Top 11 # Xem Nhiều Nhất Biểu Hiện Dị Ứng Paracetamol Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Dị Ứng Paracetamol: Biểu Hiện Và Cách Xử Lý Kịp Thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens Johnson (SJS), hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN). Tình trạng dị ứng Paracetamol nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Dị ứng Paracetamol là gì?

Paracetamol là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Thông thường thuốc được chỉ định để kiểm soát các cơn đau, hạ sốt có mức độ nhẹ và trung bình. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, viên nang, thuốc nước, bột, thuốc tiêm,…

Thuốc viên Paracetamol thuộc nhóm thuốc không kê đơn và phù hợp với nhiều đối tượng nên được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt (có cơ địa nhạy cảm hoặc bị dị ứng bất cứ thành phần nào của thuốc), khi thuốc được dung nạp vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng dị ứng ngoài da. Điển hình như da bị đỏ, phát ban, phồng rộp,…

Thông thường các dị ứng do sử dụng thuốc Paracetamol tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, nhưng phản ứng này có thể nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời.

Vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc Paracetamol, lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây dị ứng Paracetamol

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi dung nạp thuốc Paracetamol qua đường uống hoặc tiêm, thuốc có thể sẽ biến đổi thành hợp chất lạ. Hầu hết các trường hợp này thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng, rối loạn hoặc suy giảm hệ miễn dịch, người có tiền sử hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Do đó, trong một số trường hợp, thay vì người bệnh nhận được các lợi ích từ thuốc Paracetamol mang lại thì hệ thống hệ miễn dịch lại nhầm lẫn các hoạt chất trong thuốc là tác gây hại cho cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động, tạo ra các kháng thể để chống lại dị nguyên, từ đó dẫn đến bùng phát các triệu chứng dị ứng.

Các biểu hiện dị ứng Paracetamol

Các triệu chứng dị ứng Paracetamol thường ở mức độ nghiêm trọng và các biểu hiện này được chia thành nhiều dạng khác nhau. Với trường hợp dị ứng thuốc nhẹ sẽ kèm theo các triệu chứng ngoài da, bao gồm:

Trường hợp dị ứng Paracetamol nghiêm trọng có thể tác động và dẫn đến kích hoạt ADR trên da. Lúc này sẽ làm khởi phát các triệu chứng nặng nề trên da. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng Paracetamol có thể gây ra các hội chứng nghiêm trọng như:

Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc(TEN)

Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) hay còn gọi là hội chứng Lyell. Các biểu hiện của hội chứng này có thể bùng phát nhanh chóng và tiến triển theo chiều hướng xấu khi bạn dùng Paracetamol và bị dị ứng.

Bề mặt da bị tổn thương đa dạng: Lúc này trên bề mặt da sẽ xuất hiện các tổn thương đặc trưng bởi hiện tượng da có màu hồng ban dạng sởi hoặc tinh hồng nhiệt, các mụn nước nổi trên bề mặt da bị tổn thương. Khỉ mới khởi phát, tổn thương chỉ tập trung tại một số vị trí trên cơ thể, sau đó chúng có xu hướng lan rộng khắp cơ thể.

Niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương: Hội chứng Lyell có thể gây ra tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa. Điển hình như viêm loét dạ dày, đường ruột, loét họng, viêm miệng, trợt niêm mạc miệng.

Tổn thương niêm mạc mắt: Tổn thương niêm mạc mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc cũng có thể xuất hiện khi gặp phải hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN).

Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, đường tiết niệu: Hội chứng Lyell có thể gây tổn thương đường tiết niệu và đường sinh dục.

Các biểu hiện toàn thân: Ngoài các triệu chứng trên, hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) có thể gây viêm cầu thận, viêm gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm phổi,…

Khi bị hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng nếu không được khắc phục kịp thời. Theo các chuyên gia, nguy cơ tử vong ở người mắc phải hội chứng này dao động từ 15 – 30%.

Hội chứng Stevens – Johnson (SJS)

Hội chứng Stevens – Johnson (SJS) là biểu hiện dị ứng thuốc đặc trưng bởi tổn thương da nổi các bọng nước. Những bọc nước này thường sẽ tập trung ở các hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng, tai, hậu môn và bộ phận sinh dục. Bên cạnh dấu hiệu nổi mụn nước, Hội chứng Stevens – Johnson (SJS) còn có thể gây ra một số biểu hiện như:

Hội chứng Stevens – Johnson (SJS) sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tổn thương.

Hội chứng ban mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)

Tình trạng dị ứng Paracetamol có thể gây khởi phát hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP). Hội chứng này đặc trưng bởi hiện tượng nổi các mụn mủ vô trùng trên vùng da tổn thương và có xu hướng lan rộng.

Khi mới khởi phát, các biểu hiện của hội chứng ban mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP) thường tập trung ở các khu vực da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn.

Người bệnh nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, tổn thương da sẽ phát triển nhanh chóng, lan rộng toàn thân và đi kèm với biểu hiện sốt. Ngoài ra, khi tiến hành làm xét nghiệm sẽ cho ra kết quả bạch cầu trung tính cao.

Các biện pháp xử lý dị ứng Paracetamol

Hiện tượng phản ứng dị ứng ADR trên da rất hiếm xảy ra, tuy nhiên chúng thường gây ra các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng và tăng nguy cơ tử vong. Do đó, trước khi sử dụng thuốc Paracetamol, người bệnh cần xem kỹ các thành phần của thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị nói chung và thuốc Paracetamol nói riêng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh đó, trong thời gian sử dụng thuốc Paracetamol, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, người bệnh nên ngưng dùng thuốc. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi, tiến hành các xét nghiệm kiểm tra mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Song song việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp sau để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả, thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn.

Tránh các hoạt động bất lợi cho da

Để tránh các tổn thương da lan rộng và kiểm soát tình trạng dị ứng Paracetamol hiệu quả, người bệnh cần tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến cơ thể cũng như vùng da bị tổn thương. Hạn chế tối đa hành động cào gãi, chà xát mạnh lên khu vực da bị dị ứng vì có thể khiến da bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Người bệnh cần thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh để cơ thể căng thẳng, lo âu, áp lực, mất tập trung trong thời gian dài.

Bởi khi căng thẳng thần kinh có thể làm khởi phát các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban,…Điều này sẽ khiến tình trạng dị ứng Paracetamol trở nên nghiêm trọng hơn.

Để giải tỏa áp lực, căng thẳng, bạn có thể áp dụng các biện pháp thư giãn như yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, trò chuyện với người thân,…Ngoài ra, người bệnh cần nâng cao sức khỏe, thể trạng bằng cách duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày.

Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể

Khi bị dị ứng, bao gồm dị ứng thuốc Paracetamol, bạn nên bổ sung nhiều nước lọc và các loại nước ép rau củ, trái cây giàu vitamin cần thiết cho cơ thể. Biện pháp này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố. Từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng thuốc và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng Paracetamol tốt hơn, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả và. Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất tự nhiên và vitamin như các loại rau củ, trái cây, thịt, cá vào thực đơn hàng ngày.

Sử dụng các loại thuốc thay thế khác

Trường hợp bị dị ứng với thuốc Paracetamol, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác để thay thế, cụ thể như các loại thuốc: Aspirin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen có thể thay thế tác dụng điều trị của thuốc Paracetamol.

Trường hợp bạn tiếp tục dùng Paracetamol mặc dù đã có tiền sử dị ứng, thì các phản ứng dị ứng lần sau sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn, khả năng đe dọa đến tính mạng cũng sẽ tăng cao.

Phòng ngừa dị ứng Paracetamol hiệu quả

Bên cạnh điều trị dị ứng Paracetamol, bạn cũng nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

Tránh tự ý mua thuốc Paracetamol hoặc các loại thuốc có thành phần Paracetamol về tự điều trị. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, điều này sẽ hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn.

Không dùng thuốc Paracetamol liên tục trong 10 ngày đối với trường hợp bệnh là người lớn, không dùng thuốc quá 5 ngày đối với người bệnh là trẻ em. Ngoài ra, người bệnh tránh sử dụng thuốc Paracetamol quá 5 liều trong 24 giờ.

Trường hợp người bệnh có thói quen sử dụng rượu bia không, chất kích thích thì không nên sử dụng thuốc Paracetamol. Bởi vì khi dùng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ tăng độc tính ở gan.

Chống chỉ định thuốc Paracetamol với người bệnh sốt trên 39.5 độ, sốt kéo dài hơn 3 ngày, sốt tái phát.

Tránh nghiền nát, nhai hoặc hòa viên nén Paracetamol trong chất lỏng trước khi uống.

Thuốc Paracetamol không được khuyến cáo dùng cho các đối tượng có tiền sử mắc các bệnh thiếu máu, bệnh gan, tim, thận, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Trước khi sử dụng thuốc Paracetamol, bạn cần tiến hành kiểm tra tiền sử dị ứng thuốc. Và trong quá trình dùng thuốc nên lưu ý cách dùng và liều dùng phù hợp với độ tuổi và mức độ bệnh lý.

Nên lưu ý độc tính của thuốc Paracetamol trước khi sử dụng. Thuốc tuy không gây đau dạ dày nhưng có thể gây hoại tử tế bào gan nếu lạm dụng trong thời gian dài.

Khi nhận thấy các biểu hiện dị ứng ngay sau khi dùng thuốc Paracetamol, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm các nguy cơ nghiêm trọng khác như hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens – Johnson.

Dị ứng Paracetamol nếu được kiểm soát kịp thời sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, nhất là ở giai đoạn có mức độ nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng ở mức độ nặng và không được điều trị sẽ gây ra các hội chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Biểu Hiện Ngứa Mắt Do Dị Ứng

Đa phần những yếu tố dị ứng, ngứa ngáy thường biểu hiện chủ yếu ngoài da. Tuy nhiên cũng có không ít những trường hợp có biểu hiện ngứa mắt do dị ứng. Nhiều trường hợp khi có các triệu chứng này thường nhầm lần với các biểu hiện của những bệnh về mắt.

Các biểu hiện ngứa mắt do dị ứng đặc biệt phổ biến vào một số giai đoạn trong năm. Đặc biệt là lúc giao mùa vào các tháng 4, 5, 6, 7 hằng năm. Tại các quốc gia nhiệt đới nóng ẩm, các biểu hiện dị ứng, ngứa mắt rất đa dạng. Hiểu rõ về tình trạng ngứa mắt do dị ứng có thể giúp bạn kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh đúng cách.

I. Sơ lược về dị ứng ở mắt

Dị ứng ở mắt là một phản ứng dị ứng xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng ở mắt có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc xuất hiện kèm theo các dạng bệnh dị ứng khác trên cơ thể bạn. Với người có cơ địa dị ứng ở mắt, khi có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với một số yếu tố mà cơ thể họ mẫn cảm, đều có thể dẫn đến phản ứng dị ứng.

Mặc dù một số trường hợp các yếu tố gây dị ứng rất bình thường, không phải là tác nhân độc hại nhưng cơ thể của người bị dị ứng vẫn xem đó là các yếu tố lạ, có hại cho cơ thể và cơ thể cần phải tránh xa các yếu tố này.

II. Những nguyên nhân gây ra dị ứng ở mắt

Dị ứng ở mắt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau trong sinh hoạt và cuộc sống, đặc biệt là những yếu tố dễ tiếp xúc với mắt. Có thể điểm qua một số yếu tố có thể gây ra dị ứng ở mắt, bao gồm:

Những loại thuốc, hoá chất, các loại hóa mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm lỏng và các sản phẩm dễ bay hơi.

Không khí ô nhiễm, bụi bẩn, các ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường như không khí khô, nóng, ẩm,… cũng có thể khiến cho mắt dễ xuất hiện những phản ứng dị ứng.

Dị ứng thực phẩm trong một số trường hợp cũng có thể kéo theo các dấu hiệu dị ứng ở mắt.

Một số yếu tố khác như phấn hoa, côn trùng, lông động vật cũng có thể là yếu tố gây ra dị ứng ở mắt.

Ngoài một số nguyên nhân phổ biến kể trên, dị ứng ở mắt còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác tùy theo từng khu vực và đặc thù cơ địa của bệnh nhân. Hiện nay, vẫn chưa thể thống kê một cách đầy đủ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng ở mắt nói riêng và các dạng dị ứng khác nói riêng.

III. Biểu hiện dị ứng ở mắt

Dị ứng ở mắt rất phong phú và có thể xuất hiện với những biểu hiện khác nhau tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Có một số biểu hiện dị ứng ở mắt khá phổ biến trong cuộc sống được ghi nhận như:

1. Viêm kết mạc dị ứng

Các dấu hiệu viêm kết mạc dị ứng là một trong những biểu hiện dị ứng ở mắt thường gặp nhất. Đa số những bệnh nhân dị ứng ở mắt đều có thể gặp phải các dấu hiệu này. Có thể nhận diện biểu hiện dị ứng ở mắt qua những dấu hiệu như:

Mắt có các dấu hiệu ngứa ngáy, chảy nước mắt.

Mắc có dấu hiệu tăng tiết gỉ mắt với các triệu chứng gỉ màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh.

Một số trường hợp viêm kết mạc dị ứng nặng có thể gây ra phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng.

2. Viêm giác mạc

Người bệnh viêm giác mạc thường có một số dấu hiệu như:

Mắt bị khô và khó chịu.

Đau mắt do giác mạc bong tróc.

3. Viêm trong nhãn cầu

Những trường hợp viêm trong nhãn cầu khá hiếm gặp vì dị nguyên trong các phản ứng dị ứng khó có thể lọt được vào trong nhãn cầu của bệnh nhân. Tuy vậy trên thực tế vẫn có trường hợp này xảy ra. Khi các dị nguyên gây dị ứng lọt được vào môi trường bên trong nhãn cầu có thể gây ra viêm trong nhãn cầu khiến bệnh nhân khó chịu và đau đớn.

IV. Dị ứng ở mắt có nguy hiểm không?

So với các dạng dị ứng thông thường hay bùng phát trên da thì các phản ứng dị ứng ở mắt tương đối nguy hiểm hơn. Người bị dị ứng ở mắt không chỉ gặp phải những khó chịu thông thường mà còn có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thị lực. Tùy theo từng trường hợp dị ứng ở mắt mà các biểu hiện cũng sẽ khác nhau, có thể nặng hoặc nhẹ.

V. Xử trí và điều trị khi có các biểu hiện dị ứng ở mắt

1. Xử lý ban đầu

Đối với những trường hợp có biểu hiện dị ứng ở mắt, thao tác xử trí tại chỗ ban đầu khi mới có phản ứng dị ứng đặc biệt quan trọng vì có thể giúp cho tình trạng dị ứng được kiểm soát, tránh tình trạng dị ứng tiến triển nặng hơn. Một số bước xử lý ban đầu bạn cần chú ý khi bị dị ứng ở mắt như sau:

Rửa ngay vùng mắt với nước. Bạn có thể sử dụng nước lạnh, nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước mắt nhân tạo đều được. Việc rửa mắt khi có dấu hiệu dị ứng giúp bạn tránh được phản ứng dị ứng nặng hơn, loại bỏ bớt được các yếu tố dị ứng.

Chườm lạnh sau khi rửa mắt cũng là một trong những cách xử lý ban đầu khi bị dị ứng ở mắt. Cách này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng như sưng phù mí mắt, ngứa ngáy, khó chịu,…

*Lưu ý: không thực hiện các động tác day, dụi, xoa, ấn vào mắt khi đang có các dấu hiệu dị ứng ở mắt để tránh làm nặng thêm triệu chứng và thương tổn.

2. Điều trị

Sau khi xử lý ban đầu, cần chú ý đến bác sĩ ngay để có những can thiệp một cách phù hợp để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Tùy theo tình trạng dị ứng, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp điều trị khác nhau như:

Các loại thuốc kháng histamine đường uống để giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng do histamine gây ra, đặc biệt là các triệu chứng sưng, ngứa.

Các loại thuốc nhỏ mắt để giúp giảm các dấu hiệu khô, ngứa và khó chịu khi dị ứng ở mắt.

Dấu Hiệu Dị Ứng Paracetamol Và Cách Xử Lý

Thói quen của chúng ta là hay dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt, vì loại thuốc này rất dễ mua tại các nhà thuốc mà không cần phải có chỉ định và toa thuốc của bác sĩ. Nhưng loại thuốc này cũng tiềm ẩn nguy cơ dị ứng nếu chúng ta sử dụng không đúng cách hoặc có cơ địa dị ứng với loại thuốc này. Trong bài viết hôm nay chuyên trang chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn đọc những dấu hiệu dị ứng paracetamol cũng như cách xử lý khi không may rơi vào tình trạng này.

Những dấu hiệu dị ứng paracetamol thường gặp

Trước hết bạn cần hiểu công dụng của thuốc Paracetamol. Đây là loại thuốc rất thông dụng, được sử dụng để điều trị các bệnh thường gặp: đau đầu, giảm đau, hạ sốt. Thông thường aspirin cũng có tác dụng tương tự nhưng người ta lại tin dùng paracetamol hơn. Vì nếu sử dụng với liều lượng hợp lý, loại thuốc này dung nạp tốt, ít tác động đến tim mạch và hô hấp, không gây kích ứng, chảy máu dạ dày như dùng aspirin.

Xuất hiện hội chứng Stevens – Johnson: tức là khi bị dị ứng paracetamol ở các hốc mắt, tai, mũi miệng, hậu môn và cơ quan sinh dục của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều bọng nước. Ngoài ra, bệnh nhân còn dễ bị sốt cao, viêm phổi và rối loạn chức năng gan thận.

Hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay Lyell: lúc này da không phải bị ở một số bộ phận mà tổn thương biểu hiện trên toàn bộ cơ thể. Thông thường xuất hiện hồng ban, sởi, bọng nước. Ngoài ra bệnh nhân còn bị các tổn thương khác như viêm miệng, dạ dày, loét hầu, niêm mạc đường sinh dục hay tiết niệu cũng dễ bị tổn thương. Lúc này bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, viêm thận. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu chúng ta không phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp.

Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân: lúc này da xuất hiện rất nhiều những nốt hồng ban. Trên nền hồng ban sẽ xuất hiện các mụn mủ vô trùng nhỏ. Những biểu hiện dị ứng thường tập trung ở nách, bẹn thậm chí lan ra toàn thân… Người bệnh cũng thường có biểu hiện sốt khi bị dị ứng paracetamo, có thể phát hiện máu bạch cầu trung tính tăng khi tiến hành các xét nghiệm.

Việc tự ý sử dụng thuốc là hết sức nguy hiểm, chúng ta cần phải tuân theo những chỉ định đã được hướng dẫn trên bao bì của thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Cách xử lý khi bị dị ứng paracetamol

Như chúng ta đã thấy ở trên, nếu không may bị dị ứng paracetamol cơ thể của bạn sẽ có những phản ứng và biểu hiện rất rõ trên da cũng như trên toàn cơ thể. Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời. Cụ thể bạn nên:

Ngưng sử dụng thuốc ngay để hạn chế những rủi ro cho sức khỏe không thể lường trước được.

Nếu bạn biết mình bị dị ứng Paracetamol có thể thay thế bằng các loại thuốc khác như: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen, Diclofenacen…

Uống nhiều nước và các loại nước trái cây để tăng cường sức khỏe. Đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất giúp cơ thể lọc thải chất độc ra ngoài dễ dàng hơn.

Khi bị dị ứng paracetamol cơ thể thường hết sức mệt mỏi. Bạn cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Cách tốt nhất nên có một chế độ ăn uống lành mạnh: tăng cường ăn chất xơ và rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.

Khi bệnh có những dấu hiệu chuyển biến phức tạp cách tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tại đây các sĩ sẽ tư vấn để đưa ra cho bạn cách xử lý phù hợp nhất.

Biểu Hiện Bệnh Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh viêm mũi và cũng là dạng dị ứng phổ biến nhất trong các dạng dị ứng. Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng tại các nước đang phát triển theo đánh giá hiện nay là rất cao.

706432 Vài điều cần biết về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là kết quả của phản ứng dị ứng qua các chất trung gian IgE dẫn đến phản ứng viêm của niêm mạc mũi với các triệu chứng như nhảy mũi ( thường vào sáng sớm), sổ mũi, ngứa mũi ,nghẹt mũi.

Các dạng thường gặp của viêm mũi dị ứng

Tùy vào nguyên nhân mà hiện nay viêm mũi di ứng được chia thành 3 loại :

Viêm mũi dị ứng theo mùa : Loại này thường xảy ra ở một mùa nhất định trong năm, thường là mùa xuân và mùa hè. Dị nguyên điển hình là phấn hoa cỏ cây nên trước đây được gọi là sốt cỏ hay viêm mũi phấn hoa. Bệnh xảy ra cùng thời điểm năm trước và có thể đoán biết trước thời điểm khỏi bệnh. Khi người bệnh có biểu hiện hắt hơi, ngẹt mũi, chảy nước mũi trong khoảng thời gian cao điểm từ tháng 5 đến tháng 7 thường được phán đoán là viêm mủi dị ứng loại này.

Vài điều cần biết về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng quanh năm : là loại thường gặp nhất trong các thể viêm mũi di ứng, thường đi kèm với các bệnh khác về hô hấp như hen phế quản, viêm xoang dị ứng. Cơn dị ứng mũi có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm và thường xuyên xảy ra, không theo quy luật. Nguyên nhân rất nhiều, khó xác định cụ thể.

Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp : xảy ra do sự tiếp xúc với một chất hoặc tác nhân trong môi trường làm việc. Dù được nghiên cứu muộn nhưng viêm mũi dị ứng loại này đang là một vấn đề nổi cộm trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Loại này được phân thành 2 nhóm là viêm mũi dị ứng khu vực văn phòng và ngoài văn phòng.

Vài điều cần biết về viêm mũi dị ứng

Điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị không dùng thuốc

Cần giữ vệ sinh thật tốt quanh nơi sống, giữ ấm mũi vào trời lạnh hay khi ngủ trong phòng máy lạnh. Theo kinh nghiệm thực tế, việc xông hơi nước nóng có chứa lá tinh dầu thơm cũng giúp cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

Điều trị dùng thuốc

Dựa vào cách dùng thuốc, chia thành 2 nhóm là thuốc dùng tại chỗ ( nhỏ mũi, xịt mũi) và thuốc uống.

Thuốc dùng tại chỗ an toàn và dễ tìm nhất là nước muối sinh lý NaCl 0,9% dùng để rửa muỗi giúp thông sạch mũi. Các loại thuốc xịt có chứa các chất làm co mạch ( naphazolin, oxymetzolin) có tác dụng thông mũi nhanh nhưng chỉ được dùng tối đa trong 5 ngày và không nên dùng cho trẻ nhò. Dạng glucocorticoid xịt chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Nhóm thuốc uống phổ biến là kháng histamine ( fexofenadin, loratadin…), kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, glucocorticoid dạng uống. Việc sử dụng nhóm thuốc uống này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng.