Top 3 # Xem Nhiều Nhất Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Bệnh Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng

Ths.Bs. Đào Lan Hương

Hội chứng Quá kích buồng trứng (HC QKBT) là tình trạng đáp ứng quá mức với điều trị kích thích buồng trứng. QKBT thường xảy ra khi dùng gonadotropin ngoại sinh, hiếm khi gặp trong trường hợp dùng clomiphene citrate (CC) hoặc gonadotropin-releasing hormon (GnRH). Đặc điểm sinh lý bệnh đặc trưng của hội chứng này là tình trạng tăng tính thấm thành mạch, dẫn tới thoát dịch từ lòng mạch ra khoang thứ ba. QKBT là rối loạn có thể tự giới hạn, thường tự khỏi trong vòng vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn, đặc biệt trong chu kỳ có thai. Hội chứng này có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể là triệu chứng nhẹ chỉ cần theo dõi sát tại nhà cho tới tình trạng nặng phải nhập viện và hồi sức.

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố quan trọng để phòng ngừa QKBT là kích thích buồng trứng thuần thục và nhận ra được các nguy cơ xảy ra QKBT. Kích thích buồng trứng cần được theo dõi cẩn thận, phù hợp với từng bệnh nhân. Các phương pháp dự phòng QKBT bao gồm: – Không cho hCG, hủy chu kỳ:phương pháp này giảm được khả năng QKBT nhưng buộc bệnh nhân mất một chu kỳ điều trị nên ít được dùng. – Coasting: Ngưng gonadotropin và trì hoãn cho hCG cho tới khi nồng độ estradiol không tăng nữa hoặc giảm đi. Hiện vẫn chưa có sự thống nhất về cách thực hiện coasting. Nhiều bằng chứng cho thấy việc coasting như vậy không ảnh hưởng xấu lên thành công của IVF với điều kiện không quá 3 ngày. Cần có những nghiên cứu ngẫu nhiên, tiền cứu lớn với thiết kế chặt chẽ để đánh giá hiệu quả của phương pháp này. – Khởi động phóng noãn bằng phương pháp khác: Vì hCG có vai trò then chốt trong việc phát sinh hội chứng QKBT, có thể dùng liều thấp hCG (ví dụ 5.000IU thay vì 10.000 IU) cho các bệnh nhân nguy cơ cao. Thay vào đó có thể dùng GnRH đồng vận (ví dụ leuprolide 0,5-1,0 mg tiêm dưới da) kích thích đỉnh LH nội sinh để hoàn tất sự trưởng thành nang noãn và gây phóng noãn. Phương pháp này chỉ hiệu quả đối với chu kỳ không có down-regulation trước đó. Theo nhiều nghiên cứu, dùng GnRH đồng vận để gây trưởng thành noãn, nồng độ estradiol và progesterone (P) thấp hơn nồng độ ở bệnh nhân tiêm hCG và không có trường hợp QKBT nào. LH tái tổ hợp cũng có tác dụng tương tự, rLH liều duy nhất có thể giảm nguy cơ QKBT rất nhiều so với hCG. – Khi hỗ trợ giai đoạn hoàng thể để giảm nguy cơ QKBT dùng progesterone ngoại sinh(ví dụ 50mg P tiêm bắp, 100 mg đặt âm đạo hay 8% P gel âm đạo) thay vì dùng hCG. – Truyền tĩnh mạch albumin: albumin 25% đường tĩnh mạch dự phòng vào lúc chọc hút trứng được cân nhắc khi nồng độ E2 tăng cao hoặc có tiền căn QKBT. Nghiên cứu về hiệu quả của albumin còn chưa thống nhất, và điều trị albumin có thể làm tăng thêm báng bụng, gây phản ứng dị ứng và lây truyền virus. Tuy nhiên, một nghiên cứu meta-analysis gần đây về 5 thử nghiệm ngẫu nhiêu có đối chứng cho thấy albumin dự phòng làm giảm đáng kể nguy cơ QKBT (OR 0,28, 95% CI 0,11, 0,73); truyền albumin có thể ngăn ngừa 1 ca QKBT nặng trong mỗi 18 trường hợp nguy cơ cao được điều trị. – Mặc dù nhiều bằng chứng cho thấy chọc hút nang (follicle aspiration) làm giảm sản xuất P của hoàng thể, nhưng điều đó không giúp dự phòng và ngăn chặn sự phát triển của QKBT. – Trữ phôi toàn bộ: chưa có đủ bằng chứng cho thấy có cần trữ phôi toàn bộ một cách thường quy để phòng ngừa QKBT hay không. – Đồng vận dopamine: VEGF đã được xác định là yếu tố thiết yếu trong việc phát sinh hội chứng QKBT. Nhiều nghiên cứu trên động vật và người đã cho thấy nồng độ VEGF buồng trứng, VEGF mRNA và tính thấm thành mạch đã tăng lên bởi kích thích của gonadotrophins, trước cả khi cho hCG. Việc tiêm hCG càng đẩy mức độ này lên mức đỉnh điểm. VEGF được phóng thích sẽ gắn vào thụ thể VEGFR-2 ở màng tế bào nội mô, và vùng thụ thể nội bào được phosphoryl hóa. Quá trình này làm tăng thêm tính thấm thành mạch. Đồng vận dopamine (cabergoline) đã được sử dụng để ức chế sự phosphoryl hóa thụ thể VEGF, nhờ đó giảm đáng kể các triệu chứng QKBT nặng. Việc sử dụng này không gây các biến chứng sản khoa và sơ sinh. Tuy nhiên cũng cần nhiều thử nghiệm lớn hơn để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc phòng ngừa bằng đồng vận dopamine.

Tóm tắt * Điều quan trọng trong phòng ngừa và điều trị QKBT là kinh nghiệm trong kích thích buồng trứng, nắm rõ kiến thức về sinh lý bệnh, nguy cơ, đặc điểm lâm sàng của hội chứng này * QKBT nhẹ khá thường gặp, xảy ra ở khoảng một phần ba chu kỳ dùng gonadotropin ngoại sinh. Khi các triệu chứng trở nặng, có thể điều trị ngoại viện nhưng phải thường xuyên theo dõi. QKBT nặng ít gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Các trường hợp này cần nhập viện. * Hiện đã có nhiều phương pháp để dự phòng hội chứng này, nhưng còn cần nhiều nghiên cứu để đánh giá và so sánh hiệu quả của các phương pháp trên.

Tài liệu tham khảo 1. The Practice Committee of the American Society for Reproductive Medicine. Ovarian hyperstimulation syndrome. Fertil Steril 2008;90(3):188-192. 2. Sérgio Reis Soares, Rául Gómez, et al. Targeting the vascular endothelial growth factor system to prevent ovarian hyperstimulation syndrome. Human Reproduction Update 2008; 14:321-333. 3. M.A.Aboulghar, R.T.Mansour. Ovarian hyperstimulation syndrome: classifications and critical analysis of preventive measures. Human Reproduction Update 2003; 9:275-289.

Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Khi Dùng Các Hormon Gonadotropin

Hiện chưa có sự thống nhất trong cách phân loại hội chứng QKBT. Theo Mathur và cộng sự, hội chứng QKBT được phân làm 4 mức độ nghiêm trọng dựa theo biểu hiện lâm sàng (bảng 1). Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà cần có các biện pháp theo dõi và điều trị phù hợp. Cần lưu ý rằng tình trạng của bệnh nhân có thể diễn biến xấu đi, do đó cần tư vấn cho bệnh nhân về các biểu hiện lâm sàng khi triệu chứng nặng thêm để có xử trí phù hợp [3].

Bụng căng tức và khó chịu là các triệu chứng phổ biến khi bắt đầu bị hội chứng QKBT, phản ánh tình trạng buồng trứng tăng kích thước và tích lũy dịch trong khoang bụng. Nếu bệnh nhân bị đau dữ dội cần nghĩ đến nguyên nhân do các biến chứng đi kèm khác như xoắn buồng trứng hay chửa ngoài dạ con [3].

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng QKBT bao gồm tuổi trẻ, buồng trứng đa nang, có tiền sử bị hội chứng QKBT, nồng độ estradiol huyết thanh cao hoặc tăng nhanh, số lượng nang nhiều hoặc tăng số lượng trứng cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng QKBT. Tuy nhiên chưa có sự thống nhất trong y văn về giá trị ngưỡng để xác định mức độ nguy cơ. Giá trị dự đoán nguy cơ của các thông số nói trên cũng không cao, đặc biệt trong QKBT muộn [3].

Do nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh còn chưa được sáng tỏ nên các biện pháp dự phòng đóng vai trò quan trọng trong hạn chế hội chứng QKBT bao gồm ngừng toàn bộ chu kỳ điều trị hoặc ngừng sử dụng gonadotropin, chỉ tiêm hCG khi E2 đã giảm, giảm liều hCG, thay thế hCG bằng chất đồng vận GnRH [3], [4], truyền albumin trong và ngay sau khi hút noãn hoặc sử dụng kỹ thuật trưởng thành noãn non (IVM), đặc biệt trên bệnh nhân buồng trứng đa nang.

Khi nghi ngờ bị hội chứng QKBT, cần chẩn đoán và làm xét nghiệm để phân biệt với các nguyên nhân khác gây trướng bụng và đau bụng, xác định mức độ nghiêm trọng để có biện pháp điều trị phù hợp [3].

Với các trường hợp nhẹ, có thể điều trị ngoại trú: tư vấn uống nhiều nước, hạn chế vận động, theo dõi lượng nước uống vào và nước tiểu ra hàng ngày, theo dõi cân nặng và vòng bụng hàng ngày. Có thể sử dụng các thuốc giảm triệu chứng, tư vấn và theo dõi bệnh nhân. Nên sử dụng thuốc giảm đau là paracetamol và codein, tránh dùng các NSAIDs vì có nguy cơ ảnh hưởng chức năng thận. Các thuốc chống nôn cũng có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân có thể bù nước bằng đường uống [3].

Đối với bệnh nhân bị QKBT nặng, có triệu chứng đau dữ dội, cân nặng và vòng bụng tăng nhanh cần phải đi khám, xét nghiệm để quyết định có cần nhập viện để theo dõi, điều trị hay không. Biện pháp chính là theo dõi và điều trị hỗ trợ cho đến khi bệnh nhân tự phục hồi (bảng 2) [3].

QKBT là biến chứng có thể gặp trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản sử dụng thuốc kích thích buồng trứng. Đa số các trường hợp đều tự khỏi, không để lại di chứng. Tuy nhiên một số trường hợp có thể diễn tiến nặng, có thể tử vong nếu không điều trị, can thiệp đúng mức. Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của hội chứng QKBT nhấn mạnh sự cần thiết phải cân nhắc đến khía cạnh đạo đức trong điều trị vô sinh ngày nay. Nguyên tắc hàng đầu: “trước hết là đảm bảo an toàn – first do no harm”. Vì vậy hiểu rõ các yếu tố nguy cơ giúp dự phòng và giảm tỷ lệ QKBT, ưu tiên tìm cách giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến cố trên bệnh nhân bị QKBT [3].

Chuẩn Đoán Và Điều Trị Cho Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG

Quá kích buồng trứng (OHSS: Ovarian Hyperstimulation Syndrome) là hội chứng có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) điều trị hiếm muộn với biểu hiện tăng tính thấm thành mạch, tràn dịch đa màng, giảm nồng độ albumin máu và giảm thể tích tuần hoàn.

II. Phân loại độ nặng QKBT

* Kích thước buồng trứng có thể không tương ứng với độ nặng của QKBT khi làm TTON vì có chọc hút trứng.

III. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: điều trị nội khoa chủ yếu (bù dịch, điện giải và giải áp sớm), hạn chế các can thiệp ngoại khoa. Chỉ can thiệp ngoại khoa khi buồng trứng vỡ, xuất huyết nội, buồng trứng bị xoắn. Dự phòng QKBT là quan trọng. Theo dõi điều trị tùy theo mức độ nhẹ, nặng của hội chứng QKBT.

1. QKBT nhẹ và vừa: có thể theo dõi điều trị ngoại trú

– Nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động.

– Uống nhiều nước.

– Ăn thực phẩm có nhiều chất đạm, ăn mặn.

– Theo dõi: Đo vòng bụng, cân nặng mỗi ngày, theo dõi lượng nước tiểu mỗi ngày. Tái khám ngay khi có dấu hiệu chuyển nặng:

– Nôn nhiều, không uống được, tiêu chảy.

– Khó thở.

– Cân nặng và vòng bụng tiếp tục tăng nhanh.

– Tiểu ít đi (dưới 500ml nước tiểu/24h).

Nếu có dịch ổ bụng lượng vừa, tổng trạng mệt, tiên lượng tình trạng có thể nặng thêm: chọc dịch sớm qua đường âm đạo, triệu chứng có thể cải thiện rõ rệt sau khi rút dịch (có thể lặp lại khi cần). Bồi hoàn sớm đạm, điện giải và kháng sinh dự phòng sau khi rút dịch.

2. QKBT nặng: nhập viện điều trị

(QKBT nặng và rất nặng điều trị tại hồi sức).

a. Chế độ sinh hoạt

– Nghỉ ngơi tuyệt đối.

b. Điều trị

– Tăng áp lực keo nội mạch: có thể dùng Albumin 25% 50ml – 100ml/ngày.

– Cân bằng nước điện giải:

+ Natri Chlorua 0,9% (500-1000ml/ngày).

+ Glucose 5% (500-1000ml/ngày).

+ Hạn chế sử dụng Lactate Ringer vì QKBT có sẵn tình trạng tăng Kali máu.

– Có thể chọc dẫn lưu ổ bụng giải áp khi có các triệu chứng sau:

+ Bụng quá căng.

+ Khó thở.

+ Thiểu niệu.

+ Ăn uống kém, suy kiệt do bụng căng.

– Trong trường hợp nặng, khó thở, tràn dịch màng phổi, màng tim: chọc dò, dẫn lưu màng phổi, màng tim để điều trị triệu chứng.

+ Màng phổi: khi có tràn dịch màng phổi nặng gây khó thở do chèn ép nhu mô phổi, giảm chức năng hô hấp, SpO2 < 90%.

+ Màng tim: khi có tràn dịch màng tim làm suy giảm chức năng co bóp của tim.

– Trường hợp QKBT nặng nguy cơ suy thận: cân nhắc dùng Dopamin liều thấp (0,18 mg/kg/h)

– Nếu tình trạng QKBT diễn tiến ngày càng nặng thêm, không đáp ứng với các biện pháp điều trị, suy đa cơ quan đe dọa tính mạng bệnh nhân: cân nhắc chấm dứt thai kỳ.

– Lượng dịch vào, ra cơ thể mỗi 12 giờ. Theo dõi lượng nước tiểu, điều chỉnh sao cho lượng nước tiểu thu được mỗi ngày phải nhiều hơn tổng lượng nước cho vào cơ thể.

– Dấu hiệu sinh tồn/6 giờ.

– Công thức máu, Hct, Ion đồ, Albumin máu mỗi 24 giơ.

– Chức năng gan, thận, chức năng đông máu mỗi 2 ngày.

IV. Dự phòng

1. Đối tượng nguy cơ

Chú ý theo dõi những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao trong quá trình KTBT để có hướng dự phòng và điều trị kịp thời:

– Tuổi dưới 35.

– Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

– Sử dụng FSH trong KTBT.

– Tiền căn QKBT.

– Nồng độ Estradiol tăng nhanh trong quá trình KTBT.

2. Dự phòng

– Dự phòng cấp I (ở những đối tượng nguy cơ trước khi KTBT)

+ Sử dụng phác đồ thích hợp với liều thuốc thích hợp đối với cơ thể từng bệnh nhân.

+ Sử dụng phác đồ Antagonist.

+ Không sử dụng hCG trong hỗ trợ giai đoạn hoàng thể.

+ Nuôi trứng non trong ống nghiệm.

– Dự phòng cấp II (ở những đối tượng đáp ứng quá mức buồng trứng khi KTBT)

+ Giảm liều hCG gây phóng noãn.

+ Không tiêm hCG, thay kích thích rụng trứng bằng GnRH đồng vận. (Diphereline 0,1 mg x 2 ống tiêm dưới da) 36 giờ trước khi chọc hút trứng.

+ Hủy chu kỳ.

+ Không chuyển phôi, trữ phôi toàn bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Zalman Levine & Navot, D. 2009. Severe Ovarian Hyperstimulation Syndrome. In: David K Gardner, Ariel Weissman, Colin M Howles & Shoham, Z. (eds.) Textbook of Assisted Reproductive Technologies. Informa Healthcare.

2. The Practice Committee of the American Society for Reproductive Medicine. Ovarian hyperstimulation syndrome. Fertil Steril 2008; 90: S 188-93.

3. Green-top Guideline No.5. The management of ovarian hyperstimulation syndrome. Royal College of Obstetricians and Gynecologists 2006.

Quá Kích Buồng Trứng: Hiếm Gặp Nhưng Tác Hại Khôn Lường

Quá kích buồng trứng là thuật ngữ khá lạ lẫm với nhiều chị em. Tuy nhiên, những chị em đang có ý định thụ tinh trong ống nghiệm hoặc áp dụng biện pháp kích thích rụng trứng cần biết và quan tâm đến tình trạng này.

》 Ngày nay, khó có thai hoặc vô sinh đang là nỗi lo của nhiều chị em. Vì vậy, các biện pháp can thiệp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm hormone kích thích rụng trứng được nhiều phụ nữ tìm đến. Mặc dù vậy, những biện pháp này vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, điển hình là hội chứng quá kích buồng trứng.

》 Hội chứng là bệnh tác động đến phụ nữ tiêm thuốc hormone với mục đích kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng. Đa số trường hợp xảy ra ở phụ nữ áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm, trong tử cung hoặc kích thích buồng trứng.

》 Cứ 100 phụ nữ áp dụng biện pháp này thì có 33 người bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, tỷ lệ phụ nữ bị quá kích buồng trứng với mức độ trung bình đến nặng chỉ chiếm khoảng hơn 1%. Hầu hết các trường hợp khác đều tự biến mất trong vòng 7-10 ngày.

Quá kích buồng trứng có thể đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng của chị em.

》 Khi thuốc hormone trong cơ thể bị dư thừa, chị em có thể phải đối mặt với nguy cơ quá kích buồng trứng. Buồng trứng bị sưng đau.

》 Trong trường hợp chị em áp dụng điều trị vô sinh bằng thuốc thì hiếm khi xảy ra hiện tượng quá kích buồng trứng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hội chứng này xảy ra tự nhiên, không phải do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị vô sinh.

》 Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng quá kích buồng trứng chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, việc bổ sung một lượng human chorionic gonadotropin (HCG) vào cơ thể – hormone thường được sản xuất trong khi mang thai có thể là một lí do. Các mạch máu của buồng trứng có thể phản ứng bất thường với HCG. Chúng rò rỉ chất lòng làm thay đổi kich tước buồng trứng. Buồng trứng phình to ra.

》 Hội chứng quá kích buồng trứng thường xảy ra trong vòng một tuần sau khi phụ nữ được tiêm HCG. Mức độ mắc bệnh có thể nghiệm trọng hơn nếu bạn có thai trong thời kỳ điều trị buồng trứng quá kích. Vì khi đó, cơ thể bạn bắt đầu sản xuất HCG riêng của mình để đáp ứng với việc mang thai.

》 Khả năng bị quá kích buồng trứng ở những người dùng thuốc tiêm kích thích thụ thai thường cao hơn người điều trị bằng clomiphene.

》 Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc quá kích buồng trứng như:

⦿ Mắc hội chứng buồng trứng đa nang ⦿ Số lượng nang trứng lớn ⦿ Quá nhẹ cân ⦿ Nồng độ estradiol (estrogen) cao hoặc tăng đột biến trước khi tiêm liều kích tố HCG.

》 Đôi khi, quá kích buồng trứng là một dạng biến chứng xuất hiện trong quá trình hỗ trợ sinh sản. Trong số phụ nữ độ tuổi sinh nở, thống kê cho thấy có đến 8-10% trường hợp bị vô sinh, hiếm muộn. Tỷ lệ này đang ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để mang thai ngày càng tăng lên. Mỗi năm, có hàng ngàn chu kỳ IVF, IUI được thực hiện tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Quá kích buồng trứng đôi khi là biến chứng của biện pháp tiêm thuốc kích thích buồng trứng.

》 Đa số các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này đều đảm bảo an toàn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là không có nguy cơ biến chứng xảy ra. Khi chọn dùng thuốc kích thích buồng trứng, các cặp đôi hiếm muộn cần phải chuẩn bị tâm lý cho những biến chứng như quá kích buồng trứng, dị ứng thuốc tại chỗ tiêm, hủy chu kỳ do buồng trứng đáp ứng kém.

》 Trong các biên chứng trên, quá kích buồng trứng một dạng biến chứng thường gặp nhất. Nó được hiểu là tình trạng buồng trứng đáp ứng quá mức với thuốc kích trứng. Biểu hiện được xác định là hai buồng trứng phát triển to, có nhiều nang noãn, hoạt động nội tiết bị thay đổi gây ra tình trạng rối loạn về huyết động, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết…

》 Khoảng 20% trường hợp làm IVF và 1% làm IUI có nguy cơ gặp biến chứng quá kích buồng trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ này này đang có dấu hiệu sụt giảm nhờ sự ra đời của phác đồ kích thích buồng trứng mới.

》 Các triệu chứng của quá kích buồng trứng phổ biến có thể kể đến là:

⦿ Đầy hơi ⦿ Đau bụng nhẹ ⦿ Tăng cân

》 Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu quá khích buồng trứng nghiêm trọng hiếm gặp khác như:

⦿ Tăng cân nhanh không kiểm soảt ⦿ Sưng bụng, đau nặng ở bụng ⦿ Ít đi tiểu ⦿ Thỉnh thoảng khó thở ⦿ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy

》 Phụ nữ cần theo dõi kỹ những thay đổi bất thường của cơ thể để phát hiện triệu chứng quá kích buồng trứng ngay khi chúng mới chớm. Dấu hiệu ban đầu thường thấy là cảm giác căng tức ở vùng bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó thở kèm tiêu chảy.

Quá kích buồng trứng mức độ nặng có thể đi kèm loạt triệu chứng nghiêm trọng.

》 Khi tiến hành khám lâm sàng, có thể phát hiệu các dấu hiệu như tăng cân nhanh, buồng trứng to và nhiều nang, thiểu niệu hay vô niệu, cô đặc máu (Hct 45 – 55%), báng bụng, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, rối loạn nước điện giải (tăng Kali, giảm Natri)…

》 Các triệu chứng có thể diễn ra liên tục, rầm rộ nhưng cũng có thể tự hồi phục trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày hoặc, có thể trở nặng trong trường hợp bệnh nhân mang thai do nồng độ hCG trong máu tăng nhanh.

》 Để nói rõ hơn thì cần phân chia triệu chứng quá kích buồng trứng theo mức độ. Nếu quá kích buồng trứng nặng, bệnh nhân có thể gặp tình trạng ít tiểu, vô niệu (tức là không có nước tiểu trong bàng quang), liên tục nôn ói, khó thở, dịch ổ bụng nhiều, buồng trứng căng to, dịch tràn màng phổi, màng tim.

》 Ở trường hợp với mức độ năng hơn, người bệnh có thể bị rối loạn đông máu, thuyên tắc mạch do huyết khối, suy hô hấp cấp và suy giảm chức năng gan.

》 Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường trên, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để tham khảo tư vấn của bác sĩ.

》 Trước khi tiến hành xử trí quá kích buồng trứng, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán. Nếu bệnh nhân đi khám trong khi quá kích buồng trứng đã ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải theo dõi các triệu chứng một cách cẩn thận. Trong trường hợp đặc biệt, chị em có thể phải nhập viện.

》 Việc cần làm là phải đo cân nặng và kích thước vòng bụng. Các xét nghiệm có thể áp dụng là:

⦿ Siêu âm phần bụng hoặc âm đạo ⦿ Chụp X-quang phần ngực ⦿ Xét nghiệm công thức máu toàn phần ⦿ Xét nghiệm điện giải ⦿ Kiểm tra chức năng gan ⦿ Đo lượng nước tiểu

》 Phương pháp xử trí quá kích buồng trứng phải phù hợp với mức độ mắc bệnh của chị em. Quá kích buồng trứng nhẹ thường tự hết.

Bác sĩ sẽ bám sát mức độ mắc bệnh của chị em để đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.

》 Với trường hợp quá kích buồng trứng trung bình, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng kết hợp các biện pháp sau:

⦿ Dùng thuốc giảm đau, chống buồn nôn theo toa được chỉ định. ⦿ Khám, siêu âm định kỳ ⦿ Kiểm tra trọng lượng và số đo vòng eo để phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường ⦿ Kiểm tra lượng nước tiểu mỗi ngày ⦿ Tiến hành xét nghiệm máu để xác định tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải… ⦿ Bổ sung chất lỏng đầy đủ ⦿ Dùng cây kim mỏng chọc vào màng khoang bụng để loại bỏ chất lỏng dư thừa ⦿ Mang tất hỗ trợ ngăn ngừa cục máu đông

》 Đối với trường hợp bị hội chứng quá kích buồng trứng nặng thì người bệnh cần nhập viện để theo dõi thường xuyên cũng như tích cực truyền dịch. Thuốc cabergoline có thể được dùng để giảm bớt các triệu chứng quá kích buồng trứng. Cũng có khi bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc khác – gonadotropin – một chất đối kháng hormone giúp giảm hoạt động của buồng trứng.

》 Nếu gặp biến chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể phải điều trị bổ sung bằng phẫu thuật một vỡ… Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng chống đông máu để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân.

》 Có một số trường hợp phụ nữ bị quá kích buồng trứng sẽ tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh biến chuyển nặng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được can thiệt kịp thời và đúng mức.

》 Quá kích buồng trứng là hội chứng tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây tác hại khôn lường. Vì vậy, chị em cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể để khám và ngăn ngừa, xử trí quá kích buồng trứng kịp thời.

》 Chị em có thể phòng tránh và nâng cao hiệu quả điều trị quá kích buồng trứng bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh gồm các lưu ý như sau:

⦿ Ăn uống đủ chất, đủ bữa, đúng giờ, tăng cường chất xơ và vitamin, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. ⦿ Hạn chế quan hệ tình dục vì việc này có thể gây đau đớn và làm vỡ u nang trong buồng trứng. ⦿ Tập thể dục nhẹ nhàng, không nên tập các bài tập quá nặng, mất sức. ⦿ Hạn chế làm việc nặng gây mệt mỏi. ⦿ Tự theo dõi trọng lượng cơ thể và đo vòng bụng mỗi ngày, báo cáo biến đổi bất thường với bác sĩ. ⦿ Liên hệ bác sĩ ngay khi các dấu hiệu và triệu chứng của trở nặng.