Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Phòng Bệnh Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Cách Phân Biệt Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết

Sốt rét và sốt xuất huyết đều do muỗi đốt gây nên, với các triệu chứng ban đầu gần giống nhau. Để tránh bị nhầm lẫn, bạn cần biết cách phân biệt hai bệnh này.

Sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau thế nào?

Sốt xuất huyết lây truyền thông qua muỗi Aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi vằn). Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu, tiểu cầu trong máu. Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau 4-13 ngày. Muỗi sốt xuất huyết ưa đốt người trong ánh sáng ban ngày.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những cách phát hiện trùng sốt rét trong cơ thể

Triệu chứng của sốt rét và sốt xuất huyết

Mặc dù cả hai đều là bệnh do muỗi truyền nhiễm, nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn có sự khác nhau.

Triệu chứng sốt rét

Những thay đổi của cơ thể khi nhiễm sốt rét bao gồm:

Trong thời gian sốt rét, các tế bào hồng cầu chết nhanh chóng. Lúc này, lá lách không thể sản xuất đủ hồng cầu cho cơ thể, do đó dẫn đến suy nội tạng.

Do những thay đổi trong lá lách nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở bụng bên trái, luôn trong trạng thái no và dễ bị mệt mỏi.

Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể lên tới 40oC.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết cũng gây ra các triệu chứng tương tự sốt rét như sốt cao, mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên, chúng cũng có các triệu chứng khác:

Đau ở sau mắt

Viêm các tuyến trong cơ thể

Phát ban

Chảy máu chân răng

Chảy máu cam hoặc bầm tím khắp cơ thể

Sốt xuất huyết làm giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân là do virus sốt xuất huyết làm hỏng tủy xương của người bệnh (tủy xương là trung tâm sản xuất tiểu cầu chính).

Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết điển hình là đau đầu dữ dội đi kèm với cơn đau nhói ở khắp cơ thể.

Cách điều trị của sốt rét và sốt xuất huyết

Đây là một số loại thuốc được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong chữa trị bệnh sốt rét:

Thuốc quinine, chloroquin: Dùng để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét có trong hồng cầu của người bệnh.

Thuốc Primaquine: Dùng để tiêu diệt giao bào của ký sinh trùng. Loại thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc người có tiểu sử bị thiếu G6PD.

Các loại thuốc kháng sinh: Kháng sinh doxycycline và clindamycin thường được dùng phối hợp với quinine sulfat trong trường hợp sử dụng quinine không đem lại hiệu quả.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Điều trị sốt rét tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên

Cách điều trị sốt xuất huyết

Sốt rét có thể được điều trị bằng thuốc. Trong khi đó, người ta vẫn chưa tìm ra cách để tiêu diệt virus sốt xuất huyết. Việc điều trị sốt xuất huyết chủ yếu chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh như sốt cao, đau xương khớp…

Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Uống nhiều nước

Kết hợp sử dụng paracetamol giúp giảm đau và hạ sốt. Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc aspirin, ibuprofen và naproxen để giảm đau vì sẽ khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, truyền dịch cho bệnh nhân để ngăn ngừa mất nước nặng.

Cách phòng bệnh chủ yếu cho cả bệnh sốt rét và sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi đốt.

Môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh là điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển, do đó mỗi người cần có ý thức vệ sinh sạch sẽ môi trường nơi mình sinh sống.

Khi ngủ nên mắc màn để không bị muỗi đốt, dùng bình xịt côn trùng để loại bỏ muỗi.

Mặc các loại trang phục có màu sáng và che kín da thay vì quần áo tối màu, tránh tạo sự thu hút cho muỗi.

Nếu phát hiện những biểu hiện của bệnh, cần đến bệnh viện thăm khám để được chữa trị kịp thời.

Phân Biệt Triệu Chứng Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết

Ở Việt Nam, có rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau của 2 bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Điều này vừa gây nguy hiểm cho bệnh nhân vừa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà các bác sĩ điều trị có thể nhận ra sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết sao cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất.

Mặc dù hai bệnh chuyên khoa này đều bị lây nhiễm bởi vết muỗi cắn cũng như là vật truyền bệnh có virut nhưng nguyên nhân thực sự gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết lại được phân biệt khá rõ rệt. Cụ thể nguyên nhân gây bệnh như sau:

Với bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi nhiễm Aedes aegypti. Chỉ cần một vết cắn của muỗi này thì bạn đã bị chẩn đoán mắc bệnh. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là bệnh sốt xuất huyết bị lây truyền bệnh nếu muỗi cắn chứa mầm bệnh của một người nhiễm bệnh và sau đó lây sang những người khác. Bác sĩ lý giải thói quen sinh hoạt của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày. Các gia đình có con nhỏ nên đặc biệt chú ý để mắc màn cho các bé tránh muỗi tấn công sẽ cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong khá cao.

Với bệnh Sốt rét: Nguyên nhân cũng do vết cắn của muỗi nhưng đây là muỗi cái Anopheles. Chính vì phương thức lây lan của bệnh này qua vết cắn của một con muỗi cái Anopheles khác với bệnh sốt xuất huyết. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là muỗi gây sốt rét thường tấn công vào ban đêm còn muỗi sốt xuất huyết lại tấn công vào ban ngày. Chính điều này là nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét khác nhau.

Thời gian ủ bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

Một trong những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác biệt nhất chính là thời gian ủ bệnh khác nhau. Cụ thể các bác sĩ điều trị phân biệt như sau:

Đối với bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết thì những triệu chứng sốt xuất huyết sẽ kéo dài và thời gian ủ bệnh khoảng 4- 5 ngày sau khi bị muỗi cắn.

Triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết

Bên cạnh nguyên nhân, thời gian ủ bệnh mà các bác sĩ điều trị còn dựa vào triệu chứng để có thể làm căn cứ để chẩn đoán sốt rét và sốt xuất huyết. Cụ thể những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau như sau:

Với Sốt xuất huyết: khi bệnh nhân đột ngột bị tấn công, triệu chứng đau đầu vẫn kéo dài một thời gian. Kèm theo đó cùng với đau xương. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có triệu chứng tự mất nhưng sẽ trở lại nếu như bệnh nhân bị phát ban, nổi mẩn ra bên ngoài.

Với Sốt rét: Bệnh nhân sẽ bị sốt trong thời gian ngắn hơn bệnh sốt xuất huyết nhưng có nhiều triệu chứng khác kèm theo như đau khớp, buồn nôn, đổ mồ hôi, thiếu máu… Khi bệnh trở lại thì bệnh nhân sẽ cảm thấy ớn lạnh, hơi hâm hâm nóng, đổ nhiều mồ hôi. Chính những điều trên là triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà bạn cần đặc biệt lưu ý, tránh nhầm lẫn.

Dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và tìm được hướng điều trị tốt nhất.

Sốt xuất huyết thì bạn có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng thông qua một quá trình hóa học như kiểm tra kháng nguyên và thử nghiệm. Còn bệnh sốt rét thì được kiểm tra bằng kính hiển vi.

【Chuyên Gia】Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Bệnh Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết

Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết

Tuy rằng sốt rét và sốt xuất huyết có một số điểm giống nhau về cách lây nhiễm nhưng bản chất của chúng lại hoàn toàn khác nhau về một số điểm như sau.

Phân biệt nguyên nhân gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

Sốt rét và sốt xuất huyết tuy đều là căn bệnh do muỗi gây ra nhưng chúng vẫn có điểm khác biệt là:

Bệnh sốt rét là bệnh do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Plasmodium gây ra và được lây truyền từ muỗi muỗi Anophen cái cắn. Chỉ cần một con muỗi cái Anopheles cắn chứ không phải lây theo bệnh sốt xuất huyết. Loại muỗi này sốt rét thường tấn công vào thời điểm chập tối và lúc bình minh.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây truyền thông qua muỗi Aedes aegypti cái (còn gọi là muỗi vằn cái) đã bị nhiễm virus Dengue. Chỉ cần một vết cắn của muỗi này thì bạn đã bị chẩn đoán mắc bệnh. Bệnh sốt xuất huyết bị lây truyền bệnh nếu muỗi cắn chứa mầm bệnh của một người nhiễm bệnh và sau đó lây sang những người khác. Loại muỗi này sốt xuất huyết thường tấn công vào ban ngày.

Phân biệt triệu chứng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

Để tránh việc nhầm lẫn giữa bệnh sốt rét và sốt xuất huyết thì các bạn cần phải đặc biệt chú ý phân biệt được những triệu chứng của bệnh như sau:

Với bệnh sốt rét thì bệnh nhân sẽ bị sốt trong thời gian ngắn hơn so với bệnh sốt xuất huyết nhưng có các triệu chứng khác kèm theo như đau khớp, buồn nôn, đổ mồ hôi, thiếu máu… Khi bệnh trở lại thì bệnh nhân sẽ cảm thấy ớn lạnh, người hâm hâm nóng, đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác như vàng da nhẹ và thở gấp. Sốt rét thể nặng có thể gây ra nhiều biến chứng như mất nhận thức, co giật, thiếu máu, khó thở, suy thận… và thậm chí là gây tử vong.

Với bệnh sốt xuất huyết: bệnh nhân bị virus tấn công đột ngột gây triệu chứng đau đầu vẫn kéo dài một thời gian và có biểu hiện đau xương. Sau khi hạ sốt, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, nướu kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau hốc mắt… Biến chứng của sốt xuất huyết là suy tim, thận, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, hôn mê… và có thể gây tử vong.

Phân biệt thời gian ủ bệnh của sốt rét và sốt xuất huyết

Do nguyên nhân gây sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau nên thời gian ủ bệnh cũng sẽ có sự khác biệt. Theo đó thì:

Nếu như bị sốt rét thì người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của bệnh từ 8 – 25 ngày sau khi bị cắn.

Nếu bị sốt xuất huyết thì người bệnh sẽ bị sốt và thấy các triệu chứng của bệnh từ 4 – 5 ngày sau khi bị cắn. Thời gian ủ bệnh sẽ nhanh hơn so với bệnh sốt rét.

Cách phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

Cả 2 bệnh đều là có nguồn gốc lây nhiễm từ muỗi. Vậy nên để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất là chúng ta phải có sốt rét và sốt xuất huyếtcách chống muỗi đốt hiệu quả là:

Dọn dẹp nhà cửa, khu vực nơi sinh sống sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo để tránh muỗi vì muỗi thường ưa thích những nơi ẩm ướt.

Dọn dẹp những nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thu dọn, lật úp các dụng cụ chứa nước như lu, chậu… không dùng đến.

Có thể trồng hoặc đặt những loại cây chống muỗi như sả, húng thơm, hương thảo, cúc vạn thọ trong nhà, sân vườn để xua đuổi muỗi.

Dọn dẹp rác thải, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để loại bỏ nơi muỗi sinh sống.

Phun thuốc chống muỗi xung quanh nhà theo định kỳ, tẩm màn để tiêu diệt và ngăn ngừa muỗi tấn công.

Nên mặc quần áo dài tay để chống muỗi đốt, nhất là khi đi vào những nơi có nhiều muỗi sinh sống như bụi cây, ao nước…

Nên mắc màn và ngủ trong màn kể cả ban ngày hay ban đêm là biện pháp chống muỗi đơn giản và hiệu quả nhất.

Sử dụng các sản phẩm tránh muỗi như kem bôi da chống muỗi, xịt chống muỗi như xịt chống muỗi PlasmaKare,…hoặc dùng các dụng cụ tiêu diệt muỗi như vợt điện diệt muỗi, máy đuổi muỗi và côn trùng…

Nếu như trong nhà có người bị sốt xuất huyết thì nên cho người bệnh nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét hoặc sốt xuất huyết thì cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị và cách ly kịp thời. Tránh việc trở thành nguồn bệnh để lây sang nhiều người khác nhiều người mắc, gây thành dịch.

Nói chung thì bệnh sốt rét và sốt xuất huyết đều là những căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, nó gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, các bạn cần phải chú ý thực hiện nghiêm những cách phòng bệnh nói trên để có thể giúp bản thân và gia đình có thể tránh xa những căn bệnh này.

Sốt Xuất Huyết &Amp; Cách Phòng Tránh Bệnh

Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát rất mạnh, chưa 1 năm nào con số người mắc lại tăng cao đến như vậy. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, BSCKII. Phạm Thị Minh -Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường bắt đầu bằng sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 5-7 ngày, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Có trường hợp diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân vật vã, li bì, lừ đừ, đau bụng do gan to, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc, hoặc xuất huyết nặng, hoặc suy tạng, có thể tử vong.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết ?

Cách xử lý tốt nhất là đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất ngay khi bị bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi. Bác sĩ là người quyết định nên điều trị tại nhà hay ở bệnh viện tùy theo diễn tiến bệnh của từng bệnh nhân.

Lưu ý bạn rằng nếu bệnh nhân được quyết định điều trị tại nhà, bạn cần nghe kỹ và làm đúng lời dặn của bác sĩ về cách chăm sóc và theo dõi tại nhà để phát hiện sớm khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng.

Người bệnh được bác sỹ cho về nhà điều trị ngoại trú nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thức ăn lỏng, chất mềm, uống nước cam bổ sung vitamin, Orizon điện giải. Trường hợp bạch cầu giảm người bệnh cần được vệ sinh cá nhân, lưỡi, miệng, mũi họng bằng nước muối. Khi có dấu hiệu chảy máu chân răng chỉ lấy gạc vô khuẩn vệ sinh sạch kiêng đánh răng gây chảy máu.

Người nào cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết. Trẻ em, người lớn hay thậm chí người già cũng có thể mắc bệnh. Do đó, sốt xuất huyết là chuyện không của riêng ai. Mọi người phải cùng hành động phòng chống sốt xuất huyết mới có thể tạo ra hiệu quả cao và triệt để. Hành động rất đơn giản và không tốn thời gian. Mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để thực hiện.

Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy nắp kín các lu, khạp

Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay; Ngủ trong màn, mùng kể cả ban ngày; Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác;Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về bệnh sốt xuất huyết, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn – website: https://baosonhospital.com để được tư vấn và giải đáp kịp thời.