Top 9 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Của Bệnh Cảm Cúm Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Cúm (Cảm Cúm) Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

Tìm hiểu chung

Cúm (cảm cúm) là bệnh gì?

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong. Mùa của dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.

Những ai thường mắc phải cúm (cảm cúm)?

Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị đế 6-7 lần/năm. Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm:

Trẻ dưới 5 tuổi;

Người trên 65 tuổi;

Phụ nữ mang thai;

Người có hệ miễn dịch yếu;

Người bị béo phì nặng;

Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm (cảm cúm) là gì?

Triệu chứng bệnh cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Chúng bao gồm:

Sốt cao (40°C);

Ớn lạnh;

Ho;

Hắt hơi;

Sổ mũi;

Đau họng;

Đau cơ;

Đau đầu;

Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;

Mắt nhạy cảm với ánh sáng;

Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);

Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng. Uống thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bạn nhận ra triệu chứng có thể làm giảm thời gian bệnh và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra cúm (cảm cúm) là gì?

Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus được phân loại theo loại A, B và C. Loại A là dạng phổ biến nhất. Bạn sẽ nhiễm virus gây bệnh cúm khi hít vào các giọt nhỏ chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí, hoặc do tiếp xúc với vật mà người mắc bệnh đã chạm vào. Ngoài ra, một số chủng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi chúng ta tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cúm (cảm cúm)?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:

Tuổi tác: cúm theo mùa thường ảnh hưởng đến trẻ em và những người trên 65 tuổi Tuy nhiên, một số chủng virus đặc biệt, chẳng hạn như đại dịch cúm H1N1 năm 2009, lại phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.

Nghề nghiệp: nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc trẻ em có nhiều khả năng tiếp xúc gần với người bị nhiễm cúm

Điều kiện sống: những người sống chung với nhiều cư dân khác, như nhà dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội, có nhiều khả năng phát triển bệnh cúm

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: các phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này có thể làm bạn dễ dàng nhiễm cúm và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng.

Bệnh mãn tính: các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cúm

Mang thai: phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị biến chứng của bệnh cúm, đặc biệt là trong 6 tháng cuối của thai kỳ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước là có thể khỏi bệnh. Bạn có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin. Ngoài ra bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng dán nóng có thể làm giảm đau cơ. Máy phun sương có thể làm giảm tiết nước bọt và súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng có thể làm giảm đau họng. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ bị biến chứng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bác sĩ chỉ cần dựa trên triệu chứng để chẩn đoán, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Vào các thời điểm khác của năm, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm mẫu thử nước mũi hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị biến chứng viêm phổi không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm (cảm cúm)?

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

Tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm;

Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày) để làm loãng đờm nhày từ phổi;

Ngưng hút thuốc để làm giảm nguy cơ gặp biến chứng;

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tiếp tục nghỉ ngơi 2-3 ngày sau khi khỏi bệnh;

Rửa tay thường xuyên, kể cả người chăm sóc. Vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong;

Đi khám ngay nếu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ;

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau và chảy dịch mủ từ tai hoặc mũi.

Triệu Chứng Cảm Cúm Và Cách Điều Trị

Rate this post

Triệu chứng cảm cúm là gì?

Triệu chứng cảm cúm có virus cúm gây nên tạo tổn thương cho hệ thống hô hấp của cơ thể có thể gây ra viêm phế quản cấp tính, viêm phổi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng bản thân người bệnh.

+ Sổ mũi, hắt hơi, đau đầu dễ làm nhiều người nhầm rằng mình đang bị cảm lạnh nhưng chỉ cần theo dõi, để ý kĩ sẽ nhận ra triệu chứng cảm cúm quá trình phát bệnh rất nhanh chóng với mức độ nặng dần.

+ Triệu chứng cảm cúm người bệnh chủ yếu sốt cao đến 39 độ.

+ Triệu chứng cảm cúm thông thường dễ khỏi người bệnh chỉ việc ở nhà chữa trị, biết cách chăm sóc điều trị thì bệnh chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Nhưng với triệu chứng cảm cúm nặng người bệnh sẽ sốt kèm theo một loạt triệu chứng dồn dập nối đuôi nhau: đau đầu dữ đội, nôn, tiêu chảy, tay chân mỏi nhức, sổ mũi, khó thở, tức ngực, ho nhiều,…

Trang chủ: http://intellitape.com/

Tìm đọc các thông tin hữu ích trong: http://intellitape.com/suc-khoe-nguoi-viet/

Phòng ngừa và cách điều trị triệu chứng cảm cúm

Triệu chứng cảm cúm nói nhẹ hay nặng đều có thể quan trọng đó là mọi người không nên chủ quan với diện bệnh này. Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình hãy thực hiện theo cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng cảm cúm an toàn sau:

Thân nhiệt luôn ấm, đi tất, đeo khăn quàng cổ, găng tay, khẩu trang để không bị nhiễm lạnh cũng như làm sụt giảm sức đề kháng.

Ngày vệ sinh răng miệng ngoài đánh răng nên dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối để tránh vi khuẩn phát triển và giảm vi khuẩn sinh sôi, sát khuẩn họng. Nước muối sinh học giúp kháng viêm hiệu quả.

Vệ sinh chân tay sạch sẽ trước, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Không nên chạm tay lên mặt cũng như mũi, miệng, mắt các nơi vi khuẩn có thể xâm nhập.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cả các loại vitamin làm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, ngăn chặn bệnh.

Rèn luyện sức khỏe như đi bộ, chạy bộ hay tập yoga.

Tránh để tâm lý mệt mỏi, căng thẳng, cáu giận.

Thuốc trị triệu chứng cảm cúm nên được kê theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dù là thuốc kháng sinh dạng uống, dạng xịt hay tiêm.

Bệnh cảm cúm với các triệu chứng cảm cúm thông thường người bệnh nên theo dõi, điều trị, nghỉ ngơi không nên chủ quan để bệnh phát triển nặng hơn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phân Biệt Triệu Chứng Dịch Bệnh Corona Với Cảm Cúm

Triệu chứng dịch bệnh Corona: Corona cũng có những triệu chứng giống như cảm lạnh hay cúm mùa, dịch bệnh Covid-19 (dịch bệnh Corona) cũng gây nên những triệu chứngthông thường dễ gây nhầm lẫn với nhau. Vậy đâu là cách để phân biệt giữa bệnh do virus SARS-CoV-2 (Coronavirus) gây ra với bệnh cúm mùa?.

1. Dịch bệnh Corona không nghuy hiểm khi chúng ta biết cách đề phòng

2. Phân biệt triệu chứng do dịch bệnh Corona và cảm cúm thông thường

Để tránh những lo âu không đáng có, bạn có thể dựa vào triệu chứng của mình để bước đầu phán đoán nguyên nhân bệnh, tuy nhiên hãy để việc kết luận và điều trị dành cho các bác sĩ.

3. Khi nào nên thông báo với cơ quan y tế về khả năng mắc virus dịch bệnh Corona

Khó thở

Cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực

Chóng mặt, người yếu hẳn, không thể đứng dậy

Co giật

Không đi tiểu

Sốt hoặc ho, mặc dù có cải thiện nhưng sau đó sốt trở lại

Không thể ăn uống

Tình trạng bệnh lý mạn tính trở nên tồi tệ hơn.

Trong các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trẻ em khi bị dịch bệnh Corona tấn công ít gặp phải các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý các triệu chứng sau đây, nếu như trẻ em dưới 14 tuổi mắc phải, cần được đưa đến ngay cơ quan y tế gần nhất.

Thở nhanh hoặc khó thở

Môi và mặt xanh, tím tái

Lồng ngực o ép theo từng nhịp thở

Đau ngực

Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại)

Mất nước (không có nước tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc)

Co giật

Sốt trên 40° C

Sốt hoặc ho, mặc dù có cải thiện nhưng sau đó sốt trở lại

Tình trạng bệnh lý mạn tính trở nên tồi tệ hơn

Ngoài những triệu chứng bệnh kể trên thì những người từng tiếp xúc, đi lại hoặc sinh sống trong khu vực có người nhiễm bệnh (mặc dù không có triệu chứng bệnh) cũng cần được theo dõi y tế sát sao. Với tình hình hiện tại khi không thể xác định và khoanh vùng F0. Chúng ta cần cẩn trọng hơn khi gặp các vấn đề này, tốt nhất là nên có sự hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ.

4. Nếu chỉ là các triệu chứng cảm cúm thông thường, vẫn hãy tự cách ly để bảo vệ gia đình và cộng đồng

Nếu bạn gặp triệu chứng bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường hay Covid-19 thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ và chủ động cách ly trước khi có kết luận từ đội ngũ y tế. Đây chính là “chìa khóa” để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Corona.

Hạn chế sự di chuyển của người đã tiếp xúc với một bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 để xem liệu họ có bị bệnh hay không chính là mục tiêu của phương pháp cách ly.

Những cá nhân này mặc dù không có triệu chứng nhưng đã đi đến một khu vực có sự bùng phát mạnh mẽ của virus. Hoặc đã tiếp xúc gần với một trường hợp được xác nhận bởi kết quả xét nghiệm dương tính.

Lệnh cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà sẽ cho phép các nhân viên y tế giám sát chặt chẽ sự phát triển các triệu chứng của những người được yêu cầu cách ly, đồng thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Corona.

Những người được yêu cầu tự cách ly để đảm bảo sức khỏe sẽ phải tránh tiếp xúc với người khác trong vòng 14 ngày.

Hãy ở nhà

Hạn chế đi ra ngoài ngoại trừ trường hợp cần chăm sóc y tế hoặc đi làm (những công việc được chính phủ cho phép). Hãy sử dụng phương tiện cá nhân và tránh sử dụng chung phương tiện đi lại như ô tô.

Nếu bạn cần các nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm, tủ thuốc gia đình. Hãy đặt chúng qua mạng và nhờ dịch vụ giao hàng tận nhà mang đến và đặt ngay trước cửa nhà bạn.

Khẩu trang y tế

Nước súc miệng khử trùngNước rửa tay kháng khuẩnNâng cao sức đề kháng với Vitamin C như:Viên sủi tăng sức đề kháng Berocca Perfomance

Tách mình khỏi mọi sinh hoạt chung trong gia đình

Nếu trước đây bạn ở chung phòng với các thành viên trong gia đình thì bây giờ hãy tách riêng ra ở một phòng khác. Bạn cũng nên sử dụng một phòng tắm riêng nếu có thể.

Rửa tay với xà phòng

Rửa tay đúng cách thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn từ 60 độ.

Rửa tay bằng xà phòng là cách để phòng ngừa dịch bệnh Corona (Nguồn: Internet)

Đeo khẩu trang

Nếu bạn bị bệnh thì bắt buộc phải đeo khẩu trang để tránh lây lan dịch bệnh Corona. Bởi vì virus Corona lây truyền qua việc tiếp xúc với giọt bắn từ đường hô hấp (do ho, hắt hơi, hay nói chuyện). Do đó, việc đeo khẩu trang được đánh giá là biện pháp đơn giản nhưng có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ việc sử dụng khẩu trang đúng cách để phát huy hiệu quả phòng ngừa:

Mỗi khẩu trang chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất.

Cả mũi và miệng đều phải được khẩu trang che kín.Không được chạm tay vào khẩu trang trong suốt thời gian đeo để hạn chế việc virus bám dính trên bàn tay lan truyền vào mắt, mũi, miệng khi tay chạm lên mặt.Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây quai và phải bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy.Nếu là khẩu trang vài thì phải được giặt đúng cách.Rửa tay với xà phòng và nước hoặc cồn sát khuẩn sau khi tháo khẩu trang

Tránh xa vật nuôi

Mặc dù chưa có bất kỳ báo cáo nào được xác nhận về việc thú cưng truyền virus Corona sang người. Nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo những ca nghi nhiễm Covid-19 nên hạn chế tiếp xúc động vật nuôi cho đến khi biết thêm thông tin về dịch bệnh Corona.

Nếu bạn phải chăm sóc thú cưng trong khi có các triệu chứng cảm lạnh, cúm… hãy nhớ đeo khẩu trang và rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với chúng.

Không dùng chung vật dụng cá nhân

Để tránh lây lan dịch bệnh Corona, không dùng chung bát đĩa, đồ dùng, khăn hoặc các vật dụng cá nhân khác với các thành viên khác trong gia đình. Sau khi sử dụng những vật dụng này, chúng nên được rửa kỹ bằng xà phòng và nước.

Làm sạch và khử trùng bề mặt thường xuyên

Thường xuyên lau các bề mặt được nhiều người chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, nhà vệ sinh, điện thoại, bàn phím máy tính bằng khăn và chất khử trùng chuyên dụng để tiêu diệt những mầm mống của dịch bệnh Corona.

Tập thể dục

Duy trì hoạt động thể dục thể thao sẽ tăng cường thể chất và tinh thần trong quá trình cách ly. Tập thể dục có thể giúp giảm mức cortisol, cũng như kích hoạt giải phóng endorphin, giúp tâm trạng thoải mái.

Hãy tập với các dụng cụ thể thao có sẵn tại nhà hay các bài tập yoga đơn giản để tránh tiếp xúc gần với người khác tại phòng tập thể thao đông người. Thậm chí đi bộ lên xuống các bậc cầu thang hoặc khởi động một vài động tác nhảy múa trên nền nhạc cũng là một cách tăng cường thể chất hiệu quả.

Giữ liên lạc với bạn bè và gia đình

Nghiên cứu cho thấy trò chuyện cùng những người bạn quan tâm cũng có thể giúp cho bạn thoải mái và hạnh phúc hơn trong thời gian cách ly vì dịch bệnh Corona. Vì vậy, hãy cố gắng kết nối với bạn bè và gia đình thông qua trò chuyện chat và video trực tuyến.

Theo dõi các triệu chứng bệnh

Nếu bạn thấy các triệu chứng của mình trở nên tồi tệ hơn, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ tham vấn sức khỏe 24/7 để được tư vấn y tế. Nếu bạn đang gặp một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Ngay cả khi bạn không gặp phải các triệu chứng Covid-19, điều quan trọng là phải tuân theo các biện pháp này trong thời gian cách ly xã hội.

Trầm Cảm Là Gì? Biểu Hiện Của Trầm Cảm

Trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những công việc nằm trong sở thích thời gian trước.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, làm cho người bệnh có khả năng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Những đối tượng mục tiêu có nguy cơ cao mắc phải chứng trầm cảm

Trầm cảm có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, tuy vậy, tỷ lệ phái nữ mắc bệnh lý là cao hơn so sánh với nam. trong đó, những đối tượng mục tiêu có mối nguy hại cao mắc phải chứng bệnh trầm cảm gồm có:

Người vướng phải các sang chấn tâm lý như: hôn nhân đổ vỡ, phá sản, mất người thân, mất hết tiền, mắc bệnh nan y,…

phái đẹp đang mang thai hoặc phụ nữ sau sinh.

Người mắc phải các hư hại về não bộ như chấn thương sọ não, mất trí nhớ tạm thời,…

Người bị stress, căng thẳng duy trì. Thường xảy ra với đối tượng là học sinh, học viên vướng phải các sức ép từ thầy cô, gia đình hoặc người đi làm phải chịu sức ép quá lớn trong công việc.

Người thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có alcohol, chất kích thích,…

Người có lối sống khép kín, ít ăn nói, thường xuyên mặc cảm về bản thân.

Các dấu hiệu trầm cảm mà người bệnh có thể mắc phải

Khí sắc giảm sút

Một trong các dấu hiệu trầm cảm thường gặp ở người bệnh đấy là sự giảm sút khí sắc được biểu hiện thông qua nét mặt. Chẳng hạn như như nét buồn bã, ủ rũ, ánh mắt đơn điệu, lờ đờ, hiện diện các vết nhăn,…

Mất hứng thú

Giảm tập trung

Mệt mỏi kéo dài

Rối loạn giấc ngủ

Có suy nghĩ và tâm trạng tiêu cực

Tăng cân nặng

Trên là bài viết chia sẻ về Trầm cảm là gì? Biểu hiện của trầm cảm . Trầm cảm là bệnh lý gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trầm cảm hay các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng thực hiện thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và thực hiện điều trị nếu mắc bệnh.

Lan Anh- tổng hợp Nguồn:(bookingcare/medlatec)