Top 8 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Khỏi Được Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Khỏi Được Không?

Bệnh trầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, vì thế cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

Cháu chào Bác Sỹ. Cháu bị trầm cảm hơn 2 năm nay rồi ạ. Cháu đã đến khám và vẫn uống thuốc đều theo đơn của bác sỹ bệnh viện Bạch Mai. Nhưng đầu óc cháu vẫn bị trống rỗng, tư duy không mạch lạc, thông suốt. Có những lúc cháu ngồi ở chỗ đông người, nhưng tự nhiên cứ bần thần người, ngồi như không tiếp nhận bất cứ điều gì từ bên ngoài. Cháu biết là người ngoài cũng sẽ nhận biết được điều đó, và nhìn cháu với ánh mắt rất lạ, nên cháu rất sợ tiếp xúc nơi đông người. Bởi khi cháu cố gắng ép bản thân thì sẽ tập chung, cử chỉ được bình thường, linh hoạt, nhưng chỉ được một lúc hoặc khoảng buổi sáng là chấu cảm thấy người căng ra, rất khó chịu. Còn nếu cháu không cố ép bản thân thì cháu không tiếp nhận được bất cứ thứ gì bên ngoài, đầu cháu cứ như ở trên mây vậy và sợ tiếp xúc bằng mắt vì đầu óc, ánh mắt không ổn định. Cháu biết một lời khuyên cho những người trầm cảm là chịu khó tiếp xúc với bên ngoài, hoạt động bên ngoài nhiều hơn. Nhưng khi ra bên ngoài mà cháu cứ đơ như vậy, cháu xấu hổ lắm, và như vậy rất sợ phải ra ngoài. Cháu xin hỏi bác sỹ là bệnh trầm cảm như này có chữa khỏi hẳn được không ạ? Và như cháu thì phải làm như thế nào ạ ? Cháu cảm ơn Bác sỹ !

Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm phải dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 – 12 tuần, sau đó cần phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 – 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần…

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc.

Bệnh trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh thường là những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ… Bệnh này dẫn đến mất khả năng về mặt xã hội của con người như học tập, giao tiếp, công việc… Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.

Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:

+ Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.

+ Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.

+ Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.

+ Không nên ngưng việc.

+ Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.

+ Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Thời gian điều trị:

Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị.

Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ, việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điểu trị bệnh.

Theo các bác sỹ, mỗi người trong chúng ta nên cố gắng có một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và hài hoà. Có như vậy những căn bệnh như stress, trầm cảm… mới không tấn công chúng ta được.

Chúc em sớm bình phục!

BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa

Nguồn: diendan.songkhoe.vn

Bị Trầm Cảm Nặng Có Chữa Khỏi Được Không?

Bị bệnh trầm cảm có khả năng chữa khỏi được không chính là một trong những câu hỏi cũng như nỗi băn khoăn của rất nhiều người hiện nay, kể cả người bị bệnh lẫn đối tượng có người thân bị mắc phải căn bệnh này. Theo như các chuyên gia nhận định thì căn bệnh trầm cảm này có thể trị liệu được thông qua những cách như chữa trị bằng thuốc, khắc phục từ nguyên nhân hay là nhận được sự chăm sóc và quan tâm từ phía người thân, gia đình và các bạn bè xung quanh người bệnh.

Trầm cảm nặng nếu không được kiểm soát, chữa trị có thể dẫn đến tử vong, do đó không nên xem thường căn bệnh này. Khi thấy bạn bè, người thân có những dấu hiệu trầm cảm cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi người bệnh có ý định tìm đến cái chết.

Y học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thuốc chống trầm cảm, sử dụng đúng liều lượng, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tỷ lệ chữa khỏi bệnh trầm cảm là rất cao.

Một số nhóm thuốc chống trầm cảm như:

Nhóm SSRI: Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline. Nhóm SNRI: Venlafaxine. Nhóm TCA (chống trầm cảm 3 vòng): Amitripityline. Lưu ý: nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền nhĩ thất. Nhóm thuốc này cũng có thể tương tác với các thuốc điều trị bệnh lý nội khoa nên thường ít dùng cho người lớn tuổi. Nhóm NDRI: ít gặp. Nhóm SRA: Trazodone, Mirtazapine.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Người bị sang chấn tâm lý mạnh do gặp phải cú sốc tinh thần quá lớn như: mất người thân, chia tay người yêu, áp lực trong cuộc sống và công việc, sự nghiệp đổ vỡ… Người lớn tuổi thường xuyên cô đơn, phiền muộn… Học sinh, sinh viên gặp nhiều áp lực trong học tập. Người đã trải qua một thời gian hưng cảm. Người bệnh tâm thần phân liệt. Phụ nữ trầm cảm sau sinh…

Những lưu ý khi điều trị bệnh trầm cảm Sử dụng thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc kể cả khi có những biểu hiện trầm cảm giống với người bệnh khác. Việc kê đơn thuốc còn dựa trên nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm bệnh lý đi kèm của mỗi người. Các loại thuốc an thần không có hiệu quả điều trị bệnh. Sử dụng thuốc đúng và đủ liều. Không tự ý ngừng uống thuốc khi thấy bệnh có chiều hướng thuyên giảm. Không tự ý ngừng thuốc đột ngột.

Chữa bệnh trầm cảm ở đâu?

Trầm cảm là bệnh tâm lý, ngoài việc sử dụng đúng loại thuốc phù hợp thì hiệu quả điều trị bệnh còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng của bác sĩ tâm lý. Do đó, người bị bệnh trầm cảm cần khám và điều trị bệnh ở những địa chỉ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.

Một số cách chữa trị bệnh trầm cảm

Ngồi thiền mỗi ngày: Khi trong đầu có quá nhiều những luồng suy nghĩ tiêu cực, lo lắng căng thẳng, thì việc ngồi tĩnh tâm, lắng lại sẽ giúp người bệnh giảm căng thẳng, giảm những triệu chứng của trầm cảm. Đồng thời ngồi thiền giúp cho bệnh nhân tập trung hơn, có ý thức về bản thân mình hơn trong hiện tại.

Giao tiếp xã hội nhiều hơn: Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên không chỉ giúp người bệnh giảm căng thẳng mà còn giúp người bệnh tạo nhiều mối quan hệ mới, cải thiện những kỹ năng giao tiếp. Hãy bỏ qua những câu hỏi xuất phát từ suy nghĩ tiêu cực của mình như “Không ai muốn dành thời gian nói chuyện với mình”, “mình sẽ thật sự cảm thấy áp lực hơn từ thành công của họ ” … những suy nghĩ này khiến người bệnh chần chừ và cuối cùng là bị cô lập do chính chiếc hộp mà mình tạo ra.

Chọn ủ dột, lủi thủi một mình trong căn phòng hay đi gặp gỡ vui vẻ trò chuyện với bạn bè. Giao tiếp xã hội cũng là cơ hội để chia sẻ những gánh nặng về tâm lý, tìm được nguồn hỗ trợ tinh thần từ những người thân.

Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Được Không? Bệnh Có Thể Khỏi Hẳn?

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một hiện tượng rối loạn cảm xúc, rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên và tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi cũng như trong tác phong của người bệnh.

Đối với một số người bệnh khi đã được điều trị thành công họ tiếp tục được trở lại với cuộc sống bình thường và hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh cần phải được hỗ trợ điều trị trong một thời gian dài, kiên trì và cần một sự quyết tâm cao để khắc phục.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Yếu tố di truyền

Hiện tượng di truyền ở đấy có thể là trong gia đình, hoặc trong cùng trứng, anh chị em sinh đôi. Nên nếu trong gia đình bạn có một thành viên giai đình mà bị trầm cảm thì cũng rất có những khả năng cao di truyền sang người khác.

Do tâm lý bi quan

Đối với một số người có tính cách bi quan thì nhiều khả năng trở lên bị mắc chứng bệnh trầm cảm cao hơn so với những người có thái độ sống lạc quan, vui vẻ và thích sự chia sẻ giao lưu. Chính vì vậy, thái độ sống cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm.

Do bị gặp các tổn thương sau biến cố

Triệu chứng nhận biết trầm cảm

Người bị trầm cảm thường có những biểu hiện sau:

Tâm trạng thường xuyên bị chán nản hay cáu gắt và bực bội với mọi vật, hiện tượng ở xung quanh mình.

Những thói quen, sở thích bị thay đổi

Năng lượng kém, luôn cảm giác bị mệt mỏi và khả năng giao tiếp chậm hơn

Luôn trong trạng thái kích động, lo lắng hoặc bị hoảng loạn

Suy nghĩ tiêu cực hoặc có ý nghĩ tự sát, làm hại bản thân…

Những người trầm cảm mặc dù không phải ai cũng có thể gặp hết tất cả những triệu chứng trên. Tùy vào từng mức độ trầm cảm nặng hay trầm cảm nhẹ và nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là gì mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Các dấu hiệu trên chúng được kéo dài trong khoảng 2 tuần trở đi và thường xuyên lặp lại hầu hết trong ngày, thì ta xác định là những triệu chứng tâm lý của bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm chữa được không?

Về phương pháp điều trị, bệnh trầm có thể điều trị dưới nhiều hình thức khác nhau như: dùng thuốc uống hỗ trợ rối loạn trầm cảm, phương pháp trị liệu tâm lý, phương pháp đông y và tây y kết hợp, phương pháp thiền định, yoga…

Làm thế nào để chữa trị trầm cảm có hiệu quả?

Khám và chẩn đoán bệnh sớm, đúng

Để hiệu quả điều trị cao, trước hết cần chẩn đoán bệnh sớm và đúng. Vấn đề này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ. Các triệu chứng trầm cảm và lo âu thường hay chồng chéo lên nhau, nên có bệnh nhân khai bệnh nặng thêm, có bệnh nhân lại khai bệnh nhẹ đi, vì thế cần phải thăm khám nhiều lần.

Điều trị trầm cảm lo âu ở thể nhẹ chưa cần dùng đến thuốc, người bệnh có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống cũng như thói quen sinh hoạt. Nếu bệnh đã tiến triển sang giai đoạn vừa và nặng, cần điều trị kéo dài và kết thợp nhiều phương pháp khác nhau, nhiều bệnh nhân có thể sẽ phải nhập viện.

Phải kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị bệnh, bao gồm cả thuốc và trị liệu tâm lý là do nguyên nhân trầm cảm, trong cuộc sống chúng ta ai cũng gặp phải căng thẳng nhưng chỉ một số mắc bệnh mà nhiều người khác lại không. Điều này cho thấy cấu trúc tâm lý của những người bị trầm cảm rất yếu ớt và nhạy cảm hơn với căng thẳng, stress. Thuốc men giúp kiểm soát được tình trạng bệnh, còn các phương pháp trị liệu tâm lý giúp người bệnh trầm cảm học được cách đối đầu với các tình huống bất lợi, cũng như giúp họ thay đổi cấu trúc tâm lý về lâu dài.

Đối với những bệnh nhân trầm cảm có chỉ định dùng thuốc, việc sử dụng thuốc cần lâu dài, bao gồm cả giai đoạn tấn công và điều trị duy trì.

Giai đoạn điều trị tấn công thường kéo dài từ 6-12 tuần. Khi những triệu chứng trầm cảm đã hết hoàn toàn bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn điều trị duy trì. Mục đích của việc điều trị duy trì là ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao như: bệnh nhân có tiền sử trầm cảm, bệnh nhân có nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân có những triệu chứng tổn hại nặng nề về mặt chức năng (học tập, xã hội), bệnh nhân có triệu chứng loạn thần, vv.

Trong điều trị, đáp ứng thuốc khác nhau ở mỗi cá nhân và cũng khác nhau trên cùng một cá nhân ở từng thời điểm khác nhau. Lựa chọn thuốc chống trầm cảm sẽ tùy thuộc và tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân, đáp ứng, khả năng dung nạp thuốc (khả năng dung nạp thuốc hiểu nôm na là khả năng chịu đựng của bệnh nhân khi dùng thuốc), và không kém phần quan trọng là kinh nghiệm của bác sĩ chữa bệnh.

Gắn bó với kế hoạch điều trị và tuân thủ đúng phác đồ, uống thuốc theo đúng chỉ định

Tham gia trị liệu tâm lý thường xuyên

Hoàn thành tất cả các bài tập mà bác sĩ cung cấp

Không sử dụng thuốc lá và rượu vì chúng có thể cản trở hấp thu thuốc.

Điều quan trọng là KHÔNG bao giờ được NGỪNG THUỐC ĐỘT NGỘT, điều này có thể làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm và có thể kích hoạt trầm cảm tái phát.

Thực hành tự chăm sóc tại nhà

Tự chăm sóc tại nhà cũng là một điều quan trọng giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm và ngăn chặn trầm cảm tái phát. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc. Một chế độ ăn uống lành mạnh với các vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên cũng làm tăng các hóa chất mang lại cảm giác tốt trong não.

Hãy hiểu rằng bạn không thể chữa bệnh trầm cảm. Bạn muốn giúp đỡ người thân của mình hết sức có thể, nhưng bạn không phải là bác sĩ và bệnh trầm cảm không thể chữa khỏi bằng một cách đơn giản nào đó. Những gì bạn có thể làm chỉ nên là động viên người thân chấp nhận sự điều trị, ở bên cạnh khi họ cần.

Đi cùng người thân tới buổi khám đầu tiên và những buổi khác (nếu có thể). Việc này vừa giúp người thân của bạn cảm thấy yên tâm hơn, vừa giúp bạn có cơ hội nói chuyện ngắn gọn về triệu chứng của người thân. Nếu họ chần chừ trong việc đặt lịch khám, bạn hãy thay họ trực tiếp sắp xếp cuộc hẹn và đưa họ đi.

Động viên người bệnh. Mỗi bác sĩ đều có cách tư vấn khác nhau, nếu buổi tư vấn với chuyên gia này không khả quan, hãy động viên họ vượt qua chán nản để tìm bác sĩ khác hợp với họ hơn.

Kiên nhẫn. Cả bạn và người thân đều cần kiên nhẫn vì việc tư vấn và sử dụng thuốc, bởi việc điều trị cần phải lâu dài (lên tới vài tháng) mới bắt đầu có kết quả. Không nên từ bỏ sớm và giữa chừng. Nhớ nhắc nhở họ uống thuốc đúng giờ.

Giữ liên lạc thường xuyên. Bạn nên thể hiện rằng bạn sẽ luôn ở bên cạnh họ bằng cách giữ liên lạc với họ thường xuyên. Cố gắng gặp họ nhiều nhất có thể nhưng không làm họ khó chịu. Nếu bạn bạn có thể gửi tin nhắn, gọi điện hoặc gửi email.

Hãy kêu gọi sự giúp đỡ ngay lập tức nếu người thân của bạn có ý định tự tử. Hãy gọi 115 hoặc đưa họ tới phòng cấp cứu gần nhất.

Vì sao phải điều trị trầm cảm lâu dài?

Bệnh trầm cảm là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý tâm thần, đặc điểm mạn tính và hay tái phát. Vì thế quá trình điều trị phải kéo dài. Thời gian chính xác bao lâu không thể xác định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

Thời gian phát bệnh trước khi bắt đầu điều trị

Quá trình đáp ứng thuốc (nhanh hay chậm sau nhiều lần đổi thuốc và điều chỉnh thuốc)

Nguy cơ tái phát (bệnh sử gia đình, các yếu tố căng thẳng trong cuộc sống, vv)

Khi quyết định dừng điều trị, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ bác sĩ, sau đó bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ nhằm tránh tái phát bệnh.

Thói quen ăn uống

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo khoa học cũng là biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng bệnh trầm cảm hiệu quả.

Một chế ăn phù hợp đối với người bệnh trầm cảm đó là hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đường, đồng thời tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu omega-3 và các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic để làm giảm trầm cảm.

Ví dụ những thực phẩm bổ sung rất tốt cho người trầm cảm như: các loại rau có lá màu xanh hoặc sẫm, nước cam, các loại hạt ngũ cốc, dầu gan cá, các loại hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, cá thu, cá hồi, cá trích…

Thói quen về giấc ngủ

Việc cải thiện thói quen đi ngủ có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho tinh thần của bạn. Giúp bạn có tinh thần tốt nhất và tràn đầy năng lượng sau mỗi buổi sáng thức dậy. Cách để rèn luyện thói quen tốt cho giấc ngủ như: đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định hàng ngày, có kế hoạch thời gian đi ngủ cụ thể hoặc tạo các thói quen tốt trước khi bắt đầu đi ngủ bằng việc đọc sách, nghe radio những câu chuyện vui và tích cực, bật tinh dầu trong phòng ngủ, nghe nhạc nhẹ hoặc có thể ngồi thiền… Những thói quen này sẽ giúp bạn tinh thần được thư giãn, thoải mái và dễ chịu hơn từ đó có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Thói quen về sinh hoạt, làm việc

Những thói quen tốt về sinh hoạt, làm việc giúp bạn giảm bớt được mức độ trầm cảm như: chế độ làm việc hợp lý, không cố gắng quá sức, luôn giữ tâm trạng được quân bình trong cả công việc lẫn cuộc sống. Tránh trường hợp, một số người khi đã bị trầm cảm nhưng lại không biết cân bằng được cảm xúc trong công việc mà bị cố quá sức, lâu dần đến đỉnh điểm gây ra sự ức chế, căng thẳng và stress… hậu quả mức độ trầm cảm không những thuyên giảm mà còn càng nặng hơn.

Thói quen về tập thể dục

Tạo thói quen về tập thể dục giúp bạn tăng thể chất và tinh thần tốt hơn. Đồng thời, việc tập thể dục giúp bạn nhiều năng lượng hơn và giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn suốt cả ngày. Tùy vào sức khỏe của mỗi người, chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp tập luyện cho phù hợp bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, khiêu vũ hoặc sexy dance…

Thói quen suy nghĩ tích cực

Ngoài những cách thay đổi các thói quen trên thì bạn cũng đồng nghĩa thay đổi các quan điểm sống, tư duy bên trong suy nghĩ của mình. Nâng cao sự hiểu biết thực tế để có những cách nhìn nhận và đánh giá đúng sự thật, không bị ảo tưởng rồi khiến bản thân trở lên thất vọng. Đồng thời, bạn hãy biết cách mở rộng lòng mình, đón nhận tất cả những điều xảy ra trong cuộc sống với thái độ tích cực, lạc quan. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn nhanh chóng thoát ra khỏi những cơn mụ mị, u uất bấy lâu nay mà còn giúp bạn tận hưởng cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Sử dụng Ashami- Thảo dược từ tự nhiên điều trị trầm cảm

Người bệnh có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên giúp điều trị bệnh cũng là giải pháp hữu hiệu được nhiều chuyên bác sĩ đưa ra lời khuyên bởi Ashami:

Chiết xuất hoa Ban Âu (Hypericum perforatum)….250mg

Chiết xuất Bạch Quả……………………………..50mg

Magie oxyd………………………………………….50mg

Vitamin B6………………………………………….0,5mg

Phụ liệu: Tinh bột, talc, magnesium stearate, vỏ nang gelatin vừa đủ 1 viên

Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Khỏi Theo Cách Tự Nhiên Được Không?

Bệnh trầm cảm là gì?

Hiện nay, căn bệnh trầm cảm không còn mấy xa lạ đối với chúng ta nữa. Bệnh trầm cảm là một tình trạng xuống dốc về tinh thần, suy nghĩ tiêu cực, trong não sẽ kích thích một loại tiết tố do sự mất cân bằng của một số hợp chất, từ đó, xuất hiện những triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm như: cảm giác buồn bã, suy sụp tinh thần, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không hứng thú với mọi thứ xung quanh, thiếu tập trung, dễ bị kích động tâm lý, dễ khóc, tệ hơn nữa là suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, luôn sợ hãi, lo lắng và nghĩ đến hướng tự sát. Chính vì vậy chúng ta cần cảnh giác với loại bệnh này, vì nó đến rất tự nhiên mà chúng ta không hề hay biết

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh, trẻ em. Thời gian gần đây, những sự việc đau thương về căn bệnh trầm cảm chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Do đó chúng ta cần nên chủ động đấu đầu với căn bệnh trầm cảm này bằng cách Chăm Sóc Sức Khỏe thật tốt, có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Phương pháp điều trị bệnh theo cách tự nhiên mà hiệu quả nhất

Bổ sung vitamin cho cơ thể là phương pháp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả nhất, những loại vitamin chúng ta nhận từ Thực Phẩm, qua những món ăn hằng ngày, hoặc chúng ta có thể bổ sung vitamin qua Thực Phẩm chức năng theo lời tư vấn của bác sĩ.

Vitamin D

Chủ yếu có từ ánh sáng mặt trời, Vitamin D có trong não giúp tăng cường các thụ thể nhất định, làm tăng Serotonin – một loại hormone giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của trầm cảm khi đạt đến mức tối ưu. Một số loại Thực Phẩm có chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, phô mai, thịt bò… Ngoài ra, thực phẩm hỗ trợ bổ sung vitamin D cho cơ thể đủ lượng vitamin D như Viên Bổ Sung Vitamin D3 Nature’s Bounty 5000 IU.

Vitamin B6

Giúp làm giảm nhẹ chứng trầm cảm, bởi vitamin B6 làm tăng hoạt động thần kinh trong não, tiêu giảm những nội tiết tố xấu trong não gây ra trầm cảm. Những thực phẩm chứa vitamin B6 như: thịt heo, gà, cá, đậu, trứng, rau…

Vitamin B3

Lượng Hormone Serotonin có trong não thấp là nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm, và Vitamin B3 giúp thúc đẩy sản xuất serotonin trong não, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Các thực phẩm chứa vitamin B3 là nấm, các loại đậu, cá…

Vitamin B12

Thực phẩm chứa vitamin B12 có thể giúp ổn định tâm trạng, cải thiện tinh thần tích cực hơn, giúp giữ cho dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Vitamin B12 có trong thịt, gan và thận của gia cầm, cá, thịt bò… Ngoài ra, để nạp vitamin B12 đầy đủ, nhanh, hiệu quả thì Viên Bổ Sung Vitamin B12 Nature Made 1000 mcg là lựa chọn chuẩn xác nhất.

Vitamin C

Nghiên cứu cho thấy, trong những năm gần đây vitamin C có tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập trung, giúp các tế bào não có khả năng trẻ hóa. Thực phẩm chứa vitamin C như cam, sup lơ, cà chua, ớt xanh…Ngoài ra, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C cho cơ thể hiệu quả như: Viên Nhai Vitamin C Kirkland Signature 500mg.

Vitamin E

Tiêu thụ vitamin E thông qua thực phẩm và bổ sung hàng ngày giúp giảm bệnh trầm cảm đáng kể, vitamin E giữ các chất dẫn truyền trong hệ thần kinh não khỏe mạnh.

Vitamin B9

Giúp cải thiện lượng serotonin và dopamine trong não làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, Vitamin B9 có trong họ nhà đậu, rau bina, đậu bắp.