc bệnh dại cắn người.

Bệnh Dại Và Cách Phòng Ngừa (2)

Ở nước ta trong những năm gần đây, bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng và thực sự là mối nguy hiểm lớn cho con người và vật nuôi. Riêng ở tỉnh ta, hàng năm đều có người chết do bị chó dại cắn và cả nước có khoảng 15.000 – 18.000 người bị chó dại cắn buộc phải tiêm phòng. Cho đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu khi bệnh đã bộc phát.

Bệnh dại được đánh giá là bệnh truyền nhiễm gây chết người kinh sợ nhất của loài người. Chính vì vậy, bệnh dại được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào hạng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong. Đây là một bệnh có thể chủ động phòng tránh được, chỉ có phương pháp tiêm phòng sớm, đúng mới mong cứu sống được người bệnh.

1/. Khái niệm:

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm chung giữa động vật và người, gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc. Đặc điểm của bệnh là virút tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương là não bộ làm cho con vật trở nên hoãng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã.

2/. Cách truyền lây:

Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virút dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe và người qua nước bọt tại vết cắn.

Virút có nhiều trong nước bọt của thú mang bệnh dại. Qua vết cắn, liếm vết thương của người hoặc con vật khác, virút sẽ xâm nhập vào cơ thể, nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết.

Nếu ở vùng có dịch bệnh dại, các chất thải như: nước dãi, nước tiểu, . . .v.v của động vật bị bệnh dại chứa hàm lượng virút cao cũng có nguy cơ lây nhiễm đối với các động vật đã có vết thương hở. Đặc biệt, virút dại đã có trong nước bọt của chó, mèo từ 10 – 15 ngày trước khi con vật phát bệnh, vì vậy tại thời điểm này nếu người bị chó, mèo cắn, liếm hoặc tiếp xúc trực tiếp với con vật thì người rất dễ bị lây nhiễm virút dại, tuy nhiên do con vật chưa có triệu chứng lâm sàng nên người dễ bỏ qua mà không chú ý đề phòng.

3/. Triệu chứng lâm sàng:

a. Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virút và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virút. Ở chó thời gian này trung bình: 10 ngày.

b. Các biểu hiện lâm sàng: Thường được chia làm 2 thể:

Thể dại điên cuồng.

Thể dại câm (bại liệt).

Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

3.1. Thể dại điên cuồng:Được chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ tiền lâm sàng: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như: trốn vào góc tối, kín đáo, đến gần chủ miễn cưỡng hoặc trái lại, tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn, . . . .v.v.

Thời kỳ điên cuồng:

Các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.

Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu.

Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, mắt đỏ ngầu, dãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ, điên cuồng (2 – 3 ngày sau khi phát bệnh).

Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về, trên đường đi gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người.

Thời kỳ bại liệt:

Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ.

Chó chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.

Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.

3.2. Thể dại câm: Là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy, chó chỉ có biểu hiện buồn rầu.

Có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra.

Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Quá trình này tiến triển từ 2 – 3 ngày.

Nói chung, thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virút tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn. Riêng ở mèo, ít bị mắc bệnh dại hơn chó (2 – 3%) vì mèo quen sống một mình. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Mèo bệnh hay núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ, khi người chạm vào thì nó cắn mạnh và cào, gây nên vết thương sâu tạo điều kiện cho vi rút dại xâm nhập.

4/. Phòng bệnh:

Khi đã lên cơn dại thì không thể chữa trị được kể cả người và động vật. Chỉ phòng bệnh bằng vắcxin dại nhược độc khi bị chó cắn.

Người nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo cần thực hiện: “5 không”

Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương.

Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại.

Không nuôi chó thả rông.

Không để chó cắn người.

Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.

Trách nhiệm của người nuôi chó:

Phải đăng ký số lượng chó nuôi với Trưởng ấp (trưởng thôn) hoặc Tổ trưởng dân phố.

Tiêm phòng dại định kỳ hàng năm của cơ quan thú y. Thời điểm tiêm phòng: Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi, nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Ở thành phố, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng.

Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 – 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 5 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.

Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.

Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã.Lưu ý: Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác .

chúng tôi

Chủ Động Phòng, Chống Bệnh Dại Trong Mùa Hè

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin. Mùa hè thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất, đỉnh điểm vào khoảng tháng 5 đến tháng 8.

Vi rút dại Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng vi rút xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Bệnh khởi phát với các triệu chứng ban đầu như: Sốt, sợ hãi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu… Giai đoạn phát bệnh dại xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: Sợ ánh sáng, tiếng động và gió. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn như: Giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp…

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tư vấn tiêm vắc xin phòng dại cho người dân.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh số người đến tiêm phòng dại khá cao và năm nào cũng có người tử vong do bệnh dại. Trung bình mỗi năm có hơn 5.500 người đến khám, tư vấn tiêm vắc xin và huyết thanh dự phòng bệnh dại. Năm 2017 có 3 trường hợp tử vong do bệnh dại, năm 2018 có 5 trường hợp; năm 2019 có 5 trường hợp. Các trường hợp này đều không tiêm phòng và tiêm phòng muộn, không được xử lý ban đầu. Tính từ đầu năm đến hết tháng 4-2020, số người tiêm phòng do chó, mèo cắn trên địa bàn tỉnh là 1.271 ca, tăng 141% so với cùng kỳ năm trước, chưa có trường hợp tử vong. Các địa phương có số người tiêm phòng dại nhiều nhất là thành phố Tuyên Quang, huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn.

Bác sỹ Mai Thị Phương, Trưởng Phòng khám Đa Khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, bệnh dại hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh dại chỉ có thể phòng, không thể cứu được vì khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong. Bệnh hoàn toàn có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Bệnh không thể dựa vào kinh nghiệm để nhìn xem một người có bị bệnh dại hay không mà phải thông qua theo dõi chó, mèo nghi mắc bệnh. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Anh Phùng Văn Cẩn, 33 tuổi, ở xã Trung Yên (Sơn Dương) vừa tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chia sẻ, cách đây vài ngày, anh có sang nhà hàng xóm chơi thì không may bị chó cắn chảy máu chân. Để phòng ngừa, anh đã rửa vết cắn bằng xà phòng. Nhưng không biết con chó có mắc bệnh dại không. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, để yên tâm anh vẫn đến Trung tâm tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Bác sỹ Nguyễn Hồng Tư, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói, nhiều người dân vẫn chủ quan, dù bị động vật cắn nhưng không đi tiêm phòng bệnh dại. Bởi, mọi người nghĩ là chó nhà nuôi đã được tiêm phòng và tiêm vắc xin dại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí nhớ người bệnh. Điều này hoàn toàn sai lầm, các dòng vắc xin phòng dại đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kiểm chứng rất an toàn, được Bộ Y tế cho lưu hành toàn quốc. Do vậy, khi bị chó, mèo cào, cắn người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, tiêm vắc xin phòng dại và hoàn toàn yên tâm với chất lượng thuốc. Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi và người nghèo nếu bị chó, mèo cắn sẽ được tiêm miễn phí.

Để phòng chống bệnh dại và giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người thì người dân khi bị chó, mèo hoặc động vật cắn cần phải xử lý bằng cách rửa xà phòng, cồn 70%, cồn iod hoặc povidone. Không nặn máu, không bôi bất cứ thứ gì lên vết cắn, để hở vết cắn và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Đồng thời, mỗi gia đình, cá nhân tích cực tham gia phòng và quản lý tốt đàn vật nuôi của gia đình; không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch. Khi phát hiện hay nghi động vật bị dại cần báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại.