Top 12 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Gan Bị Vàng Da Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Có Phải Người Bệnh Gan Sẽ Bị Vàng Da?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan thường thắc mắc: Có phải khi mắc bệnh gan thì người bệnh sẽ mắc chứng vàng da hoặc khi bị vàng da là mắc bệnh gan? Sự thực điều này có đúng không?

Các bác sĩ chuyên khoa gan Phòng khám gan Kim Mã cho biết, bệnh về gan nói chung là mức độ tổn thương gan do các yếu tố gây ra, ít bệnh nhân mắc bệnh gan bẩm sinh mà phải kể đến các tác động bên ngoài tấn công cơ thể người bệnh như viêm gan B, viêm gan C, rượu bia và những đồ ăn có chứa nhiều hóa chất có thể gây ra tổn thương gan. Bệnh nhân mắc bệnh về gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu như không được khống chế sớm.

Vàng da là triệu chứng hầu như tất cả mọi người đều biết bệnh gan luôn gắn liền với vàng da, khi một người nào đó bị vàng da gần như ai cũng nghĩ ngay đến bệnh gan. Trong xơ gan vàng da là một dấu hiệu thường gặp và cũng là một dấu hiệu chỉ điểm của xơ gan. Vàng da là một triệu chứng mà chủ quan người bệnh và cả những người xung quanh có thể nhận biết ra sau một thời gian dài bệnh diễn tiến. Đôi khi đối với những người bệnh mắc chứng vàng da thì bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn nặng, khó điều trị.

Những trẻ sơ sinh thì vàng da thì có thể là do trẻ mắc chứng bệnh vàng da sinh lý, điều này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bệnh, sau thời gian ngắn bệnh cũng tự hết, tuy nhiên, nếu như cha mẹ mắc bệnh về gan có tính lây nhiễm, khi trẻ có triệu chứng vàng da thì người bệnh cần được đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám bệnh. Nhiều người khi sử dụng những thực phẩm có chứa màu vàng đậm như đu đủ, cà rốt,… cũng làm cho da có thể chuyển biến thành màu vàng, tuy nhiên, nếu nhưng sử dụng thì người bệnh có thể trở về trạng thái ổn định.

Các bác sĩ chuyên khoa gan cho biết nếu như người bệnh mắc các bệnh về gan nếu xuất hiện các triệu chứng vàng da thì cần được đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám bệnh và điều trị. Người bệnh không nên tự ý điều trị triệu chứng vàng da khi chưa có kết luận chẩn đoán tình trạng bệnh. Kể cả đông y hay bất cứ phương án điều trị nào người bệnh cũng không nên tự ý áp dụng.

Phân Loại Bệnh Viêm Gan Vàng Da

Theo phương pháp cổ điển, bệnh viêm gan vàng da chia làm 2 loại Âm hoàng và Dương hoàng. Tuy nhiên, phương pháp phân loại này chỉ có tính chất tổng quát, chưa nói hết được tình trạng bệnh tật. Theo đà phát triển của Đông y, các nhà y học sau này thường phân loại theo các hình chứng bệnh tật như: Cốc đản, Tửu đản, Lao đản, Hắc đản, bệnh viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, viêm gan vàng da, viêm gan không vàng da, viêm gan nặng…

I. Phân loại chứng trạng theo Hoàng đản (vàng da)

Màu vàng là sắc chính của tỳ thổ. Bệnh vàng da nói ở đây cần phải hội đủ các triệu chứng: mắt vàng, mình vàng và tiểu tiện vàng. Tựu trung triệu chứng mắt vàng là đặc điểm quan trọng để phân biệt vàng da hay không. Sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Chư đản nguyên lưu có nói: “Thường nói mắt vàng là nói chứng vàng da (Hoàng đản), bởi vì mắt là nơi tụ hội của tông mạch, cái nhiệt của các kinh đều dồn lên mắt, cho nên mắt vàng. Có thể hiểu chắc chắn đây là chứng vàng da (Hoàng đản)”.

Xưa nay, đối với chứng vàng da (Hoàng đản) phân loại rất nhiều nhưng tất cả đều dựa trên màu sắc để quy nạp. Da vàng, sắc vàng tươi thuộc Dương hoàng, sắc vàng tối trệ không tươi thuộc Âm hoàng.

Dương hoàng gồm các trường hợp sau: vàng da do thấp nhiệt, vàng da do ôn dịch độc. Đặc điểm là bệnh phát nhanh, gấp, triệu chứng nặng và bệnh trình khá ngắn.

Âm hoàng gồm các trường hợp sau: vàng da do hàn thấp, vàng da do ứ huyết và vàng da do tỳ hư huyết suy. Đặc điểm của chứng Âm hoàng là bệnh khỏi từ từ, triệu chứng hơi nhẹ và bệnh tình kéo dài.

Trên lâm sàng biện chứng có thể căn cứ vào đặc điểm khởi bệnh, biểu hiện chứng hậu phân biệt sẽ không khó. Nhưng Dương hoàng lâu ngày không khỏi làm cho khí huyết suy tổn hoặc ứ trệ cũng có thể dẫn đến chứng Âm hoàng. Khi biện luận triệu chứng cần phải nắm vững và linh hoạt xem xét triệu chứng, tìm nguyên nhân mới không dẫn đến nhầm lẫn.

Nguyên nhân bệnh do thấp nhiệt uất kết ở trung tiêu hun đốt can đởm, đởm dịch tiết ra ngoài, thấm ra da thịt mà phát vàng da. Thông thường trên lâm sàng phân biệt qua ba loại hình chứng:

a. Trường hợp nhiệt nặng hơn thấp: Do nhiệt uất nặng hơn nên có triệu chứng phát nhiệt, miệng khát, tâm phiền muốn mửa, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sắc.

Phương pháp điều trị là dùng phép thanh nhiệt lợi thấp kiêm thông đại tiểu tiện.

b. Trường hợp thấp nặng hơn nhiệt: Do thấp uất trệ nặng hơn nên có các chứng đầu mình nặng nề, bụng trướng đầy, kém ăn, miệng khát nhưng không uống nhiều, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi vàng nhầy nhớt, mạch hoạt hơi sác hoặc nhu hoãn.

Điều trị phải dùng phép lợi thấp hóa trọc kèm theo thuốc thanh nhiệt.

c. Trường hợp thấp nhiệt đều nặng: Triệu chứng chủ yếu phát nhiệt phiền khát, đầu nặng, thân thể khốn đốn, bụng trướng đầy, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện khô kết hoặc dính trệ khó đi, rêu lưỡi vàng dầy và nhớt, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Điều trị dùng phép thanh lợi thấp nhiệt kèm theo thuốc giải độc hóa trọc khiến cho thấp nhiệt theo đường đại, tiểu tiện phân lợi mà bài tiết ra ngoài.

2. Chứng vàng da do dịch độc: Chứng này thuộc Dương hoàng, còn gọi là Cấp hoàng. Ôn hoàng, thuộc loại cảm nhiễm dịch lệ lưu hành gây nên.

Chứng vàng da do dịch độc gây nên bệnh tình khá nặng, mặt, mắt, thân mình có màu vàng sẫm, kiêm chứng sốt cao, khát, muốn uống nước nhiều, phiền táo không yên hoặc có các chứng hôn mê nói sảng, tà vào doanh huyết, lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng sẫm, cũng có thể thấy chảy máu mũi, chảy máu răng, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, thân thể phát ban chẩn… Bệnh nặng thì tinh thần sa sút rất nhanh, dẫn đến hôn mê. Thấp nhiệt kiêm dịch độc bị uất hóa hỏa thúc ép làm cho đởm trấp trào ra ngoài da thịt cho nên xuất hiện chứng nhiệt độc quá thịnh.

Điều trị nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, mát máu, khai khiếu.

3. Chứng vàng da do hàn thấp: Chứng này thuộc Âm hoàng, nguyên nhân là do hàn thấp uất trệ ở trung tiêu, dịch mật không theo đường bình thường mà tràn ra ngoài gây vàng da, sắc tối như hun khói, bệnh trình hơi dài, có các triệu chứng cơ thể sợ lạnh, tay chân lạnh, kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm trì hoặc nhu tế. Nguyên nhân do hàn thấp ngăn trở ở trung tiêu, làm tổn hại dương khí của tỳ vị.

Phương pháp điều trị là dùng phép ôn hòa hàn thấp là chủ yếu, kèm theo thuốc kiện tỳ hòa vị.

4. Chứng vàng da do tỳ hư huyết suy: Nguyên nhân thường do mệt nhọc nội thương hoặc do ốm lâu khiến cho tỳ vị hư yếu, khí huyết suy tổn, can mất sự nuôi dưỡng, mất chức năng sơ tiết, dịch mật chảy trào ra ngoài gây nên vàng da, nên còn gọi là Hư hoàng. Đặc điểm của chứng vàng da do tỳ hư huyết suy là da toàn thân phát vàng sắc sẫm không tươi, kèm theo các chững trạng của khí huyết suy hư như đầu choàng, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi nhạt.

Phương pháp điều trị là dùng phép kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.

5. Vàng da do ứ huyết: Loại hình chứng này thuộc chứng Âm hoàng, bệnh khởi phát từ từ, sắc vàng tối không tươi.

Vàng da do ứ huyết nguyên nhân thường vì can uất khó trệ lâu ngày thành ứ, hoặc vì vàng da do thấp nhiệt lâu ngày dai dẳng không khỏi, thấp uất làm cho khí cơ không thông lợi, ứ tích trệ ở can đởm, dịch mật mất chức năng sơ tiết cho nên phát bệnh vàng da. Đặc điểm lâm sàng là vàng da sắc tối, sắc mặt đen sẫm, da thịt có tia màng nhện hoặc có nốt ứ huyết, dưới sườn có triệu chứng hòn khối đau do ứ huyết ngăn trở bên trong. Bệnh tình ngoan cố dai dẳng khó mà khỏi nhanh.

Phương pháp điều trị nên dùng phép hoạt huyết hành ứ, làm mềm khối u cứng (nhuyễn kiên) tán kết là chủ yếu.

II. Phân loại chứng trạng theo hiếp thống

1. Thấp khốn tỳ vị: Nguyên nhân là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn béo bổ, uống nhiều bia, lao động quá sức làm tổn thương tỳ vị, thấp tà xâm nhập tỳ vị ứ lại ở trung tiêu làm cho chức năng vận hóa của tỳ vị bị trở ngại, dần ảnh hưởng đến can.

2. Can uất khí trệ: Nguyên nhân là do tình chí không được thư thái, hay cáu giận đột ngột làm hại can; can không được điều đạt, mất chức năng sơ tiết dẫn đến can khí uất trệ ngăn trở đường lạc ở sườn dẫn đến sườn trướng đau.

3. Can âm bất túc: Nguyên nhân hoặc là do can uất hóa hỏa làm tổn thương âm hoặc là do thận âm bất túc ảnh hưởng đến can âm, hoặc là do huyết hư không nuôi được can, can âm bất túc, can không được nuôi dưỡng làm cho vùng sườn đau.

Theo Healthplus.vn

Bị Vàng Da Vàng Mắt Là Bệnh Gì Bác Sĩ

Chào bác sĩ, trong mấy tháng trở lại đây bạn bè nhận xét da tôi bị vàng, tôi thì không để ý lắm nhưng có vẻ tình hình không thuyên giảm khiến tôi bắt đầu lo lắng. Da tôi không chỉ bị vàng mà mắt cũng có biểu hiện ngả màu vàng đục. Xin hỏi bác sĩ vàng da vàng mắt là bệnh gì? làm cách nào để chấm dứt hiện tượng trên, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Chào bạn, rất cảm ơn sự tin tưởng của bạn khi gửi thắc mắc về cho phòng khám chúng tôi. Tình trạng vàng da vàng mắt không phải là một bệnh mà là biểu hiện cuả nhiều loại bệnh khác nhau, khi xuất hiện triệu chứng trên bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia để tìm hiểu bệnh lý gây nên dấu hiệu trên.

Nguyên nhân gây vàng da vàng mắt

Theo các chuyên gia gan mật phòng khám đa khoa Hồng Phong cho biết, mọi người khi bị xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt nguyên nhân là do hàm lượng sắc tố mật bilirubin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ sẽ được xử lý tại gan. Tuy nhiên khi gan không thể thực hiện đúng các chức năng của mình, đồng nghĩa với việc cơ lượng bilirubin không được xử lý khiến cho nồng độ bilirubin tích tụt trong máu cao gây nên hiện tượng vàng da, vàng mắt.

Bệnh lý gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt

Như đã nói ở trên, bilirubin được xử lý tại gan cho nên khi gan của chúng ta bị tổn thương, không thể thực hiện chức năng chuyển hóa bilirubin khiến cho bilirubin tích tụ lại trong máu gây khiến cho người bệnh bị vàng da vàng mắt.

Các chuyên gia cho biết dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật để sử dụng khi tiêu hóa thức ăn. Khi dòng chảy của dịch mật bị tắc, sắc tố mật bilirubin không được đào thải ra bên ngoài mà thấm vào máu, gây ra triệu chứng vàng mắt, vàng da. Một số bệnh lý gây tắc mật mà mọi người thường gặp phải như bệnh sỏi mật,giun chui ống mật, bệnh chit hẹp đường mật , khối u túi mật/đường mật…Tình trạng tắc mật sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể người bệnh, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh nếu như không được điều trị sớm.

Tình trạng vàng da vàng mắt còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn huyết (liên cầu khuẩn tan huyết, tụ cầu…), ký sinh trùng (sốt rét…), ung thư đầu tụy.

Làm gì khi bị vàng da?

Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong cho biết, để chấm dứt tình trạng vàng da, vàng mắt thì bệnh nhân cần tiến hành khám sức khỏe tổng quát, thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật lâm sàng khác như siêu âm, chụp CT, MRI, chụp đường mật ngược dòng… mới có thể xác định được nguyên nhân để có chỉ định điều trị kịp thời. Tùy xem bệnh nhân đang mắc phải bệnh lý gì sẽ có phương pháp điều trị khoa học nhất cho người bệnh.

Bệnh nhân khi điều trị nguyên nhân gây bệnh thành công thì dấu hiệu vàng da, vàng mắt cũng sẽ từ từ thuyên giảm. Có một số bệnh lý bệnh nhân có thể dùng thuốc điều trị những cũng có một số nguyên nhân bệnh lý gây vàng da chỉ có thể áp dụng phương pháp ngoại khoa mới giúp phục hồi được sức khỏe.

Liên hệ với các chuyên gia Hồng Phong để điều trị bệnh hợp lý

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa, cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chủ định. Ngoài ra để giúp điều trị nhanh chóng thì bệnh nhân cũng nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tẩy giun định kì….

Vàng Da Vàng Mắt Là Bệnh Gì?

Vàng da là bệnh gì?

Vàng da (vàng da mặt, vàng da tay, vàng da toàn thân, vàng mắt) là do tăng sắc tố Bilirubin toàn phần trong máu.

Nguồn gốc bilirubin về mặt sinh lý là do được tạo ra từ các hồng cầu già bị vỡ trong máu để được thay thế bởi những hồng cầu mới. Bilirubin đi qua gan và cuối cùng ra khỏi cơ thể, chủ yếu trong phân, một lượng nhỏ trong nước tiểu.

Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng vàng da (vàng da sinh lý) thường tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày, do tế bào hồng cầu giai đoạn thai nhi được thay thế sau khi trẻ chào đời và gan còn chưa trưởng thành nên thỉnh thoảng bilirubin hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý của gan, từ đó dẫn đến tình trạng dư thừa bilirubin. Nhưng tình trạng vàng da ở người lớn không đơn thuần dư thừa bilirubin mà là vàng da bệnh lý.

Vàng da dấu hiệu tiền báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

TTND Lê Văn Điềm

Những nguyên nhân vàng da không nên chủ quan

Vàng da do gan

Viêm gan cấp do virus, vi khuẩn, rượu, thuốc hoặc bệnh tự miễn khiến tế bào gan bị hủy hoại.

Xơ gan: là tình trạng các mô sẹo thay thế mô gan lành, diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến chức năng gan một cách từ từ nên thường khó nhận biết. Nguyên nhân chủ yếu gây xơ gan là viêm gan B, C mạn tính; tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn.

Ung thư di căn vào gan.

Mắc hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp xuất hiện sau sinh như hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor.

Bệnh lý về gan có thể gây vàng da ở người trưởng thành

Khi hồng cầu bị tăng tốc độ phá hủy do bệnh lý (hồng cầu hình liềm, sốt rét, tụ máu ở mô, hội chứng tăng urê máu tán huyết…) khiến bilirubin được sản xuất và lưu hành quá mức bình thường trong máu. Các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin này, gây nên tình trạng tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.

Dịch mật từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan đổ về ống mật chủ. Trong trường hợp ống mật chủ bị hẹp hoặc nghẽn, mật chứa bilirubin trào vào máu và gây vàng da. Tình trạng này còn được gọi là vàng da tắc mật hay vàng da sau gan.

Vàng da do thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng có thể gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.

Những nguyên nhân gây vàng da trên, chính là lời giải đáp rõ nhất cho thắc mắc bệnh vàng da có nguy hiểm không?

Xuất hiện triệu chứng vàng da nên đi khám ngay

Vàng da tuy không phải là bệnh nhưng lại là “biển báo” tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề không nhỏ. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng vàng da như: vết thâm tím; u mạch máu hình sao; da vàng; lòng bàn tay, bàn chân ngả vàng; mắt vàng nước tiểu vàng; niêm mạc lưỡi vàng; một số trường hợp vàng da kèm theo đau âm ỉ vùng bụng… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm máu và làm các kiểm tra cần thiết khác theo chỉ định của chuyên gia, để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có chỉ định điều trị đúng, kịp thời.

Cần thăm khám, xét nghiệm máu sớm khi thấy vàng da xuất hiện

Cách chữa bệnh vàng da

Với bệnh vàng da ở người lớn việc điều trị thường dựa vào nguyên nhân gây bệnh, tùy từng nguyên nhân sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau, có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Khi được điều trị đúng, kịp thời, bệnh và triệu chứng vàng da sẽ thuyên giảm theo.

Đối với trẻ nhỏ, thông thường trẻ sẽ không cần điều trị và bệnh có thể tự hết sau 2 đến 3 tuần. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển nặng, không tự khỏi có thể điều trị theo phương pháp quang trị liệu, phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch, hoặc phương pháp truyền trả máu khi hai phương pháp điều trị trước không hiệu quả.

Thực phẩm tốt cho người bị vàng da

Khi bị vàng da do bệnh lý, điều này có nghĩa tình trạng sức khỏe của bạn không ổn, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nên kết hợp thêm chế độ ăn uống phù hợp.

Người bệnh nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ, nội tạng động vật trong khẩu phần ăn.

Nước ép củ cải, nước ép cà chua, nước mía, nước chanh, dứa, quýt, lá húng quế… là những loại thực phẩm rất tốt cho người vàng da.

Theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Cancer Care những thực phẩm có chất xơ hòa tan như: cải xoăn và bông cải xanh, quả dâu tây, mâm xôi, hạnh nhân, gạo lứt và bột yến mạch có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của vàng da.

Cải xoăn, bông cải xanh tốt cho người vàng da

Phòng ngừa vàng da như thế nào hiệu quả?

Vàng da do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu do các bệnh lý về gan, mật gây ra. Vì vậy, cách phòng ngừa vàng da hiệu quả, chính là chủ động chăm sóc gan, bảo vệ và nâng cao sức khỏe từ hôm nay.

Mỗi chúng ta, cần xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp vệ sinh, duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, duy trì tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ngày (5 lần/tuần). Chủ động tiêm phòng vaccine viêm gan. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, mỗi bữa ăn cần đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường chủ yếu từ các loại ngũ cốc (300gr); đạm: thịt, cá, trứng, sữa – (150gr), chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật (tối đa 30gr tương đương 5 thìa cafe); vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả tươi (ít nhất 400 – 600gr).

Đồng thời, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên rán qua nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối (nhu cầu khuyến nghị là 5 gam muối/ngày). Nên ăn nhiều chất xơ hòa tan, chất béo có lợi, thực phẩm giàu Omega-3, cụ thể: dầu oliu, cá hồi, yến mạch, hạnh nhân, đậu lăng và các loại rau màu xanh đậm. Nên hạn chế bia rượu (chỉ uống ở mức khuyến cáo, chỉ sử dụng ¾ chai bia 330ml, một ly rượu vang 100ml). Nếu uống nhiều hơn, gan sẽ làm việc quá tải để đào thải chất độc vì vậy đây là khởi nguồn của bệnh vàng da, và những bệnh lý nguy hiểm khác.

Hạn chế bia rượu, thức ăn nhanh để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa vàng da

Chủ động bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp phòng ngừa và giải độc cho gan, được xem là phương pháp khoa học phòng ngừa bệnh lý về gan gây vàng da hữu hiệu. Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và chiết xuất thành công hai tinh chất thiên nhiên là S. Marianum và Wasabia có thể hỗ trợ cải thiện các bệnh về gan, giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, thuốc, virus, vi khuẩn…).

Với nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử cho thấy, S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan – tác nhân chính tham gia vào hầu hết các cơ chế sinh bệnh ở gan), làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Từ đó, giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.