Top 3 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Trầm Cảm Và Phương Pháp Điều Trị Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Khái Niệm Bệnh Trầm Cảm Và Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị

Bệnh trầm cảm đang trở nên ngày càng phổ biến

Bệnh trầm cảm đang trở nên ngày càng phổ biến

Sở dĩ trầm cảm được coi như một “gánh nặng tiềm ẩn” cho xã hội bởi cho đến nay, có khoảng hơn 350 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh. Và theo tiên đoán của WHO, đến năm 2020 nó sẽ trở thành căn bệnh thứ hai dẫn đến tàn tật trên thế giới.

Ở Việt Nam, số người mắc trầm cảm đang tăng nhanh chóng mặt. Theo thống kê, năm 2000 có khoảng 2,47 % dân số bị trầm cảm nhưng đến nay tỉ lệ này đã tăng lên 3% dân số, bệnh không phân biệt lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Đây là một vấn đề rất đáng báo động nhưng phần lớn mọi người đều chưa có những hiểu biết thực sự về căn bệnh này.

WHO định nghĩa trầm cảm là gì?

Theo WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”.

“Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hằng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lí”.

Nguyên nhân gây nên trầm cảm

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hoá, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu hoặc do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon,…).

Một số các yếu tố nguy cơ, gây khởi phát trầm cảm có thể bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ trong hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lí đau mạn tính,…

Những triệu chứng chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trầm cảm thường đến rất lặng lẽ và mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuổi, không ai giống ai. Vậy phải căn cứ vào những dấu hiệu nào để xác định bạn có mắc trầm cảm hay không?

Để chẩn đoán một người mắc trầm cảm, các bác sĩ sẽ căn cứ theo hệ thống phân loại bệnh DSM-V. Theo bảng phân loại này, người được cho là bị trầm cảm khi có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau đây, kéo dài trong ít nhất 2 tuần:

1. Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày. Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng hoặc nhận biết khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc). 2. Giảm hứng thú hay niềm vui trong gần như tất cả các hoạt động. 3. Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn mọi ngày. 4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức. 5. Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan). 6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng. 7. Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày. 8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán. 9. Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài những triệu chứng kể trên, có thể có một số khác biệt theo giới tính, độ tuổi. Trẻ nhỏ trầm cảm có biểu hiện buồn bã, khó chịu, thất vọng. Thanh thiếu niên gồm các biểu hiện như lo lắng, hay cáu giận, ngại giao tiếp. Ở người trưởng thành thể hiện qua một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, không hài lòng với mọi thứ, thích ngồi lì trong nhà; thông thường nam giới bị trầm cảm không có sự yếu đuối, đa sầu đa cảm như phụ nữ mà ngược lại, họ có thể trở nên bạo lực hơn…

Khi có những triệu chứng đó, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và hỗ trợ điều trị, tránh để mọi việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm

Đối phó với căn bệnh trầm cảm thực sự như là một “cuộc chiến trường kì”, có thể kéo dài vài tháng đến vài năm. Với những trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng các phương pháp tâm lí trị liệu như đối thoại, tập thể dục, thư giãn nghỉ ngơi, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và kết hợp với một số thảo dược giúp giảm lo âu, căng thẳng. Trong trường hợp trầm cảm vừa và nặng, cần thiết phải kết hợp hỗ trợ điều trị bằng thuốc và tâm lí trị liệu.

Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm thuộc các nhóm khác nhau, bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới… Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý các thuốc chống trầm cảm này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, một số loại làm tăng nguy cơ tự tử và phần lớn chúng đều gây lệ thuộc thuốc. Bởi vậy, khi hỗ trợ điều trị trầm cảm, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngưng thuốc.

Trong thực hành lâm sàng, để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị và giảm tái phát, các bác sĩ thường lựa chọn kết hợp nhiều nhóm thuốc chống trầm cảm với nhau hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.

Related posts:

Liên Quan Khác

2 Phương Pháp Điều Trị Bệnh Trầm Cảm Ở Phụ Nữ Và Biện Pháp Hp

Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm, nên khuyên người đó điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Như đã trình bày trong bài Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm, hiện nay có hai phương pháp điều trị bệnh trầm cảm chủ yếu đó là: điều trị bằng thuốc (hóa dược) và tâm lý trị liệu. Đối với bệnh trầm cảm ở phụ nữ, những phương pháp này cũng được chúng tôi áp dụng.

Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (Antidepressants)

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này mà cần đặc biệt tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Thời gian điều trị cũng cần phải được bảo đảm thực hiện đầy đủ. Tùy theo đợt trầm cảm xuất hiện lần đầu hay là đợt tái phát mà thời gian điều trị bằng thuốc có thể thay đổi từ 6 tháng cho đến vài năm, thậm chí cả đời. Bạn sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo bài viết ” Thời gian điều trị bệnh trầm cảm”.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Người bệnh cần theo dõi và khám định kỳ trong thời gian dùng thuốc để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cùng các tác dụng phụ của thuốc (nếu có). Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, việc dùng thuốc cũng phải hết sức thận trọng, cần tuyệt đối theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Nếu dùng thuốc có hiệu quả, người bệnh có thể cảm thấy ăn ngủ tốt hơn, tái lập dần các hứng thú với cuộc sống và có cái nhìn tích cực hơn về tương lai cũng như về bản thân. Mặc dù hiệu quả của thuốc có thể bắt đầu nhận thấy sau một tuần điều trị, nhưng hiệu quả đầy đủ nhất do tác dụng của thuốc chỉ có thể đạt được sau 8-12 tuần dùng thuốc.

Khi điều trị trầm cảm người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mà cần đặc biệt tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ Tâm lý trị liệu (Psychotherapy)

Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị bằng cách dùng các kỹ thuật tiếp cận và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT : Cognitive Behavior Therapy) thường được sử dụng nhằm giúp người bệnh hình thành những suy nghĩ tích cực hơn về bản thân mình, về thế giới xung quanh và về tương lai.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn có thể tra cứu thêm thông tin trong bài ” Cách điều trị tâm lý cho người trầm cảm”.

Ngoài điều trị tâm lý cho người trầm cảm ra, một số các biện pháp hỗ trợ khác về tâm lý – xã hội, chẳng hạn: huấn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp, hóa giải xung đột… cũng có thể giúp người bệnh hội nhập tốt hơn vào đời sống cũng như thích nghi hơn với công việc.

Trường hợp phụ nữ bị trầm cảm kèm theo bối cảnh có các vấn đề xung đột quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn gia đình… có thể phải cần đến tham vấn hôn nhân hoặc trị liệu gia đình…

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

2. Khi nào phải nhập viện để điều trị?

Phần lớn những trường hợp trầm cảm nhẹ có thể được chữa trị ngoại trú, cho dù người bệnh được điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu, hoặc phối hợp cả hai phương pháp cùng lúc. Một số trường hợp trầm cảm nặng không đáp ứng được với thuốc có thể phải dùng đến liệu pháp choáng điện.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp phải trường hợp sau thì cần phải nhập viện:

Trầm cảm nặng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để nhận biết bệnh trầm cảm nặng, bạn cần dựa trên các dấu hiệu tại bài viết “Hội chứng trầm cảm nặng”.

Trầm cảm muốn tự sát, thậm chí đã có lần toan tự sát thực sự

Trầm cảm không đáp ứng với thuốc

3. Một số điều ”Nên” và ”Không nên” khi bị trầm cảm

Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, vì việc này giúp bạn cải thiện sức khỏe và lấy lại năng lượng cho tinh thần của mình

Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:

Nếu bạn đang được tham vấn hoặc trị liệu tâm lý, bạn cần duy trì mối quan hệ và duy trì các cuộc làm việc với nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu.

Cố gắng tự khích lệ bản thân trong khi thực hiện những mục tiêu đề ra trong quá trình điều trị.

Gọi điện thoại hoặc tiếp xúc ngay với bác sĩ đang điều trị cho bạn khi bạn có ý nghĩ muốn tự sát.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, cần lưu ý những điều sau:

KHÔNG NÊN

Việc điều trị bệnh trầm cảm cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, bạn nên đi khám để được điều trị với bác sĩ khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Đừng tự cô lập bản thân: Nên cố gắng duy trì sự tiếp xúc với những người thân, nếu có thể bạn nên nói chuyện với bác sĩ, với bạn bè, đồng nghiệp, hoặc thậm chí có thể tìm đến một chuyên viên tham vấn tâm lý.

Đừng vội vã thực hiện những quyết định quan trọng như ly hôn hoặc ly thân, vì bạn khó có thể suy nghĩ sáng suốt khi đang trầm cảm.

Đừng tự trách bản thân vì mình bị trầm cảm vì bạn không tự gây ra căn bệnh này cho mình.

Đừng thất vọng vì mình không thể cảm thấy cuộc sống một cách tốt đẹp; cần phải kiên nhẫn với căn bệnh này. Việc điều trị cần có thời gian để bệnh cải thiện.

Đừng bỏ cuộc

Nên tập thể dục thường xuyên, vì việc này giúp bạn cải thiện sức khỏe và lấy lại năng lượng cho tinh thần của mình

Tập lại thói quen ăn uống điều độ và thành phần thức ăn cân đối giữa các chất.

Yoga Vô Cực Tổng Quan Bệnh Trầm Cảm Và Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị

Trầm cảm bắt đầu được giới y khoa chú ý từ thế kỉ XVIII, tuy nhiên, cho đến gần đây, bệnh mới bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và được mệnh danh như một “sát thủ giấu mặt”.

Thuật ngữ rối loạn trầm cảm được dùng đầu tiên trong học thuyết thể dịch của Hypocrate, tiếp sau đó, Pinet mô tả trầm cảm như là một trong bốn loại loạn thần. Cho đến năm 1992, trầm cảm đã được các chuyên gia nghiên cứu hoàn thiện về khái niệm bệnh học và phân loại trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của WHO, mới nhất là trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 5 (DSM-V). Trong bảng phân loại này, trầm cảm được phân vào nhóm rối loạn cảm xúc.

Sở dĩ trầm cảm được coi như là một “gánh nặng tiềm ẩn cho xã hội” bởi cho đến nay, có khoảng hơn 350 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh. Và theo tiên đoán của WHO, đến năm 2020 nó sẽ trở thành căn bệnh thứ hai dẫn đến tàn tật trên thế giới.

Ở Việt Nam, số người mắc trầm cảm đang tăng nhang chóng mặt. Theo thống kê, năm 2000 có khoảng 2,47% dân số bị trầm cảm, nhưng đến nay tỉ lệ này đã tăng lên 3%, bệnh không phân biệt lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Đây là một vấn đề rất đáng báo động nhưng phần lớn mọi người đều chưa có những hiểu biết thực sự về căn bệnh này.

WHO ĐỊNH NGHĨA TRẦM CẢM LÀ GÌ?

“Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống, và kém tập trung”. “Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hằng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý.”.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TRẦM CẢM

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hóa, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu, hoặc do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon,…). Một số các yếu tố nguy cơ gây khởi phát trầm cảm có thể bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ trong hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý đau mạn tính,…

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRẦM CẢM

Trầm cảm thường đến rất lặng lẽ và mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuổi, không ai giống ai. Vậy phải căn cứ vào những dấu hiệu nào để xác định bạn có mắc trầm cảm hay không? Để chẩn đoán một người mắc trầm cảm, các bác sĩ sẽ căn cứ theo hệ thống phân loại bệnh DSM-V. Theo bảng phân loại này, người được cho là bị trầm cảm khi có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau đây, kéo dài trong ít nhất 2 tuần:

1. Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày. Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng, hoặc nhận biết khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc).

2. Giảm hứng thú hay niềm vui trong gần như tất cả các hoạt động.

3. Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể), hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn hơn mọi ngày.

4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức.

5. Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan).

6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.

7. Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.

8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.

9. Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài những triệu chứng kể trên, có thể có một số khác biệt theo giới tính, độ tuổi. Trẻ nhỏ trầm cảm có biểu hiện buồn bã, khó chịu, thất vọng.

Thanh thiếu niên gồm các biểu hiện như lo lắng, hay cáu giận, ngại giao tiếp. Ở người trưởng thành thể hiện qua một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, không hài lòng với mọi thứ, thích ngồi lì trong nhà; thông thường nam giới bị trầm cảm không có sự yếu đuối đa sầu đa cảm như phụ nữ, mà ngược lại, họ có thể trở nên bạo lực hơn.

Khi có những triệu chứng đó, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế với những người bác sĩ đáng tin cậy để thăm khám và hỗ trợ điều trị, tránh để mọi việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát, nếu không bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM

Đối phó với căn bệnh trầm cảm thực sự như là một “cuộc chiến trường kỳ”. có thể kéo dài vài tháng đến vài năm. Với những trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu như đối thoại, tập thể dục, thư giãn nghỉ ngơi, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và kết hợp với một số thảo dược giúp giảm lo âu, căng thẳng.

Trong trường hợp trầm cảm vừa và nặng, cần thiết phải kết hợp hỗ trợ điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm thuộc các nhóm khác nhau, bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới… Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý các thuốc chống trầm cảm này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, một số loại làm tăng nguy cơ tự tử và phần lớn chúng đều gây lệ thuộc thuốc. Bởi vậy, khi hỗ trợ điều trị trầm cảm, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngưng thuốc.

Bệnh Ghẻ Chàm Hóa Và Phương Pháp Điều Trị

I. Bệnh ghẻ chàm hóa là gì

Bệnh ghẻ bắt nguồn từ một loại ký sinh trùng có tên là ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis) gây ra trên da người. Loài động vật này thường xâm nhập vào da, đào hầm sau đó dùng vòi hút dòng thức ăn dưới da người, tạo thành các hang dưới da và đẻ trứng. Tình trạng này gây ra sự tổn thương cấu trúc da ở người.

Trao đổi về bệnh ghẻ ngứa với Bác sĩ CKII Từ Tuyết Tâm, Bệnh viện Da liễu Cần Thơ:

II. Dấu hiệu của bệnh ghẻ thường và ghẻ chàm hóa

1. Dấu hiệu bệnh ghẻ thường

Bệnh ghẻ (Scabies) thông thường có một thời gian ủ bệnh nhất định trước khi có các dấu hiệu bệnh ghẻ ngoài da. Thời gian ủ bệnh ở người mắc bệnh ghẻ thường kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần. Một số người có triệu chứng chỉ sau 2 – 3 ngày ghẻ xâm nhập vào da, cũng có một số người sau khi xâm nhập vào da đến gần 6 tuần mới bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh ghẻ. Khi ghẻ bắt đầu đào sâu vào dưới da, bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng như:

Có cảm giác ngứa ngáy kéo dài trên một vùng da nhất định

Đôi khi còn kèm cả mụn nước trên da

Có dấu vết đường hầm do ghẻ đào vào biểu bì da, gọi là “luống ghẻ” thường có độ dài khoảng 3 – 5mm

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu sẩn cục, xước, vảy da, đỏ,…

2. Dấu hiệu bệnh ghẻ chàm hóa

Nếu như việc điều trị bệnh ghẻ không đến nơi đến chốn hoặc tình trạng bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng bệnh ghẻ chàm hóa. Các vùng da bệnh ghẻ chàm hóa thường dày lên, có các sẩn, mụn nước trên bề mặt. Những vị trí có thể xuất hiện ghẻ và ghẻ chàm hóa tương đối đa dạng, thường là vùng nách, bụng, bàn tay, nách,…

III. Cách chữa bệnh ghẻ chàm hóa da

1. Những nguyên tắc chung trong điều trị ghẻ chàm hóa

Đối với người bị bệnh ghẻ chàm hóa, quá trình điều trị cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Các nguyên tắc này bao gồm:

Điều trị tập trung cho những người sống trong môi trường tập thể với người có dấu hiệu bệnh ghẻ vì cái ghẻ rất dễ lây lan trong môi trường đông người

Trong điều trị cần chú ý kết hợp vệ sinh các vật dụng sinh hoạt như quần áo, chăn màn đệm, bao gối,… để triệt môi trường sống của ghẻ, tránh tái đi tái lại.

2. Những cách điều trị cụ thể với bệnh ghẻ chàm hóa da

Tùy theo tình trạng chàm ghẻ ở từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ chàm hóa da hiện nay gồm có:

# Dùng thuốc bôi tại chỗ

Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ có thể dùng các thuốc bôi tại chỗ đơn lẻ hoặc phối hợp chúng với nhau với liều lượng nhất định. Các thuốc bôi tại chỗ thường dùng điều trị ghẻ chàm hóa gồm có:

Nhóm thuốc Gamma benzen 1%

Nhóm thuốc Permethrin 5%

Nhóm thuốc Benzoat benzyl 25%

Nhóm thuốc Diethylphtalat (DEP)

Nhóm thuốc Crotaminton 10%

Đa số các nhóm thuốc này thường được chỉ định bôi vào buổi tối để tránh ngứa về đêm, giúp dễ ngủ. Trước khi bôi cần phải tắm sạch sẽ với xà phòng và lau khô da.

# Thuốc điều trị ghẻ bội nhiễm

Với những trường hợp ghẻ tiến triển nặng, có kèm theo nhiễm khuẩn, bội nhiễm thì cần sử dụng các loại thuốc riêng biệt như castallani hoặc milian để chống bội nhiễm ngoài da cho bệnh nhân. Nhóm thuốc này thường dùng phối hợp với thuốc diệt ghẻ để vừa triệt tiêu cái ghẻ gây bệnh, vừa chống bội nhiễm ngoài da.

# Thuốc chống chàm hóa

Sau khi điều trị kết hợp với các thuốc điều trị ghẻ, bệnh nhân mắc ghẻ chàm hóa có thể được điều trị kết hợp với một số thuốc chống chàm hóa, bạt sừng, bao gồm:

Hồ nước

Thuốc nước hoặc kem chứa corticoid

Thuốc mỡ salicylé giúp bạt sừng

Các thuốc này thường dùng trong điều trị từng đợt ngắn khoảng 1 – 2 tuần.

# Thuốc uống

Các loại thuốc uống dành cho người điều trị bệnh ghẻ có tác dụng toàn thân, thường dùng phối hợp với các loại thuốc bôi. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc kháng histamin tổng hợp thường hỗ trợ giảm ngứa do ghẻ chàm hóa

Bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị phối hợp trong những trường hợp bệnh không đáp ứng với các thuốc điều trị ghẻ cổ điển, ghẻ kháng trị với thuốc,… Những trường hợp này thường điều trị kết hợp với ivermectin với liều dùng tùy thuộc cân nặng:

Dùng 3mg, 1 liều duy nhất với người từ 15 – 25 kg

Dùng 6mg, 1 liều duy nhất với người từ 26 – 44 kg

Dùng 9mg, 1 liều duy nhất với người từ 45 – 64 kg

Dùng 12mg, 1 liều duy nhất với người từ 65 – 84 kg

Dùng 0,15mg/kg, 1 liều duy nhất với người từ 85 kg trở lên

# Bệnh ghẻ chàm hóa ở trẻ em phải làm sao

Đối với ghẻ chàm hóa ở trẻ em thường ưu tiên sử dụng các loại thuốc có hoạt lực thấp, an toàn hơn với da như mỡ lưu huỳnh từ 5 – 10%. Nhóm thuốc mỡ này cũng phù hợp trong điều trị cho phụ nữ mang thai và cho con bú vì rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên nhược điểm của các loại thuốc mỡ lưu huỳnh là có mùi hôi.

Điểm chung của các thuốc này là tác động nhanh vào triệu chứng bệnh, cải thiện tình trạng da của bệnh nhân. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần thận trọng để tránh những ảnh hưởng xấu đối với da. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những lựa chọn điều trị phù hợp và an toàn nhất cho sức khỏe, tránh những tác dụng phụ không mong muốn cho làn da.

IV. Cách phòng tránh bệnh ghẻ chàm hóa ở trẻ em

Tương tự như nhiều bệnh lý ngoài da khác, bệnh ghẻ chàm hóa có tỉ lệ tái phát rất cao, đặc biệt dễ lây lan ở nơi đông dân cư, kém vệ sinh. Do đó, để phòng tránh tình trạng ghẻ ngứa ngoài da, cần đặc biệt chú ý những nguyên tắc phòng tránh bệnh song song với công tác điều trị bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn cần thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

Vệ sinh da hằng ngày bằng cách tắm gội thường xuyên để tránh sự xâm nhập của các ký sinh trùng trên da

Không mặc quần áo ẩm ướt, sau khi tắm xong cần lau khô người rồi mặc quần áo khô

Thường xuyên cắt móng tay móng chân để hạn chế trầy xước khi vô tình gãi trên da, tạo điều kiện cho ký sinh trùng dễ xâm nhập

Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chú ý vệ sinh nơi ở thường xuyên, đặc biệt là vệ sinh các vật dụng như chăn, drap, gối, đệm,… để ngăn chặn các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ngoài da