Với những con số đáng báo động trên, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) và những triệu chứng, các hiện tượng của bệnh tiểu đường nhằm sớm phát hiện và kiểm soát căn bệnh sớm nhất có thể.
Người béo phì rất hay gặp tình trạng đề kháng insulin nên insulin không đưa được đường và tế bào, gây ra bệnh tiểu đường.
Qua thời gian hoạt động lâu năm, tuyến tụy suy yếu dần nên tỷ lệ người trung niên mắc phải bệnh tiểu đường không nhỏ.
Thói quen lao động quá sức, ít tập thể thao, gặp nhiều căng thẳng và ăn uống không cẩn thận đều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Những thực phẩm gây hại cho sức khỏe thường có nhiều dầu mỡ, chứa đường nhân tạo, lượng đường cao hoặc các chất kích thích gây hại khác.
Tuy chưa có nghiên cứu chính xác, nhưng khi cha mẹ mắc bệnh tiểu đường, đứa con vẫn có thể mắc bệnh từ trong bụng mẹ.
Hoặc trong nhà có người mắc bệnh tiểu đường cũng chứng tỏ thói quen sinh hoạt và ăn uống của gia đình chưa tốt nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Các hiện tượng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất sau đây sẽ báo hiệu nguy cơ căn bệnh đang tiến triển âm thầm trong cơ thể bạn:
Đây là hiện tượng của bệnh tiểu đường thường thấy khiến việc học tập và làm việc không được trôi chảy.
Khi glucose không được đưa vào các tế bào và chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể dần dần thấy mệt mỏi, không có sức lực và buồn ngủ cả ngày.
Khi lượng đường huyết quá cao sẽ lấy nước từ tế bào đi pha loãng đường trong máu, đồng thời thận bài tiết các chất dư thừa nhiều hơn gây ra tình trạng cơ thể bị thiếu nước liên tục.
Khi tế bào không hấp thụ được đường trong máu, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải đường qua nước tiểu. Lúc này, bạn sẽ thấy cơ thể muốn đi tiểu liên tục, đặc biệt vào ban đêm.
Insulin không được sử dụng dễ gây ra cảm giác đói bụng nên khiến bạn ăn liên tục mà vấn không no.
Vì các tế bào không thể hấp thụ đủ năng lượng từ đường nên cơ thể bạn sẽ tự đốt cháy chất béo và cơ bắp để bổ sung cho năng lượng thiếu hụt đó, dẫn đến việc giảm cân.
Đường huyết trong máu cao khiến chất lỏng trong cơ thể bị thay đổi. Chất lỏng bất thường này đi vào thủy tinh thể của mắt, võng mạc bị tổn thương, gây hiện tượng mờ mắt và suy giảm thị lực.
Hệ miễn dịch bị suy yếu đi hẳn khi lượng đường huyết cao trên mức an toàn, lúc này cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng.
Do các tĩnh mạch và động mạch bị tổn thương bởi cao đường huyết nên gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyến máu đến các tế bào. Điều này làm vết thương lâu lành hơn bình thường.
Người bị bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh khiến cảm giác tê, ngứa ran hoặc đau, viêm thường xuyên xuất hiện ở tay, chân.
3. Phải làm gì khi phát hiện mình có thể bị mắc bệnh tiểu đường
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Kiêng ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa đường nhân tạo nhiều
Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá
Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc
Làm việc vừa sức, tránh stress kéo dài
Tập thể dục đều đặn
Sử dụng thêm thực phẩm chức năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường
Trúc Đào là một cây thuốc có “độc tính mạnh” và nó cũng là tên của tôi. Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề y, cũng vì vậy mà tôi cũng theo ngành này. Ngoài công việc chính, tôi cũng tham gia biên tập các bài viết ở các chuyên trang sức khoẻ với mong muốn sẽ dùng kiến thức y học của mình giúp đỡ càng nhiều người càng tốt.