Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Bệnh Yếu Cơ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Yếu Cơ Tay, Yếu Cơ Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hạ Vy, 28 tuổi. Gần đây người bạn của tôi có dấu hiệu bị yếu cơ tay và yếu cơ chân. Tôi rất muốn biết yếu cơ tay, yếu cơ chân là do bệnh nào gây ra. Mong bác sĩ giải đáp cho tôi, cảm ơn rất nhiều.

Trả lời:

1. Yếu cơ là gì

2. Biểu hiện của yếu cơ

3. Nguyên nhân gây ra yếu cơ

4. Xét nghiệm lâm sàng

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

===

Sự yếu cơ xảy ra khi dù bạn cố gắng hết sức cũng không tạo ra được sự co cơ hoặc cử động cơ bình thường. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là giảm sức mạnh cơ, hoặc sự suy nhược cơ.

Cho dù khi bạn đang bệnh hoặc đơn giản cần được nghỉ ngơi, sự yếu cơ ngắn hạn có thể xảy ra với hầu hết mọi người. Ví dụ, tập thể dục cường độ nặng sẽ gây kiệt quệ cơ cho đến khi cơ phục hồi sau khi nghỉ ngơi.

Nhưng nếu bạn bị suy nhược cơ kéo dài, hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân, không giải thích bằng cách thông thường được, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó. Các cơn co cơ do chủ ý thường được tạo ra khi não của bạn gửi tín hiệu qua tủy sống và thần kinh đến cơ. Nếu não, hệ thống thần kinh, cơ bắp, hoặc các mối liên hệ giữa chúng bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng do bệnh tật, cơ của bạn không thể co bình thường được. Điều này có thể gây suy nhược cơ.

Cơ thể con người có hơn 600 cơ để có thể di chuyển và tác dụng lực. Yếu cơ là giảm sức mạnh chức năng cơ.

Khối lượng cơ giảm dần theo tuổi tác, và do đó sức mạnh cơ cũng giảm theo tỉ lệ mỗi năm. Có một số nguyên nhân khác gây teo cơ và giảm sức mạnh cơ, ví dụ: sau tai nạn, phẫu thuật hoặc bệnh tật và trong trường hợp rối loạn thần kinh cơ.

Yếu cơ (suy nhược thần kinh cơ) có thể nhẹ như cơn thoáng quá hoặc nặng nhất là liệt. Sự yếu cơ có thể là kết quả việc tập thể dục quá mức, nhưng cũng có thể là triệu chứng hoặc hậu quả của một rối loạn nghiêm trọng.

Yếu cơ đột ngột và co cơ kém hiệu quả. Các cơ không thể di chuyển hoặc tác dụng lực, hoặc chỉ hạn chế sự căng cơ – đó chính là sự yếu cơ. Trong một số trường hợp, yếu cơ có thể là một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như đột qụy. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn cho rằng mình có thể bị đột quỵ. Hãy nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện, đừng tự mình lái xe.

– Thiếu vận động cơ thích hợp (tình trạng ít vận động trong cuộc sống hằng ngày, dẫn đến các sợi cơ dần bị thay thế bởi mỡ) hay vận động cơ quá sức.

– Người lớn tuổi: các cơ có xu hướng giảm về sức mạnh và số lượng cơ dẫn đến yếu cơ.

– Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp,…. dẫn đến tình trạng viêm cơ có hồi phục.Phụ nữ mang thai: Nồng độ cao các steroid cùng với tình trạng thiếu sắt (thiếu máu) trong suốt quá trình mang thai hay ngay sau sinh có thể gây ra mỏi yếu cơ.

– Những nguyên nhân có thể gặp khác như: thuốc (nhóm statin), hội chứng mêt mỏi kinh niên, rối loạn điện giải ( ví dụ như hạ natri, kali,….), cường giáp hay nhươc giáp, bệnh lý thần kinh ( ví dụ như : tai biến mạch máu não, tôn thương tủy sống, bại liệt,…). Hiếm hơn có thể gặp nhược cơ, loạn dưỡng cơ,….

Nhiều tình trạng sức khoẻ có thể gây suy nhược cơ. Bao gồm:

Hội chứng mệt mỏi kinh niên

Chứng loạn dưỡng cơ

Trương lực cơ yếu, giảm trương lực cơ thường xuất hiện ngay sau sinh

Bệnh nhược cơ, rối loạn tự miễn và rối loạn cơ

Bệnh thần kinh ngoại biên, một loại tổn thương dây thần kinh

Đau dây thần kinh, hoặc cảm thấy nóng hoặc đau nhói ở một hoặc nhiều dây thần kinh

Viêm đa cơ, hoặc viêm cơ mãn tính

Tai biến mạch máu não

Bệnh bại liệt

Bệnh Graves

Hội chứng Guillain Barre

Bệnh Lou Gehrig

Bệnh suy giáp

Tăng calci huyết hoặc tăng canxi trong máu

Sốt thấp khớp

Virus West Nile

Bệnh ngộ độc thịt, bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra

Nghỉ ngơi trên giường kéo dài hoặc bị cố định

Công thức máu, ion đồ

Xét nghiệm máu định lượng: TSH, FT3, FT4 (cường giáp hay nhược giáp); men cơ, men gan (độc do thuốc nhóm statin)

Chẩn đoán nhược cơ

CT scanner, x-quang ( tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống,…)

Bạn nên đi khám khi yếu cơ đi kèm các triệu chứng:

Dấu hiệu đột quỵ

Đột ngột yếu, tê, cảm thấy như kiến bò, hoặc không thể cử động khuôn mặt, cánh tay, hoặc chân, đặc biệt là chỉ một bên của cơ thể.

Thay đổi đột ngột khả năng thị giác.

Đột nhiên khó nói.

Lú lẫn đột ngột hoặc khó khăn để hiểu các u cânói đơn giản.

Đau đầu dữ dội, đột ngột, khác với những lần đau đầu trước.

Đột ngột có vấn đề khi đi hoặc cân bằng.

Khi tình trạng yếu cơ kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ khi:

Chắc chắn có các triệu chứng của đột quỵ và sau đó biến mất sau một vài phút. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy đột quỵ có thể sắp xảy ra. Điều quan trọng là phải đi bác sĩ ngay.

Bạn bị yếu cơ không rõ nguyên nhân.

Bạn sụt hoặc tăng cân không rõ nguyên do.

Bạn quá mệt và phải hạn chế các hoạt động thường ngày của mình trong hơn 2 tuần.

Bạn không cảm thấy tốt hơn sau 4 tuần điều trị tại nhà.

Mệt mỏi thậm chí còn tệ hơn ngay cả khi được điều trị tại nhà.

Nguyên Nhân Gây Cơ Yếu, Tê Bì, Liệt Cơ

09-08-2011

Triệu chứng tê bì có nhiều nguyên nhân khác nhau do những tổn thương của dây thần kinh/ mạch máu, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt cơ (cho nên gọi là Tiền tê Hậu bại). Vì vậy khi xảy ra hiện tượng bị tê bì, người bệnh nên đi khám bệnh sớm để biết nguyên nhân chính xác điều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệt cơ

Tê bì có thể có khởi đầu rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay, có cảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Những triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay… và có thể đi đến tình trạng mất hết cảm giác.

1. Các vị trí tê bì thường gặp

– Tê bì có thể xuất hiện một cách khu trú như tê các ngón cái, trỏ, giữa như trong hội chứng ống cổ tay hoặc tê các ngón út và áp út như trong tổn thương thần kinh Trụ, và người bệnh có thể có các triệu chứng khác kèm theo như đau cứng các khớp bàn tay trước đó trong bệnh lý thấp khớp, hoặc đau mỏi cổ gáy, vai trong chèn ép rể thần kinh cổ,tương tự tê bì có thể xuất hiện ở bàn chân, cẳng chân, mông đùi…trong các trường hợp chèn ép rễ thần kinh thắt lưng cùng.

– Tê bì cũng có thể xuất hiện ở những vùng cục bộ khác của cơ thể như ở đỉnh đầu, một bên đầu, ở ngực lưng hoặc ngay cả quanh bộ phận sinh dục…Tóm lại Tê bì có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể tuỳ theo vị trí phân bố của các dây thần kinh và nguyên nhân gây bệnh.

2. Những yếu tố thuận lợi gây ra Tê bì

– Những người làm công việc dễ bị chấn thương, ngay cả những chấn thương nhỏ (vi chấn thương) lặp đi lặp lại (ví dụ: Người làm việc văn phòng sử dụng máy vi tính liên tục trong môi trường lạnh (máy lạnh); những người làm công việc khuân vác; những người phài chạy xe gắn máy nhiều giờ liên tục mỗi ngày hoặc những người phải sự dụng cổ tay thường xuyên như buôn bán thịt, cá phải chặt thịt; những người phải cầm nắm những thiết bị rung nặng nề như cầm khoan cắt bê tông, lái máy cày …

3. Nhiều bệnh tật có thể gây ra tình trạng Tê bì như

+ Trong các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hoá cột sống cổ/ cột sống thắt lưng có hay không thoát vị đĩa đệm, viêm các khớp hoặc hội chứng ống cổ tay.

+ Những bệnh lý rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch…

+ Những bệnh lý đa dây thần kinh như do tiểu đường , do nghiện rượu, những bệnh lý nội khoa như nhiễm trùng /siêu vi, do thuốc như Isoniazide, thuốc trừ sâu trong các bệnh lý về gan/ suy thận

+ Trong các bệnh lý thần kinh trung ương như đột quỵ thiếu máu não, bệnh lý tuỷ sống

+ Tê bì còn có thể gặp trong các bệnh lý toàn thể như trong viêm đa dây thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ta thường gặp những kiểu triệu chứng sau

– Đau mỏi gáy cổ lan xuống nữa người hoặc kèm theo triệu chứng Tê một bên

– Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó

– Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong Tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rể / nhiều rể -dây thần kinh

– Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ can xi máu tiềm ẩn

– Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ và dấu hiệu bệnh lý bó tháp

MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP

– Viêm khớp: Những biến đổi về thấp khớp hay viêm xương khớp ở cột sống cổ có thể gây dị cảm ở vùng cổ vùng vai và cánh tay. , cũng như ở cột sống thắt lưng sẽ gây dị cảm ,tê đau ở cẳng chân và bàn chân

– Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng/cổ có thể gây ra Dị cảm xảy ra cấp tính hay từ từ dọc theo đường đi của những dây thần kinh tuỷ sống bị ảnh hưởng.

– Hội chứng tăng thông khí: Thường được gây ra bởi tình trạng tăng thông khí có thể gây ra tình trạng dị cảm thoáng qua ở bàn tay , bàn chân, và quanh môi, kèm theo là chóng mặt/ thỉu, da xanh, xoắn vặn và yếu cơ, co quắp tay, và loạn nhịp tim

– Hạ canxi máu: Tình trạng dị cảm không đối xứng thường xuất hiện ở những ngón tay , ngón chân và quanh môi Những dấu hiệu và triệu chứng khác như yếu cơ và chuột rút ; hồi hộp; Tăng phản xạ gân cơ; co quắp tay carpopedal spasm; dấu Chvostek’s and Trousseau’s

– Tiểu đường: Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể gây ra dị cảm với cảm giác nóng bỏng ở bàn tay và cẳng chân, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân

– Herpes zoster: Triệu chứng sớm của bệnh này là dị cảm ở vùng mà do thần kinh tuỷ sống bị bệnh chi phối. Trong vòng vài ngày, vùng da này sẽ biểu hiện ngứa, nối hồng ban, mụn nước kèm theo là cảm giác rát bỏng, đau nhói

– Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Có thể gây ra tình trạng dị cảm ở các chi và bệnh nhân cũng thường biểu hiện tình trạng yếu cơ mà nó có thể dẫn đến liệt mềm và teo cơ; mất cảm giác rung âm thoa; giảm /mất phãn xạ gân cơ ; đau dây thần kinh; và những thay đổi ở da, như da bị bóng nhẵn, đỏ da trang thái giảm tiết mồ hôi(khô da).

– Chấn thương thần kinh ngoại biên:Tổn thương những dây thần kinh lớn có thể gây Dị cảm (thường là Loạn cảm: loạn cảm cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay được gây ra bởi một kích thích thường không đau)trong vùng do dây thần kinh chi phối. Dị cảm thường xảy ra sau khi chấn thương 1 thời gian ngắn và có thể thường trực. Những triệu chứng khác gồm Liệt mềm hay yếu, giảm phản xạ, và có thể mất cảm giác

– Cơn thoáng thiếu máu não

Ø Dị cảm thường xảy ra bộc phát trong cơn thoáng thiếu máu não và giới hạnở 1 tay hay 1 phần riêng biệt nào đó của cơ thể. Nó thường kéo dài kgoảng 10 phút và kèm theo là tình trạng yếu liệt , suy giảm ý thức, chóng mặt, mất thị lực 1 bên, không nói được, khó nuốt , ù tai, liệt mặt

Ø Đột quỵ: Gây dị cảm, và thường hơn là mất cảm giác đối bên. Những triệu chứng khác thay đổi tuỳ theo Động mạch bị ảnh hưởng bao gồm liệt nữa người đối bên, giảm ý thức, và bán mánh đồng danh

– Tổn thương tuỷ sống: Dị cảm có thể xảy ra trong trường hợp tổn thương cắt ngang tuỷ một phần, sau khi đã qua giai đoạn sốc tuỷ. Nó có thể xảy ra một hoặc hai bên, ngang mức hay bên dưới vị trí tổn thương

– Ngộ độc kim loại nặng hoặc dung môi: Sự tiếp xúc với chì, thuỷ ngân, thuốc trử sâu phospho hữu cơ có thể gây ra dị cảm cấp/ diễn tiến từ từ

– U não:Những u ảnh hưởng đến vùng võ não cảm giácở thuỳ Đính có thể gây ra Dị cảm đối bên tiến triển

– Chấn thương đầu: Có thể gây ra tình trạng dị cảm một hoặc hai bên hoặc thường gặp hơn là tình trạng mất cảm giác

– Đau đầu Migrain: Dị cảm ở bàn tay, mặt, và quanh môi có thể cảnh báo đau đầu Migrain sắp xảy ra

Tóm lại, triệu chứng tê bì có nguyên nhân gây ra. Tiền tê hậu bại (bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt). Do đó khi bị tê bì nên đi khám bệnh sớm để có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, được các bác sĩ điều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệt cơ

BS. HUỲNH VĂN PHỤNG Chuyên khoa Nội Thần Kinh – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Dấu Hiệu Bệnh Nhược Cơ Và Cách Chữa Nhược Cơ

Bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng ban đầu thoáng qua, chỉ một số ít trường hợp là bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối. Bệnh có thể khởi phát sau một thời gian stress hay mắc các bệnh nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng hô hấp); trong thời gian mang thai; khi gây mê.

Các cơ vận nhãn: Khoảng 85% số bệnh nhân sẽ bị tổn thương các cơ vận động nhãn cầu. Điều này gây nên tình trạng sụp mí mắt. Bệnh nhân nhược cơ có thể bị sụp mi một bên kèm với mắt còn lại mở to hoặc bị sụp mí cả 2 mắt. Nhiều bệnh nhân nhược cơ còn kèm theo chứng song thị (nhìn đôi).

Các cơ khác : 5-10% bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát bệnh và 80% bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phát triển bị tổn thương các cơ ở mặt, các cơ nhai, nuốt và nói. Bệnh nhân cảm thấy nhai nuốt rất khó khăn, cảm giác khó nuốt ở cổ họng, phải nuốt nhiều lần mới có thể xong một miếng. Khi nói chuyện, đối thoại thì càng về cuối, giọng nói càng khó nghe hơn và chuyển thành giọng mũi, giọng nói trở nên “ủy mị”. Do yếu cơ gáy nên cổ bệnh nhân có thể bị rủ xuông. Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, tất cả các cơ đều bị yếu, suy nhược, bao gồm cả các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thành bụng. Trong các cơ ở tứ chi, thì các cơ gốc chi thường bị nặng hơn các cơ ở ngoại biên.

Đặc điểm: Sự yếu cơ sẽ thay đổi trong 1 ngày, thường là nhẹ nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi và trở nặng vào buổi chiều tối. Cơ tim và các cơ trơn của người mắc bệnh nhược cơ không bị ảnh hưởng. Phản xạ gân xương bình thường; phản xạ đồng tử với ánh sáng và điều tiết cũng vẫn bình thường.

Tổn thương kết hợp: Khoảng 5-10% bệnh nhân nhược cơ sẽ mắc thêm các bệnh tự miễn khác như rối loạn tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động suy yếu hoặc tuyến giáp hoạt động quá mạnh)

Cách chữa nhược cơ

Điều trị khởi đầu: Acetylcholinesterase là nhóm thuốc ức chế được sử dụng trong điều trị khởi đầu bệnh nhược cơ. Thuốc có tác dụng ức chế sự phá hủy các thụ thể acetylcholinesterase của kháng thể. Do đó không làm giảm số lượng các thụ thể sau khe synap thần kinh-cơ. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong điều trị ban đầu với bệnh nhân bị nhược cơ nhẹ hoặc mới được chấn đoán mắc nhược cơ.

Ức chế miễn dịch: Đây là phương pháp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ức chế hoạt động tự miễn dịch ở khe synap thần kinh – cơ. Corticoid hoặc nhóm thuốc không chứa steroide là những nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên tác dụng phụ của corticoid nếu sử dụng lâu dài là rất nguy hiểm.

Phẫu thuật tuyến ức: Có tới 75% bệnh nhân nhược cơ gặp các bất thường về tuyến ức, vì thế phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức cũng là một cách chữa nhược cơ. Kết quả chữa nhược cơ bằng phương pháp này tương đối khả quan nhưng điều trị hậu phẫu lại rất vất vả, vì vậy việc phẫu thuật cần phải thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi mổ, người bệnh nhược cơ vẫn tiếp tục được điều trị bằng Prednisolon liều trung bình.

Lọc huyết tương: Phương pháp chữa này nhằm để lọc bỏ các kháng thể kháng thụ thể cũng như các thành phần bổ thể trong huyết tương của bệnh nhân nhược cơ, các triệu chứng nặng của nhược cơ sẽ được thuyên giảm. Xét ở một khía cạnh nào đó, đây cũng có thể coi là một phương pháp ức chế miễn dịch.

Các phương pháp điều trị ngắn hạn khác: Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ còn có thể sử dụng các phương thức điều trị ngắn hạn như truyền immunoglobulin miễn dịch hay thay huyết tương (đối với bệnh nhân nhược cơ diễn tiến xấu, trầm trọng và bệnh nhân nhược cơ trước phẫu thuật tuyến ức) khi các triệu chứng nhược cơ chưa được kiểm soát tốt. Hai phương pháp điều trị ngắn hạn này cho kết quả rất tốt nhưng không có tác dụng lâu dài.

Hiện nay, việc chữa và điều trị nhược cơ đã có những bước tiến đáng kể. Trước khi phương pháp ức chế miễn dịch được được áp dụng, 30% là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc nhược cơ và hơn 60% bệnh nhân không cải thiện các triệu chứng nhược cơ hoặc bệnh trở nên xấu dần. Đặc biệt, đến 70% bệnh nhân sẽ tử vong nếu nhược cơ trở thành cơn nhược cơ cấp.Với phương pháp điều trị hiện nay, người bệnh nhược cơ đã có thể có một cuộc sống gần như bình thường giống mọi người, tuổi thọ của họ cũng không bị giảm đi so với những người khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bệnh nhân sẽ phải lệ thuộc và các loại thuốc này trong nhiều năm hoặc gần như suốt đời, dù họ có nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Tại Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về cây Chay Việt Nam trong điều trị bệnh nhược cơ đã được triển khai. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân tại bệnh viên 103, kết quả điều trị rất khả quan trong những trường hợp này.

Lohha Tráng Kiện sản phẩm dành riêng cho chứng Nhược Cơ

Bệnh Chàm Cơ Địa Là Gì? Cách Chữa Bệnh Cơ Địa Tại Nhà

Bệnh chàm cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.

Bệnh chàm cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng, là một loại viêm da gây ngứa, đỏ, sưng và bị nứt da. Những vùng da bị bệnh thì dày lên theo thời gian và chúng có thể sản sinh ra các chất lỏng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, điển hình nó thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ ấu thơ với sự thay đổi nghiêm trọng qua các năm.

Ở trẻ em dưới một năm tuổi, phần lớn cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng. Khi trẻ lớn lên, phía sau đầu gối và trước mặt các khuỷu tay là những vùng da hay bị ảnh hưởng nhất.

Với người lớn thì tay và chân mới là vùng da hay bị ảnh hưởng nhất.Gãi làm các triệu chứng nặng nề hơn và chỗ tổn thương có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da. Nhiều người trong đợt tiến triển của viêm da cơ địa thường hay có sốt hoặc có cơn hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh chàm cơ địa

Những người sống trong thành phố, sống trong khí hậu khô thường dễ bị ảnh hưởng hơn.

Tiếp xúc với một số chất hóa học nhất định nào đó hoặc rửa tay thường xuyên làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Trạng thái căng thẳng cũng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn mặc dù nó không phải là một nguyên nhân.

Di truyền: Đối với những người có ông bà, cha mẹ mắc viêm da cơ địa thì thế hệ sau cũng có nguy cơ bị bệnh.

Các rối loạn này không gây truyền nhiễm. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên các dấu hiệu và các triệu chứng. Các bệnh cần phải được loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bao gồm viêm da tiếp xúc, bệnh vẩy nến, và viêm da tiết bã.

Dấu hiệu của bệnh chàm cơ địa không nên bỏ qua

Nhìn chung các bệnh da liễu thường xuất hiện khá nhiều triệu chứng điển hình, trong đó những triệu chứng bệnh viêm da cơ địa thường thể hiện ở các dấu hiệu sau:

● Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

● Phù nề bề mặt da: Những vùng da bị viêm da cơ địa sẽ dày lên và thường sản sinh các chất lỏng gây hiện tượng phù nề.

● Da nổi ban đỏ và mụn nước: Vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất chính là mặt sau đầu gối, mặt trước khuỷu tay, vùng cổ, ngực, da mặt, da đầu,… gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

● Đóng vảy tiết: Người bệnh viêm da cơ địa gãi nhiều khiến vùng da bị tổn thương nứt rách tạo thành các vết vảy tiết có thể gây đau đớn, khó chịu.

● Một số triệu chứng khác: Mất ngủ, căng thẳng, sốt hoặc lên cơn hen suyễn.

Chàm da cơ địa có nguy hiểm không?

Do chàm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da.

Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng… tỉ lệ tử vong từ 1-9%.

Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên…

Chàm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng . Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Làm gì khi bị bệnh chàm cơ địa?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như đã trình bày, nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác. Khi đi khám, nên cho bác sĩ biết các dấu hiệu khó chịu như thế nào, bệnh bắt đầu diễn ra và kéo dài bao lâu.

Ngoài ra, cũng cần nêu lên bất kỳ yếu tố nào cho rằng làm khởi phát bệnh, như thay đổi thời tiết, dùng xà phòng, ra mồ hôi, khói thuốc lá… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng thức ăn hay có bệnh lý dị ứng nào hay không, gia đình có ai bệnh tương tự hay không.

Người bị viêm da cơ địa nên ăn và không nên ăn gì?

Việc ăn uống có thể ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng viêm da. Bạn hãy tìm hiểu những thực phẩm mình nên ăn và không nên ăn để cải thiện tình trạng da liễu này.

Những thực phẩm bạn nên ăn

Để giảm tình trạng đỏ và ngứa da, bạn hãy chọn thực phẩm kháng viêm để bổ sung vào thực đơn. Những thực phẩm kháng viêm có thể kể đến là:

* Cá: Đây là nguồn cung cấp aixt béo omega-3 tự nhiên để giúp bạn kháng viêm. Bạn có thể chọn cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá trích.

* Đồ lên men: Những món lên men như sữa chua, dưa chua, súp miso… có chứa nhiều probiotic, một loại lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn này không những giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột mà còn kháng khuẩn cho cơ thể.

* Trái cây và rau củ: Trong những loại trái cây, rau củ nhiều màu như táo, súp lơ xanh, cherry, cải bó xôi hay cải xoăn có chứa nhiều flavonoid. Chất này có thể giúp bạn kháng viêm rất tốt.

Những thực phẩm bạn nên tránh

Có một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến tình trạng viêm da cơ địa nặng thêm. Tuy nhiên, bạn cần thử xem những thực phẩm trên có thật sự khiến bệnh của mình nặng thêm không trước khi quyết định ăn kiêng.

Bạn hãy thêm một ít loại thực phẩm mình định kiêng vào chế độ ăn uống của mình và theo dõi bệnh trong 4-6 tuần. Nếu các triệu chứng tệ hơn, bạn cần kiêng thực phẩm đó. Một số thực phẩm có thể gây ra bệnh bùng phát viêm da cơ địa bạn cần tránh có thể kể đến là:

Trứng

Cà chua

Đậu nành

Một số loại hạt

Trái cây họ cam quýt

Các sản phẩm từ sữa

Các thực phẩm có chứa gluten

Các gia vị như vani, đinh hương và quế

Các hải sản có vỏ như ốc, sò, cua…

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà

Trước khi đi khám hay uống thuốc, bạn hãy thử cách chữa viêm da cơ địa tại nhà theo các gợi ý sau đây:

* Tắm nước ấm:

Bạn có thể bỏ chút baking soda hay yến mạch xay nhỏ vào bồn tắm với nước ấm. Bạn lưu ý chỉ nên ngâm mình từ 10-15 phút rồi lau khô cơ thể và dùng kem dưỡng ẩm ngay.

Thay vì dùng móng tay gãi, bạn hãy dùng đầu ngón tay ấn vào chỗ ngứa để cảm thấy bớt khó chịu hơn. Bạn còn có thể cắt móng tay hay đeo bao tay vào ban đêm để tránh làm da bị tổn thương khi vô tình gãi.

Bạn hãy dùng băng cá nhân băng chỗ ngứa lại để bảo vệ da và tránh việc vô tình gãi làm tổn thương da.

Dùng xà phòng không hương và không chất tẩy sẽ tránh làm da bị kích ứng. Sau khi dùng xà phòng, bạn cần rửa vùng da tiếp xúc với xà phòng thật sạch.

* Giảm căng thẳng và lo lắng:

– Stress và những rối loạn khác về mặt tâm lý khác có thể khiến chứng viêm da cơ địa nặng thêm. Bạn cần tìm cách cải thiện sức khỏe tâm lý của mình để bớt tình trạng ngứa da.

Điều quan trọng khi chữa viêm da cơ địa là bạn phải bắt đầu điều trị sớm. Nếu cách dưỡng ẩm thường xuyên và tự chăm sóc da tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc và liệu pháp khác.

[Sassy_Social_Share]