Top 8 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Bệnh tiểu đường có chữa được không? Cách điều trị bệnh tiểu đường như thế nào? Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Mời mọi người cùng tìm hiểu thêm về bệnh.

Insulin là một loại hormon chuyển hóa đường từ máu vào tế bào để tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thế nhưng, khi cơ thể không thể tự sản xuất hoặc không sử dụng được insulin sẽ khiến lượng đường không chuyển hóa được mà tích tụ trong máu, khiến chỉ số đường huyết tăng cao, gây nên bệnh tiểu đường. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng tiểu đường như tổn thương mắt, thần kinh, tim mạch, thận…

Biến chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường

Đái tháo đường – nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bệnh đái thái đường có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này. Đến nay, y học vẫn chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường mà chỉ có thể giúp thuyên giảm tình trạng bệnh. Thực tế, có rất nhiều người bị tiểu đường, sau quá trình điều trị, chỉ số đường huyết đã về mức bình thường nhưng đây vẫn không được coi là chữa khỏi hoàn toàn.

Tiểu đường không thể chữa dứt điểm, tuy nhiên, mọi người cũng không cần quá lo lắng bởi không chữa được không có nghĩa là sự sống của bạn bị đe dọa mà benh tieu duong cach dieu tri phù hợp vẫn có thể giúp bạn ổn định đường huyết mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều quan trọng để kiểm soát chỉ số đường huyết chúng ta cần phải duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tìm hiểu thêm benh tieu duong can kieng gi để tránh hoặc có thể kết hợp với dùng thuốc hỗ trợ.

Cách điều trị bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, benh tieu duong cach dieu tri chỉ để giúp giảm mức đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm chứ không thể điều trị tận gốc. Để kiểm soát glucose trong máu, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị như sau:

– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý:

Để giảm đường huyết, người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thế như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên vỏ, bổ sung chất đạm, chất béo tốt…

Ngoài ra người bị benh tieu duong can kieng gi khi ăn uống? Đó là người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ăn ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, trái cây khô, rượu bia…

– Chế độ sinh hoạt khoa học:

Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, người bị bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Tốt nhất, người bệnh không nên làm việc quá sức, không nên để đầu óc bị căng thẳng, stress kéo dài mà cần luôn để cho tinh thần cảm thấy thoải mái, giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên như chạy bộ, đạp xe, bơi lội…

– Sử dụng thuốc điều trị:

Thuốc chỉ được sử dung trong trường hợp lượng đường trong máu không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định loại thuốc, liều dùng sao cho phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc.

– Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng ổn định đường huyết:

Có nhiều loại thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết mà người bị tiểu đường không nên bỏ qua như lá xoài, hạt vải, mướp đắng, khế chua, hạt sen, lá hẹ…

Thực phẩm chức năng Bewel Glucowel với thành phần thảo dược hoàn toàn từ tự nhiên như mướp đắng, lá dâu tằm, cây rễ vàng, lá cải xoăn và đặc biệt là thành phần chất xơ không tan có tác dụng kiểm soát lượng đường ở mức an toàn, hạn chế những biến chứng do tiểu đường gây ra. Về lâu dài, còn có thể giảm hoặc giúp ngưng dùng thuốc đặc trị.

Bewel Glucowel là một trong những chế phẩm của Waki Pharma – một trong những đơn vị sản xuất dược liệu đi đầu tại Nhật Bản hiện nay. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được chứng minh về tính hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.

Liều dùng 3 viên/ngày và trước bữa ăn sáng 30 phút. Lưu ý, sản phẩm không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

Thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay

Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 Có Chữa Được Không?

Bệnh tiểu đường không còn xa lạ với tất cả chúng ta bởi bệnh ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không và giải pháp nào là tốt nhất? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.

Bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại: Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong số đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh phổ biến nhất và chiếm hơn 90% trong bệnh tiểu đường nói chung.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi lượng đường trong máu bệnh nhân luôn cao do thiếu tác dụng của insulin. Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động hoặc do tình trạng béo phì và còn do các yếu tố môi trường.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường tuýp 2

Chúng ta có thể nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua các triệu chứng lâm sàng thường gặp sau đây:

Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều: Người bệnh luôn có cảm giác khát, khô miệng nên uống rất nhiều nước, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm.

Đói nhiều: Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng đói cồn cào mặc dù mới ăn xong.

Gầy nhiều: Cân nặng giảm nhanh bất thường, người gầy rộc đi sau vài tháng mặc dù vẫn ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

Thị lực giảm: Mắt nhìn mờ, không nhìn xa được, trong tầm nhìn có khoảng tối.

Da khô sạm: Cơ thể bị mất nước dẫn đến hiện tượng da khô, lâu dần gây nẻ và ngứa da.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, y học hiện đại chưa tìm ra phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh này. Cho dù là thuốc tây chữa bệnh tiểu đường mới nhất cũng chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết và phải dùng lâu dài. Vì vậy, tất cả những lời khẳng định chữa khỏi tiểu đường tuýp 2 đều là lừa đảo, người bệnh cần hết sức cẩn thận. Tất cả các phương pháp chữa bệnh tiểu đường đều hướng tới mục tiêu đó là:

Nồng độ Glucose máu lúc đói duy trì ở mức 3,9 – 7,2mmol/l (70 – 130 mg/dl).

Nồng độ glucose trong máu sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (< 180mg/dl).

Điều trị, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch, thận, thần kinh…

Khi đạt được mục tiêu trên, người bệnh có thể chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường tuýp 2. Còn nếu không kiểm soát đường huyết tốt, dẫn đến biến chứng thì không những tuổi thọ của người bệnh bị rút ngắn mà chất lượng cuộc sống cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh bắt buộc phải thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt theo một kế hoạch nhất định và dùng thuốc suốt đời. Với bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh được kê đơn thuốc đường uống hoặc kết hợp với tiêm insulin. Những trường hợp người bệnh tiểu đường tuýp 2 được chỉ định tiêm insulin là:

Có hiện tượng mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp tính, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng.

Sụt cân không kiểm soát được.

Người bệnh bị suy gan, thận.

Dị ứng với các thuốc uống hạ đường huyết.

Thất bại khi điều trị bằng thuốc uống hạ đường huyết.

Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc được dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 theo nhiều cơ chế khác nhau:

Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulfonylurea), điển hình nhất đó là gliclazid (biệt dược là Diamicron). Thuốc thuộc nhóm này chống chỉ định với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có suy gan, suy thận nặng, tiểu đường có nhiễm toan ceton, có thai hoặc dị ứng với sulfonylurea. Tác dụng phụ điển hình nhất của thuốc này đó là gây hạ đường huyết quá mức, dị ứng, tăng cân.

Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm insulin (metformin): Được chỉ định cho bệnh tiểu đường tuýp 2, nhất là bệnh nhân có thừa cân hoặc béo phì. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là trên đường tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy (tỷ lệ gặp lên đến 20%).

Nhóm làm giảm hấp thu glucose với cơ chế ức chế enzyme alpha glucosidase. Thuốc làm ức chế sự hấp thu đường tại ruột, giúp giảm đường huyết sau ăn. Có đến 20 – 30% gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, đầy trướng bụng và 3% bệnh nhân bị cảm giác buồn đi vệ sinh và tiêu chảy.

Ngoài ra, còn một số nhóm thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thời gian đầu, dựa vào tình trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn dùng đơn độc các thuốc khác nhau, ví dụ:

Trường hợp người bệnh béo phì, rối loạn lipid máu: Chọn metformin hoặc glitazone hoặc nhóm thuốc ức chế enzyme alpha glucosidase.

Trường hợp tăng đường huyết sau ăn: Chọn nhóm ức chế hấp thu glucose.

Khi dùng đơn trị liệu không có tác dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc phối hợp giữa các thuốc khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị. Khi dùng thuốc tây trong thời gian dài, nhất là khi phải phối hợp nhiều loại thuốc với nhau khiến người bệnh dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng an toàn và hiệu quả

Trong quá trình không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương pháp cải thiện hiệu quả bệnh lý tiểu đường, các nhà khoa học đã phát hiện ra vai trò quan trọng của các nguyên tố vi lượng trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường một cách an toàn. Các nguyên tố vi lượng tiêu biểu nhất đó là:

Nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tuyến tụy giảm tiết insulin là do thiếu magie.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Harvard trên 39.000 phụ nữ cho thấy: Những người có chế độ ăn giàu Magie nhất đã giảm 11% nguy cơ phát bệnh đái tháo đường 6 năm sau đó. Riêng phụ nữ béo phì, Magie giúp giảm nguy cơ phát bệnh đái tháo đường đến trên 20%. Nhóm những người ăn nhiều thức ăn chứa Magie giảm được 34% nguy cơ bị bệnh đái tháo đường so với nhóm ăn ít.

Chrom và kẽm là hai nguyên tố quan trọng trong quá trình dung nạp glucose của cơ thể. Sự có mặt của chúng giúp cho glucose dễ dàng vào trong tế bào hơn. Vì vậy, với bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguyên nhân giảm khả năng dung nạp glucose thì việc bổ sung chrom và kẽm là hết sức cần thiết.

Một nghiên cứu được thực hiện tại khoa sinh học đại học AnKaRa của Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh selen có vai trò rất quan trọng trong việc giúp kiểm soát đường huyết, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.

Chính vì vậy, việc bổ sung đủ các nguyên tố vi lượng trên hay không ảnh hưởng rất nhiều đến việc bệnh tiểu đường tiến triển tốt hay xấu. Các nguyên tố trên có thể được bổ sung bằng các thực phẩm khác nhau, nhưng điều đó thực sự khó khăn với chế độ ăn uống cần kiêng khem nhiều thứ ở bệnh nhân tiểu đường. Hiện nay, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng bằng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.

+ – Hiệu quả vượt trội cho người bệnh tiểu đường đến từ nguyên tố vi lượng và nhiều thành phần tự nhiên khác

BoniDiabet + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa các nguyên tố vi lượng là magie, kẽm, selen, chrom. Điều đó giúp BoniDiabet + vượt lên trên tất cả các sản phẩm khác về tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh.

Không chỉ vậy, BoniDiabet + còn có sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên là dây thìa canh, hạt Methi và mướp đắng. Các thảo dược này không chỉ giúp hạ đường huyết hiệu quả mà còn giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, xơ vữa động mạch, làm lành vết thương, góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

BoniDiabet + có công thức toàn diện mang lại hiệu quả vượt trội

Hiệu quả của các thành phần trên được nâng tầm bằng công nghệ sản xuất hiện đại. BoniDiabet + được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International – Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Tại đây, BoniDiabet + được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất hiện nay. Công nghệ này sẽ giúp các phân tử hạt trong viên uống BoniDiabet + có kích thước siêu nano, giúp cơ thể hấp thu nhanh nhất và hiệu quả đạt được cao nhất.

Đặc biệt, tác dụng của BoniDiabet + đã được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả cho thấy, có đến 96.67% bệnh nhân đã có cải thiện kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet +, các bệnh nhân không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Đặc biệt, thực tế sử dụng cho thấy, các bệnh nhân khi dùng đúng liều, đủ liệu trình đều thu được kết quả rất tốt.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng của sản phẩm BoniDiabet +

Hàng vạn bệnh nhân đã có thể chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ BoniDiabet +

Được phân phối nhiều năm tại thị trường Việt Nam, BoniDiabet + đã giúp hàng vạn bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường, không còn lo lắng về biến chứng bệnh tiểu đường.

“Lúc bác phát hiện bị tiểu đường tuýp 2 thì đường huyết đã lên tới 13,5 mmol/L, kèm biến chứng mờ mắt và tê bì chân tay . Bác phải nhập viện điều trị vài tuần liền, đường huyết về mức 7,5 mmol/L mới được xuất viện. Bác về nhà uống thuốc tây đều đặn theo đơn của bác sĩ, kết hợp ăn uống kiêng khem nhưng đường huyết vẫn ở mức 7,5 mmol/L mà không hạ hơn được, biến chứng cũng chẳng thấy cải thiện gì.”

“Tình cờ bác biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng thử. Sau 2 tháng sử dụng BoniDiabet + kết hợp thuốc tây, đường huyết của bác đã giảm xuống 6,6 mmol/L. Thấy bác khỏe mạnh, đường huyết lại ổn định nên bác sĩ đã giảm cho bác nửa liều thuốc tây rồi. Đến giờ bác đã dùng BoniDiabet + được nửa năm, đường huyết luôn ổn định ở mức 6,2 đến 6,5 mmol/L. Đặc biệt, mắt bác sáng rõ trở lại, triệu chứng tê bì chân tay cũng hết hẳn. Bác mừng lắm.”

“Cuối năm 2012, bác thấy người mệt mỏi, mắt mờ, tay chân tê ran như kiến chích, giảm từ 52kg xuống còn 46kg trong 2 tháng. Bác đi khám thì được chẩn đoán bị tiểu đường type 2, đường huyết lên tới 38,8 mmol/L nên phải nhập viện điều trị gần 2 tuần, vừa tiêm insulin vừa dùng thuốc tây tới khi đường huyết về khoảng 11,0 đến 14,0 mmol/l bác được ra viện và về điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đường huyết vẫn luôn ở mức cao và bác còn thường xuyên bị cơn co rút cơ bụng, cơ chân, đi khám thì men gan lên rất cao nữa.”

“May mắn bác được ông bác sĩ thân quen giới thiệu cho sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp thuốc tây. Sau 2 tháng, đường huyết đã giảm về mức 5,7 đến 6,2 mmol/L. Đặc biệt, triệu chứng tay chân tê ran, các cơn co rút cơ chân, cơ bụng cũng đỡ hẳn, bác thấy người khỏe mạnh hơn, da dẻ hồng hào, ăn uống ngon miệng, đi khám men gan cũng về mức bình thường rồi. Bác cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm.”

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?” và đưa ra các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Chưa có phương pháp trị bệnh tiểu đường tận gốc nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng khi thực hiện đúng cách. BoniDiabet + là một giải pháp tối ưu giúp cải thiện bệnh tiểu đường một cách an toàn, hiệu quả.

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

【Tư Vấn】Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Tiểu đường có chữa được không? Trong bệnh tiểu đường không có khái niệm “chữa khỏi”, và để kiểm soát lượng đường trong máu tốt, cần phải duy trì việc điều trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng các “liệu pháp ăn uống” và “liệu pháp tập thể dục”. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về việc bệnh tiểu đường có chữa được không và điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường không phải là bệnh có thể chữa khỏi

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính về tình trạng tăng đường huyết do không đủ insulin để làm giảm lượng đường trong máu, là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tình trạng tăng đường huyết liên tục sẽ gây ra các biến chứng khác nhau, và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não do sự tiến triển xơ cứng động mạch.

Điều quan trọng là tiếp tục điều trị để giảm lượng đường trong máu, để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Ngay cả khi bị bệnh tiểu đường, nếu chỉ số đường huyết tương đối thấp trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn kiêng và liệu pháp tập thể dục.

Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi

Tiểu đường có chữa được không? Bệnh tiểu đường không phải là bệnh sẽ chữa khỏi nếu bệnh nhân chỉ uống thuốc. Theo hướng dẫn của The Japan Diabetes Society, bệnh tiểu đường được mô tả là “Một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc trưng là tình trạng chỉ số đường huyết cao mãn tính do thiếu hụt insulin”. Khi tình trạng tăng lượng đường trong máu kéo dài, nó gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, do đó bệnh nhân phải duy trì việc “điều trị thích hợp” và “tự quản lý”. Vì vậy, mặc dù tình trạng bệnh tiểu đường có thể được cải thiện tốt hơn nhưng về cơ bản không thể chữa khỏi (hoàn toàn lành bệnh). Đặc biệt, trong bệnh tiểu đường loại 1, các tế bào của tuyến tụy tiết ra insulin vì một số lý do bị phá hủy và insulin gần như không được tiết ra nên bệnh nhân cần duy trì tiêm insulin để điều trị.

Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi khi phát bệnh

Duy trì điều trị để ngăn ngừa biến chứng

Các biến chứng đặc biệt của bệnh tiểu đường bao gồm “bệnh thần kinh tiểu đường” trong đó các mạch máu ngoại biên như ở bàn tay và bàn chân bị tổn hại, gây ra rối loạn dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác, thần kinh tự trị, “bệnh võng mạc tiểu đường” trong đó các mạch mao mạch ở võng mạc bị tổn thương, gây nguy cơ đục thủy tinh thể và mù lòa, “bệnh thận do tiểu đường” trong đó chức năng thận giảm khi một mạch máu nhỏ gọi là cầu thận có vai trò là chức năng lọc của thận bị hư hỏng.

Khi bệnh tiểu đường tiến triển, thúc đẩy sự xơ cứng động mạch, không chỉ làm lưu thông máu kém đi, mà còn làm giảm miễn dịch và trong một số trường hợp, nó có thể phát bệnh “hoại tử”- tình trạng mà các mô bị thối và chết ở ngón chân. Ngoài ra do sự tiến triển của xơ cứng động mạch, nguy cơ khởi phát “bệnh tim thiếu máu cục bộ”, “bệnh mạch máu não”, “xơ cứng động mạch tắc nghẽn” sẽ tăng lên.

Mặc dù rất khó để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, nhưng điều quan trọng là bệnh nhân phải tiếp tục duy trì việc điều trị như một mục tiêu điều trị để ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của những biến chứng này.

2. Bệnh tiểu đường có phải liên tục điều trị bằng thuốc không?

Trong tiểu đường tuýp 1, việc điều trị bằng insulin là liệu pháp không thể thiếu và không thể ngưng được vì tế bào tụy bị phá hủy và insulin không được tiết ra.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể ngừng dùng thuốc nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách thực hiện toàn diện việc “Cải thiện lối sống”

Điều trị bằng insulin là điều cần thiết cho bệnh tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 khác với bệnh tiểu đường loại 2 trong nguyên nhân và cách điều trị. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào beta trong tuyến tụy bị phá hủy vì một số lý do, và “insulin” không được tiết ra. “Insulin” có chức năng làm giảm lượng đường trong máu và cần thiết cho sự sống của cơ thể.

Khi insulin không được tiết ra, không thể giảm lượng đường trong máu và bệnh nhân sẽ ở trong tình trạng “tăng đường huyết”. Các triệu chứng như khát và suy nhược cơ thể xuất hiện và bệnh nhân có thể bị mất ý thức. Vì không thể chữa lành tế bào tụy bị phá hủy nên việc điều trị bằng insulin là cần thiết.

Đối với bệnh tiểu đường loại 2, có thể ngừng dùng thuốc nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng việc cải thiện lối sống

Bệnh tiểu đường loại 2 là một trong những “Bệnh lối sống”, trong đó nguyên nhân chính phát bệnh là do rối loạn lối sống. Khi lượng insulin tiết ra giảm hoặc hiệu quả của insulin yếu đi, bệnh nhân sẽ trong trạng thái tăng đường huyết. Có ba liệu pháp điều trị tiểu đường loại 2: “Liệu pháp ăn uống”, “Liệu pháp tập thể dục” và ‘Điều trị bằng thuốc”, nhưng tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường, có thể không cần điều trị bằng thuốc, mà có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng việc nỗ lực cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục.

Ngoài ra, ngay cả khi đang điều trị bằng “thuốc uống” hoặc “tiêm insulin”, nếu bệnh nhân có thể cải thiện tốt lối sống và có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt, họ có thể giảm dần lượng thuốc điều trị. Trong hướng dẫn của The Japan Diabetes Society cũng ghi rằng “Bệnh nhân tiểu đường có thể ngừng điều trị thuốc bằng cách “giảm cân” hoặc “cải thiện lối sống.”

Tuy nhiên, vì mức đường huyết liên tục biến đổi, nếu chủ quan rằng có thể ngừng điều trị bằng thuốc, bệnh có thể nghiêm trọng trở lại. Nên duy trì cải thiện lối sống, định kỳ khám và tiếp nhận xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường

– Điều quan trọng là việc duy trì

Bệnh tiểu đường đòi hỏi phải điều trị lâu dài hoặc suốt đời.

Chính vì điều đó, việc duy trì “liệu pháp ăn uống” và “liệu pháp tập thể dục” trở thành điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường. Nếu làm quá khả năng, bệnh nhân có thể từ bỏ giữa chừng. Điều quan trọng là tiếp tục duy trì, vì vậy hãy nỗ lực và chọn phương pháp, phương tiện dễ dàng cho bản thân thực hiện.

– Nỗ lực điều trị với mục tiêu

Mục đích điều trị bệnh tiểu đường là làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng. Để có thể tiếp tục điều trị hiệu quả, việc biết giá trị mục tiêu cũng là một điểm cần lưu ý. Theo hướng dẫn của The Japan Diabetes Society, giá trị mục tiêu cụ thể để phòng ngừa biến chứng là “HbA1c <7.0”, giá trị mục tiêu chỉ mức bình thường của lượng đường trong máu bằng việc cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục là “HbA1c<6.0” (HbA1c là mức đường huyết trung bình trong khoảng 2 tháng).

Ngoài ra, điều cần lưu ý trong bệnh tiểu đường không phải chỉ là lượng đường trong máu. Giá trị mục tiêu cũng được đặt ra cho cân nặng và lượng cholesterol.

* Giá trị mục tiêu

HbA1c “nhỏ hơn 6.0”

Duy trì cân nặng tiêu chuẩn trên dưới “BMI22” (BMI là giá trị số biểu thị mức độ béo phì tính theo công thức [cân nặng (kg)] ÷ [bình phương chiều cao (m)])

Huyết áp dưới 130/80 mmHg (huyết áp khi ở nhà dưới 125/75 mmHg)

LDL cholesterol dưới 120 mg/dL (dưới 100 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)

HDL cholesterol 40 mg/dL hoặc cao hơn

Chất béo trung tính (khi bụng đói vào buổi sáng sớm) dưới 150 mg/dL

Non-HDL cholesterol dưới 150 mg/dL (dưới 130 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)

Các giá trị mục tiêu này chỉ là giá trị mục tiêu chung được mô tả trong hướng dẫn điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường và việc có các bệnh khác không, giá trị mục tiêu có thể khác nhau. Kết hợp nhận tư vấn từ bác sĩ phụ trách, điều quan trọng là duy trì cải thiện lối sống và điều trị bằng thuốc với các mục tiêu phù hợp với bản thân.

3. Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi

Bệnh tiền tiểu đường không phải là chẩn đoán về bệnh tiểu đường, nhưng là trình trạng mức đường huyết cao hơn mức bình thường.

Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi trở lại trạng thái bình thường bằng cách nỗ lực “cải thiện lối sống” như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, kiểm soát cân nặng từ giai đoạn đầu của bệnh.

Trước hết bệnh tiền tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi khi phát bệnh, nhưng nếu bạn phát hiện sớm bệnh trước khi trở thành bệnh tiểu đường và thực hiện các biện pháp điều trị, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu về mức bình thường. Mặc dù không được chẩn đoán bệnh tiểu đường, trạng thái lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường được gọi là “bệnh tiền tiểu đường”.

Tiêu chuẩn về lượng đường trong máu được chẩn đoán là “bệnh tiền tiểu đường” là mức đường huyết lúc đói là từ 110~126 mg/dL. Khi mức đường huyết lúc đói là 100~109 mg/dL, nó nằm trong phạm vi của các giá trị bình thường, nhưng vì bất thường thường được phát hiện khi “xét nghiệm OGTT” được giải thích sau, phạm vi này được phân biệt phân loại với “giá trị cao bình thường”.

Tiêu chuẩn mức đường huyết lúc đói của bệnh tiền tiểu đường:

Xét nghiệm bệnh tiểu đường bao gồm việc tiến hành lấy mẫu máu bệnh nhân “khi đói” rồi kiểm tra chỉ số của lượng đường trong máu, và lấy mẫu máu bệnh nhân “sau khi hấp thụ glucose” rồi kiểm tra sự thay đổi lượng đường trong máu.

Trong trường hợp bệnh tiền tiểu đường, tình trạng thiếu insulin sẽ xảy ra sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, vì vậy việc chẩn đoán không chỉ lấy mẫu máu bệnh nhân khi đói, mà còn tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT).

“OGTT” là một xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu sau bữa ăn. Khi lấy mẫu máu, bệnh nhân sẽ được hấp thụ glucose và sau đó tiến hành lấy mẫu máu nhiều lần sau mỗi 30 phút để theo dõi sự lên xuống của lượng đường trong máu.

Trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 110~125 mg/dL” và “giá trị HbA1c là 6.0~6.4”, nên tiến hành xét nghiệm OGTT và ngay cả trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 100~109 mg/dL”, “giá trị HbA1c là 5.6~5.9”, trường hợp gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hoặc bản thân là người béo phì, The Japan Diabetes Society cũng khuyến cáo nên tiến hành xét nghiệm OGTT.

Với bệnh tiền tiểu đường, bệnh nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu nếu bệnh nhân nỗ lực trong các hoạt động “cải thiện lối sống” như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và quản lý cân nặng từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không quan tâm đến trạng thái bệnh tiền tiểu đường, nguy cơ bị tiểu đường tăng lên, “xơ cứng động mạch” cũng tiến triển.

Vì OGTT không được đo trong những lần khám sức khỏe, nếu bệnh nhân lo ngại về bệnh, hãy thử một lần đến khám và nhận tư vấn tại “khoa nội” và “khoa nội bệnh tiểu đường”.

Tiêu chuẩn đánh giá và phân loại đánh giá chỉ số đường huyết lúc đói và xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)

Để bệnh tiểu đường không thể khởi phát, điều quan trọng là phải lưu ý trong việc “quản lý cân nặng” “cải thiện thói quen ăn uống” “thói quen tập thể dục” “uống rượu có chừng mực” “không hút thuốc lá” “không để bị stress nhiều”.

Ví dụ: Trong “Cải thiện thói quen ăn uống”, không ăn quá nhiều hoặc ăn không điều độ. Việc ăn uống điều độ quá mức cũng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng “carbohydrate”, “protein” và “chất béo” là một điểm cần chú ý. Những người thường ăn ở quán ăn và cửa hàng tiện lợi có xu hướng có lượng calo, chất béo và mỡ cao. Để có thể cân bằng tốt chế độ ăn uống, không chỉ kết thúc bữa ăn với 1 món mà nên bổ sung các món rau ăn kèm.

Tập thể dục vừa phải cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, nó cũng giúp loại bỏ chứng béo phì. Ngay cả trong các hướng dẫn y tế cho bệnh tiểu đường, “tập aerobic” và “tập tăng cường” đã được chứng minh là có hiệu quả cải thiện bệnh tiểu đường. “Tập aerobic” là loại vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi xe đạp,… “Tập sức bền” là một bài tập lặp lại động tác tăng cường cơ bắp như cơ bụng, squat, chống đẩy, bài tập tạ. Điểm lưu ý là nên tập thể dục ít nhất 3 đến 5 lần một tuần, khoảng 20 đến 60 phút mỗi ngày với mức độ hợp lý.

Bài viết này đã giải thích về vấn đề tiểu đường có chữa được không cụ thể là bệnh tiểu đường là một căn bệnh khó chữa khỏi. Là căn bệnh gắn bó lâu dài với người bệnh, vì vậy bệnh nhân cần phải duy trì điều trị với nhận thức chính xác. Ngay cả khi bệnh nhân quản lý chế độ ăn và tập luyện quá mức, nếu không duy trì thì việc quản lý này không có hiệu quả. Tham khảo ý kiến với nhân viên y tế như bác sĩ phụ trách, y tá, chuyên viên dinh dưỡng và lên kế hoạch điều trị, hãy duy trì việc kiểm soát đường huyết theo phương pháp phù hợp với bản thân.

Bạn đang xem bài viết: tiểu đường có chữa được không tại chuyên mục kiểm soát tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em Có Chữa Được Không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không? Đây là vấn đề nhiều phụ huynh có con em mắc tiểu đường quan tâm. Đặc biệt, tỉ lệ trẻ mắc tiểu đường ngày một cao, căn bệnh càng khiến nhiều người quan ngại.

Đa số mọi người có xu hướng cho rằng chỉ người lớn mới mắc tiểu đường. Thực tế là có nhiều trẻ nhỏ cũng mắc căn bệnh này. Khi đã mắc tiểu đường thì nhiều người mới thắc mắc liệu bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ

Trẻ em thường mắc tiểu đường tuýp 1, chiếm gần 95% trẻ dưới 16 tuổi. Khi mắc tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin như bình thường. Tiểu đường tuýp 1 khá giống bệnh tự động miễn dịch. Tức là hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tấn công chính mô hoặc tế bào thuộc cơ thể. Như vậy, insulin có khả năng sản sinh tế bào ở các tuyến tụy bị phá hủy.

Các nghiên cứu cho thấy, qua 30 năm thì các trường hợp mắc đã tăng gấp 3 lần. Thậm chí nhiều trẻ nhỏ hoặc người trẻ bắt đầu mắc tiểu đường tuýp 2.

Có thể lý giải bởi xu hướng trẻ béo phì ngày một tăng. Ngoài ra, trẻ có thói quen ăn uống kém lành mạnh, ít vận động có thể là một trong các lý do gây tiểu đường.

Mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không?

Bởi con số trẻ mắc tiểu đường ngày một tăng cao nên nhiều người ngày càng quan tâm về căn bệnh này. Liệu bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không? Câu trẻ lời là cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị triệt để cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các phương pháp và thuốc mới liên tục ra đời giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Nếu trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 thì chưa có các chữa khỏi hoàn toàn. Còn với tiểu đường tuýp 2, hiếm gặp hơn rất nhiều ở trẻ nhỏ, thì có 70% cơ hội chữa trị ở giai đoạn đầu.

Nhưng nếu biết cách kết hợp giữa điều trị, chế độ ăn uống và luyện tập đầy đủ thì trẻ hoàn toàn có thể sống bình thường hòa bình với căn bệnh mãn tính này.

Trước khi áp dụng bất kì cách điều trị nào cho trẻ, phụ huynh cũng cần tìm hiểu kĩ về bệnh. Ngoài ra phải thăm khám đầy đủ từ các bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh thuốc từ bác sĩ, có thể kết hợp các bài thuốc, dinh dưỡng và luyện tập cho người tiểu đường. Tất cả các cách điều trị cần xin ý kiến chuyên môn của bác sĩ trước khi áp dụng.

Phần lớn trẻ mắc tiểu đường cần được điều trị insulin. Nghĩa là trẻ phải được cung cấp insulin hằng ngày và tăng insulin theo tuổi tùy tình trạng bệnh.

Bên cạnh điều trị bằn insulin, trẻ cần được điều chỉnh lượng đường glucose tốt và giảm đường trong máu. Tiểu đường cũng dễ dẫn đến các biến chứng và bệnh khác nên càng cần phải cẩn trọng.

Lưu ý khi trẻ mắc tiểu đường

Phụ huynh có con mắc tiểu đường có thể học cách tiêm insulin để hỗ trợ điều trị cho trẻ. Đảm bảo trẻ luôn có mức độ và các chỉ số an toàn. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một chế độ cân bằng, nhiều chất xơ, hạn chế đồ ngọt là cơ bản. Bố mẹ cũng phải nghiêm khắc với trẻ hơn để không tạo thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, phải khuyến khích trẻ vận động và hoạt động thể lực. Nhờ đó mà lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Dạy trẻ cách cung cấp dưỡng chất cho cơ thể trong trường hợp cấp thiết. Liên tục sát sao theo dõi và tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn điều trị cho trẻ.

Tuy trẻ mắc tiểu đường từ nhỏ có thể sẽ phải sống chung với thuốc rất lâu và trải qua nhiều giai đoạn khó khăn. Nhưng nếu tuân theo các quy tắc và điều trị của bác sĩ thì vẫn sẽ cải thiện được tình hình.