Top 8 # Xem Nhiều Nhất Danh Sách F1 Bệnh Nhân 1342 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Danh Sách 14 Bệnh Nhân Covid

14 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh COVID-19 vào sáng 14/4 đã đưa tổng số trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam tăng lên 160/265 ca (đạt 60,4%).

Các trường hợp được công bố khỏi bệnh gồm:

1. Bệnh nhân thứ 87: nữ, 32 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2020

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định

2. Bệnh nhân thứ 109: nam, 42 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội.

– Vào viện ngày 20/3/2020

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhịp tim đều, phổi thông khí đều.

3. Bệnh nhân thứ 114: nam, 19 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2020

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho.

4. Bệnh nhân thứ 115: nữ, 44 tuổi, ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

– Vào viện ngày 20/3/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không nôn, không khó thở, không đau đầu, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

5. Bệnh nhân thứ 175: nam, 57 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 28/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không khó thở.

6. Bệnh nhân thứ 177: nữ, 49 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội, là nhân viên bán hàng tại Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

7. Bệnh nhân thứ 186: nữ, 60 tuổi, quốc tịch Pháp, là vợ của ca thứ 76.

– Vào viện ngày 18/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

8. Bệnh nhân thứ 189: nữ, 46 tuổi, ở Nông Cống, Thanh Hóa, là nhân viên đổi nước sôi ở Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

9. Bệnh nhân thứ 190: nữ, 49 tuổi, ở Đại Từ, Thái Nguyên, là nhân viên căn tin Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 30/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

10. Bệnh nhân thứ 199: nữ, 57 tuổi, ở Quảng Xương, Thanh Hóa.

– Vào viện ngày 29/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

11. Bệnh nhân thứ 208: nữ, 28 tuổi, ở Hạ Hòa, Phú Thọ.

– Vào viện ngày 1/4/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

12. Bệnh nhân thứ 220: nam, 20 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên.

– Vào viện ngày 22/3/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

13. Bệnh nhân thứ 232: nam, 67 tuổi, ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

– Vào viện ngày 1/4/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không ho, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

14. Bệnh nhân thứ 239: nam, 71 tuổi, ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.

– Vào viện ngày 3/4/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không sốt, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Như vậy, tính đến sáng 14/4, Việt Nam ghi nhận 265 ca mắc COVID-19, trong đó, 160 người đã khỏi bệnh. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế trong cả nước.

Nguồn: Báo Phụ Nữ

Danh Sách 8 Thực Phẩm Phải Kiêng Đối Với Bệnh Nhân Gout

Phó Giáo sư Lona Sandon, chuyên gia về dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm y tế tây nam, Đại học Texas, Dallas khuyến cáo: Bệnh nhân gout nên hạn chế ăn đồ biển và thịt vì đây là những thực phẩm giàu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể uric acid ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Ngay cả khi bạn không phải là “đối tượng” dễ bị bệnh gout tấn công, thì bạn cũng chỉ nên ăn khoảng 120(g) đồ biển mỗi ngày. Nếu bạn là người “mê” đồ biển, bạn vẫn có thể thưởng thức sò và cá hồi (nhưng nhớ là không ăn thường xuyên).

2. Cá trích

Bệnh nhân gout tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Trong khi đó, tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn.

3. Bia

Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gout với những người có xu hướng dễ mắc bệnh. Nguyên nhân là do uống bia không chỉ làm gia tăng hàm lượng uric-acid mà còn cản trở quá trình loại trừ chất này ra khỏi cơ thể.

Rượu có vẻ là một lựa chọn tốt hơn, tuy nhiên, uống nhiều rượu không tốt cho tất cả mọi người (bệnh nhân gout cũng không phải là một ngoại lệ). Vì thế, các bác sĩ khuyên bạn, khi đi dự một bữa tiệc thì nên kiêng rượu hoàn toàn.

4. Thịt đỏ

Hàm lượng chất purine có trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung vẫn tốt hơn thịt đỏ.

Mặc dù không phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn, các bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Một số loại thịt đỏ được cho là an toàn như thịt lợn, thịt bò, nếu bạn ăn thịt cừu thì nên ăn phần sườn cừu.

5. Gà tây

Thịt gà tây và thịt ngỗng là những thực phẩm có hàm lượng purine cao, do đó bệnh nhân gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người có xu hướng mắc bệnh gout cũng nên hạn chế ăn thịt thú săn.

Thịt gà và thịt vịt được cho là 2 lựa chọn an toàn nhất, trong đó phần thịt đùi là tốt hơn cả.

6. Đồ uống có đường

Những người có xu hướng mắc bệnh gout nên tránh các thức ăn có hàm lượng đường fructose cao như soda, nước hoa quả. Bởi vì những chất ngọt này sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều uric acid.

Một nghiên cứu cho thấy, nam giới hấp thu nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Trong năm 2010, đội nghiên cứu này cũng cho biết, phụ nữ uống nhiều đồ uống được làm ngọt với đường fructose cũng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

7. Măng tây

Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có hàm lượng purine cao hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi chế độ ăn.

8. Gan

Những bệnh nhân gout nên ghi nhớ điều này: Các món ăn nội tạng như gan, thận, lá lách là những món ăn nên “từ chối” hoàn toàn.

Những thực phẩm thay thế

Mặc dù có rất nhiều thực phẩm bệnh nhân gout cần tránh đã được liệt kê ở trên, theo ý kiến của các chuyên gia, vẫn nên dùng kèm một số loại thuoc chua benh gut, một số thực phẩm bảo vệ bạn chống lại bệnh gout. Đó là những thực phẩm được làm từ sữa ít chất béo, cà phê, hoa quả, đặc biệt là hoa quả có múi (cam, quýt…).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo uống từ 12 đến 16 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể thay thế nước bằng nước trái cây không đường, trà và cà phê.

Hoàng Anh (Theo Health)

4 Giai Đoạn Xơ Gan F1 F2 F3 F4 Và Cách Phân Biệt Triệu Chứng Từng Loại

Xơ gan là tình trạng xơ hóa gan, hình thành sẹo ở gan do các nguyên nhân khác nhau như viêm gan mãn tính, viêm gan cấp tính…Trong trường hợp nghiêm trọng, gan sẽ đi đến giai đoạn cuối, không thể cứu chữa. Vậy bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Các giai đoạn xơ gan cần lưu ý là gì?

Xơ gan là tình trạng xơ hóa gan, hình thành sẹo ở gan trong thời gian dài do các nguyên nhân khác nhau như viêm gan mãn tính, viêm gan cấp tính… Chức năng gan sẽ bị suy giảm khiến tuần hoàn máu ở gan trở nên khó khăn.

3.1. Bệnh xơ gan giai đoạn 1

Giai đoạn này gan đã bị viêm tuy chưa có triệu chứng rõ rệt. Các mô sẹo bắt đầu hình thành làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng, chán ăn, buồn nôn, có dấu hiệu sụt cân.

Giai đoạn xơ gan độ f1 này dễ bị bỏ qua vì lầm sang bệnh khác. Vì vậy nếu phát hiện sớm ở ngay giai đoạn đầu và điều trị kịp thời thì gan có thể được phục hồi như chưa bị bệnh.

Giai đoạn 1 hay còn gọi đây là giai đoạn xơ gan “còn bù” người bệnh chưa có triệu chứng gì rõ rệt, lúc này gan còn tốt. Bệnh nhân chỉ thấy hơi mệt, chán ăn, sợ thức ăn nhiều dầu mỡ, cảm thấy khó tiêu. Trong giai đoạn này, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm giải độc mát gan để cải thiện tình trạng bệnh. Thỉnh thoảng bệnh nhân thấy đau sườn phải, lòng bàn tay dị ứng đỏ. Phát hiện giai đoạn đầu của bệnh xơ gan thường qua siêu âm bụng hoặc xét nghiệm tổng quát chức năng gan.

Đây là giai đoạn ở gan người bệnh xuất hiện nhiều hơn các mô sẹo, xơ hóa. Các mô liên kết dư thừa được tạo thành do các mô gan bị hư hỏng. Chức năng gan bị suy yếu rõ làm cơ thể bị rối loạn chuyển hóa do các chất độc không được thải ra. Cần phải điều trị và theo dõi người bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ

3.3. Bệnh xơ gan giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3 của bệnh xơ gan bác sĩ sẽ cân nhắc để bệnh nhân được ghép gan. Các dấu hiệu như: sụt cân, vàng da, viêm da, tăng giảm đường huyết…

Xơ gan độ f3 làm độ xơ hóa của gan tăng cao, chức năng gan bị rối loạn. Các chất độc ngày càng ứ đọng nhiều trong cơ thể, làm người bệnh mệt mỏi, phù nề tay chân.

Bệnh xơ gan có diễn tiến âm thầm. Khi đến cấp độ 3 đã là giai đoạn muộn của bệnh xơ gan. Cấu trúc gan bị biến dạng gây chảy máu và tăng huyết áp trong gan. Triệu chứng thường gặp là rụng tóc, tâm thần rối loạn, ngứa, lượng đường máu thay đổi… Điều trị giai đoạn này chủ yếu sử dụng các phương pháp kiềm chế sự tiến triển của bệnh và ngăn chặn biến chứng. Đồng thời, kết hợp các loại dinh dưỡng 6 thực phẩm dành cho bệnh xơ gan điều trị bệnh.

3.4. Bệnh xơ gan giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan. Một số triệu chứng rõ rệt như buồn ngủ, tinh thần mệt mỏi, sốt cao, suy thận, viêm màng bụng… Gan đã hoàn toàn bị xơ hóa, không thực hiện được chức năng của mình nữa.

Xơ gan có mấy giai đoạn? Xơ gan có 4 giai đoạn và giai đoạn 4 là cấp độ nguy hiểm nhất.

Giai đoạn này người bệnh có thể bị phù chân, cổ trướng cần có chế độ ăn nhạt,sử dụng thuốc nước. Nếu dịch ứ đọng nhiều phải chọc hút. Người bệnh nôn ra máu do giãn tĩnh mạch phải được chăm sóc y tế cẩn thận, điều trị kháng sinh khi bị nhiễm trùng. Bệnh nhân bị kém trí nhớ hôn mê do độc tố không được loại bỏ. Giai đoạn 4 có những biến chứng về sức khỏe có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, cung cấp calo đầy đủ bằng chế độ ăn hợp lý. Ghép gan là phương pháp duy nhất mang lại sự sống cho bệnh nhân. Tuy vậy, ghép gan rất tốn kém và phải có gan hiến tặng phù hợp mới phẫu thuật được.

4.1. Tìm hiểu triệu chứng của bệnh xơ gan

Ở giai đoạn 1 người bệnh gần như không có triệu chứng rõ rệt. Sang giai đoạn 2 bệnh nhân đã có các biểu hiện của xơ gan như sụt cân, mệt mỏi, ăn không ngon, vàng da… Giai đoạn 3 hiện tượng cổ trướng sẽ xuất hiện, bệnh nhân bị ảnh hưởng đến trí nhớ. Nếu bệnh nhân là phụ nữ có thể sẽ mất kinh nguyệt, còn là nam giới sẽ không còn khả năng tình dục. Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh xơ gan. Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan là yếu cơ, nước tiểu nâu, xương dễ gãy, nôn ra máu, vàng da… Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh về gan.

4.2. Phát hiện qua nguyên nhân

Nguyên nhân xơ gan thường gặp nhất ở Việt Nam là do viêm gan B và viêm gan C. Đứng sau đó là do gan nhiễm mỡ và uống rượu bia quá nhiều. Ngoài ra còn do đọng sắt, đồng trong gan, bệnh gan tự miễn hoặc do tắc mật…

Người bệnh nên điều trị sớm nếu mắc viêm gan B hoặc viêm gan C để tránh tình trạng bệnh tiến triển thành xơ gan. Nếu xơ gan do rượu bia thì cần phải ngừng uống ngay lập tức. Không được tự ý dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc để mát gan, giải độc, có thể làm bệnh nặng hơn. Cần có sự tư vấn của bác sĩ khi bệnh nhân dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Theo thống kê trung bình mỗi năm tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú bị xơ gan, viêm tụy do rượu.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, uống rượu nhiều sẽ làm tổn thương bộ phận gan, tế bào gan bị hoại tử, thoái mỡ, tổ chức xơ phát triển dẫn đến xơ gan. Xơ gan làm ảnh hưởng mạnh đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể như khả năng thải độc, tạo mật, quá trình đông máu… Các bệnh nhân xơ hoá gan do uống rượu nhiều hầu hết đến viện trong tình trạng muộn, đã có biến chứng rõ ràng như xuất huyết tiêu hoá, vàng da, cổ trướng, viêm tụy.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ bị bệnh gan cao hơn gần 2 lần so với người có cân nặng bình thường. Béo phì có thể có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Vì vậy bạn phải có chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng và lối sống năng động. Hàng ngày bạn hãy dành 30 phút để tập luyện thể dục cộng với bữa ăn lành mạnh, nhiều rau xanh.

Do đó cần có chế độ ăn uống, tập luyện thể thao phù hợp để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối, nên thực hiện các biện pháp giảm cân khoa học, an toàn mà vẫn hiệu quả.

Xơ gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất trong 6 tháng. Nhiều người không có triệu chứng nhưng một số có triệu chứng mơ hồ như kén ăn và mệt mỏi. Các nguy cơ từ viêm gan mạn tính dẫn đến xơ gan, ổ bụng bị tích tụ dịch, chức năng não suy giảm.

4.3. Phát hiện qua kết quả xét nghiệm

Các chuyên gia y tế sẽ tiến hành xét nghiệm bằng cách kiểm tra máu, siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm chức năng gan, sinh thiết gan. Qua kết quả xét nghiệm máu các tổn thương gan nhanh chóng được phát hiện. Chụp cộng hưởng từ sẽ thấy được dấu hiệu gan bị bệnh. Xét nghiệm chức năng gan để đo được lượng men gan và protein. Sinh thiết gan sẽ giúp bác sĩ tìm hiểu được nguyên nhân gây tổn thương gan. Đây là một xét nghiệm thường quy và có độ tin cậy rất cao. Lời khuyên của bác sĩ là bên nên khám tầm soát sàng lọc gan có bác sĩ giỏi theo định kỳ để sàng lọc các bệnh về gan.

Chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi xơ gan có mấy giai đoạn? Ở mỗi giai đoạn đều có những lưu ý riêng. Hiện nay, số bệnh nhân tử vong do ung thư gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh ung thư ở Việt Nam. Bạn nên chủ động giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa căn bệnh này bằng cách khám kiểm tra chuyên sâu sức khỏe gan mật toàn diện càng sớm càng tốt!

Danh Sách Các Bệnh Mãn Tính Thường Gặp Gây Nguy Hiểm

Chia sẻ:

Theo thông tin từ giảng viên Y sĩ đa khoa cung cấp, bệnh mạn tính là một trong những bệnh tiến triển trong một thời gian dài mà không thể phòng ngừa bằng vắc xin hay không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất.Tuy nhiên, đây là những bệnh không lây nhiễm, không do vi rút, vi khuẩn ký sinh trùng hoặc nấm gây ra nên người tiếp xúc với người bệnh không sợ bị lây nhiễm.

Danh sách các bệnh mãn tính thường gặp

Theo xu hướng phát triển của bệnh, bệnh mạn tính đang trở thành một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay khi số lượng người bệnh mắc ngày càng tăng với đa dạng các loại bệnh. Trong đó phải kể đến:

– Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính: viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen và khí phế thũng…

– Bệnh xương khớp mạn tính: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa khớp, …

– Bệnh lý tâm thần kinh: trầm cảm, sa sút trí tuệ, …

– Bệnh tự miễn: xơ cứng bì, lupus ban đỏ, vẩy nến…

– Bệnh tim mạch: suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, …

– Viêm gan mạn

– Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường…

– Hội chứng mệt mỏi mạn tính.

– Suy thận mạn.

– Ung thư.

Phương pháp điều trị các bệnh mãn tính thường gặp mà các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn giới thiệu chủ yếu đến các sinh viên là áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài. Đây là phương pháp giúp cải thiện chất lượng sống, nhằm phục hồi chức năng sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng. Kết hợp với đó là việc sử dụng các loại Tây hoặc các bài thuốc nam theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Đồng thời bệnh nhân nên kết hợp với các bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu,…để có thể áp dụng những bài tập phục hồi chức năng, thay đổi lối sống lành mạnh,…là những biện pháp thiệt thực giúp bạn trở lại với cuộc sống bình thường

Cách điều trị bệnh mạn tính

Bệnh mạn tính xảy ra thường do các tác động tiêu cực lâu dài để lại như quá tải chức năng, thói quen sinh hoạt, tuổi tác, tâm sinh lý…. Vì vậy, các chuyên gia đào tạo hệ Y sĩ đa khoa khuyên bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng bằng việc ăn nhiều trái cây và rau cũng như đậu và ngũ cốc. Người bệnh nên giảm ăn mỡ, muối, đường và nên chuyển từ ăn mỡ động vật bão hoà sang dầu thực vật chưa bão hoà và không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượi bia,…. Đặc biệt, việc duy trì cân nặng chuẩn là một trong những cách bạn biết được tình hình sức khỏe của mình như thế nào.

Nguồn: Trung cấp Y Hà Nội