Top 5 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Giời Leo Gần Mắt Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Giời Leo Ở Mắt, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

So với các vị trí khác, bệnh giời leo khi xuất hiện ở mắt có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả. Chính vì vậy, việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để biết cách phòng tránh giời leo ở mắt là rất cần thiết. Bên cạnh đó vấn đề điều trị bệnh giời leo ở mắt cũng được rất nhiều người quan tâm.

  

Nguyên nhân gây bệnh giời leo ở mắt

Giời leo là tên gọi dân gian của bệnh zona thần kinh. Đây là một dạng nhiễm trùng da cấp tính do virus gây bệnh thủy đậu gây ra.

Khi bệnh thủy đậu được ức chế, virus này có xu hướng ẩn náu trong các dây thần kinh. Khi có điều kiện và môi trường kích thích, virus sẽ tái hoạt động và gây ra nhiễm trùng da.

Giời leo có thể thuyên giảm sau 7 – 10 ngày điều trị. Thế nhưng, nếu giời leo xuất hiện ở mắt, virus gây bệnh có thể làm tổn thương giác mạc, dây thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Bệnh do nguyên nhân:

→ Nguyên nhân chính gây ra bệnh giời leo là do virus varicella zoster tái hoạt động trở lại.

→ Bệnh lý này phát sinh còn do một số yếu tố nguy cơ như:

– Suy giảm miễn dịch

– Cơ thể mệt mỏi

Giời leo ở mắt do nhiều yếu tố gây ra

– Người mắc bệnh về máu

– Viêm não/ viêm màng não

– Stress

– Thực hiện xạ trị, hóa trị

Biến chứng của bệnh giời leo ở mắt

Virus varicella zoster có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không kiểm soát kịp thời

► Virus có thể di chuyển từ bên ngoài da vào các bộ phận bên trong mắt bao gồm dây thần kinh thị giác, giác mạc, kết mạc,… và làm phát sinh các biến chung như viêm loét giác mạc, giảm thị lực, sẹo giác mạc, hoại tử giác mạc, bội nhiễm hay thậm chí là mù lòa. ► Trường hợp virus hoạt động mạnh và xâm nhập vào các dây thần kinh của mặt, một số biến chứng như tê liệt mặt, mất vị giác, đau tai, điếc, tai biến mạch máu não, viêm màng não,…. có thể xảy ra.

Giời leo ở mắt vô cùng nguy hiểm, vì vậy người bệnh không nên chủ quan. Khi bị bệnh không nên tự ý dùng các bài thuốc dân gian, hay tùy tiện sử dụng thuốc uống, bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tốt nhất khi thấy xuất hiện triệu chứng bệnh giời leo ở mắt, bạn nên giữ gìn vệ sinh vùng tổn thương và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

  

Hỗ trợ điều trị bệnh giời leo ở mắt tại Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh

Khi đến điều trị bệnh tại Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh, trước tiên người bệnh sẽ được trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa da liễu trực tiếp thăm khám, xác định rõ nguyên nhân cũng như mức độ bệnh. Căn cứ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hiện nay, phòng khám đang áp dụng các phương pháp hiện đại trong việc điều trị bệnh giời leo như:

Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc đặc trị kháng virus và thuốc kháng sinh tương ứng để tiêu diệt virus, giảm đau, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Kết hợp thuốc bôi ngoài da để làm lành tổn thương, tái tạo da mới mềm, mịn, không để lại sẹo.

Điều trị bằng Liệu pháp miễn dịch chuyên sâu Đông – Tây y kết hợp: Được chỉ định áp dụng khi bệnh tiến triển nặng.

Chiếu tia hồng quang 3D: Sát khuẩn, tăng tuần hoàn máu, chống co cứng cơ, tăng chuyển hóa, giảm đau.

Sử dụng công nghệ phun sương vi sóng: Giúp thẩm thấu sâu vào bên trong da, giải độc tố, hỗ trợ việc điều trị bệnh giời leo hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.

Ngoài phương pháp điều trị bệnh giời leo ở mắt hiệu quả, Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh còn được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài tỉnh tin tưởng tìm đến với nhiều ưu điểm vượt trội như:

Đội ngũ chuyên gia giỏi: Là những chuyên gia chuyên khoa hàng đầu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn hết lòng, tận tâm với người bệnh.

Phòng khám hiện đại: Được xây dựng theo mô hình bệnh viện thu nhỏ, đạt chuẩn với đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc hiện đại. Tất cả đều được nhập khẩu từ nước ngoài, hỗ trợ cho việc khám chữa nhanh chóng, chính xác.

Chi phí rõ ràng: Tất cả các khoản thu trong quá trình chữa bệnh đều được Bộ Y tế kiểm duyệt và công khai, rõ ràng để bệnh nhân biết và yên tâm.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh – 213 Nguyễn Trãi, P.Tân Sơn, TP.Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng hệ thống nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

– Tư vấn qua số điện thoại 0237 359 1999

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

  

Bệnh Giời Leo Ở Miệng

Những vết giời leo ở miệng xuất hiện không chỉ làm cho chúng ta bị đau rát khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không tiến hành các biện pháp can thiệp điều trị thì bệnh sẽ càng nặng thêm. Trong bài viết hôm nay chuyên trang chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn đọc cách chữa bệnh giời leo ở miệng nhanh và hiệu quả nhất để hạn chế tối đa được những dấu tích cho bệnh để lại.

Nguyên nhân bệnh giời leo ở miệng

Bệnh giời leo là những vết mụn nước cấp tính do virus gây bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trong đó tập trung điển hình ở miệng, cổ lưng, vai, bụng… Với bệnh nhân bị giời leo ở miệng thì vùng này sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, sau đó xuất hiện các vết bỏng nước. Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu căng thẳng.

+ Bệnh chủ yếu do nhiễm virus herpes Zoster đây là virus gây bệnh thủy đậu. Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân tại sao loại virus này lại có thể hoạt động lại được sau một thời gian dài.

+ Khi cơ thể chúng ta mệt mỏi, stress kéo dài là điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh.

+ Sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi để virus tấn công. Vì lúc này hoạt động của virus không bị cản trở bởi các kháng thể.

+ Khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh.

LƯU Ý: Các dấu hiệu của bệnh giời leo rất giống với bệnh zona thần kinh. Để không nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này bạn nên tìm hiểu thêm: Cách phân biệt bệnh Giời leo và Zona thần kinh

Chia sẻ 2 cách chữa bệnh giời leo ở miệng nhanh nhất

Hiện nay với sự phát triển của y học thì việc điều trị bệnh giời leo ở miệng không còn quá khó khăn. Người bệnh có thể sử dụng thuốc tân dược kết hợp với một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi.

1/ Dùng thuốc tân dược chữa bệnh giời leo ở miệng

Một nguyên tắc bất di bất dịch bạn cần nhớ khi áp dụng phương pháp này là chỉ sử dụng thuốc sau khi đã qua thăm khám bác sĩ. Chúng ta đều biết rằng các loại thuốc tân dược dù ít hay nhiều đều gây ra tác dụng phụ không tốt cho cơ thể nếu sử dụng không đúng cách, sai liều lượng. Qua thăm khám bạn sẽ biết được nguyên nhân, tình trạng bệnh hiện tại và được bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp.

Thuốc trị giời leo ở miệng chủ yếu là các loại thuốc bôi ngoài da như:

Dung dịch thuốc làm mát da, xoa dịu cơn ngứa: kem kẽm, Castelani, Jarish, Dalibour, Xanh Methylen…Mỗi ngày thoa thuốc từ 2-3 lần.

Thuốc kháng sinh, sát khuẩn: Begendrem, Samicason,… Dùng các thuốc này khi da có biểu hiện nhiễm khuẩn

Hồ nước hoặc hồ tetraprenisolon: Được chỉ định khi tổn thương không có hoặc ít có dịch mủ

Các thuốc nhóm steroid: Fobancort, Pesancort, Gentrison… Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm tại chỗ. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài bởi chúng có thể gây mỏng da hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2/ Tự chữa giời leo ở miệng tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà cho mau khỏi:

Nước đá có khả năng làm giảm các triệu chứng sưng phồng, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Cách này giúp bạn loại bỏ nhưng cơn đau nhức một cách nhanh chóng.

+ Thực hiện vài lần mỗi ngày cho đến khi những vết phồng rộp giảm hẳn.

Nguyên liệu này có các thành phần chống virus. Do vậy nó có khả năng chữa lành những tổn thương do bệnh giời leo ở miệng hiệu quả.

+ Đắp lên phần phồng rộp trong vòng 20-25 phút sau đó rửa lại bằng nước mát.

+ Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh hết hẳn

Theo kinh nghiệm dân gian, chất nhựa có trong lá sung chính là phương thuốc chữa bệnh giời leo rất hữu hiệu và an toàn.Lá sung sử dụng là lá tươi, mới hái trên cây xuống để thu được nhiều nhựa nhất.

+ Đắp hỗn hợp vừa tạo lên vùng da bị bệnh 15 phút

+ Bạn có thể áp dụng mẹo này mỗi ngày 1 lần

Ngoài những cách trên, bạn có thể tìm hiểu thêm một số mẹo trị bệnh giời leo tại nhà khác được chuyên mục đề cập trong bài viết sau: Top 3 cách chữa bệnh giời leo dân gian hay nhất

Những việc nên và không nên làm khi bị bệnh giời leo ở miệng

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là khu vực da đang bị giời leo. Dùng nước muối pha loãng để làm sạch vùng da bị bệnh mỗi ngày 3 lần. Nước muối được xem là chấy khử trùng và giảm ngứa rất tốt.

Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn gây bệnh giời leo không còn điều kiện để phát triển.

Đi khám bác sĩ ngay nếu các biện pháp dân gian không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm

Ăn nhiều rau xanh, thịt cá và hoa quả để cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh từ bên trong.

Bà bầu cần biết: Bệnh giời leo khi mang thai và những điều cần biết

– Những việc không nên làm:

Dùng tay xờ hay gãi vào vùng da bị bệnh rồi đụng chạm tới những khu vực khác. Điều này sẽ khiến cho bệnh lây lan nhanh

Tự chích nặn mụn nước ở chỗ bị giời leo. Hành động này có thể làm vùng môi bị nhiễm trùng và để lại nhiều di chứng sau này.

Trang điểm hoặc xài chung son phấn với người không bị bệnh

Không áp dụng các phương pháp trị bệnh giời leo từ dân gian khi bệnh đã chuyển nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng.

Cách Chữa Bệnh Giời Leo

Giời leo là bệnh ngoài da có các tổn thương biểu bì do tiếp xúc với một số loại côn trùng có độc tính. Trong đó có một số loại côn trùng như con giời (Chilenophilidae), kiến ba khoang (Paederus fuscipes), sâu ban miêu (cantharide vésicante),… Những chất độc trong các loại côn trùng này như acid hữu cơ, chất độc Peridin, chất độc Cantharidin,…

Hiện nay, bệnh giời leo có thể chữa được bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bệnh nhân có thể được xử lý tại chỗ, điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, khi bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn lành da có thể sử dụng thêm các biện pháp trị liệu tự nhiên bằng dược liệu tự nhiên giúp da lành nhanh hơn.

Bệnh giời leo (do côn trùng) dễ nhầm lẫn với bệnh Zona thần kinh (do virus) vì chúng có những biểu hiện tương đối giống nhau. Chính vì vậy bạn nên chú ý phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn để điều trị đúng hướng. Bạn có thể tham khảo chi tiết bệnh giời leo và zona thần kinh có phải là một?

Xử lý tại chỗ khi bị bệnh giời leo

Đối với bệnh ngoài da như giời leo, các bước xử lý ban đầu rất quan trọng. Sau khi tiếp xúc với các loại côn trùng này, da của bệnh nhân sẽ bắt đầu có các dấu hiệu ngứa râm ran, da đỏ và ngứa. Sau giai đoạn này, da sẽ bắt đầu phồng rộp, có vết bỏng trên nền da đỏ,… Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng sốt nhẹ và mệt mỏi trong thời gian có phản ứng ngoài da.

Sau khi có tiếp xúc trực tiếp với các loại côn trùng dễ gây kích ứng kể trên, bệnh nhân cần chú ý xử lý tại chỗ để hạn chế tình trạng thương tổn nặng. Các bước xử lý ban đầu sau khi tiếp xúc với côn trùng gây kích ứng da tương đối đơn giản:

Dùng nước sạch rửa ngay vị trí vừa mới tiếp xúc với các côn trùng như kiến ba khoang, sâu ban miêu, con giời,… Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước để loại bỏ bớt các chất độc trên da.

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da bị kích ứng. Không nên sử dụng xà phòng trên vùng da bị kích ứng vì dễ gây kích ứng nặng hơn, nhất là ở người da mẫn cảm.

Một số cách chữa bệnh giời leo

Để cải thiện tình trạng bệnh giời leo, bạn có thể áp dụng một số cách như dùng thuốc bôi ngoài, một số thuốc uống. Ngoài ra có thể phối hợp các loại dược liệu tự nhiên trong giai đoạn thương tổn đã bắt đầu phục hồi.

1. Chữa bệnh giời leo bằng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh mà hướng chữa trị có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dung sát khuẩn, làm dịu thương tổn, làm mát da, ngăn ngừa viêm nhiễm thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:

Kem kẽm.

Dung dịch Jarish bôi ngoài da, dung dịch hồ nước, dung dịch xanh methylen.

Thuốc bôi ngoài da như thuốc mỡ kháng sinh begendrem hoặc samicason,…

Các loại thuốc bôi ngoài da thuộc nhóm steroid như diproson, gentríon, pesancort, fobancort,…

Ngoài các loại thuốc bôi, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc uống. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà việc sử dụng thuốc cũng khác nhau. Đa số những trường hợp bệnh nhân bị giời leo sử dụng thuốc chủ yếu nhằm mục đích giảm ngứa ngoài da, kháng sinh,… Các loại thuốc uống thường được chỉ định gồm có:

Nhóm thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin dùng uống giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu có thương tổn do viêm nhiễm ngoài da, bệnh nhân có thể được chỉ định một số thuốc kháng sinh dùng uống.

2. Chữa bệnh giời leo bằng dược liệu tự nhiên

Đối với những trường hợp giời leo đã bước sang giai đoạn lành, không còn viêm nhiễm trên da, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa giời leo bằng dược liệu tự nhiên. Mục đích chính của các loại dược liệu tự nhiên chữa giời leo là giúp thương tổn sớm lành và giảm ngứa ngáy. Một số loại dược liệu tự nhiên thường được sử dụng gồm có:

Rau sam

Tác dụng chính của rau sam là cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu, giải độc, thanh nhiệt. Với bệnh nhân bị giời leo, rau sam có thể sử dụng như bài thuốc rửa ngoài da, sử dụng trong giai đoạn bệnh bắt đầu lành, không còn vết thương hở và không có nhiễm khuẩn. Cách sử dụng khá đơn giản:

Rửa sạch rau sam, giã nát, vắt nước cốt.

Có thể bôi lên vùng da bị giời leo, thoa nhẹ nhàng sau đó rửa lại với nước.

Ngoài ra có thể nấu với nước để dùng ngâm rửa để cải thiện thương tổn ngoài da.

Lá cây xấu hổ

Cây xấu hổ có khả năng giảm đau, giải độc, do đó thường được sử dụng để cải thiện nhiều bệnh ngoài da. Cách dùng lá cây xấu hổ cũng không quá phức tạp, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Lá cây xấu hổ khoảng 1 nắm.

Rửa sạch lá cây xấu hổ sau đó đem giã nát.

Dùng phần lá cây xấu hổ đã giã đắp vào vị trí bị giời leo đang bắt đầu lành để phục hồi nhanh hơn và giúp giảm ngứa.

Sau khi đắp khoảng 15 – 20 phút thì rửa sạch với nước mát.

Lá sung

Lá sung được dùng nhiều để sát trùng, tiêu viêm ngoài da. Dùng lá sung non trong giai đoạn phục hồi của các bệnh ngoài da giúp cho tổn thương bong vảy nhanh hơn và giảm ngứa ngáy. Sử dụng lá sung để chữa bệnh giời leo theo các bước sau:

Đem lá sung rửa sạch, để ráo sau đó cắt nhỏ.

Đắp phần lá sung đã cắt nhỏ đắp lên vùng da bị giời leo.

Khi thuốc khô thì thay và đắp tiếp đợt thứ hai. Sau hai đợt thì rửa sạch với nước.

Khi sử dụng những dược liệu thiên nhiên cần chú ý lựa chọn nguyên liệu sạch. Không được dùng trong các trường hợp thương tổn vẫn còn mụn nước, vết thương hở, bệnh nhân có nhiễm khuẩn ngoài da. Có khá nhiều cách chữa bệnh giời leo, từ các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống cho đến các loại dược liệu tự nhiên. Tuy nhiên dù sử dụng cách chữa bệnh giời leo nào thì bệnh nhân cũng cần lưu ý áp dụng đúng cách, tránh sử dụng tùy tiện. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Người mắc bệnh giời leo nên biết:

Bệnh Giời Leo Có Lây Không?

30-09-2009

Loại bệnh gây nên những nốt sần đỏ, chảy nước xuất hiện ở mặt, tay, đùi… Dân gian gọi chứng bệnh này là giời leo, giời leo (hay Zone) là 1 bệnh có biểu hiện ngoài da do virus gây ra với triệu chứng chính là hồng ban – bóng nước ở một bên cơ thể kèm theo cảm giác đau rát nhiều.

Bệnh chỉ xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu. Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không lo bị Zona về sau. Trên 10% bệnh nhân bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc phải Zona khi về già, thường trên 65 tuổi. Các đối tượng sau đây thường dễ bị Zona:

– 50% nguời già = 80 tuổi

– 50% người được ghép thận hay ghép tủy xương,

– Người bị nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại, không kể tuổi.

– Người đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc loại Corticoids lâu ngày để điều trị suyễn, viêm khớp…

2. Bệnh Zona có lây không? Zona là một bệnh không lây. Tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân Zona.

Virus gây Zona là một virus thuộc gia đình nhóm herpes, cũng là loại virus gây thủy đậu, có tên là varicella – zoster virus. Do đó người ta còn gọi Zona bằng một tên khác là herpes zoster.

Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà đúng hơn nó là một sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Một số virus gây thủy đậu tồn tại trong cơ thể bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong tế bào thần kinh gần tủy sống trong nhiều năm. Chúng bị kềm giữ bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ “thức dậy ” trở thành dạng hoạt động, di chuyển dọc theo lộ trình thần kinh ra da. Trên đường di chuyển, virus gây tổn thương dọc sợi thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân Zona bị nổi hồng ban cùng cảm giác rất đau đớn.

Varicella – zoster virus ( VZV ) chỉ gây thủy đậu và Zona.

Đầu tiên, bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, châm chích hay đau rát như bị phỏng ngoài da. Sau vài ngày, tại vị trí đau rát xuất hiện 1 hồng ban sưng phù. Trên nền hồng ban này sẽ có nhiều chùm mụn nước, bóng nước và hạch bạch huyết vùng lân cận có thể sưng to.

Hồng ban thường xuất hiện như một băng hay một dải, ở một bên cơ thể và thường có ở mặt ngực, bụng, lưng, tứ chi. Vị trí xuất hiện một bên của hồng ban – bóng nước kèm cảm giác đau rát nhiều là một triệu chứng đặc trưng của Zona. Nếu sang thương Zona xuất hiện ở vùng trán, virus có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng cho bệnh nhân dẫn đến mù lòa.

Ở một số bệnh nhân già yếu hay bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sang thương Zona có thể xuất hiện ở hai bên cơ thể. Trong vòng 1 – 2 tuần sau khi xuất hiện, các bóng nước vỡ ra, khô đi, đóng mày và không còn virus nữa. Một trường hợp bị Zona điển hình chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, tuy nhiên cảm giác đau do Varicella – zoster virus gây ra có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng hay nhiều nămsau. Bệnh nhân bị chứng đau sau Zona.

** Đau nhức thần kinh sau Zona

– Là hiện tượng bệnh nhân vẫn còn cảm giác bị đau nhức dai dẳng nơi vùng da bị Zona dù thương tổn ngoài da đã lành. Đây là hậu quả do Varicella – zoster virus gây tổn hại sợi thần kinh trong quá trình di chuyển ra da để gây bệnh.

– Bệnh nhân có cảm giác như bị phỏng, rát và đau nhói rất nhiều ở vùng da đã bị Zona.

– Sự đau nhức này có thể kéo dài nhiều tháng hay có khi nhiều năm sau khi bệnh Zona đã khỏi. Càng lớn tuổi, bệnh nhân càng dễ bị biến chứng này và thường bị mất ngủ, suy sụp tinh thần do không thể chịu đựng được cơn đau. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân Zona bị biến chứng đau nhức thần kinh sau Zona, trong đó có :

+ 1/4 bệnh nhân trên 55 tuổi.

+ 2/4 bệnh nhân trên 60 tuổi.

+ 3/4 bệnh nhân trên 70 tuổi.

– Điều trị chủ yếu là giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, làm lành các bóng nước và ngăn chặn bệnh lan rộng.

– Việc điều trị sớm trong vòng 2 – 3 ngày sau khi hồng ban xuất hiện sẽ giảm thiểu mức độ trầm trọng của bệnh và có thể giảm nguy cơ bị đau sau Zona. Riêng bệnh nhân bị Zona vùng mặt , trán cần được chữa trị ngay để tránh biến chứng mù loà.

– Thuốc điều trị chính là các thuốc kháng virus : Acyclovir ( Zovirax ), Famcyclovir

(Famvir) hay Valacyclovir (Valtrex) được dùng 3 đến 5 lần mỗi ngày trong 7 đến 10 ngày tùy theo từng loại thuốc.

+ Prednisone có thể được dùng để kháng viêm.

+ Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm liều thấp có thể được dùng để điều trị các cơn đau. Trường hợp bệnh nhân đau nhiều có thể được chỉ định phong bế thần kinh.

B. Đau nhức thần kinh sau Zona

– Không dùng thuốc kháng virus vì VZV không còn.

– Không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là giảm cơn đau.

– Các thuốc giảm đau thông thường như : Paracetamol, Nor-amidopyrine… không có tác dụng.

– Các thuốc thường được chỉ định là : thuốc có Opioids, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh hay thuốc dán tại chổ có Lidocaine.

BS. LÊ ĐỨC THỌ – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn