Top 9 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Yếu Tuyến Giáp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Những Vitamin Thiết Yếu Cần Cho Tuyến Giáp.

Vitamin B có vai trò quan trọng và rất cần thiết cho tuyến giáp. Mỗi loại vitamin B có vai trò khác nhau đối với hoạt động của tuyến giáp. B ( Thiamin) là một vitamin rất cần bổ sung khi bạn bị cuong giap hay basedow.

Tuyến giáp rất cần loại Vitamin này để đảm bảo hoạt động. Ở người thiếu hụt Vitamin C dài sẽ khiến cho tuyến giáp sản xuất ra nhiều hooc môn. Bởi vậy ở bệnh nhân có tuyến giáp hoạt động quá mức thì cần bổ sung vitamin C để điều hòa lại hoạt động của tuyến giáp.

Một lần nữa, thiếu vitamin này khuyến khích các tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormon, cũng như quá ít TSH của tuyến yên. Một lượng cao của vitamin này thường cần thiết cho những người có tuyến giáp hoạt động quá mức một để chống lại một lượng lớn các vitamin cạn kiệt từ hệ thống..

Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt ở những bệnh nhân cường giáp, basedow. Vitamin giúp chống lại sự bài tiết nhanh chóng của Canxi và phòng ngừa loãng xương..

Nhiều người trong số chúng ta tiêu thụ quá ít canxi và thường không coi trọng nguyên tố này. Caxi co nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, ốc…Canxi giúp chắc xương, phòng chống loãng xương rất tốt cho những người có tuyến giáp hoạt động quá mức.

Nghiên cứu cho thấy rằng cả hai suy giáp và cường giáp kết quả trong thiếu kẽm. Nó cũng đóng một vai trò trong các hoạt động của hệ miễn dịch. Nồng độ kẽm thấp đã được tìm thấy ở những người béo phì.Kẽm là cần thiết để chuyển đổi T4 thành T3, vì vậy khoáng sản này phải là một.

Magiê cần thiết cho sự chuyển đổi của T4 thành T3 nên khoáng sản này cần được bổ sung. Tiến sĩ Magovern cho chúng ta biết rằng một số người bị mất Magnesium với tốc độ lớn qua đường tiết niệu.Chế độ ăn uống kém hợp lý với các đồ ăn tinh chế và nhiều cafeine sẽ làm giảm đáng kể lượng Magie của cơ thể..

Đây là một thành phần quan trọng của các enzyme có thể chuyển đổi thành T3, T4 trong cơ thể.

Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ:0902207582 (ZALO/VIBER).

Hoàng Anh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Các Xét Nghiệm Trong Bệnh Tuyến Giáp Và Tuyến Cận Giáp

Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý (để lạnh) và chuẩn bị mẫu xét nghiệm (trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách chiết lấy huyết tương).

Không có một xét nghiệm riêng lẻ nào có thể phản ánh đầy đủ tình trạng của các tuyến nội tiết trong các điều kiện cụ thể mà cần phải phối hợp nhiều xét nghiệm trong đánh giá chức năng của một tuyến nội tiết.

1. Các xét nghiệm hoá sinh về chức năng tuyến giáp

Hormon tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng, là chất điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, kích thích các phản ứng oxy hóa và điều hoà cường độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Để đánh giá chức năng tuyến giáp, thông thường cần làm một số xét nghiệm sau:

– T4 toàn phần (Thyroxin – tetraidothyronin)

– T4 tự do (Free T4).

– T3 (Triiod thyronin).

– TSH máu (Thyrotropic hormon, Thyroid simulating hormon).

1.1. Xét nghiệm T4 toàn phần

Bình thường, T4 toàn phần = 50 – 150 nmol/l.

– Tăng trong:

Cường chức năng tuyến giáp.

Phụ nữ khi mang thai.

Dùng các thuốc (estrogen, thuốc tránh thai, hormon giáp, TSH, amiodaron, heroin, amphetamine, một số thuốc cản quang sử dụng trong chụp X quang…).

Hội chứng ” Yếu tuyến giáp bình thường”.

Tăng trong TBG (globulin gắn kết với thyroxin) hay TBPA (thyroxin gắn kết với albumin).

– Giảm trong:

Nhược năng tuyến giáp.

Giảm protein máu (suy thận, xơ gan…).

Dùng thuốc (phenytoin, triiodthyronin, testosteron, ACTH, corticoid…).

1.2. Xét nghiệm T4 tự do

Xét nghiệm này cho giá trị chính xác ở những bệnh nhân mà T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi thay đổi protein huyết tương hoặc thay đổi vị trí gắn kết protein như:

– Phụ nữ mang thai.

– Dùng thuốc (adrogen, estrogen, thuốc tránh thai, phenytoin…).

– Protein huyết tương giảm (suy thận, xơ gan…).

– Tăng trong:

Cường giáp.

Điều trị nhược giáp bằng thyroxin.

– Giảm trong:

Nhược giáp.

Điều trị nhược giáp bằng triiodthyronin.

1.3. Xét nghiệm T3 máu

T4 và FT4 (chỉ số T4 tự do) thường là 2 xét nghiệm đầu tiên cho các bệnh nhân tuyến giáp. T3 là hormon tuyến giáp hoạt động mạnh nhất ở máu. Nó tăng hay giảm thường đi đôi với các trường hợp T4 và có giá trị trong một số trường hợp như:

– Khi T4 tự do tăng quá mức giới hạn.

– T4 bình thường trong hội chứng cường giáp.

– Kiểm tra nguyên nhân cường giáp.

Bình thường T3 = 1 – 3 nmol/l.

1.4. Xét nghiệm TSH máu

TSH được tiết ra bởi tuyến tiền yên, là một glucoprotein. Nó có tác dụng làm tăng trưởng tuyến giáp, làm tăng chuyển hóa chung như: oxy hóa glucose, tăng tiêu thụ oxy, tăng tổng hợp phospholipid và ARN. Xét nghiệm TSH dùng để chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến giáp nguyên phát (phù niêm) với nhược năng tuyến giáp thứ phát (thiểu năng tuyến yên).

Kỹ thuật xét nghiệm mới nhất là IRMA (Immuno radio metric aasay).

Kỹ thuật này có thể đo được các nồng độ thấp hơn rất nhiều so với kỹ thuật RIA (phương pháp miễn dịch-phóng xạ).

– Bình thường (theo RIA – WHO Standard): TSH huyết tương = 3,9 ± 2 mU/ml.

Tất cả các xét nghiệm này không tương đương nhau nên người làm xét nghiệm cần biết kỹ thuật nào cần được sử dụng và các giá trị giới hạn khác nhau của mỗi kỹ thuật.

– Giá trị giới hạn của IRMA:

Tuyến giáp bình thường: 0,4 – 6,0.

Cường giáp: < 0,1.

Giới hạn thấp: 0,1 – 0,39.

– Vai trò của xét nghiệm TSH.

Chẩn đoán hội chứng nhược giáp.

Điều trị nhược giáp (các phương pháp điều trị cần đưa TSH về giá trị bình thường).

Phân biệt nguồn gốc của nhược giáp (tuyến yên hay vùng dưới đồi).

Thiết lập một phương pháp điều trị thay thế bằng hormon tuyến giáp tương xứng trong nhược năng tuyến giáp nguyên phát mặc dù T4 có thể tăng nhẹ.

Thiết lập phương pháp điều trị bằng hormon giáp để ngăn chặn ung thư tuyến giáp.

Giúp chẩn đoán phân biệt hội chứng suy yếu ở người có tuyến giáp bình thường với các bệnh nhân nhược giáp nguyên phát.

Thay thế cho xét nghiệm TRH trong cường giáp bởi vì phần lớn các bệnh nhân có nồng độ TSH bình thường sẽ cho TRH bình thường, còn bệnh nhân có nồng độ TSH thấp không thể xác định được thì cũng không bao giờ định lượng được TRH.

Chẩn đoán cường giáp bằng phương pháp IRMA.

Ý nghĩa

– Tăng trong:

Nhược giáp nguyên phát không được điều trị: tăng tương xứng với sự suy giảm chức năng tuyến giáp. Tăng từ 3 lần đối với các trường hợp nhẹ đến 100 lần trong một vài trường hợp có phù niêm. Nó có giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa suy giáp do tuyến yên hay vùng dưới đồi. Đặc biệt nó có giá trị trong chẩn đoán sớm nhược giáp và các nhược giáp chưa có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng.

TSH huyết tương được đưa về giá trị bình thường là cách điều chỉnh liều dùng thuốc tốt nhất trong điều trị nhược giáp bằng hormon giáp, nhưng nó không được chỉ định cho việc theo dõi điều trị tiếp theo.

Viêm tuyến giáp Hashimoto, bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhược giáp và khoảng 1/3 trong số đấy có triệu chứng lâm sàng bình thường.

Nhiễm độc giáp do u tuyến yên.

Một số bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”.

1.5. Kháng thể kháng TSH

– Giảm trong:

Nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp hay do nguồn hormon giáp từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Nhược năng thứ phát do tuyến yên hay vùng dưới đồi.

Bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”:

Bệnh tâm thần cấp.

Bệnh gan.

Suy dinh dưỡng.

Bệnh Addison.

Bệnh to cực chi.

Các bệnh nội khoa cấp tính.

Nôn mửa nhiều do ốm nghén

Tác dụng phụ của thuốc như: glucocorticoid, dopamin, levodopa, apomorphin, pyridoxid; các thuốc kháng tuyến giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.

Bảng 8.1: Giá trị bình thường của T3, T4 huyết thanh người trưởng thành theo các tác giả nước ngoài. chúng tôi

Bệnh Mắt Tuyến Giáp (Ted)

Điều này có thể làm cho mắt bị đẩy về phía trước (lồi mắt) và mắt, mí mắt bị sưng và đỏ. Trong một số trường hợp có sưng và cứng của các cơ chuyển động mắt điều này có thể gây ra song thị.

Hiếm khi TED có thể gây mù do áp lực lên dây thần kinh ở mặt sau của mắt hoặc vết loét hình thành ở phía trước mắt.

TED là một bệnh tự miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công mặt sau của mắt và gây viêm.

Triệu chứng bệnh mắt do tuyến giáp

Bệnh nhân bị tăng tuyến giáo có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

Cổ sưng lên do tuyến giáp to (bướu giáp)

Đổ mồ hôi, nóng bức

Thèm ăn, ăn nhiều nhưng lại giảm cân

Tay chân thường run

Tim đập nhanh

Mệt mỏi

Bồn chồn, lo âu và tính khí khó chịu

Một số biến chứng của bệnh tuyến giáp là mất thị lực do thị giác bị chèn ép bởi các mô xung quanh mắt. Tình trạng này có thể gây sưng mắt, lồi mắt, khiến giác mạc bị ảnh hưởng.

Lồi mắt do bướu cổ là điều không hiếm gặp. Vì thế, nếu có bệnh bướu cổ, mọi người không được chủ quan với các bệnh lý về mắt để không ảnh hưởng tới thị lực, thẩm mỹ.

Bệnh nhân cũng có thể bị chứng song thị do các cơ ở mắt bị cứng và sưng. Khi có dấu hiệu khác thường ở mắt nên đến các bệnh viện mắt gần nhất để các bác sĩ khám và chẩn đoán.

Những tổn thương mắt do tuyến giáp

Lồi mắt: Bệnh lý tuyến giáp khiến xảy ra phù nề và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt, vì thế nhãn cầu bị đẩy nhô ra trước. Lồi mắt nặng làm cho mi nhắm không kín và có thể dẫn tới biến chứng viêm loét giác mạc, có trường hợp phải khoét bỏ mắt.

Co rút mi: dấu hiệu này thấy rất rõ ở mi trên. Mi co rút càng khiến có cảm giác bệnh nhân lồi mắt nặng hơn. Co rút mi cùng với lồi mắt gây hở mi khi nhắm nhẹ và khi ngủ. Hở mi, lộ giác mạc khiến người bệnh có cảm giác cộm, khô mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng.

Nhìn đôi (song thị) hoặc lác: có 4 đôi cơ vận nhãn đảm bảo cho mắt một người bình thường liếc được các hướng. Bệnh tuyến giáp khiến các cơ vận nhãn này bị viêm, phù nề, phì đại và dần dần xơ hóa với mức độ khác nhau dẫn đến chứng nhìn đôi, ban đầu nhìn đôi từng lúc và về sau nặng hơn là lác.

Tăng nhãn áp: sự nề phù và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt sẽ ép vào nhãn cầu từ phía sau vừa gây lồi mắt, vừa gây tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp lâu ngày sẽ đưa tới tổn hại thị lực, thị trường.

Giảm thị lực: bệnh tuyến giáp khiến các cơ vận nhãn bị phì đại chèn ép dây thần kinh thị giác ở đoạn đỉnh hốc mắt và gây giảm thị lực. Giảm thị lực còn có thể do tăng nhãn áp lâu ngày.

Điều trị bệnh mắt do tuyến giáp

-Dùng thuốc nhằm điều hòa sự bài tiết hormon của tuyến giáp về mức bình thường, Các biện pháp khác là uống chất iôt phóng xạ hoặc mổ cắt bớt tuyến giáp.

– Trong thời gian đầu dùng thuốc trị bệnh, mắt thường lồi thêm trước khi ổn định và giảm bớt. Trường hợp mắt lồi nặng, cần đi khám chuyên khoa mắt để phối hợp điều trị.

-Giữ gìn mắt bằng cách hạn chế những hoạt động căng thẳng cho mắt (như đọc sách báo hay xem tivi, máy tính nhiều…). Tránh khói thuốc lá và bụi nói chung.

-Tránh để stress.

Để phòng ngừa các biến chứng lồi mắt do mắc bệnh mắt do tuyến giáp, bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp cần tuân thủ chỉ định điều trị. Không tự ý bỏ thuốc chữa bệnh, đi khám định kỳ cả bệnh tuyến giáp lẫn khám mắt đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bệnh Tuyến Giáp Khi Mang Thai

Theo các nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 3-4% các bà mẹ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy tuyến giáp. Ở Việt Nam, nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao hơn vì Việt Nam nằm trong vùng thiếu Iốt. Khi bà mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Vì thế phát hiện và xử lý kịp thời bệnh tuyến giáp khi có thai sẽ giảm được các biến chứng nguy hiểm.

1. Nguy cơ khi có thai bị bệnh tuyến giáp:

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai.

Trong những tuần đầu có thai, là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan của thai nhi, nếu thiếu hormon sẽ gây nên những biến chứng nặng nề. Hậu quả của suy giáp gây tăng huyết áp ở mẹ, với thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt trẻ để ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. nếu bị cường tuyến giáp (ít gặp hơn) nhưng cũng có thể gây nên những biến chứng như sảy thai, thai nhẹ cân, tiền sản giật, đẻ non. Nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ có thể gây tử vong mẹ và con rất cao.

2. Cần phát hiện bệnh tuyến giáp sớm để tránh những biến chứng: Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa quan trọng, ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con còn đảm bảo cho những đứa trẻ sinh ra hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ tốt…và giảm thiểu các biến chứng.

3. Bà mẹ nào cần được theo dõi bệnh tuyến giáp khi mang thai? Những thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nếu:

Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp trước khi có thai như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần , bướu nhân tuyến giáp…

Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em…) bị bệnh tuyến giáp.

Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước.

Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh…

Bị bệnh đái tháo đường, bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, luput)

Những phụ nữ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám ở các khoa nội tiết ngay khi biết có thai để thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm máu (hormon FT4 , TSH), nếu nghi ngờ cần siêu âm tuyến giáp và các xét nghiệm đặc biệt.

Các bà mẹ khi mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị và theo dõi suốt trong thời kỳ mang thai nhằm đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng nhanh càng tốt.

TS,Bs Nguyễn Quang Bảy

Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần.