Top 9 # Xem Nhiều Nhất Khám Bệnh Trực Tuyến Bộ Y Tế Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bộ Y Tế: Điều Trị Covid

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, cùng 30 chuyên gia thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm, họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều qua. Các chuyên gia cũng xem xét các loại thuốc đang được một số quốc gia thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, Hội đồng khẳng định vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị Covid-19, tất cả thuốc hiện nay đều điều trị triệu chứng là chính.

Bộ Y tế khuyến cáo việc sử dụng thuốc trong điều trị Covid-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Người dân không tự ý sử dụng thuốc tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn.

Để điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn:

Với phòng điều trị bệnh nhân:

Phòng cần được đảm bảo thông thoáng. Có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh như đèn cực tím.

Đối với người bệnh:

– Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý. Súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

– Giữ ấm. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

Cách thức điều trị:

– Thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi không có dấu hiệu của sốc.

– Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.

– Người bệnh nặng, nguy kịch cần áp dụng hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc.

– Bệnh nhân sốt cao, hạ sốt bằng paracetamol liều 10-15 mg một kg một lần, không quá 60 mg một kg một ngày cho trẻ em và không quá 2 gam một ngày với người lớn.

– Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.

– Các biện pháp điều trị khác như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, corticosteroids toàn thân, lọc máu ngoài cơ thể, Immunoglobuline truyền tĩnh mạch (IVIG), phục hồi chức năng hô hấp…

Phác đồ điều trị còn dựa trên tình trạng từng bệnh nhân. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ cho bệnh nhân súc họng bằng dung dịch sát khuẩn.

“Tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập cách này, nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus. Đây là biện pháp khác biệt của Việt Nam”, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết. Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị thành công 2 bệnh nhân Covid-19.

Các khuyến cáo của WHO cũng chưa từng áp dụng cách súc họng. Quan trọng nhất là bác sĩ phải theo dõi sát tình trạng sức khỏe bệnh nhân, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa.

Ngoài ra, bác sĩ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh nhân như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mạn tính kèm theo nếu có.

Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm dò thường quy, tùy từng tình trạng người bệnh để chẩn đoán, tiên lượng, và theo dõi người bệnh.

Bên cạnh đó, tại các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu tối thiểu như máy theo dõi độ bão hòa oxy, hệ thống/bình cung cấp oxy, thiết bị thở oxy, mặt nạ, dụng cụ đặt ống nội khí quản phù hợp các lứa tuổi…

Trường hợp bệnh nhân thiếu oxy nặng, dai dẳng hoặc thất bại với các biện pháp điều trị thông thường, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định và sử dụng các kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cho từng trường hợp cụ thể. Phương pháp ECMO chỉ được thực hiện ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện triển khai.

Hiện, trong các ca Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có 3 bệnh nhân rất nặng đang được can thiệp ECMO. Việc hội chẩn các bệnh nhân này được 30 chuyên gia thuộc Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế tiến hành hàng ngày.

Theo vnexpress.vn

Phòng Ngừa Bệnh Sởi Theo Bộ Y Tế

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong phòng, không gian khép kín và ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi do chưa được tiêm chủng vắc xin sởi, chưa từng mắc bệnh sởi trước đó hoặc ở một số rất ít đối tượng không có đáp ứng sau tiêm vắc xin.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.

Trên thế giới (năm 2010), cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi. Tại Việt Nam, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm liên tục, giảm mạnh qua các năm triển khai chương trình tiêm chủng toàn quốc, tỷ lệ mắc bệnh năm 2012 đã giảm 830 lần so với thời kỳ trước khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (năm 1984).

Tình hình dịch bệnh sởi năm 2013 – 2014

Năm 2013, các quốc gia trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia đều có số trường hợp mắc sởi gia tăng so với năm 2012.

Ở Việt Nam, năm 2013 cả nước đã ghi nhận 1.048 trường hợp mắc sởi. Trong tháng 01 năm 2014, đã có 241 trường hợp mắc ở 24 tỉnh/thành phố, số mắc tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong tại Hà Nội (01) và Yên Bái (02).

Kết quả giám sát sởi 2013 của ngành y tế tại các tỉnh, thành phố cho thấy:

– Lứa tuổi mắc bệnh: chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (75,9%), đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chiếm trên 60%, Hà Nội trẻ dưới 5 tuổi chiếm 86,7% tổng số trẻ mắc bệnh.

– Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc chưa nhận được đủ số mũi tiêm: các tỉnh, thành phố có trên 30% số mắc chưa được tiêm vắc xin, riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có trên 89% số mắc chưa được tiêm vắc xin sởi.

Các yếu tố nguy cơ gây dịch

Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi. Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thật đáng tiếc, thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc xin sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ do không được tiêm phòng. Tuy vậy, vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì.

Năm 2013, số mắc bệnh sởi tương đương so với các năm trước, hiện tại bệnh sởi đang xuất hiện rải rác hoặc thành dịch trên quy mô nhỏ và vừa tại một số tỉnh/thành phố, chủ yếu ở miền núi phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi do chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm vắc xin chưa đủ mũi trong những năm trước đây hoặc chưa đến tuổi tiêm chủng. Đặc biệt trong những vụ dịch gần đây, ghi nhận nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm chủng) bị mắc bệnh.

Vắc xin sởi là một trong những vắc xin có hiệu quả cao trong phòng bệnh sởi, tuy nhiên, cũng như các vắc xin khác, chỉ có khoảng 85% trẻ em tiêm vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi được bảo vệ phòng bệnh sởi. Với tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi đạt khoảng 90% có khoảng 76% số trẻ sinh ra hàng năm được bảo vệ. Số trẻ còn lại (24%) nếu không được tiêm chủng mũi 2 vắc xin sởi lúc 18 tháng tuổi sẽ tích lũy và có khả năng gây dịch nếu có vi rút sởi xâm nhập. Việc tiêm chủng mũi 2 vắc xin sởi trong thời gian các năm 2012-2013 tại một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi chưa được chú trọng, đạt tỷ lệ thấp. Tại một số thành phố lớn có tốc độ di cư lớn, một lượng đáng kể đối tượng cảm nhiễm di chuyển từ nông thôn ra góp phần tăng số tích lũy. Với chu kỳ 3-4 năm xuất hiện 1 lần tại Việt Nam, tình hình bệnh sởi năm 2013-2014 hiện nay nằm trong chu kỳ dịch.

Các tỉnh miền núi phía Bắc có nguy cơ cao xuất hiện dịch do giáp với Trung Quốc là quốc gia đang có dịch sốt phát ban nghi sởi lưu hành.

Vấn đề tiêm phòng ở một số tỉnh vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng và giao thông không thuận lợi. Đặc biệt, qua điều tra cho thấy trong thời gian qua người dân quá lo sợ về phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem nên nhiều cha mẹ ngại không đưa con đi tiêm chủng phòng bệnh bao gồm cả vắc xin sởi làm cho tỷ lệ tiêm vắc xin sởi giảm thấp ở một số tỉnh/ thành phố dẫn đến nguy cơ gia tăng bệnh dịch bệnh sởi.

Nhận định tình hình dịch bệnh sởi trong thời gian tới

Bệnh sởi vẫn có thể tiếp tục xảy ra rải rác hoặc thành dịch trên quy mô nhỏ và vừa tại một số địa phương trong một vài tháng tới chủ yếu sẽ ở nhóm đối tượng dưới 10 tuổi chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm vắc xin chưa đủ mũi, đặc biệt tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi đạt thấp trong những năm trước đây, những vùng có biến động dân cư cao.

Khuyến cáo của Bộ Y tế về bệnh sởi

Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước, đặc biệt là các địa phương xảy ra dịch sởi tăng cường các hoạt động giám sát, hướng dẫn việc cách ly, tổ chức điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các trường hợp mắc, biến chứng và tử vong do sởi.

Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 – 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Hiện nay đang là mùa đông – xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi rút sởi lưu hành và gây bệnh. Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Hãy đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để không bị mắc bệnh sởi

Nguồn: Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế

Đặt Lịch Khám Bệnh Viện Từ Dũ Trực Tuyến

284 Cống Quỳnh- P. Phạm Ngũ Lão

277 Cống Quỳnh- P. Nguyễn Cư Trinh

Số 191 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận I- TPHCM

Để việc thăm khám, chữa bệnh diễn ra một cách suôn sẻ nhất, không tốn thời gian cho cả người bệnh và bệnh viện, bạn nên đặt lịch hẹn khám thông qua hệ thống tổng đài trước khi đến khám. Để đặt lịch hẹn khám, bệnh nhân có thể gọi đến số 1900 7234 hoặc đăng ký khám hẹn giờ qua số (028) 1081.

Cách đặt lịch hẹn khám bao gồm:

Bước 1: Gọi đến số tổng đài 1900 7234 hoặc (028) 1081.

Bước 2: Cung cấp thông tin, loại hình khám (khám dịch vụ thường hay hẹn giờ) mà bạn muốn đăng ký khám cho tổng đài viên.

Bước 3: Sau đó, bạn sẽ nhận được tin nhắn từ hệ thống tổng đài thông báo ngày khám, khung giờ khám, cùng với mã số thanh toán viện phí.

Bước 4: Trước giờ hẹn khám bệnh 30 phút, đến quầy thu ngân của bệnh viện đưa thông tin thanh toán và đóng tiền lệ phí.

Bước 5: Người bệnh vào phòng khám dịch vụ theo như lịch đã hẹn.

Lưu ý:

Bệnh nhân nên đi sớm hơn so với giờ hẹn khám khoảng 30 phút để tránh rủi ro không đáng có.

Nếu đến trễ sau 15 phút so với giờ hẹn, người bệnh sẽ bị hủy lịch hẹn khám và phải xếp hàng lấy số thứ tự như những bệnh nhân khác.

2. Thời gian làm việc của bệnh viện Từ Dũ

Nắm rõ về lịch làm việc của bệnh viện giúp bạn chủ động hơn trong việc lên kế hoạch thăm khám. Hiện tại, bệnh viện đang làm việc theo khung giờ như sau:

Khoa chăm sóc trước sinh

– Khoa làm việc từ thứ 2 – thứ 6

Sáng từ 7h đến 11h30

Chiều từ 13h đến 16h30

Khám phụ kho a

– Khoa làm việc từ thứ 2 – thứ 6

Sáng từ 7h đến 11h30

Chiều từ 13h đến 16h30

Khoa xét nghiệm

– Thứ 2 – thứ 6:

Sáng từ 7h đến 11h30

Chiều từ 13h đến 19h

– Thứ 7:

Sáng từ 7h đến 11h30

Chiều từ 13h đến 17h

Tại địa chỉ: 119 Nguyễn Thị Minh Khai – Khu khám dịch vụ về lĩnh vực Sản – Phụ Khoa

– Thứ 2 – thứ 6:

Sáng từ 6h đến 11h30

Chiều từ 13h đến 18h

– Thứ 7:

– Chủ nhật:

Khoa hiếm muộn vô sinh

– Thứ 2 – thứ 6:

– Thứ 7:

Phòng Tránh Bệnh Whitmore Theo Khuyến Cáo Của Bộ Y Tế

Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra. Trực khuẩn được tìm thấy trong môi trường đất và nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Do đó, con người có thể mắc bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước da, do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước có nhiễm khuẩn.

Bệnh Whitemore có triệu chứng rất đa dạng như: sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ, hoặc ho máu, viêm phổi, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn huyết hoặc loét da, áp xe dưới da, …. khó chẩn đoán và có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 40% ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,…) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Để chủ động phòng ngừa bệnh Whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người cần thực hiện:

– Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

– Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt là những người có nguy cơ cao.

– Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc với nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

– Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh Whitmore cần đến Bệnh viện quận Tân Phú để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời./.

T3G/BV QUẬN TÂN PHÚ Nguồn: Bộ Y tế