Top 8 # Xem Nhiều Nhất Sốt Rét Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Sốt Rét, Triệu Chứng Cách Phòng Bệnh Sốt Rét?

Mùa hè với khí hậu nóng bức thường là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh ngoài da, bệnh tay chân miệng và bệnh sốt rét cũng nằm trong số đó. Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium hoặc do muỗi Anophen gây nên. Đặc điểm của muỗi Anophen là có thể hút máu từ người này rồi lây nhiễm qua người khác nên bệnh sốt rét rất nguy hiểm vì sức lây nhiễm và lây lan nhanh.

Triệu chứng của bệnh sốt rét?

Triệu chứng của bệnh sốt rét có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng miễn nhiễm của người bệnh và phân ra thành các thời kỳ

1) Bệnh sốt rét Thời kù ủ bệnh

– Thời gian này thông thường kéo dài từ 9 đến 30 ngày có thể thay đổi tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và sự khác nhau của từng loại ký sinh sinh trùng sốt rét

2) Bệnh sốt rét Thời kỳ phát bệnh

– Giai đoạn đầu thời kỳ phát bệnh sốt rét, biểu hiện của người bệnh giai đoạn đoạn này là người bệnh bị đau mỏi các khớp, cơ, người có biểu hiện gai rét, tiếp theo người bệnh bị sốt cao có thể lên đến 39-40oC

– Giai đoạn 2 tiếp theo của thời kỳ phát bệnh sốt rét : thời gian kéo dài sau khoảng 2 tuần, người bệnh có biểu hiện bị sốt rét, sốt nóng diễn ra liên tục theo chu kỳ và thường sốt kéo dài từ 6-12h kèm theo triệu chứng người vã mồ hôi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi…. Với những người bi sốt rét thường xuyên sẽ kèm theo các triệu chứng như thiếu máu mãn tính với các biểu hiện dễ nhìn thấy như chóng mặt, da xanh, suy kiệt

3) Bệnh sốt rét Thời kỳ lui bệnh

– Người bệnh không còn bất kỳ một biểu hiện nào của 2 thời kỳ trên và ký sinh trùng trong cơ thể người bệnh được điều trị triệt để. Với những người thường xuyên mắc bệnh sốt rét thì cần phải theo dõi người bệnh trong vài năm để điều trị cho đến khi không còn xuất hiện bất kỳ một ký sinh trùng nào trong cơ thể người bệnh nữa.

Cách phòng bệnh sốt rét?

– Phòng bệnh sốt rét bằng cách cần phát hiện nguồn bệnh kịp thời để có cách điều trị và quản lý hợp lý và nhanh nhất

– Diệt muỗi bằng hóa chất, phòng muỗi đốt bằng cách ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét

– Với những người phải đi vào vùng có sốt rét cần cho người đi vào đó uống thuốc phòng chống sốt rét

– Ở những vùng bệnh đang có dịch sốt rét cần:

+ Luôn luôn nhớ phải bỏ màn trước khi ngủ và màn phải được phun hoặc tẩm hóa chất diệt muỗi

+ Phải mặc quần dài, áo dài tay khi đi làm và bôi thuốc xua muỗi lên những vùng da hở tránh để muỗi tiếp xúc vào da

Điều Trị Sốt Rét, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Nguyên Nhân Gây Sốt Rét

Bệnh sốt rét là gì?

Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.

Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong – đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara và châu Phi. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu và là một cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế.

Mọi người đều có thể nhiễm bệnh sốt rét. Khả năng miễn dịch với sốt rét không đầy đủ và ngắn do vậy có thể bị tái nhiễm ngay. Không có miễn dịch chéo nên một người có thể nhiễm đồng thời hai ba loại ký sinh trùng sốt rét.

Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét thường có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kỳ nhanh chóng và gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Đối với hầu hết các ca bệnh nặng phải có chế độ chăm sóc và điều trị đặc biệt, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20%.

Bệnh sốt rét ở trẻ em gây mất máu và gây tổn thương não trực tiếp do sốt rét thể não. Những trẻ sống sót do sốt rét thể não có nguy cơ bị suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi và động kinh.

Đối tượng nguy cơ bệnh Sốt rét

Các yếu tố nguy cơ của bệnh sốt rét bao gồm:

Trình độ dân trí và điều kiện kinh tế xã hội thấp

Các phong tục tập quán lạc hậu, tập quán canh tác làm nương rẫy và ngủ qua đêm trên nương rẫy, trong rừng

Dân di cư tự do vào vùng sốt rét

Nguyên nhân bệnh Sốt rét

Tác nhân gây bệnh: ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium (ngành Apicomplexa). Ở người, bệnh sốt rét gây ra bởi 5 loài: Plasmodium falciparum, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale, Plasmodium vivax và Plasmodium knowlesi.

Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn. Riêng loài Plasmodium knowlesi, phổ biến ở Đông Nam Á, gây bệnh sốt rét ở khỉ nhưng cũng có thể gây bệnh nặng ở người.

Ký sinh trùng sốt rét không tồn tại ở môi trường bên ngoài, chỉ tồn tại trong máu người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh

Trung gian truyền bệnh: muỗi Anopheles

Trên thế giới có khoảng 422 loài Anopheles nhưng chỉ có khoảng 70 loài truyền bệnh sốt rét, trong đó khoảng 40 loài là muỗi truyền bệnh chính. Ở Việt Nam có 15 loài Anopheles truyền bệnh, trong đó có 3 loài truyền bệnh chính là Anopheles minimus, Anopheles dirus và Anopheles epiroticus.

Muỗi Anopheles minimus phân bố ở vùng rừng núi toàn quốc có độ cao dưới 1000 mét, phát triển mạnh vào đầu và cuối mùa mưa. Muỗi Anopheles dirus phân bố ở vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam, phát triển mạnh vào giữa mùa mưa. Muỗi Anopheles epiroticus phân bố ở vùng ven biển nước lợ Nam Bộ.

Bệnh sốt rét phát triển quanh năm, các tỉnh rừng núi phía Bắc sốt rét phát triển cao nhất vào đầu và cuối mùa mưa. Ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sốt rét phát triển cao trong suốt mùa mưa.

Ổ chứa: người là ổ chứa duy nhất của ký sinh trùng sốt rét

Thời kỳ lây truyền:

Thời gian từ cơn sốt đầu tiên đến khi xuất hiện giao bào trong máu là 2-3 ngày đối với Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và từ 7-10 ngày với Plasmodium falciparum. Bệnh nhân còn là nguồn lây khi còn giao bào trong máu.

Những bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể là nguồn lây cho muỗi tới trên 3 năm đối với Plasmodium malariae, 2 năm đối với Plasmodium vivax và 1 năm đối với Plasmodium falciparum.

Máu dự trữ nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể truyền bệnh trong ít nhất 1 tháng.

Triệu chứng bệnh Sốt rét

Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc loại ký sinh trùng: nhiễm Plasmodium falciparum từ 9 – 14 ngày, trung bình 12 ngày, nhiễm Plasmodium vivax từ 12 – 17 ngày, trung bình 14 ngày, nhiễm Plasmodium malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng, nhiễm Plasmodium ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Nhiễm sốt rét do truyền máu thì thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong máu truyền vào nhưng nói chung thời gian ủ bệnh ngắn trong khoảng vài ngày.

Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sốt rét ở Việt Nam được phân chia theo 2 mức độ lâm sàng:

Dấu hiệu bệnh sốt rét khác nhau tùy theo thể lâm sàng

Dấu hiệu sốt rét thông thường:

Giai đoạn rét run: rét run toàn thân, môi tái, nổi da gà. Giai đoạn rét run kéo dài khoảng 30 phút – 2 giờ.

Giai đoạn sốt nóng: rét run giảm, bệnh nhân thấy nóng dần, thân nhiệt có thể tới 400C – 410C, mặt đỏ, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, khát nước, có thể hơi đau tức vùng gan lách. Giai đoạn sốt nóng kéo dài khoảng 1-3 giờ.

Giai đoạn vã mồ hôi: thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát nước, giảm nhức đầu, mạch bình thường, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.

Cơn sốt thể cụt: sốt không thành cơn, chỉ thấy rét run, kéo dài khoảng 1-2 giờ. Thể sốt này hay gặp ở những bệnh nhân đã nhiễm sốt rét nhiều năm.

Thể ký sinh trùng lạnh (người lành mang trùng): xét nghiệm máu có ký sinh trùng nhưng không bị sốt, vẫn sinh hoạt và lao động bình thường. Thể này thường gặp ở vùng sốt rét lưu hành nặng.

Chu kỳ của cơn sốt khác nhau tùy loại ký sinh trùng.

Sốt do Plasmodium falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Sốt do Plasmodium vivax: thường sốt cách nhật (cách 1 ngày sốt 1 cơn).

Sốt do Plasmodium malariae và Plasmodium ovale: sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.

Dấu hiệu sốt rét ác tính:

Thể não (chiếm 80-95% sốt rét ác tính):

Dấu hiệu tiền ác tính nổi bật là có rối loạn ý thức (li bì hoặc vật vã, mê sảng, nói nhảm), sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều.

Hội chứng tâm thần: hôn mê đột ngột hoặc từ từ, hôn mê sâu dần. Co giật kiểu động kinh. Rối loạn cơ vòng, đồng tử dãn.

Các dấu hiệu khác: rối loạn hô hấp hoặc suy hô hấp do phù não. Huyết áp giảm do mất nước, hoặc tăng huyết áp do phù não. Nôn và tiêu chảy.

Có thể gặp suy thận, tiểu ít hoặc vô niệu, urê huyết cao, tiểu huyết sắc tố do tán huyết ồ ạt.

Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính thể não từ 20 – 50%.

Thể tiểu huyết sắc tố: Thể giá lạnh

Toàn thân lạnh, huyết áp tụt, da xanh tái, ra nhiều mồ hôi, đau đầu.

Thể phổi

Khó thở, thở nhanh, tím tái, có thể khạc ra bọt màu hồng. Đáy phổi có nhiều ran ẩm, ran ngáy.

Thể gan mật

Vàng da vàng mắt, buồn nôn và nôn. Phân màu vàng, nước tiểu màu vàng có nhiều muối mật. Hôn mê.

Thể tiêu hóa

Đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp, hạ thân nhiệt.

Sốt rét ở phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai mắc bệnh sốt rét dễ bị sốt rét ác tính hoặc sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Sốt rét bẩm sinh (hiếm gặp)

Mẹ mang thai nhiễm sốt rét và có tổn thương tế bào nhau thai ngăn cách giữa máu mẹ và con. Bệnh xuất hiện sớm ngay sau sinh, trẻ quấy khóc, sốt, vàng da, gan lách to.

Sốt rét ở trẻ em

Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ mắc sốt rét do không còn miễn dịch từ mẹ và huyết sắc tố F. Trẻ mắc bệnh sốt rét thường sốt cao liên tục hoặc dao động, nôn, tiêu chảy, bụng chướng, gan lách to, có dấu hiệu màng não và co giật. Tỷ lệ tử vong cao.

Các biện pháp điều trị bệnh Sốt rét

Nguyên tắc điều trị:

Điều trị sốt rét thông thường.

Điều trị cắt cơn sốt:

Nhiễm Plasmodium vivax:

Chloroquine tổng liều 25mg/kg cân nặng chia 3 ngày điều trị: ngày 1 và ngày 2 uống 10 mg/kg cân nặng, ngày 3 uống 5 mg/kg cân nặng hoặc

Hoặc artesunat tổng liều 16 mg/kg cân nặng chia làm 7 ngày điều trị: ngày 1 uống 4 mg/kg cân nặng, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 uống 2 mg/kg cân nặng (không dùng artesunat cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu trừ trường hợp sốt rét ác tính)

Hoặc Quinin sulfat liều 30 mg/kg/24 giờ chia 3 lần uống trong ngày, điều trị trong 7 ngày.

Nhiễm Plasmodium falciparum:

Dưới 3 tuổi: ngày đầu 1 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1/2 viên.

Từ 3 đến dưới 8 tuổi: ngày đầu 2 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1 viên.

Từ 8 đến dưới 15 tuổi: ngày đầu 3 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1,5 viên.

Từ 15 tuổi trở lên: ngày đầu 4 viên, hai ngày sau mỗi ngày 2 viên.

Không dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

Điều trị chống tái phát và chống lây lan:

Với Plasmodium falciparum điều trị 1 ngày

Với Plasmodium vivax điều trị 10 ngày liên tục

Điều trị sốt rét ác tính:

Liều dùng: giờ đầu 2,4 mg/kg cân nặng, 24 giờ sau tiêm nhắc lại 1,2 mg/kg cân nặng, sau đó mỗi ngày tiêm 1 liều 1,2 mg/kg cân nặng cho đến khi bệnh nhân có thể uống được thì chuyển sang thuốc uống cho đủ 7 ngày.

Đường lây truyền bệnh Sốt rét

Bệnh sốt rét có lây không?

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu. Có 4 phương thức lây truyền bao gồm:

Do muỗi truyền: là phương thức chủ yếu.

Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp).

Do tiêm chích: dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét

Bệnh sốt rét lây mạnh vào giai đoạn nào?

Phòng ngừa bệnh Sốt rét

Tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét, khi bị sốt người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngủ màn kể cả ở nhà, nương rẫy hoặc ngủ trong rừng.

Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất:

Diệt muỗi bằng phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi mỗi năm một lần vào trước mùa mưa

Xoa kem xua muỗi

Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối

Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước

Uống thuốc dự phòng: các nước sốt rét lưu hành nặng có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng sốt rét ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét. Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét.

An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sốt rét

Chẩn đoán bệnh sốt rét bằng các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Ca bệnh lâm sàng: bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng điển hình hoặc sốt không điển hình mà không được xét nghiệm máu hoặc kết quả xét nghiệm âm tính nhưng có 4 đặc điểm sau:

Hiện đang sốt (trên 37,50C) hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây

Không giải thích được nguyên nhân gây sốt khác

Đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét trong vòng 9 tháng trở lại

Điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày

Ca bệnh xác định mắc sốt rét: bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét dương tính trong máu được khẳng định qua xét nghiệm máu.

Phương pháp xét nghiệm:

Phương pháp nhuộm Giemsa: lam máu nhuộm Giemsa được soi dưới kính hiển vi quang học. Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để tìm ký sinh trùng sốt rét.

Phương pháp nhuộm nhanh AO (Acridine Orange) soi kính hiển vi huỳnh quang.

Phương pháp QBC (Quantative Buffy Coat) soi kính hiển vi huỳnh quang.

Các test chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic test) dựa trên phương pháp miễn dịch sắc ký phát hiện kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét trong máu.

Phương pháp sinh học phân tử (polymerase chain reaction – PCR): có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện 1 ký sinh trùng/mm3 máu, chẩn đoán được sốt rét tái phát hay sốt rét tái nhiễm.

Phương pháp phát hiện kháng thể kháng ký sinh trùng sốt rét: phương pháp huỳnh quang gián tiếp (indirect fluorescent antibody test – IFAT) và phương pháp miễn dịch gắn men (enzyme-linked-immunosorbent assay – ELISA) đều phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân sốt rét.

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự:

Phân biệt sốt rét sơ nhiễm với thương hàn, sốt mò, sốt xuất huyết Dengue độ I, nhiễm siêu vi đường hô hấp trên (siêu vi cúm, Adenovirus).

Phân biệt sốt rét tái phát với nhiễm khuẩn huyết, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, áp xe gan.

Copyright © 2019 – Sitemap

Phân Biệt Triệu Chứng Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết

Ở Việt Nam, có rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau của 2 bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Điều này vừa gây nguy hiểm cho bệnh nhân vừa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà các bác sĩ điều trị có thể nhận ra sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết sao cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất.

Mặc dù hai bệnh chuyên khoa này đều bị lây nhiễm bởi vết muỗi cắn cũng như là vật truyền bệnh có virut nhưng nguyên nhân thực sự gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết lại được phân biệt khá rõ rệt. Cụ thể nguyên nhân gây bệnh như sau:

Với bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi nhiễm Aedes aegypti. Chỉ cần một vết cắn của muỗi này thì bạn đã bị chẩn đoán mắc bệnh. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là bệnh sốt xuất huyết bị lây truyền bệnh nếu muỗi cắn chứa mầm bệnh của một người nhiễm bệnh và sau đó lây sang những người khác. Bác sĩ lý giải thói quen sinh hoạt của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày. Các gia đình có con nhỏ nên đặc biệt chú ý để mắc màn cho các bé tránh muỗi tấn công sẽ cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong khá cao.

Với bệnh Sốt rét: Nguyên nhân cũng do vết cắn của muỗi nhưng đây là muỗi cái Anopheles. Chính vì phương thức lây lan của bệnh này qua vết cắn của một con muỗi cái Anopheles khác với bệnh sốt xuất huyết. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là muỗi gây sốt rét thường tấn công vào ban đêm còn muỗi sốt xuất huyết lại tấn công vào ban ngày. Chính điều này là nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét khác nhau.

Thời gian ủ bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

Một trong những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác biệt nhất chính là thời gian ủ bệnh khác nhau. Cụ thể các bác sĩ điều trị phân biệt như sau:

Đối với bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết thì những triệu chứng sốt xuất huyết sẽ kéo dài và thời gian ủ bệnh khoảng 4- 5 ngày sau khi bị muỗi cắn.

Triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết

Bên cạnh nguyên nhân, thời gian ủ bệnh mà các bác sĩ điều trị còn dựa vào triệu chứng để có thể làm căn cứ để chẩn đoán sốt rét và sốt xuất huyết. Cụ thể những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau như sau:

Với Sốt xuất huyết: khi bệnh nhân đột ngột bị tấn công, triệu chứng đau đầu vẫn kéo dài một thời gian. Kèm theo đó cùng với đau xương. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có triệu chứng tự mất nhưng sẽ trở lại nếu như bệnh nhân bị phát ban, nổi mẩn ra bên ngoài.

Với Sốt rét: Bệnh nhân sẽ bị sốt trong thời gian ngắn hơn bệnh sốt xuất huyết nhưng có nhiều triệu chứng khác kèm theo như đau khớp, buồn nôn, đổ mồ hôi, thiếu máu… Khi bệnh trở lại thì bệnh nhân sẽ cảm thấy ớn lạnh, hơi hâm hâm nóng, đổ nhiều mồ hôi. Chính những điều trên là triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà bạn cần đặc biệt lưu ý, tránh nhầm lẫn.

Dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và tìm được hướng điều trị tốt nhất.

Sốt xuất huyết thì bạn có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng thông qua một quá trình hóa học như kiểm tra kháng nguyên và thử nghiệm. Còn bệnh sốt rét thì được kiểm tra bằng kính hiển vi.

Bệnh Sốt Rét Là Gì? Triệu Chứng, Điều Trị Và Chăm Sóc

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do Plasmodium sp gây ra, bệnh được truyền từ người này sang người khác qua trung gian muỗi Anopheles. Đây là một bệnh toàn thân, ngoài cơn sốt rét điển hình còn có thể có các bệnh cảnh rất nặng gây tử vong.

Plasmodium sp thuộc nhóm huyết trùng bào tử, có 4 loại gây bệnh cho người là Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae và Plasmodium ovale. Hai loại đầu chiếm ưu thế trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Trong cơ thể người, các Plasmodium sp xâm nhập hồng cầu và đi qua các giai đoạn tự dưỡng, phân liệt. Thể phân liệt vỡ ra phóng tích các mảnh trùng. Mảnh trùng vào hồng cầu và tiếp tục chu trình hồng cầu theo lối sinh sản vô tính. Một số mảnh trùng phát triển thành giao bào.

Khi muỗi Anopheles sp hút máu bệnh nhân, các thể tự dưỡng, phân liệt sẽ chết đi. Giao bào sẽ phát triển thành giao tử. Giao tử đực phối hợp với giao tử cái thành hợp tử; hợp tử chuyển động, được gọi là trứng di động, tiến về vách dạ dày muỗi và chui vào đó thành trứng nang, trứng nang lớn dần và chứa đầy thoa trùng. Khi trứng nang vd, thoa trùng di chuyển đến tuyến nước bọt.

Muỗi Anopheles sp đốt người và tiêm thoa trùng vào da. Thoa trùng xâm nhập máu rồi tới gan, lớn dần lên thành thể phân liệt ngoại hồng cầu. Thể này vỡ ra phóng thích mảnh trùng. Mảnh trùng xâm nhập hồng cầu và tiếp tục chu trình hồng cầu; với Plasmodium vivax, Plasmodium malaraie và Plasmodium ovale, một số mảnh trùng tái xâm nhập tế bào gan tạo thành chu trình ngoại hồng cầu.

Thời gian hoàn thành chu trình vô tính trong hồng cầu thì cố định: 4 giờ với Plasmodium vivax, 24-36 giờ với Plasmodium falciparum, 72 giờ với Plasmodium malariae.

Thời gian hoàn thành chu trình hữu tính ở muỗi thì tuỳ thuộc nhiệt độ ngoại cảnh: Khi nhiệt độ thấp hơn 14°c chu trình ngưng lại, khi nhiệt độ tăng thì chu trình sẽ rút ngắn đi.

Sốt rét là bệnh xã hội rất phổ biến ở nhiều quốc gia vùng nhiệt đới, châu Phi, châu Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Môi trường thuận lợi về sinh địa cảnh cũng như ý thức của người dân kém làm (tăng sự tiếp xúc giữa người và muỗi Anopheles sp do đó gia tăng số người mắc bệnh. Hiện có khoảng 100 quốc gia nằm trong vùng sốt rét, số người bị nhiễm sốt rét ước lượng là 270 triệu người. Bệnh sốt rét phổ biến ở Việt Nam, tập trung ở vùng núi cao, đầm lầy, vùng nước lợ ven biển…

Người ta thường dựa vào tỷ lệ lách to và ký sinh trùng ở trẻ em 2-9 tuổi để phân vùng sốt rét.

Từ thập kỷ 1960 đến nay, lần lượt xuất hiện các chủng Plasmodium falciparum kháng thuốc, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Sự xuất hiện các dòng Anopheles kháng DDT khiến người ta phải sử dụng các loại thuốc lân hữu cơ hoặc carbamat thay thế.

Ngoài phương thức truyền tự nhiên qua muỗi Anopheles, các ký sinh trùng sốt rét còn có 2 phương thức lan truyền khác:

Qua kim chích, truyền máu: gặp ở các thành phố.

Qua lá nhau: gặp ở phụ nữ có thai sống trong vùng dịch tễ sốt rét.

Sự vỡ hồng cầu, phóng thích sắc tố sốt rét mang tính chu kỳ đều đặn. sắc tố sốt rét tác động lên trung khu điều hoà nhiệt độ ở hành tuỷ gây sốt. Như vậy, các cơn sốt cũng có tính chu kỳ.

Sốt rét nặng, ác tính là hệ quả của những cơ chế sau:

Tăng tính thẩm thấu của màng não, dẫn đến thoát dịch não tuỷ và phù não.

Hiện tượng đông máu rải rác nội mạch.

Miễn dịch bệnh lý vổi sự lắng đọng phức hợp miễn dịch.

Sự tuần hoàn trong mao mạch não chậm lại đưa đến thiếu oxy và để lâu gây những thương tổn não.

TRIỆU CHỨNG

Thời gian ủ bệnh: Khoảng 1-3 tuần.

Cơn sốt rét thông thường, điển hình

Khoảng 30-60 phút, thân nhiệt tăng nhưng bệnh nhân lạnh dữ dội, run, nổi da gà.

Khoảng 60-120 phút, nóng tăng, kèm nhức đầu, nôn mửa.

Mồ hôi ra nhiều , khát nước, sốt hạ dần.

Giữa hai cơn sốt bệnh nhân có khi mệt, buồn ngủ, bỏ ăn nhưng đôi khi vẫn sinh hoạt bình thường.

Khoảng cách giữa hai cơn sốt rét 24-36 giờ (với Plasmodium íalciparum); 48 giờ (với Plasmodium vivax).

Một số trường hợp cơn sốt không rõ rệt hoặc kéo dài liên tục.

ở người bị sốt rét lâu ngày thường kèm da vàng, xanh xao, thiếu máu, gan lách to.

Nếu không điều trị hay chưa điều trị đủ, bệnh im lặng một thời gian rồi tái phát.

Sốt rét nặng (Sốt rét ác tính – SART)

Là một thể rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, cần điều trị kịp thời. Tuỳ theo triệu chứng nổi bật chia các thể khác nhau.

Sốt cao liên tục, đột ngột.

Rối loạn tri giác: Từ lơ mơ đến hôn mê.

Rối loạn tâm thần.

Tổn thương thần kinh: Co giật, liệt một số dây thần kinh sọ… có dấu hiệu màng não.

Bệnh nhân tử vong do suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận, suy gan.

Sốt rét ác tính thể đái ra huyết sắc tố:

Xuất huyết đột ngột sau cơn sốt rét.

+ Sốt cao.

+ Vàng da.

+ Nước tiểu sậm màu (màu xám xịt).

Xét nghiệm: KSTSR (+) trong 50-70% các trường hợp. Có hemoglobin trong nước tiểu.

Thường kèm theo shock.

Trong thực tế, các trường hợp sốt rét nặng (SRAT) lưu ý:

Có rối loạn tri giác (mê sảng, trả lòi chậm, lơ mơ…).

Vàng da.

Nấc, tiểu ít < 40 ml/ 24 giờ.

Xuất huyết bất kỳ nơi nào.

Huyết áp kẹt.

Xét nghiệm: máu ngoại biên KSTSR (+).

Các xét nghiệm đánh giá chức năng cụ thể khác.

Sống hoặc đi qua vùng sốt rét.

Truyền máu, tiêm chích.

Sốt.

Rối loạn tri giác.

KST sốt rét (+) trong máu, trong tuỷ xương, cần làm nhiều lần, cách nhau 6 giờ.

Sốt rét cơn

Sốt rét cơn do Plasmodium vivax:

Chloroquin: ngày 1: 600mg cơ chất.

ngày 2: 600 mg cơ chất, ngày 3: 300 mg cơ chất.

Primaquin: 15 mg cơ chấư ngày X 4 -10 ngày.

(2 viên: 13,2 mg primaquin) hoặc 4 viên một lần duy nhất.

+ Chloroquin ngày 1: 10mg/kg ngày 2: 10mg/kg. ngày 3: 5mg/kg.

+ Primaquin 0,3 mg/kg X 10 ngày.

Sốt rét cơn do Plasmodium falciparum kháng chloroquin:

Quinin sulfat 30mg/kg/ ngày chia 3 lần X 7 -10 ngày hoặc kèm: Sulfadoxin pyrimethamin 3 viên 1 lần duy nhất.

Trẻ em: Quinin sulfat 30mg/kg/ ngày X 7-10 ngày.

Sulfadoxin pyrimethamin, theo Pyrimethamin: 1mg/kg X 1 lần duy nhất.

Các loại thuốc mới:

Mefloquin (Lariam, Fansimef) 15 mg/kg X 1 lần duy nhất.

Artemisinin và dẫn xuất (Artesunat) giảm ký sinh trùng nhanh, nhưng tái phát dễ, Artemethar chưa xác định liều chính xác; 10mg/kg/ngày X 5 ngày đề nghị Artesunat viên.

+ Ngày 1: 10 mg(2v) X 2 lần.

+ Ngày 2: 50mg (lv) X 21ần.

+ Ngày 3, ngày 4, ngày 5: như trên.

Gần đây: Artemisin 250 mg X 2 viên X 5 ngày.

Điều trị sốt rét ác tính

Dùng quininclohydrat 30 mg/kg/ngày, bằng đường tĩnh mạch trong dung dịch glucose 5%.

Dùng Fansidar chích.

Hoặc dùng Artesunat truyền tĩnh mạch.

Điều trị triệu chứng

Cân bằng nước – điện giải.

Chống hạ đường huyết.

Chống suy hô hấp, suy thận.

Điều chỉnh mạch, huyết áp.

Giải quyết các nguồn lây

Phát hiện người bệnh và điều trị tích cực.

Quản lý bệnh nhân.

Diệt muỗi, chống muỗi đốt

Cải tạo môi trường: Phát quang bụi rậm, lấp ao tù, nước đọng, khơi thông cống rãnh, tổng vệ sinh.

Thả cá ăn bọ gậy.

Ngủ màn.

Hoá chất: Sumithion, vectron, permethrin, nhanh xua muỗi…

Bảo vệ người lành

Giáo dục sức khoẻ.

Uống thuốc phòng khi đến vùng sốt rét.

Ngủ màn.

Khám tại trạm y tế khi có sốt.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH SỐT RÉT

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, móng chân.

Đếm nhịp thở, kiểu thở.

Tình trạng tăng tiết.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần thông khí, cho thở oxy.

Sốt rét có biến chứng.

Tình trạng tuần hoàn

Khi có truyền quinin.

Mạch.

Huyết áp.

Cần theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/ 1 lần, 1 giờ/ 1 lần, 3 giờ/ 1 lần.

Suy tim cấp do thiếu máu nặng trong sốt rét đái huyết sắc tố.

Khi có triệu chứng báo động sốt rét nặng có biến chứng.

Sốt rét cơn theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ 6 giờ/ 1 lần, 12 giờ/1 lần ở bệnh nhân còn sốt.

Tình trạng thiếu máu:

Là hậu quả không thể tránh được ở những trường hợp sốt rét nặng hay ở những người cư ngụ tại vùng sốt rét lâu năm.

Sốt rét cơn.

Sốt rét nặng.

Dung tích hồng cầu.

Mật độ KST sốt rét, Hb.

Da, niêm mạc xanh nhợt.

Dung tích hồng cầu <15% hoặc Hb < 5g/dl cần được truyền máu.

Tình trạng chung:

Sốt rét nặng có biến chứng suy thận cấp.

Sốt rét nặng thể gan mật, vàng đậm do suy gan nặng.

Sốt rét nặng thể não. Đánh giá mức độ hôn mê theo bảng Glasgow.

Đo nhiệt độ khi sốt cao.

Đo lượng nước tiểu 24 giờ.

Vàng da và thay đổi chức năng gan.

Tri giác: Bứt rứt, vật vã, mê sảng, nhức đầu nhiều.

Tán huyết trong sốt rét đái huyết sắc tố.

Xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hoá

Phù phổi: Tăng nhịp thở, khó thở tăng dần, phổi đầy ran.

Sốt rét thể giá lạnh: Nhiệt độ thấp hơn bình thường.

Đái huyết sắc tố có thể gây biến chứng thận, trụy tim mạch.

Hạ đường huyết: Nặng có thể hôn mê.

Thiếu nước, giảm nhẹ Calci, phosphat trong huyết tương, giảm albumin máu….

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp, để kịp thời thực hiện chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Nếu bệnh nhân hôn mê phải cho ăn qua ông thông dạ dày.

Ngoài ra cần chú ý:

+ Sốt rét ở phụ nữ có thai.

+ Sốt rét ở trẻ em.

+ Sốt rét ở người chích ma tuý.

+ Chẩn đoán: Loại Plasmodium nào?

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho

bệnh nhân ăn đường miệng không.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưdng.

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí: Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.

Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng một bên hoặc tư thế dẫn lưu.

Đặt canuyn Mayo.

Đề phòng tụt lưỡi.

Bóp bóng ambu nếu có cơn ngừng thở.

Cho thở Oxy

Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết.

Hút đờm nhớt.

Tuỳ tình trạng của bệnh nhân.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo cáo ngay bác sĩ.

Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ truyền dịch để thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi sát mạch, huyết áp 30 phúư 1 lần, 1 giờ/1 lần, 3 giò/1 lần.

Theo dõi các biến chứng:

(Như tình trạng chung ở trên)

Báo cáo để bác sĩ kịp thời xử trí

Thực hiện các y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời:

Thuốc: Cân bệnh nhân lúc vào để tính liều thuốc.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Các xét nghiệm: Tiêu bản máu.

Theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi bệnh.

Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Có thể cho nằm phòng lạnh hoặc quạt tốc độ nhỏ.

Lau mát nếu có sốt cao, thuốc hạ nhiệt.

Co giật: giữ an toàn và cho thuốc chống co giật.

Đo rníốc tiểu 24 giờ khi bệnh nhân suy thận.

Đặt thông tiểu tiện, nếu không có nước tiểu nên thẩm phân phúc mạc hay chạy thận nhân tạo.

Theo dõi tri giác trong sốt rét thể não.

Theo dõi hạ đường huyết.

Cho thuốc lợi tiểu đường tĩnh mạch theo chỉ định và theo dõi lượng nước tiểu sau tiêm 1 giờ trong phù phổi cấp.

Vệ sinh răng miệng, tai, mắt, mũi.

Vệ sinh da: Tắm cho bệnh nhân hàng ngày và xoay trở ngừa loét.

Nuôi dưỡng:

+ Bệnh nhân sốt cho uống nhiều nước, ăn lỏng dễ tiêu.

+ Có suy thận thì cần giảm đạm.

+ Có suy gan thì cần giảm mỡ.

+ Bệnh nhân hôn mê: Nuôi ăn bằng dung dịch đường ưu trương truyền tĩnh mạch, đề phòng hạ đường huyết và cung cấp năng lượng hoặc cho ăn qua thông dạ dày: bằng súp sữa.

Giáo dục sức khoẻ:

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa, phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân của bệnh nhân.

Diệt muỗi, bọ gậy.

Ngủ màn.

Uống thuốc phòng: Bằng Fansidar và chloroquin.

Hiện nay, 5 vùng dịch tễ người dân được hướng dẫn ngủ màn cỏ tẩm permethrin và phun thuốc diệt muỗi đeltamethrin.

Đánh giá kết quả chăm sóc

Được đánh giá chăm sóc tốt nếu:

Sốt rét cơn: Giữa các cơn bệnh nhân vẫn cảm thấy dễ chịu, bình thường nhưng tái đi, tái lại tuỳ loại Plasmodium; bệnh nhân có thể xanh xao, thiếu máu, gan và lách to,cần bồi dưỡng sức khoẻ cho bệnh nhân thêm một thời gian mới bình phục.

Sốt rét nặng có biến chứng: Plasmodium faclciparum thường gây sốt rét nặng mặc dù được chăm sóc tốt và điều trị tích cực nhưng tỷ lệ tử vong còn cao.