Top 6 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Nhược Cơ Dieutri Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Dấu Hiệu Bệnh Nhược Cơ Và Cách Chữa Nhược Cơ

Bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng ban đầu thoáng qua, chỉ một số ít trường hợp là bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối. Bệnh có thể khởi phát sau một thời gian stress hay mắc các bệnh nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng hô hấp); trong thời gian mang thai; khi gây mê.

Các cơ vận nhãn: Khoảng 85% số bệnh nhân sẽ bị tổn thương các cơ vận động nhãn cầu. Điều này gây nên tình trạng sụp mí mắt. Bệnh nhân nhược cơ có thể bị sụp mi một bên kèm với mắt còn lại mở to hoặc bị sụp mí cả 2 mắt. Nhiều bệnh nhân nhược cơ còn kèm theo chứng song thị (nhìn đôi).

Các cơ khác : 5-10% bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát bệnh và 80% bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phát triển bị tổn thương các cơ ở mặt, các cơ nhai, nuốt và nói. Bệnh nhân cảm thấy nhai nuốt rất khó khăn, cảm giác khó nuốt ở cổ họng, phải nuốt nhiều lần mới có thể xong một miếng. Khi nói chuyện, đối thoại thì càng về cuối, giọng nói càng khó nghe hơn và chuyển thành giọng mũi, giọng nói trở nên “ủy mị”. Do yếu cơ gáy nên cổ bệnh nhân có thể bị rủ xuông. Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, tất cả các cơ đều bị yếu, suy nhược, bao gồm cả các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thành bụng. Trong các cơ ở tứ chi, thì các cơ gốc chi thường bị nặng hơn các cơ ở ngoại biên.

Đặc điểm: Sự yếu cơ sẽ thay đổi trong 1 ngày, thường là nhẹ nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi và trở nặng vào buổi chiều tối. Cơ tim và các cơ trơn của người mắc bệnh nhược cơ không bị ảnh hưởng. Phản xạ gân xương bình thường; phản xạ đồng tử với ánh sáng và điều tiết cũng vẫn bình thường.

Tổn thương kết hợp: Khoảng 5-10% bệnh nhân nhược cơ sẽ mắc thêm các bệnh tự miễn khác như rối loạn tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động suy yếu hoặc tuyến giáp hoạt động quá mạnh)

Cách chữa nhược cơ

Điều trị khởi đầu: Acetylcholinesterase là nhóm thuốc ức chế được sử dụng trong điều trị khởi đầu bệnh nhược cơ. Thuốc có tác dụng ức chế sự phá hủy các thụ thể acetylcholinesterase của kháng thể. Do đó không làm giảm số lượng các thụ thể sau khe synap thần kinh-cơ. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong điều trị ban đầu với bệnh nhân bị nhược cơ nhẹ hoặc mới được chấn đoán mắc nhược cơ.

Ức chế miễn dịch: Đây là phương pháp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ức chế hoạt động tự miễn dịch ở khe synap thần kinh – cơ. Corticoid hoặc nhóm thuốc không chứa steroide là những nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên tác dụng phụ của corticoid nếu sử dụng lâu dài là rất nguy hiểm.

Phẫu thuật tuyến ức: Có tới 75% bệnh nhân nhược cơ gặp các bất thường về tuyến ức, vì thế phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức cũng là một cách chữa nhược cơ. Kết quả chữa nhược cơ bằng phương pháp này tương đối khả quan nhưng điều trị hậu phẫu lại rất vất vả, vì vậy việc phẫu thuật cần phải thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi mổ, người bệnh nhược cơ vẫn tiếp tục được điều trị bằng Prednisolon liều trung bình.

Lọc huyết tương: Phương pháp chữa này nhằm để lọc bỏ các kháng thể kháng thụ thể cũng như các thành phần bổ thể trong huyết tương của bệnh nhân nhược cơ, các triệu chứng nặng của nhược cơ sẽ được thuyên giảm. Xét ở một khía cạnh nào đó, đây cũng có thể coi là một phương pháp ức chế miễn dịch.

Các phương pháp điều trị ngắn hạn khác: Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ còn có thể sử dụng các phương thức điều trị ngắn hạn như truyền immunoglobulin miễn dịch hay thay huyết tương (đối với bệnh nhân nhược cơ diễn tiến xấu, trầm trọng và bệnh nhân nhược cơ trước phẫu thuật tuyến ức) khi các triệu chứng nhược cơ chưa được kiểm soát tốt. Hai phương pháp điều trị ngắn hạn này cho kết quả rất tốt nhưng không có tác dụng lâu dài.

Hiện nay, việc chữa và điều trị nhược cơ đã có những bước tiến đáng kể. Trước khi phương pháp ức chế miễn dịch được được áp dụng, 30% là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc nhược cơ và hơn 60% bệnh nhân không cải thiện các triệu chứng nhược cơ hoặc bệnh trở nên xấu dần. Đặc biệt, đến 70% bệnh nhân sẽ tử vong nếu nhược cơ trở thành cơn nhược cơ cấp.Với phương pháp điều trị hiện nay, người bệnh nhược cơ đã có thể có một cuộc sống gần như bình thường giống mọi người, tuổi thọ của họ cũng không bị giảm đi so với những người khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bệnh nhân sẽ phải lệ thuộc và các loại thuốc này trong nhiều năm hoặc gần như suốt đời, dù họ có nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Tại Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về cây Chay Việt Nam trong điều trị bệnh nhược cơ đã được triển khai. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân tại bệnh viên 103, kết quả điều trị rất khả quan trong những trường hợp này.

Lohha Tráng Kiện sản phẩm dành riêng cho chứng Nhược Cơ

Nhược Cơ Là Gì? Triệu Chứng Bệnh Nhược Cơ Và Mức Độ Nguy Hiểm

Nhược cơ là gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức.

Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ.

Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở.

Các triệu chứng bệnh nhược cơ

Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ quan ở giai đoạn này). Theo thời gian, các triệu chứng khởi đầu trở nên xấu hơn và nặng hơn, xuất hiện thường xuyên hơn và những triệu chứng mới băt đầu khởi phát.

Sự yếu và mệt cơ: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, mức độ nặng – nhẹ của các triệu chứng thay đổi từng ngày hoặc có thể ngay trong ngày. Sự yêu cơ thường nặng hơn khi người bệnh hoạt động, sốt, stress, nhiễm trùng và có thể tốt hơn khi nghỉ ngơi hay ngủ

Cơ mi và cơ ngoài mắt: 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng tới cơ mi và cơ ngoài mắt khi khởi phát nhược cơ, tuy nhiên cần phân biệt sụp mí mắt do nhược cơ và sụp mí bẩm sinh. Các triệu chứng thường thấy gồm có sụp mí mắt và nhìn đôi (song thị). Tuy nhiên, nhìn đôi có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, chẳng hạn như tổn thương thần kinh sọ vận động mắt khác.

Yếu cơ mặt: Bệnh nhân có biểu lộ khuôn mặt giống như cằn nhằn khi cố gắng cười, cảm thấy yếu và mỏi khi nhai, chảy nước dãi

Nói giọng mũi hay nói khó: Người mắc bệnh nhược cơ do yếu khẩu cái nên nói giọng mũi, nói kiểu “ủy mị”, giọng nói “ướt” do yếu lưỡi

Khó nuốt: Đây là hậu quả của việc yếu khẩu cái, lưỡi hay thanh quản

Tổn thương các cơ ở chi và thân: Người bệnh không đứng và ngồi được lâu do các cơ ở vai, cánh tay, ở vùng lưng và cơ gáy bị nhược

Cơ hô hấp: Khó thở, khó thở khi nằm hay thở nhanh, suy hô hấp

Nói chung, người mắc bệnh nhược cơ sẽ có các triệu chứng biểu hiện đặc trưng gồm: sụp mi, nhìn song thị, khó nhai và khó nuốt, khó thở, yếu chi hoặc phối hợp các triệu chứng này. Bệnh nhân có thể bị yếu cơ một nhóm cơ hoặc toàn bộ các cơ trong cơ thể, đặc biệt các cơ vận nhãn. Các triệu chứng nhược cơ này thường thay đổi về cường độ trong ngày và sự biến đổi này có xu hướng tái phát nhưng sẽ thuyên giảm trong vài tuần. Các rối loạn của bệnh diễn biến chậm và có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi.

Mức độ nguy hiểm của nhược cơ

Nhược cơ chỉ chiếm 50/100.000 dân số, nhưng bệnh nhân thường nhập viện trễ, khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, dẫn đến những biến chứng như khó thở, suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhược cơ là bệnh thần kinh – cơ tự miễn nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong một giai đoạn nào đó, bệnh có thể thoái lui, tự ổn rồi có thể tái phát trở lại. Do đó, khi biết mình bị nhược cơ, bạn phải thường xuyên theo dõi và cần đến bệnh viện khi các triệu chứng xuất hiện, việc điều trị nhược cơ cũng cần hết sức cẩn thận, không được chủ quan coi thường để dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

Lohha Tráng Kiện sản phẩm dành riêng cho chứng Nhược Cơ

Bệnh Nhược Cơ Là Gì? Khi Bị Bệnh Nhược Cơ Nên Ăn Gì Cho Tốt

Bạn đã từng nghe nói bệnh nhược cơ hay chưa, hay bạn đang là người đang mắc căn bệnh nhược cơ bật là người thân của mình đang gặp tình trạng gì về bệnh nhược cơ. Trong trường hợp này các bạn sẽ quan tâm rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể.

Bệnh nhược cơ nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến là do chỗ nối thần kinh – cơ bị giảm về số lượng các thụ thể acetylcholin, điều này xảy ra ở một số kháng thể tự miễn đã phá hủy thụ thể acetylcholin.

Triệu chứng bệnh nhược cơ

Và triệu chứng điển hình của bệnh nhược cơ:

– Cơ thể bị suy yếu.

– Mí mắt sụp, kèm theo nhược thị, lác mắt, nhìn đôi.

– Nói giọng mũi hay khó nói.

– Tổn thương các cơ tay chân.

– Tổn thương cơ hô hấp.

Như vậy là bạn đã hiểu sơ lược về bệnh nhược cơ cũng như nguyên nhân dẫn đến bệnh nhược cơ là như thế nào. Và hôm nay chúng ta chỉ quan tâm về vấn đề là dinh dưỡng như thế nào là hợp lý cho người bệnh nhược cơ thể những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm không nên ăn.

Những bệnh nhân bị nhược cơ thì thường rất khó để nhai nuốt thức ăn chính vì vậy khi nấu nướng hoặc là chế độ dinh dưỡng cho người bị nhược cơ thể chúng ta quan tâm đến nhận thức ăn mềm rất là nhiều.

Và đa dạng khẩu phần ăn để cho người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn, không bị chán ăn, từ đỏ xanh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bạn nên xem làm thế nào để mắt không bị sụp mí

Người bệnh nhược cơ nên ăn gì?

Những nhóm thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng gồm 5 nhóm chính cần phải được bổ sung mỗi ngày: nhóm ngũ cốc chiếm phần lớn dinh dưỡng, nhóm rau, trái cây, sữa, và thịt.

Đặc biệt đối với những người nhược cơ nguy cơ cao do loãng xương tác dụng phụ của corticoid mang đến. Người trưởng thành cần bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày, đối với những người nhược cơ là 1.500 mg canxi mỗi ngày.

Nhóm thực phẩm dành cho người bệnh nhược cơ

– Tại sao đây là những nhóm thực phẩm Người bị nhược cơ nên sử dụng để tốt nhất cho sức khỏe:

– Các loại sữa: sữa tươi, sữa công thức, sữa đậu nành, sữa từ các loại hạt…

– Trứng, các thực phẩm từ đậu nành, mộc nhĩ, rau dền, rong biển, mè, chuối, kiwi, mít…

– Cá hồi, tôm, cua…những thực phẩm giàu canxi cực kỳ tốt cho người mắc bệnh nhược cơ.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể thì những người mắc bệnh nhược cơ cần phải biết tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh nhược cơ không nên ăn gì?

Những nhóm thực phẩm người bệnh nhược cơ không nên ăn? Các chất kích thích khi đưa vào cơ thể như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê…bởi vì chúng làm tăng tốc độ bài viết canxi ngoài cơ thể điều này ảnh hưởng đến hệ xương của bạn rất nhiều. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Thuốc steroid có thể gây giữ nước Chính vì vậy bạn cần phải giảm nồng độ natri và tăng Kali trong chế độ ăn uống của mình.

Nhóm thực phẩm người bệnh nhược cơ không nên ăn

– Những nhóm thực phẩm chứa nhiều natri: bánh pudding, rau quả đóng hộp, cá ngừ đóng hộp, thức ăn kiêng chế biến sẵn, những thức ăn nhiều muối.

– Những thực phẩm giàu Kali: chuối chín, khoai lang, nho, sữa chua, các loại đậu, nước sốt cà chua….

Và bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không đưa ra bất kỳ chuẩn đoán hay thay thế phương pháp điều trị y khoa nào.

Triệu Chứng Suy Nhược Cơ Thể

14/07/2014 15:03 – 113685 lượt xem

Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm… Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài ngày. Vậy, khi cơ thể suy nhược cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học.

Nguyên nhân suy nhược cơ thể Nguyên nhân có thể định lượng rõ ràng như: Thiếu máu thiếu sắt; Hạ đường huyết; Nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân; Suy giảm miễn dịch; Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận; Huyết áp thấp mạn tính…. Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được: do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus. Thực tế, đa số trường hợp, suy nhược cơ thể không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào. Những yếu tố khởi phát của tình trạng này có thể là do những vẫn đề gặp phải ở cơ quan, gia đình, xã hội, sự thiếu hụt dưỡng chất trong thời kỳ phát triển của trẻ em, người già yếu, người vận động nhiều, hay phụ nữ thời kỳ có thai và cho con bú. Sự căng thẳng kéo dài này sẽ sinh ra mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài sẽ làm bạn mắc chứng suy nhược mà đôi khi bạn dễ dàng bỏ qua triệu chứng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể suy nhược. Ở một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến cơ thể suy nhược. Đối với một số bệnh nhân do mắc bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động. Khi đó, người bệnh thường mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống. Có hiện tượng rối loạn tình dục với những triệu chứng mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Đối với một số người bệnh là sau khi phẫu thuật, sinh đẻ hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính nào đó… khiến suy nhược cơ thể.

Triệu chứng suy nhược cơ thể

Các triệu chứng hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng. Ngoài ra, còn có các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.

Tùy theo nguyên nhân mà cách khắc phục cho phù hợp. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý chế độ ăn uống.

Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.

Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit ( thịt, cá, trứng,…) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.