Top 7 # Xem Nhiều Nhất Nhồi Máu Cơ Tim Và Triệu Chứng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Nhồi Máu Cơ Tim Cấp

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

Khi có 2 trong 3 các dấu hiệu sau:

Triệu chứng “đau ngực kiểu mạch vành”: Đau vùng giữa ngực hoặc ngực trái, đau tức nặng hoặc như có ai bóp nghẹt, đau lan lên vai trái, hàm dưới, lan ra mặt trong cánh tay trái đến ngón út.

Điện tâm đồ biến đổi điển hình.

Động học – các thay đổi men tim và các “chất đánh dấu tim” khác.

Triệu chứng lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp

Cơn đau ngực kiểu mạch vành tức giống cơn đau ngực trong thể bệnh đau thắt ngực như đã biết, nhưng khác biệt ở 3 điểm:

Cường độ lớn hơn.

Không giảm đi dù nghỉ tĩnh hoặc ngậm dưới lưỡi Trinitrin.

Ngoài ra thường kèm theo hốt hoảng, “cảm giác chết tới nơi”, hay kèm thêm một số dấu hiệu thần kinh tự chủ như vã mồ hôi, tái nhợt da, lạnh đầu chi, buồn nôn, nôn, mệt, “khó thở”. Hồi hộp, trống ngực, kèm mạch nhanh huyết áp tăng của cường giao cảm hay gặp ở nhồi máu cơ tim mặt trước. Mạch chậm, huyết áp hạ… của cường phế vị hay gặp ở nhồi máu cơ tim mặt hoành (sau – dưới).

Nhưng 15 – 20% trường hợp nhồi máu cơ tim lại không có đau (nhồi máu cơ tim thầm lặng), chỉ có mỗi cảm giác “khó thở”, hoặc lú lẫn. Đó là trong số những bệnh nhân: Cao tuổi, tiểu đường, tăng huyết áp, hậu phẫu và những nhồi máu cơ tim khởi đầu ngay bằng biến chứng nặng như phù phổi cấp, sốc, rung thất …

Đau ngực là triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp

Điện tim ECG

Có động học điển hình của những biến đổi đoạn ST, sóng T và sóng Q.

Sóng “T vành” (phản ánh thiếu máu cục bộ ở vùng bao quanh tổn thương và hoại tử): T cân, nhọn và ngày càng âm thêm mãi để sẽ tuần tự (và trễ muộn hơn chu trình biến đổi ST) thun lên trở về bình thường hoặc “tối ưu” gần bằng mức bình thường cũ.

Nhưng lại có một số ít nhồi máu cơ tim có ST chênh lên này lại không có Q. Chỉ vì góc độ điện tim ở những bệnh nhân này không vẽ ra được Q, chứ không có nghĩa rằng không bị hoại tử, mà chứng minh được hoại tử bằng sinh hóa và các chất đánh dấu nêu ở dưới

Như vậy chính “động học” nêu trên có giá trị chẩn đoán quyết định. Vậy phải làm điện tâm đồ ngay từ đầu (và nên so sánh với điện tâm đồ cũ, nếu có), “theo dõi” điện tâm đồ nhiều lần mỗi 3 giờ, rồi mỗi ngày

Các chất đánh dấu tim:

Gồm các men tim, và các protein tim như Troponin T & I, myoglobin … Tất cả đều cần xét động học (điển hình cho nhồi máu cơ tim cấp phải tiến rồi thoái triển): tăng (dần tới đỉnh rồi giảm dần theo những thời điểm nhất định).

Troponin T hoặc Troponin I (bình thường < 0,2 nanogam), kể từ 1996 được xếp lên hàng đầu, vượt trội hơn cả CK-MB về 2 mặt:

Độ nhạy, độ chuyên biệt cao. Riêng về độ chuyên biệt cao hơn CK-MB thì Troponin có nhiều ưu thế:

Khi chẩn đoán phân biệt nhồi máu cơ tim không ST chênh lên với đau thắt ngực không ổn định mà đôi khi có tăng CK-MB nhưng không thể làm tăng Troponin.

Khi cần phát hiện nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân hậu phẫu mà CK-MB đã tăng do vết mổ vào cơ bắp.

Khi muốn khẳng định nhồi máu cơ tim cấp ở những người đang có những hủy hoại cơ nhiều (CK-MB cũng tăng) như viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ, suy thận mạn, thể thao nặng (ví dụ chạy việt dã); hoặc ở những bệnh nhân xuất huyết não hoặc nhồi máu não đang có những hủy hoại mô não (CK-BB tăng và cả CK-MB cũng có tăng); hoặc ở những bệnh nhân đang bị nhồi máu ruột, ung thư phế quản – phổi và tuyến tiền liệt. [Chú ý CK-MB cũng như các men tim khác trong nhồi máu cơ tim vẫn rất riêng: có động học rõ rệt và đặc thù].

Tuy nhiên, Troponin không hơn CK-MB khi cần phân định nhồi máu cơ tim với chấn thương tim, phẫu tim, sốc điện khử RT liên tiếp, một số bệnh nhân có tổn thương tế bào cơ tim như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Bởi lẽ cả hai đều là dấu ấn tế bào cơ tim bị hủy thì đều tăng trong những trường hợp nêu trên.

Troponin còn vượt trội ở chỗ tăng sớm (2 giờ sau khởi phát đau), đỉnh điểm 24 – 48 giờ, và mãi 5 – 14 ngày mới trở về bình thường …Với việc duy trì “sự đánh ấu” lâu nhất như thế, Troponin bao gồm ưu điểm (sớm) của Myoglobin, CK-MB và cả ưu điểm “muộn” của LDH, LH1.

Men creatinephosphokinase (CPK), gọi gọn là creatinekinase (CK) mà men đồng vị là CK-MB. Nó khởi tăng từ giờ thứ 3 – 12, đỉnh điểm ở giờ thứ 24, về bình thường giờ thứ 48 – 72 giờ (2 – 3 ngày).

Nếu bệnh nhân đến trễ đã quá thời gian đỉnh và thời gian hết của CK-MB, kể cả đã ngày thứ 10, thì quả nhiên nhất thiết phải dựa vào men tim LDH, LH1 và cả Troponin nữa.

Myoglobin quý ở chỗ không đợi 6 giờ mà < 2 giờ đã tăng phóng ngay rất nhanh từ hoại tử, và đỉnh điểm rất sớm < 6 giờ. Lại rất nhạy (tăng rất cao), nên sự âm tính của nó (không sợ bị âm tính giả) giúp loại trừ nhồi máu cơ tim cấp ở trường hợp đang nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim. Nhưng độ chuyên biệt thấp (không đặc hiệu) cho nên đặc tính chưa khẳng định được là nhồi máu cơ tim.

Các chất đánh dấu tim nào tăng sớm hơn nữa và cho kết quả nhanh hơn nữa sẽ giúp quyết định dùng thuốc tiêu sợi huyết càng tốt (trước 2 – 4 giờ, không sau 6 – 12 giờ).

Men tim biến đổi là triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Một số dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng khác

Đó là những dấu hiệu tuy không xếp vào 3 vấn đề của “tiêu chuẩn” chẩn đoán nêu trên, nhưng khi thăm khám thường nhận thấy, và cần tìm:

Huyết áp tâm thu hạ thấp dần, hạ khoảng 10% HA ban đầu (cũng có thể 30 mmHg so với trước); cùng với những dấu hiệu của huyết động không ổn định.

Sốt nhẹ sau 48 giờ, bạch cầu tăng nhẹ (không quá 12.000-15.000/ml) trong 3 – 4 ngày, khi bạch cầu hạ xuống về bình thường thì bắt đầu tăng lên nhẹ của tốc độ lắng hồng cầu (sẽ kéo dài sang tuần thứ 2), (3 điều này cần phân biệt với biến chứng bội nhiễm phổi, nhiễm trùng tiểu …).

Tăng nhẹ đường huyết (chớ vội quy ngay tiểu đường vào chẩn đoán).

Loạn nhịp ngoại tâm thu rải rác (thưa).

Mỏm tim đập khó sờ, loạn động hoặc thêm vùng đập của chỗ thành thất bị hoại tử chuyển động nghịch thường.

Nghe phổi tìm ran ứ đọng đáy phổi (có thể 1/3 ưới).

Kiểm tra không có tĩnh mạch cổ nổi (cảnh giác nhồi máu cơ tim thất phải).

Siêu âm Doppler mầu

Nay cần làm (tại giường) cho tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim, không phải để có chẩn đoán dương tính mà để đánh giá chức năng thất, tầm soát biến chứng, hướng dẫn sử dụng thuốc ức chế men chuyển, chẹn bêta … Ví dụ:

Rối loạn chuyển động vùng ở mức nào, nhất là ở bệnh nhân đau ngực kiểu mạch vành mà cứ kháng trị, có tăng áp động mạch phổi chưa, phân suất tống máu (EF) của thất trái bắt đầu tụt chưa?.

Tầm soát biến chứng sa van hai lá, biến chứng thủng vách liên thất, biến chứng mỏng, giãn, phình thất, biến chứng huyết khối bám mặt trong thành thất, biến chứng tràn dịch màng ngoài tim …

Biên tập: Cardocorz – Dong riềng đỏ

Nhồi Máu Cơ Tim Và Những Triệu Chứng Sớm

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một phần cơ tim do lượng máu cung cấp đến một vùng cơ tim giảm sút đáng kể. Nhồi máu cơ tim được coi là hậu quả của bệnh mạch vành tiến triển trong nhiều năm. Khi các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch bị xơ cứng, nứt vỡ, kích hoạt cục máu đông hình thành ngay bên trên bề mặt và trở nên đủ lớn thì nó có thể chặn đứng hoàn toàn lưu lượng máu giàu oxy đến tim, khiến các tế bào tim chết đi, hoại tử.

Nhồi máu cơ tim được coi là hậu quả của bệnh mạch vành tiến triển trong nhiều năm

Không phải tất cả các trường hợp đều bắt đầu với một cơn đau thắt ngực đột ngột hoặc có đầy đủ những triệu chứng giống nhau, nó sẽ khác nhau từ người này sang người kia. Tuy nhiên, việc cẩn trọng trước bất cứ dấu hiệu nào xảy ra cũng đều cần thiết và hữu ích. Một số triệu chứng nhồi máu cơ tim được cảnh báo phổ biến nhất ở nam giới và phụ nữ, chẳng hạn như:

Đau ngực, tim đập nhanh hoặc không đều

Đau ngực là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của cơn đau tim. Nhiều người trải qua cơn đau tim miêu tả cơn đau thắt ngực khủng khiếp như có một tảng đá lớn đè trên ngực của họ. Nhưng thực tế có đến 25% người đã không nhận thấy dấu hiệu cảnh báo này (theo nghiên cứu của đại học Havard).

Đau ngực là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của nhồi máu cơ tim

Bên cạnh đó, tình trạng tim đập nhanh đột ngột hoặc không đều cũng là một dấu hiệu dễ nhận biết cơn đau tim. Nếu tim bỏ qua nhịp đập hoặc rối loạn nhịp mà không kèm theo sự gia tăng nhịp tim thì vấn đề ít nghiêm trọng, mặc dù vậy bạn vẫn nên gặp bác sỹ. Nhưng nếu nhịp tim bất thường kèm theo sự gia tăng số nhịp đập mỗi phút lại là cảnh báo nguy cơ rất nghiêm trọng.

Ngoài đau tức vùng ngực thì triệu chứng của nhồi máu cơ tim còn thể hiện ở cơn đau nhức các bộ phận khác của cơ thể. Động mạch bị chặn gây ra cơn đau thắt ngực và truyền tín hiệu đến tủy sống, thông qua dây thần kinh truyền đến các đốt sống. Cơn đau có thể đi lên cổ, hàm, thậm chí lên đến tai, hoặc tỏa xuống vai đến cánh tay và bàn tay, hoặc nó có thể tập trung ở giữa hai bả vai. Triệu chứng này phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.

Gần 40% phụ nữ từng bị một cơn đau tim cho biết họ cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Phần lớn số còn lại nhận thấy hiện tượng đổ mồ hôi bất thường. Dấu hiệu cảnh báo này khó phân biệt ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vì triệu chứng chóng mặt đột ngột, bốc hỏa của thời kỳ mãn kinh, cũng tương tự như dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ.

Kiệt sức, mệt mỏi, là cách cơ thể báo hiệu rằng nó cần được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn gặp mệt mỏi bất ngờ và nghiêm trọng, bạn không thể hít được một hơi thở sâu, rất có thể đó là tình trạng máu thiếu oxy do chức năng tim suy giảm. Bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, nhất là khi nó kết hợp với các triệu chứng khác được liệt kê ở trên. Đáng lưu ý là có đến 70% phụ nữ có triệu chứng này trước vài tuần hoặc vài tháng trước khi bị cơn đau tim tấn công.

Nếu cơ thể mệt mỏi, kết hợp với các triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim

Mặc dù là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nhưng vẫn có thể phòng ngừa được nếu thay đổi lối sống bằng cách tránh các thói quen xấu, như không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục, tránh béo phì bằng việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý bao gồm nhiều cá, rau củ, hải sản, trái cây tươi. Bên cạnh đó cũng cần điều trị tốt bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Ngoài ra, một số bằng chứng khoa học còn cho thấy những sản phẩm được bào chế từ nguyên liệu thiên nhiên còn có thể giúp ngăn ngừa những triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp xảy ra. Không những thế, nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh tai biến mạch máu não cũng sẽ bị đẩy lùi, giúp người bệnh cải thiện tốt sức khỏe của mình.

Power HLP là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với truyền thống từ lâu đời (từ năm 1882) và được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Nhật và Mỹ trong việc sản xuất trùn đất – nguyên liệu chính của Power HLP, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Waki Pharmaceutical – Nhật Bản lấy làm tự hào khi điều chế ra một sản phẩm có thể giúp những bệnh nhân hạn chế được các yếu tố rủi ro của bệnh, giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sản phẩm Power HLP hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến

*Sản phẩm chỉ là thực phẩm hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc.

Trong các thí nghiệm được tiến hành của trường Đại học Y khoa Miyazaki, Nhật Bản, bác sĩ Hirose cho biết rằng, enzyme Lumbrokinase của HLP Power rất dễ hấp thu vào cơ thể vì nó ở dạng phân tử nhỏ. Loại enzyme này làm tiết ra chất hoạt hóa plasminogen mô t-PA giúp chuyển sợi huyết thành dạng phân rã được. Từ đó giúp hỗ trợ ngăn ngừa các mảng xơ vữa bám vào thành mạch, giúp máu tuần hoàn tốt, tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Cơ chế làm tan huyết khối nhờ enzyme lumbrokinase của trùn đất

Trong cuốn sách “Những cây thuốc & vị thuốc Việt Nam” của chúng tôi Đỗ Tất Lợi có nhắc đến một loại cây giúp chữa bệnh huyết áp cao, hạn chế lượng lipid và cholesterol trong máu, hỗ trợ an thần – đó chính là cây dâu tằm. Đây là một thành phần không thể thiếu trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim, cũng như tai biến mạch máu não của Power HLP.

Hiện nay, Power HLP đã có mặt rộng rãi trên thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Hong Kong, Nhật Bản, Việt Nam… chính thức như một phương thuốc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, giúp phục hồi sức khỏe bệnh nhân.

Chứng nhận Power HLP là thuốc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim và tai biến hiệu quả tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…

Chứng nhận chất lượng sản phẩm Power HLP tại Việt Nam

Nhồi máu cơ tim có thể gây tình trạng đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi cơn nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng nặng nề như suy tim, rối loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện cơn nhồi máu cơ tim cấp thì phải nhanh chóng tới bệnh viện để được hỗ trợ điều trị tích cực, và để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì việc duy trì một lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng.

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cách Điều Trị Nhồi Máu Cơ Tim.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến con người bằng cái chết đến nhanh và đột ngột. Vì việc hiểu về triệu chứng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là:

Đau ngực: Với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút (khác về thời gian và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ.

Các triệu chứng phụ như: Vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.

Khám tim: Nghe T1 yếu ở mỏm, đôi khi nghe thấy tiếng ngựa phi đầu tâm trương hoặc đầu tâm thu

Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng hoặc không hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng, thấy nhiều ở các bệnh nhân đái tháo đường) hoặc diễn biến hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ …

Cận lâm sàng

Điện tâm đồ (ECG): Nhồi máu cơ tim cấp có thể dựa vào những biến đổi của phức bộ QRS (sóng Q bệnh lí). Biến đổi của đoạn ST: ST chênh có hình vòm gọi là sóng Pardee

Men tim huyết thanh:

– CPK (Creatinin Phosphat Kinase) đặc hiệu của cơ tim

+ Động học: tăng 4- 6 giờ sau khi nhồi máu.

+ Bình thường: 25- 220 U/L.

– CK-MB: Là isoenzym của CK, CK-MB có tính đặc hiệu cho tổn thương tại tim hơn CK và được xem là một trong những chỉ điểm của hoại tử cơ tim, được sử dụng trong chẩn đoán NMCT .

+ Bình thường: CK- MB ≤ 24 U/L

+ Động học: khởi tăng 3- 12h, đỉnh 24h, về bình thường 48- 72h.

– LDH (Lactacdehydrogennase)

+ Động học: tăng 24- 48 giờ sau khi nhồi máu.

+ Bình thường: 230- 460 U/L

– Men Transamin (SGOT, SGPT) tăng 12h đến 48h sau nhồi máu. Tuy nhiên men này tăng cả trong bệnh lý cơ và gan do đó ít có giá trị chẩn đoán NMCT.

+ Troponin I, T được coi như là một chỉ báo đáng tin cậy của các tổn thương cơ tim hơn so với mức độ CK, CK -MB tăng cao.

+ Động học: khởi tăng 3- 12h, đỉnh 24- 48h, về bình thường 5- 14 ngày.

– H – FABP (Heart type Fatty Acid Binding Protein): Xét nghiệm mới

+ Ở thời điểm 0- 3 và 3- 6 giờ đầu sau khi đau ngực, men CK- MB và Troponin T, I có độ nhạy thấp, trong khi đó đã cho thấy men H- FABP có độ nhạy vượt trội đặc biệt trong giai đoạn sớm 0- 3 giờ và 3-6 giờ

+ Sự gia tăng H – FABP trong những giờ đầu sau khi có biểu hiện đau ngực là một dự báo quan trọng về khả năng gia tăng tỉ lệ tử vong hoặc NMCT tái phát trong vòng 01 năm

+ Bình thường: Âm tính. Khi H – FABP tăng trên 6,48 pg/l sẽ tăng nguy cơ bất lợi cho người bệnh

Biến chứng

– Shock tim, vỡ tim, suy tim

– Hở van 2 lá

– Viêm màng ngoài tim

– Hội chứng Dressler (còn gọi là hội chứng sau nhồi máu cơ tim): đau ngực khi hít vào, sốt tái đi tái lại, bạch cầu tăng, đau khớp, có tiếng cọ màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi là do phản ứng miễn dịch.

– Huyết khối tắc mạch

– Đau loạn dưỡng phản xạ chi trên

– Phồng thành tim

Xử trí khi bị nhồi máu cơ tim

Đối với nhồi máu cơ tim chưa có biến chứng

Giai đoạn trước khi vào bệnh viện:

– An thần Diazepam 10mg uống

– Thuốc giãn mạch vành papaverin

– Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện

Giai đoạn ở bệnh viện:

– Hộ lý: Nằm yên tại giường, ăn nhẹ thức ăn dễ tiêu, tránh các chất kích thích.

– Thuốc an thần và chống đau

+ Thở oxy

+ Nitroglyxerin 0,5mg đặt dưới lưỡi

+ Nếu không hết đau cho propranolol 20mg (uống) x 2- 4 lần/ngày.

+ Thuốc ức chế canxi: Nifedipin 10- 20mg x 3- 4 lần trong ngày.

+ Aminophylin 250- 500mg (tiêm TM chậm).

– Thuốc chống đông: Heparin, aspirin, Clopidogrel (Flavix)

Điều trị các biến chứng

Điều trị ngoại khoa: Đặt stent, bắc cầu nối chủ vành…

Dự phòng

Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân và cộng đồng

– Bỏ thuốc lá

– Có chế độ theo dõi chặt chẽ huyết áp

– Giảm mỡ máu

– Điều trị tích cực đái tháo đường

– Tăng cường luyện tập và hoạt động thể lực nhiều hơn

Nguồn: Cao đẳng y dược Pasteur

Những Triệu Chứng Nhận Biết Cơn Nhồi Máu Cơ Tim

Điều cần biết về nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường là do một biến chứng của bệnh động mạch vành (CHD). Căn bệnh khiến cho động mạch vành bị xơ vữa và thu hẹp lại. Quá trình này kéo dài trong nhiều năm. Khi các mảng bám dày lên và làm hẹp thành mạch, tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Khi các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành, tình trạng này được gọi là huyết khối mạch vành – nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhân không được điều trị sớm, các tế bào cơ tim chết đi tạo thành các mô sẹo thay thế cho các mô tim khỏe mạnh. Cho dù bệnh nhân may mắn không tử vong thì những tổn thương tim này cũng có nguy cơ cao dẫn đến suy tim hoặc một cơn nhồi máu cơ tim tiếp theo

Những dấu hiệu triệu chứng nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim

Nhận biết sớm dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim và gọi cấp cứu thật nhanh có thể giúp cơ hội sống sót của bạn tăng lên, đồng thời, trái tim cũng sẽ giảm bớt được các tổn thương nguy hiểm. Bạn cần biết rằng các tế bào tim khi đã bị chết đi, hình thành mô sẹo thì không còn khả năng tái sinh hoặc thay thế.

Gọi cấp cứu ngay nếu thấy người có dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Có rất nhiều bệnh nhân chần chừ, không muốn đi viện ngay khiến họ lỡ mất “khoảng thời gian vàng” cho cấp cứu. Nguyên nhân phần lớn là do bệnh nhân không hiểu các triệu chứng, không nghĩ rằng đó là dấu hiệu của một cơn đau tim. Một số triệu chứng cảnh báo phổ biến nhất ở cả nam giới và phụ nữ là:

– Đau ngực hoặc không cảm thấy thoải mái. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim đều gây ra sự khó chịu ở phần trung tâm hoặc bên trái của ngực. Sự khó chịu này thường kéo dài trong một vài phút rồi chấm dứt nhưng sau đó lại tái phát nhanh chóng. Bệnh nhân có thể cảm thấy lồng ngực như bị chèn ép nặng nề, đau thắt ngực, cảm giác như ợ nóng hoặc khó tiêu.

– Khó chịu ở phần trên cơ thể. Người bệnh cảm thấy đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm, hoặc phần trên của dạ dày (trên rốn).

– Khó thở. Đây có thể là triệu chứng duy nhất mà bệnh nhân cảm nhận được. Nó có thể xảy ra trước hoặc cùng với những cơn đau ngực hoặc khó chịu khác.

Các triệu chứng khác có thể có của một cơn đau tim bao gồm:

– Toát mồ hôi lạnh

– Cảm thấy mệt mỏi bất thường không có lý do, có thể kéo dài trong nhiều ngày (đặc biệt với phụ nữ).

– Buồn nôn (cảm thấy khó chịu dạ dày) và nôn

– Choáng váng hoặc chóng mặt đột ngột

Không phải tất cả các cơn nhồi máu cơ tim đều bắt đầu với một cơn đau ngực giống như bạn xem trong các bộ phim truyền hình. Các triệu chứng của một cơn đau tim có thể khác nhau với từng người. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhận ra một cơn đau tim với các triệu chứng căn bản ở trên.

Nếu bạn chẳng may có các triệu chứng ở trên hoặc phát hiện một người quen bị các triệu chứng này, đừng ngại gọi cấp cứu. Đó có thể chỉ là một cơn ợ nóng, hoặc giãn cơ ngực (có triệu chứng gần giống với một cơn nhồi máu cơ tim) mà không phải là nhồi máu cơ tim nhưng cẩn thận luôn là điều cần thiết trong trường hợp này. Bạn không nên tự lái xe hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện. Hãy gọi cấp cứu bởi bạn sẽ được sơ cứu ở trên đường đến bệnh viện. Sử dụng một viên nitroglycerin nếu bác sỹ đã kê cho bạn viên thuốc này để làm giãn mạch, hạn chế tác hại của cục máu đông.

90% các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra là do sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn đột ngột dòng máu tới nuôi tim, chính vì vậy ổn định mảng xơ vữa là mục tiêu quan trọng để điều trị và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tái phát. Hiện nay, nhóm thuốc hạ mỡ máu statin vẫn là nhóm thuốc chính được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, Bồ hoàng – một thảo dược truyền thống có tác dụng giảm cholesterol máu, kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ổn định và hạn chế các mảng xơ vữa mạch phát triển, đây là giải pháp tự nhiên hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành.