Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Phòng Bệnh Sốt Rét Sinh 7 Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Sốt Rét, Triệu Chứng Cách Phòng Bệnh Sốt Rét?

Mùa hè với khí hậu nóng bức thường là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh ngoài da, bệnh tay chân miệng và bệnh sốt rét cũng nằm trong số đó. Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium hoặc do muỗi Anophen gây nên. Đặc điểm của muỗi Anophen là có thể hút máu từ người này rồi lây nhiễm qua người khác nên bệnh sốt rét rất nguy hiểm vì sức lây nhiễm và lây lan nhanh.

Triệu chứng của bệnh sốt rét?

Triệu chứng của bệnh sốt rét có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng miễn nhiễm của người bệnh và phân ra thành các thời kỳ

1) Bệnh sốt rét Thời kù ủ bệnh

– Thời gian này thông thường kéo dài từ 9 đến 30 ngày có thể thay đổi tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và sự khác nhau của từng loại ký sinh sinh trùng sốt rét

2) Bệnh sốt rét Thời kỳ phát bệnh

– Giai đoạn đầu thời kỳ phát bệnh sốt rét, biểu hiện của người bệnh giai đoạn đoạn này là người bệnh bị đau mỏi các khớp, cơ, người có biểu hiện gai rét, tiếp theo người bệnh bị sốt cao có thể lên đến 39-40oC

– Giai đoạn 2 tiếp theo của thời kỳ phát bệnh sốt rét : thời gian kéo dài sau khoảng 2 tuần, người bệnh có biểu hiện bị sốt rét, sốt nóng diễn ra liên tục theo chu kỳ và thường sốt kéo dài từ 6-12h kèm theo triệu chứng người vã mồ hôi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi…. Với những người bi sốt rét thường xuyên sẽ kèm theo các triệu chứng như thiếu máu mãn tính với các biểu hiện dễ nhìn thấy như chóng mặt, da xanh, suy kiệt

3) Bệnh sốt rét Thời kỳ lui bệnh

– Người bệnh không còn bất kỳ một biểu hiện nào của 2 thời kỳ trên và ký sinh trùng trong cơ thể người bệnh được điều trị triệt để. Với những người thường xuyên mắc bệnh sốt rét thì cần phải theo dõi người bệnh trong vài năm để điều trị cho đến khi không còn xuất hiện bất kỳ một ký sinh trùng nào trong cơ thể người bệnh nữa.

Cách phòng bệnh sốt rét?

– Phòng bệnh sốt rét bằng cách cần phát hiện nguồn bệnh kịp thời để có cách điều trị và quản lý hợp lý và nhanh nhất

– Diệt muỗi bằng hóa chất, phòng muỗi đốt bằng cách ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét

– Với những người phải đi vào vùng có sốt rét cần cho người đi vào đó uống thuốc phòng chống sốt rét

– Ở những vùng bệnh đang có dịch sốt rét cần:

+ Luôn luôn nhớ phải bỏ màn trước khi ngủ và màn phải được phun hoặc tẩm hóa chất diệt muỗi

+ Phải mặc quần dài, áo dài tay khi đi làm và bôi thuốc xua muỗi lên những vùng da hở tránh để muỗi tiếp xúc vào da

Chủ Động Phòng, Chống Bệnh Sốt Rét

Ông Bùi Quang Đạo, Phó phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Mường Chà, cho biết: Mường Chà là huyện có dân số đông, người dân sống xa trung tâm nên nhận thức về phòng, chống dịch bệnh của bà con còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, như: tiêu chảy, dịch cúm và bệnh sốt rét. Trước tình hình đó, Trung tâm Y tế huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để họ biết cách phòng tránh. Hàng năm, thực hiện sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện Mường Chà lên kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ số thuốc, dụng cụ y tế, các hóa chất… để phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân yên tâm lao động, sản xuất. Hiện nay, thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao, Trung tâm đã chủ động chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, khi phát hiện dịch bệnh, báo ngay về cho Trung tâm Y tế huyện để khoanh vùng, xử lý, tránh lây lan ra diện rộng. Từ đầu năm đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện đã hoàn thành công tác giám sát phòng, chống sốt rét của quý I, năm 2015.

Bác sỹ khám cho bệnh nhi nghi mắc sốt rét tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà.

Theo Bác sỹ Bùi Quang Đạo, sốt rét là bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng gây nên, truyền từ người bệnh sang người lành, mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc qua lại khu vực nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi đốt. Nếu điều trị không đúng cách, bệnh có thể nặng hơn gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể tử vong. Người mắc sốt rét thường có những cơn sốt, như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi, nhưng cũng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.

Sốt rét là bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Chính vì thế, để phòng, tránh bệnh sốt rét, bác sỹ Bùi Quang Đạo khuyến cáo người dân nên tránh muỗi đốt bằng cách: Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét. Bên cạnh đó, buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng hương xua muỗi; vệ sinh môi trường quanh nơi ở, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi bằng cách phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu. Đặc biệt, với người dân ở vùng sâu, vùng xa, khi đi làm nương cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời. Đối với tất cả mọi người, khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hưởng Ứng Ngày Thế Giới Phòng, Chống Sốt Rét 25.4:Đôi Nét Về Bệnh Sốt Rét Và Cách Phòng Ngừa

BHG- Bệnh sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên, bệnh do muỗi Anophen truyền từ người bệnh sang người lành. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen mang ký sinh trùng sốt rét đốt.

Cán bộ Trạm Y tế xã Minh Tân (Vị Xuyên) hướng dẫn người dân khơi thông cống, rãnh xung quanh nơi ở.

Muỗi truyền bệnh sốt rét hút máu của người bệnh, hút theo cả Ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể muỗi. Ký sinh trùng phát triển, sinh sản nhân lên gấp nhiều lần. Khi con muỗi này đốt người lành đồng thời truyền ký sinh trùng và gây bệnh cho người. Sự lây lan này rất nhanh trong một thời gian ngắn có thể hàng trăm người cùng mắc bệnh Sốt rét. Bệnh lưu hành ở các vùng núi, vùng ven biển nước lợ và dễ gây thành dịch. Tại tỉnh ta, trong năm 2015 có 111 người mắc, trong đó có 13 ca dương tính với ký sinh trùng sốt rét, 3 tháng đầu năm 2016, có 2 người mắc, không có trường hợp tử vong. Triệu chứng của bệnh Cơn sốt có ba giai đoạn: Bắt đầu là rét run, thường có nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run. Sau rét là sốt cao, thường 39-400C hoặc hơn. Người mệt, da đỏ và có lúc mê sảng. Sốt kéo dài nhiều giờ. Cuối cùng người ốm bắt đầu ra mồ hôi nhiều, sốt hạ dần. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là: Nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…

Thường sốt rét có hai loại biểu hiện rõ nét qua cơn sốt giúp cho thầy thuốc chẩn đoán và điều trị là: Loại sốt liên tục thể này do ký sinh trùng P. falciparum và loại sốt cách nhật do ký sinh trùng P. vivax. Ở trẻ nhỏ và ở những người trước kia đã bị sốt rét, thì nhịp độ sốt không đều đặn và điển hình như thế. Vì lý do đó, những người bị sốt không rõ nguyên nhân cần phải được làm xét nghiệm máu xem có bị sốt rét không.

Đối với những người bị sốt rét lần đầu, kiểu sốt cơn điển hình như thế thì không thường gặp, trong khi những triệu chứng đi kèm khác lại thường xuất hiện, làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như là bệnh sốt xuất huyết, cúm, nhiễm siêu vi… Tác hại của bệnh Gây thiếu máu do Ký sinh trùng sốt rét vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu. Gan to, lách to.Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét rễ gây còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và tinh thần.

Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.Biện pháp phòng bệnhTrước hết, cần tránh muỗi đốt, biện pháp tốt nhất là ngủ trong màn đã được tẩm hóa chất xua muỗi, màn tẩm này không độc đến sức khoẻ người dùng. Ngoài ra, có thể tẩm hoá chất xua muỗi vào những tấm rèm để muỗi không bay vào nhà để đốt người. Màn tẩm hoá chất sau 6 tháng mới được giặt và tẩm lại. Màn tẩm hoá chất không những chống được muỗi đốt mà còn diệt được chấy, rận, dệp, bọ chét…

Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay, có thể sử dụng hương xua muỗi, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc ở trong nhà làm chỗ cho muỗi đậu. Khơi thông cống rãnh, không để nước đọng, nước tù là nơi cho muỗi đẻ trứng Phun thuốc diệt muỗi, đây là biện pháp tích cực tốt nhất cho vùng sốt rét lưu hành. Ngoài ra, có thể trồng hoặc đặt những loại cây như cây sả, cây húng thơm, hương thảo, cúc vạn thọ trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.

Những người đi vào vùng rừng núi làm ăn mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm để nếu có ký sinh trùng sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.Người mắc bệnh sốt rét cần điều trị đúng phác đồ, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ là nguồn bệnh để lây sang người khác làm nhiều người mắc, gây nên dịch sốt rét.

Thu Ngân (Soạn) (Trung tâm TT/GDSK)

Bệnh Sốt Rét: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Sốt Rét

1. Bệnh sốt rét là gì?

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh do kí sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh trong cộng đồng nên những vùng nhiệt đới có môi trường thuận lợi như Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ bệnh thường rất phổ biến.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét

Tác nhân gây bệnh:

Kí sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium: có khoảng 170 loài nhưng chỉ có 4 loại gây ra bệnh ở người là P. Falciparum, P. Malariae, P.Ovale, P. Vivax.Trong đó loài P.Falciparum là loài gây bệnh phổ biến và triệu chứng nặng nhất, chiếm phần lớn ca tử vong.

Phương thức truyền bệnh:

Do muỗi Anopheles là con đường phổ biến nhất. Muỗi khi đốt đã truyền kí sinh trùng vào trong máu của cơ thể người bệnh ở dạng thoa trùng. Theo đường máu thoa trùng đến gan và sinh trưởng thành thể phân liệt ngoại hồng cầu. Sau khoảng 48-72 giờ kí sinh trùng xâm nhập hồng cầu và làm cho các tế bào bị nhiễm vỡ ra.

Do truyền máu, dùng chung kim tiêm.

Từ mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ cao nhiễm bệnh sốt rét:

– Ý thức vệ sinh kém tạo điều kiện cho muỗi phát triển.– Những vùng nghèo đói, vùng sâu vùng xa điều kiện y tế còn thấp.– Trẻ em và trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu.

3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh sốt rét

Biểu hiện của bệnh sốt rét tùy thuộc vào loại kí sinh trùng mắc phải và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bệnh nặng hay nhẹ. Thời kì ủ bệnh trung bình từ 9 đến 30 ngày và thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét thể ác tính.

Cơn sốt rét thể thông thường:

Có các triệu chứng thường gặp của sốt rét và không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Có 2 loại là sốt rét điển hình và sốt rét không điển hình.

– Sốt rét không điển hình: sốt không thành cơn, hay ớn lạnh, kéo dài liên tục, da vàng, xanh xao, thiếu máu, gan lách to, cơ thể suy nhược.

– Sốt rét điển hình trải qua 3 giai đoạn: Rét run, sốt cao và vã mồ hôi. Thân nhiệt tăng nhưng bệnh nhân lạnh dữ dội, run, nổi da gà, đau đầu, nôn mửa, sốt cao, mồ hôi ra nhiều, khát nước.

Sốt rét ác tính:

Đây là thể nặng với các biến chứng gây tử vong cao. Các triệu chứng điển hình như:

– Sốt cao liên tục, đột ngột.– Rối loạn ý thức: ngủ li bì, lơ mơ, mê sảng, hôn mê.– Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa.– Tổn thương thần kinh: lên cơn co giật.– Thể trạng: da xanh xao, niêm mạc tái nhợt.– Nước tiểu sậm màu.– Bệnh nhân tử vong do suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy gan, thận.

Phương pháp chẩn đoán bệnh:

Dựa vào dịch tể: sống trong vùng hoặc vừa mới du lịch tới vùng sốt rét.

Biểu hiện lâm sàng: cơn sốt, phân biệt với bệnh sốt hồi quy, sốt xuất huyết,….

Xét nghiệm máu: tìm thấy kí sinh trùng sốt rét trong máu, trong tủy xương, làm cách nhau 6 tiếng và làm lại nhiều lần.

4. Điều trị bệnh sốt rét

Mục tiêu điều trị sốt rét phải đạt:

Cắt được cơn sốt rét , diệt sạch kí sinh trùng.Phục hồi lại sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.Ngăn chặn sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Điều trị nguyên nhân:

Dựa vào loại kí sinh trùng và thể trạng của bệnh nhân như người lớn hay trẻ em hay phụ nữ mang thai mà cơ sở y tế sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng thích hợp.

Các loại thuốc điển hình gồm có: Chloroquin, Primaquin, Quinin sufat,… Thuốc mới có Artemisinine, Arterakin,…

Điều trị triệu chứng:

Bổ sung cân bằng nước điện giải cho bệnh nhân.Chống hạ đường huyết, chống suy hô hấp, suy thận.Theo dõi điều chỉnh mạch, huyết áp.Theo dõi quá trình đáp ứng thuốc điều trị.

5. Phòng ngừa bệnh sốt rét

Hiện nay sốt rét vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh như:

– Tuyên truyền giáo dục cộng đồng phòng ngừa tốt các bệnh truyền nhiễm.– Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, phát quang bụi rậm, không để ao tù nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước.– Phun thuốc diệt muỗi.– Khi đi ngủ cần có màn và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.– Khi đi du lịch hoặc đến vùng dịch bệnh cần mặc quần áo dài, bôi thuốc xua muỗi.– Phát hiện người bệnh sớm và điều trị tích cực.– Chăm sóc tốt người bệnh sốt rét bằng thức ăn lỏng, uống nhiều nước, ăn trái cây để bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe.