Top 10 # Xem Nhiều Nhất Các Triệu Chứng Của Corona Virus Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Các Triệu Chứng Của Dịch Bệnh Viêm Phổi Do Virus Corona.

Nhiều quốc gia ở châu Á, cũng như một số nước ở các châu lục khác như Australia, Pháp và Mỹ, cũng ghi nhận các trường hợp lây nhiễm.

Ông Yazdan Yazdanpanah, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Diderot ở Paris (Pháp), cho biết tình trạng của các bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới “ít nguy hiểm hơn” so với các bệnh nhân nhiễm chủng corona gây Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS). Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ tử vong do chủng corona mới là chưa đến 5%. Trong khi đó, các đợt bùng phát virus SARS năm 2002-2003 và virus gây Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2012 có tỷ lệ tử vong lần lượt là 9,5% và 34,5%. Đến nay, chưa có trường hợp tử vong do lây nhiễm virus corona ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nhiều nước đã có các động thái rõ ràng nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan. Ngày 26/1, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, Washington đang sắp xếp một chuyến bay để sơ tán đội ngũ nhân viên và các công dân Mỹ bị mắc kẹt tại vùng dịch ở Thành phố Vũ Hán. Trong một bức thư điện tử gửi các công dân Mỹ ở Trung Quốc, Bộ trên cho biết, chuyến bay sẽ rời Thành phố Vũ Hán vào ngày 28/1 và đưa các hành khách đến Thành phố San Francisco, đồng thời cảnh báo sẽ hạn chế chỗ ngồi đối với các công dân bình thường. Ngoài Mỹ, Pháp cũng có kế hoạch sơ tán các công dân nước này đang bị mắc kẹt ở Hồ Bắc bằng xe buýt.

Các triệu chứng

Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, qua phân tích dữ liệu của 41 trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona, một số triệu chứng của virus corona chủng mới giống với chủng corona gây bệnh SARS. Theo đó, tất cả các nạn nhân đều bị viêm phổi, hầu hết bị sốt, 75% bị ho và hơn 50% cảm thấy khó thở.

Tuy nhiên, Trưởng Nhóm nghiên cứu Bin Lao cho biết, có một số khác biệt quan trọng, chẳng hạn chủng corona mới còn gây ra các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi hoặc đau họng. Virus corona chủng mới không gây ra các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, vốn là triệu chứng của 20-25% số bệnh nhân nhiễm SARS.

Độ tuổi trung bình của 41 bệnh nhân nêu trên là 49, phần lớn trong số họ đã từng đến khu chợ ở Thành phố Vũ Hán, nơi bị cho là nguồn khởi phát virus corona. Gần 30% trong số họ gặp vấn đề về hô hấp và 6 người đã tử vong.

Virus corona lây nhiễm như thế nào?

Hiện vẫn chưa rõ virus corona lây nhiễm như thế nào. Theo chuyên gia William Keevil thuộc Đại học Southampton (Anh), các nhà khoa học vẫn chưa có đủ dữ liệu để làm rõ chính xác quá trình sinh sản của virus corona cũng như mức độ lây nhiễm. Tuy nhiên, ông cho rằng mức độ lây nhiễm là “khá cao”. Thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới tối đa 2 tuần.

Virus corona mới được cho là lây theo đường hô hấp, ở mức độ tiếp xúc gần. Trong vòng 2m, nếu người xung quanh hít phải nước bọt hay hắt hơi của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Vẫn chưa rõ loài động vật nào truyền virus corona

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chủng corona mới có thể xuất phát từ con dơi, tương tự virus chủng corona gây ra dịch SARS. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ loài động vật nào truyền virus corona cho con người. Mới đây, một nhóm chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tác nhân truyền virus corona có thể là một con rắn, song giả thiết này đã bị các chuyên gia khác bác bỏ và cho rằng, nguồn gốc virus là một loài động vật có vú.

Việc xác định loài động vật nào truyền virus corona sang con người có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Với dịch SARS xảy ra cách đây 17 năm, tác nhân làm lây lan virus được xác định là con cầy hương, vốn là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc.

Chuyên gia Arnaud Fontanet tại Viện Pasteur, Paris, Pháp cho rằng, việc cấm tiêu thụ thịt cầy hương và đóng cửa các cơ sở nuôi cầy hương đã giúp ngăn chặn dịch SARS bùng phát trở lại. Mặt khác, một lý do khiến việc ngăn chặn dịch MERS lan rộng đó là virus này xuất phát từ lạc đà một bướu, vốn được sử dụng phổ biến để thồ hàng.

Cách Nhận Biết Triệu Chứng Của Virus Corona (Covid

Các triệu chứng cấp tính tại thời điểm này có thể xuất hiện từ 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

“Sốt, ho hoặc khó thở là những triệu chứng đường hô hấp đáng chú ý”, tiến sĩ William Schaffner, giáo sư về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Vanderbilt ở Columbia cho biết.

Có thể xác định những triệu chứng đó và hành động để bảo vệ bản thân và những người xung quanh là rất quan trọng. Đây là những gì bạn cần biết:

Sốt là một triệu chứng quan trọng để nhận biết bạn có bị nhiễm virus corona hay không. Khi nhiệt độ của bạn đạt ít nhất 37,7 độ C (đối với trẻ em và người lớn) thì lúc đó bạn đã bị sốt.

Khi bạn kiểm tra sốt, đừng dựa vào nhiệt độ vào buổi sáng. Thay vào đó hãy đo vào buổi chiều muộn và đầu buổi tối. Nhiệt độ cơ thể của con người không giống nhau trong ngày. Nhiệt độ của bạn tăng lên vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối – đó là cách phổ biến mà virus tạo ra sốt.

Ho là một triệu chứng quan trọng khác, nhưng nó không chỉ là ho thông thường. Nó sẽ là những cơn ho khan mà bạn cảm thấy tức trong lồng ngực.

Tiến sĩ Schaffner nói: “Đó không phải là tiếng tích tắc trong cổ họng của bạn. Bạn không chỉ hắng giọng. Nó không chỉ gây khó chịu, nó đến từ xương ức của bạn. Có thể nói rằng ống phế quản của bạn bị viêm hoặc bị kích thích”.

Khó thở có thể là biểu hiện thứ ba – và rất nghiêm trọng – của Covid-19, và nó có thể tự xảy ra mà không bị ho. Nếu ngực của bạn trở nên căng cứng hoặc bạn bắt đầu cảm thấy như thể bạn không thể thở đủ sâu để có được hơi thở tốt, đó là một dấu hiệu để nhận biết bạn có bị nhiễm virus corona hay không.

“Nếu bất cứ khi nào cảm thấy khó thở, hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, một cơ sở chăm sóc khẩn cấp tại địa phương hoặc khoa cấp cứu”, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Tiến sĩ Patrice Harris nói.

Bên cạnh đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) liệt kê các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp đối với Covid-19 là “đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực”, “môi hoặc mặt xanh, tím tái” – biểu thị sự thiếu oxy – và bất kỳ rối loạn tâm thần đột ngột hoặc thẫn thờ và không có khả năng nhận thức.

Triệu chứng cúm và cảm lạnh

Nhiều triệu chứng nhiễm Covid-19 khác có thể giống với bệnh cúm, bao gồm đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Các triệu chứng khác có thể giống như cảm lạnh hoặc dị ứng, chẳng hạn như sổ mũi, đau họng và hắt hơi.

Các chuyên gia cho biết, nhiều khả năng bạn chỉ bị cảm lạnh hoặc cúm thông thường, và có thể dẫn tới sốt và ho. Tuy nhiên, một dấu hiệu khả dĩ cho thấy bạn có thể mắc Covid-19 là nếu các triệu chứng của bạn, đặc biệt là khó thở, không cải thiện sau một tuần hoặc lâu hơn, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.

Phân biệt các triệu chứng của virus corona với cúm, cảm lạnh, dị ứng

Các triệu chứng bệnh khá giống nhau như đau họng, mệt mỏi và ho khan có thể cùng xuất hiện ở những bệnh nhân bị cúm, cảm lạnh thông thường, dị ứng và cả COVID-19 – đại dịch đang hoành hành trên toàn Thế giới. Điều này khiến không ít người bệnh chủ quan, bác sĩ cũng khó chẩn đoán chính xác nếu không làm xét nghiệm cần thiết.

Tuy nhiên có một điều quan trọng cần lưu ý, theo trang Business Insider, người nhiễm virus corona thường không bị sổ mũi hay hắt hơi nhiều.

Có 2 triệu chứng mang tính cảnh báo đầu tiên của virus corona là sốt và ho khan. Nhiều người vẫn lầm tưởng chúng là dấu hiệu sổ mũi hay cảm lạnh.

Virus corona sau khi xâm nhập cơ thể sẽ tác động trước tiên tới phổi và thường gây sốt, ho khan, khó thở.

Nguồn thông tin: Shayanne Gal/Business Insider.

Sổ mũi có thể không phải COVID-19

Cũng theo trang tin Business Insider, nếu bị sổ mũi, có thể bạn không bị nhiễm COVID-19.

Có thể phân biệt COVID-19 với bệnh cảm lạnh thông thường, cúm và dị ứng qua 3 triệu chứng biểu hiện phổ biến và rõ ràng nhất là sốt, ho khan và khó thở.

Nếu bạn bị hắt hơi hay sổ mũi, nhiều khả năng bạn không bị COVID-19. Cúm có xu hướng gây cảm giác đau nhức khó chịu trong cơ thể hoặc mệt mỏi hơn bệnh COVID-19.

Vậy bạn nên làm gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế của CDC khuyến cáo rằng nếu bạn có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh và cúm – đây là những triệu chứng nhẹ, nên hãy ở nhà và cố gắng kiểm soát chúng bằng cách nghỉ ngơi, cấp nước và sử dụng Tylenol.

Tuy nhiên, lời khuyên trên không áp dụng cho những người trên 60 tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, vì hệ thống miễn dịch của nhóm đối tượng này bị suy yếu nhiều. Vì vậy, bất cứ ai nằm trong nhóm trên mà có lo ngại về virus corona nên gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.

Ngoài ra, nhiễm Covid-19 sẽ nguy hiểm hơn nếu bạn có những bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh phổi mãn tính hoặc hen suyễn, suy tim hoặc bệnh tim, thiếu máu hồng cầu hình liềm, ung thư (hoặc đang trải qua hóa trị liệu), bệnh thận phải lọc máu, cơ thể chỉ số khối (BMI) trên 40 (cực kỳ béo phì) hoặc rối loạn tự miễn dịch.

“Bệnh nhân lớn tuổi và các cá nhân có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn (thậm chí là bệnh nhẹ) hoặc bị suy giảm miễn dịch nên liên hệ với bác sĩ của họ sớm”, CDC khuyên.

Rõ ràng, bạn có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn – ngay cả khi bạn còn trẻ – nếu bạn có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Làm thế nào để xét nghiệm Covid-19?

Nếu bạn không có các triệu chứng nêu trên, tốt nhất không nên yêu cầu kiểm tra hoặc “tấn công” các đường dây nóng tại các trung tâm kiểm tra, phòng khám, bệnh viện và tương tự.

Ngược lại, hãy tìm cách kiểm tra, đánh giá nếu bạn có những triệu chứng của virus corona như: sốt, ho khan, khó thở, đau nhức cơ thể.

22 cơ sở y tế được xét nghiệm khẳng định Covid-19:

1. Viện Vệ sinh dịch tễ Ttrung ương

3. Viện Pasteur Nha Trang

4. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ

8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái

9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai

10. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh

11. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (đóng tại Hà Nội)

12. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh

13. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)

14. Bệnh viên T rung ương Thái Nguyên

15. Bệnh viên Trung ương Huế

16. Bệnh viện Nhi Trung ương

17. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ

20. Bệnh viện Y học dự phòng quân đội

21. Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga

22. Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Những biện pháp chống dịch:

Dừng tụ tập đông người, hạn chế giao thông công cộng… là những biện pháp áp dụng từ 0h ngày 28/3 đến hết 15/4.

Tips: Các bước rửa tay đúng cách

Bước 1: Làm ướt tay với dòng nước sạch. Sau đó, tắt nước và chà xà bông lên tay.

Bước 2: Chà hai tay cho đến khi tạo bọt bông. Chà bọt vào mặt sau bàn tay, kẽ ngón tay, móng tay.

Bước 3: Chà tay tối thiểu 20 giây. Để giết thời gian và cũng căn thời gian cho chuẩn, hát hoặc ngân nga “Happy Birthday” 2 lần là được!

Bước 4: Xả sạch xà bông với dòng nước sạch.

Bước 5: Làm khô tay bằng khăn bông sạch.

Giữ liên lạc với VieTiger bằng cách theo dõi Trang Facebook của chúng tôi.

Virus Corona Và Cách Nhận Biết Các Triệu Chứng Qua Từng Ngày Bạn Cần Phải Biết

Từ ngày 1 đến ngày 3

Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giống bệnh cảm với những biểu hiện như: Viêm họng nhẹ, hơi đau. Không nóng sốt, không mệt mỏi và vẫn ăn uống bình thường.

Ngày thứ 4

– Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.

– Bắt đầu có dấu hiệu khan tiếng. Nhiệt độ cơ thể dao động ở mức 36,5 độ tuỳ từng người.

– Bắt đầu chán ăn và đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.

Ngày thứ 5

– Đau họng và khan tiếng hơn, cơ thể nóng nhẹ với nhiệt độ ở mức từ 36,5 đến 36,7 độ C.

– Người mệt mỏi và cảm thấy đau khớp xương.

Đây là giai đoạn khó nhận ra là đang bị cảm cúm hay nhiễm virus corona.

Những thông tin về dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra do WHO cung cấp. Ảnh: CNN Ngày thứ 6

Bắt đầu có triệu chứng sốt nhẹ, ho có đờm hoặc ho khan.

– Đau họng khi ăn, nói hoặc nhuốt nước bọt.

– Mệt mỏi và buồn nôn.

– Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở.

– Lưng và ngón tay đau lâm râm, tiêu chảy và có thể nôn ói.

Ngày thứ 7

– Cơ thể sốt cao hơn từ 37,4 đến 37,8 độ C.

– Ho nhiều hơn và đờm ra nhiều hơn.

– Toàn thân đau nhức, đầu nặng.- Tần suất khó thở nhiều hơn, tiêu chảy và nôn ói.

Ngày thứ 8

– Sốt ở mức 38 hoặc trên 38 đọ C.

– Khó thở hơn mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực, hơi thở khò khè.– Ho liên tục, đờm nhiều và tắt tiếng.

– Tiêu chảy nhiều hơn và nôn ói.

Ngày thứ 9

– Các triệu chứng không thêm mà thêm nặng hơn.

– Sốt tăng và giảm nhiệt độ lộn xộn.

– Ho hơn trước và nặng hơn trước.

– Khó hít thở.

Ở thời điểm này nên đi xét nghiệm máu và chụp X-quang phổi để kiểm tra.

Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ thay đổi tuỳ vào sức đề kháng của mỗi người.

Ai khoẻ thì tầm 10-14 ngày sau mới phát hiện. Ai sức đề kháng kém thì chỉ cần 4,5 ngày. Do đó, khi có triệu chứng đáng nghi thì nên liên hệ với cơ quan y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Cách Phòng Chống Virus Corona Mới Nhất Của Bộ Y Tế

Dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra các triệu chứng sốt, ho, viêm phổi cấp, suy hô hấp cấp, thậm chí tử vong đến nay vẫn đang gây căng thẳng trên toàn cầu. Có hay không cách điều trị Covid-19? Biện pháp phòng chống Covid-19 hiện nay là gì? Ngay khi có dấu hiệu Covid nên làm gì?… là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm.

Có phương pháp điều trị Covid-19 không?

Cho đến nay, Thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị corona virus. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 khi nhập viện được điều trị bằng nhiều phương pháp, từ thở oxy đơn giản đến các thủ thuật xâm lấn, hiện đại nhất là ECMO. Cách điều trị Covid-19 hiện tại tuy không trực tiếp chữa khỏi Covid-19 nhưng đó đang là cách tốt nhất góp phần hỗ trợ bệnh nhân chống chọi với virus gây đại dịch.

Phác đồ điều trị Covid-19

Bệnh nhân được xác định nhiễm Covid-19 phải trải qua hàng loạt xét nghiệm, trong đó quan trọng nhất là kiểm tra nồng độ oxy trong máu để xem xét chức năng hoạt động của phổi.

Phác đồ điều trị Covid-19 trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1, liệu pháp oxy: Khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng khó thở, không cung cấp đủ lượng oxy cho máu, điều trị bằng oxy là liệu pháp đầu tiên và cơ bản.

Giai đoạn 2, liệu pháp oxy cao áp: Đây là phương pháp điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm trùng nghiêm trọng, để theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Bệnh nhân sẽ được thở oxy nguyên chất hoặc hỗn hợp khí giàu oxy trong buồng cao áp.

Giai đoạn 3, thông khí cơ học (thở máy): Ở giai đoạn tiến triển, khi việc thông khí tự nhiên không còn tác dụng, người bệnh sẽ được hỗ trợ thủ thuật xâm lấn gây mê, thở máy để duy trì sự sống.

Giai đoạn 4, ECMO: Đây là lựa chọn cuối cùng, khi bệnh nhân Covid-19 đang ở tình trạng nguy kịch, phổi tổn thương nghiêm trọng và không còn đủ sức để thực hiện quá trình trao đổi khí thông thường. ECMO là phương pháp hồi sức cấp cứu tiên tiến nhất hiện nay, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài cơ thể, duy trì chức năng sống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã ban hành hướng dẫn sử dụng liệu pháp ECMO nhằm hỗ trợ điều trị coronavirus cho người bệnh.

Kháng thể đơn có hỗ trợ điều trị Covid-19 được không?

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang nỗ lực nghiên cứu loại kháng thể đơn dòng có thể đem lại cách điều trị Covid-19 hiệu quả. Khi virus Sars-Cov-2 xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ có phản ứng ban đầu và tiết ra một số tế bào nhất định tấn công “kẻ xâm nhập” gọi là kháng thể nhận diện và ức chế virus. Kháng thể đơn dòng được phát triển và chế tạo tại các phòng thí nghiệm được cho là bản sao của các tế bào tự nhiên trên, có thể được tách ra và sản xuất với số lượng lớn để điều trị cho các bệnh nhân. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đang trong quá trình nghiên cứu. Hiện nay, điều trị Covid-19 chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ ức chế sự phát triển của virus Sars-Cov-2.

Huyết tương có thể điều trị Covid không?

Việc sử dụng huyết tương của người đã khỏi bệnh để điều trị Covid-19 đang được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới nhằm tăng thêm công cụ điều trị, nhất là với những đối tượng tiến triển bệnh trung bình, nặng và nghiêm trọng. Người bệnh sẽ được cung cấp kháng thể để tiêu diệt virus Sars-Cov-2 khi tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Hiện nay, việc lấy huyết tương chỉ giao thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện cơ sở vật chất.

Kháng sinh có giúp hỗ trợ điều trị Covid không?

Viêm đường hô hấp cấp là do virus gây ra, do đó, kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Một số người nhiễm Covid-19 tiến triển nặng có thể nhiễm trùng vi khuẩn, trong trường hợp này kháng sinh có thể được khuyến nghị.

Hiện không có thuốc điều trị Covid-19 được cấp phép. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, người nhiễm Covid-19 cần tuân thủ phác đồ điều trị cụ thể, không tự ý mua kháng sinh để điều trị.

Vitamin D chữa được Covid không?

Vitamin D giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp nói chung, tuy nhiên vitamin D không có khả năng điều trị Covid-19. Cho đến thời điểm hiện tại, Thế Giới vẫn chưa có thuốc điều trị Covid-19, điều trị chỉ dừng lại ở việc ức chế virus phát triển đồng thời phòng dịch bằng các biện pháp như giãn cách xã hội, thực hành vệ sinh đúng cách như giữ tay sạch sẽ, đeo khẩu trang đúng cách…

Có những loại thuốc nào có thể hỗ trợ điều trị Covid-19 hiện nay?

Trong các nỗ lực đối phó với dịch Covid-19 trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã chọn một số quốc gia để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc tiềm năng điều trị Covid-19. Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào được chứng minh có hiệu quả. Cho đến nay, ngoài việc điều trị triệu chứng do Covid-19, cả thế giới vẫn đang trông chờ vào những loại vắc xin có thể phòng ngừa đại dịch này. Đến nay, đã có hơn 100 loại vắc xin của hơn 40 quốc gia đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm.

Điều trị và chăm sóc lâm sàng

Nguyên tắc điều trị đối với người nhiễm Covid-19 là ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách, làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh; ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi và cách ly.

Điều trị theo từng triệu chứng

Đối với môi trường điều trị:

Cần giữ phòng thông thoáng, mở cửa sổ.

Có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng.

Đối với bệnh nhân:

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh mũi họng thường xuyên, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên, súc họng, miệng bằng các dung dịch vệ sinh thông thường.

Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

Cách điều trị Covid-19:

Thận trọng khi truyền dịch.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.

Bệnh nhân sốt cao, hạ sốt bằng paracetamol theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.

Có thể sử dụng các biện pháp điều trị khác như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, corticosteroids toàn thân, lọc máu ngoài cơ thể, Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG), phục hồi chức năng hô hấp…

Thời gian điều trị Covid trong bao lâu?

Người trưởng thành, người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh mãn tính nếu mắc Covid-19 ở thể nhẹ vẫn phải mất vài tuần để phục hồi sức khỏe.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), 1% bệnh nhân được báo cáo ở độ tuổi dưới 35 vẫn chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau 21 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Mặt khác, 35% bệnh nhân cho biết họ chưa thể phục hồi sức khỏe từ 2-3 tuần, các triệu chứng như ho, mệt mỏi và khó thở có thể kéo dài vài tuần sau khi nhiễm virus.

Quá trình phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 có thể rất lâu, ngay cả với người lớn khỏe mạnh, người không có vấn đề bệnh lý. Đây là hồi chuông, cảnh báo cộng đồng cần nâng cao cảnh giác với Covid-19, nhất là những người không cho rằng Covid-19 là một bệnh lý nghiêm trọng.

Cần phải làm gì nếu mắc bệnh

Nếu cảm thấy khó thở, có biểu hiện sốt hoặc sốt cao, đột nhiên cảm thấy buồn ngủ hoặc trở nên lú lẫn, mệt mỏi… đó rất có thể là triệu chứng của Covid-19. Ngay khi nghi ngờ mình nhiễm Covid-19, hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Cách chăm sóc người nhiễm Covid-19

Động viên tinh thần: Cần động viên giúp người bệnh hiểu về Covid-19 cũng như cơ chế lây lan, giúp họ biết cách phòng tránh bệnh mà không hoang mang, lo lắng. Không để các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến người bệnh.

Cách ly: Cần sắp xếp cho người bệnh ở một phòng riêng biệt, thoáng khí, hạn chế tiếp xúc không cần thiết với người khác nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan. Cần đeo khẩu trang y tế đúng cách cho cả người bệnh và người chăm sóc.

Không dùng chung vật dụng cá nhân: Các vật dụng cá nhân được khuyến cáo không nên dùng chung là lược chải đầu, chén, đĩa, dụng cụ trang điểm, dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, khăn, nón mũ, tai nghe… Nên khử khuẩn tất cả các vật dụng cá nhân sau khi đã sử dụng.

Vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc: Nhiều nghiên cứu cho thấy, virus Sars-Cov-2 có thể tồn tại trên bề mặt tối đa lên đến 16 giờ, do đó cần vệ sinh khử khuẩn tất cả các bề mặt, đặc biệt là vật tiếp xúc như tay nắm cửa, công tắc điện, mặt bàn, ghế…

Rửa tay đúng cách: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây một lần, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.

Bổ sung đầy đủ nước: Bổ sung nước và các khoáng chất đầy đủ, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải cho người bệnh.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Sử dụng các thực phẩm cao năng lượng và giàu dưỡng chất. Năng lượng nên đạt 80%-100% nhưng không quá 110% nhu cầu.

Tập luyện: Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ, người bệnh có thể cách ly điều trị tại nhà, duy trì nghỉ ngơi, thư giãn. Người bệnh cũng cần vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ quá lâu, đặc biệt là người già.

Cách phòng ngừa Covid-19 (quy tắc 5K)

Bộ Y tế kêu gọi người dân phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…

Khoảng cách: Giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác.

Không tụ tập đông người.

Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế.

Nhìn chung, để bảo vệ an toàn khỏi Covid-19, mỗi người cần thực hiện nguyên tắc:

Chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết.

Đeo khẩu trang y tế đúng cách, hạn chế tiếp xúc đám đông.

Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Không khạc nhổ bừa bãi.

Luôn giữ ấm cơ thể, thực hiện ăn chín uống sôi, luyện tập thể dục thể thao.

Thường xuyên mở cửa sổ thay vì sử dụng điều hòa.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch diệt khuẩn.

Điều tránh làm trong quá trình phòng và điều trị Covid-19

Không hoảng loạn, không dự trữ thực phẩm, không tự ý di chuyển khỏi nơi cư trú, không lan truyền thông tin bịa đặt… là những việc làm cần tránh khi xuất hiện bệnh nhân Covid-19.

Đối với người bệnh, cần tránh những việc làm sau vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây nguy hiểm:

Hút thuốc.

Tự điều trị tại nhà, tự mua thuốc kháng sinh.

Đeo nhiều lớp khẩu trang quá mức.

Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu có các triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho kéo dài, khó thở, mệt mỏi, hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Với người dân sống tại Việt Nam

Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển với nhân viên y tế.

Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.

Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng rồi rửa tay.

Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Chỉ sử dụng các loại thực phẩm nấu chín.

Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loài động vật nuôi hoặc hoang dã.

Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Với người từ Trung Quốc trở về

Cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, phải đeo khẩu trang bảo vệ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Khi đến cơ sở y tế, cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

Với những người đến Trung Quốc

Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian này.

Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, phải đeo khẩu trang, đến ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.