Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Của Bệnh Covid 19 Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Của Covid19 Khác Với Sốt Thông Thường

Người nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng chính là ho và sốt nhưng cảm giác thực sự của họ có gì khác biệt so với những bệnh hô hấp khác?

Tính đến chiều ngày 19/3, trên thế giới đã có hơn 218.000 người nhiễm Covid 19, khiến hơn 8.900 người tử vong. Trước tình hình đó, việc người dân bổ sung cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh cũng như triệu chứng bệnh là vô cùng cần thiết.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, giống như các bệnh về đường hô hấp khác, người nhiễm Covid 19 cũng có thể có các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn.

Phân biệt triệu chứng Covid 19 với các bệnh đường hô hấp khác như thế nào?

Mới đây, trong chương trình Radio 2 của đài BBC New (Anh), bà Laura Foster, phóng viên khoa học và sức khỏe đã chỉ ra cách phân biệt giữa các bệnh đường hô hấp thông thường với Covid-19, đồng thời cho biết khi bệnh nhân nhiễm coronavirus chủng mới sẽ cảm thấy như thế nào.

Theo bà Laura Foster: Bệnh nhân nhiễm coronavirus chủng mới có 2 triệu chứng chính đó là ho khan liên lục và sốt. Nếu bạn chỉ hắt hơi nhiều, liên tục sổ mũi hoặc nhức đầu, bạn có thể chỉ bị ốm chứ không nhiễm coronavirus.

Ngược lại, những người nhiễm Covid-19 sẽ ho khan mà không hề có chất nhầy hoặc đờm, ho lâu ngày mà không rõ lý do. Đồng thời người bệnh cũng sẽ bị sốt cao hơn 37,8 độ C hoặc 100 độ F. Nếu bạn không có nhiệt kế, thì về cơ bản bạn sẽ thấy nóng ở ngực và lưng như có ai đó đang chạm vào.

Ho là 1 trong 2 triệu chứng chính của Covid-19. Ảnh: Ảnh: Getty Images

Bà Laura khẳng định: Nếu bạn có một trong hai triệu chứng ho và sốt như miêu tả trên, thì bạn và người thân cần phải tự cách ly tại nhà trong 2 tuần. Nếu bạn sống một mình, thì chỉ cần cách ly 1 mình mà thôi. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn thì hãy liên hệ với cơ quan y tế địa phương ngay.

Tiến sĩ Sarah Jarvis, một bác sĩ gia đình thường xuyên xuất hiện trên các chương trình như Radio 2 và ITV của đài BBC cũng khuyên mọi người 2 việc cần nhớ:

– Đầu tiên, nếu bạn bị ho, xuất hiện các triệu chứng bệnh và đang sống cùng những người khác thì bạn cần phải tự cách ly trong 7 ngày. Nếu sau 7 ngày này bạn cảm thấy khỏe lại, nhiệt độ thân nhiệt ổn định, thấy sức khỏe tốt thì bạn có thể rời khỏi nhà sau 7 ngày nhưng mọi người khác sống cùng bạn cần ở lại cách ly trong 14 ngày.

Tại sao lại có sự khác biệt trong số ngày cách ly như vậy?

“Họ cần phải cách ly để được xem xét thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ lây nhiễm. Vì vậy, bất cứ ai khác tiếp xúc với bạn ngay khi bạn bắt đầu ho, chúng tôi cho rằng có thể họ đang trong thời kỳ ủ bệnh và họ cần phải cách ly 14 ngày để chắc chắn không phát triển các triệu chứng Covid-19. Nếu sau 14 ngày đó, họ xuất hiện triệu chứng ho, sốt thì lại tiếp tục 7 ngày cách ly nữa“, tiến sĩ Sarah Jarvis nói.

– Điều thứ hai, nếu bạn bị đau họng, ho hay đau đầu, điều ấy chứng tỏ sức khỏe của bạn không tốt nhưng ít có khả năng đó là coronavirus chủng mới. Bạn không cần phải cách ly xong tiến sĩ Sarah khuyên bạn không nên ở gần người già hoặc những đối tượng có hệ miễn dịch yếu bởi nếu không may nhiễm Covid-19, đối tượng này dễ gặp biến chứng nặng hơn.

Làm sao để phòng tránh trước dịch Covid-19?

Để phòng ngừa Covid 19 hiệu quả, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo người dân cần thực hiện một số việc sau:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn: Vì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có vi rút.

– Duy trì khoảng cách: Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt.

– Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng: Tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus. Nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.

– Khi đi chợ mua đồ: Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm tay trực tiếp vào động vật tươi sống hoặc các sản phẩm làm từ thịt động vật, không đến gần động vật hoang, tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc các loại thịt động vật hư hỏng…

– Khi nấu ăn: Dùng bộ dao và thớt riêng cho loại thịt sống và thịt chín, rửa tay giữa mỗi lần chuyển đổi giữa việc chạm vào thực phẩm sống và thực phẩm chín, không ăn thịt của những động vật chết vì bệnh. Tại những vùng đang có dịch, toàn bộ thực phẩm có nguồn gốc động vật phải được nấu chín kỹ và sơ chế đúng cách.

– Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm. Thông báo với cán bộ y tế nếu bạn vừa đi về từ vùng dịch.

– Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và không có tiền sử đến vùng dịch, hãy thực hành vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và ở nhà cho đến khi bạn phục hồi, nếu có thể.

Nguồn: BBC, WHO, Mirror

Phân Biệt Triệu Chứng Covid 19 Với Cảm Cúm Thông Thường

Hỏi:

Bác sĩ ơi, làm sao để phân biệt được giữa nhiễm Covid-19 với bị sổ mũi – đau họng – ho – cảm cúm thông thường ạ? (Facebook An Hạ)

Trả lời:

Chào bạn,

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi Bùi Ngọc An Pha, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đã giải đáp như sau.

Với bệnh cảnh sốt, ho, khó thở… để xác định là do SARS-CoV-2 hay do vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp thông thường, trước hết cần phải xác nhận mặt dịch tễ học, tức là phải xác định người này có đi đến vùng dịch hay không? Thứ hai là phải xác định, người này có tiếp cận với người đã được chẩn đoán hay xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 hay không? Thứ ba là xác định người này có đi từ vùng dịch về hay không? Còn nếu chỉ sốt, ho, khó thở thôi thì chưa khẳng định được điều gì.

Do đó, yếu tố quan trọng ở đây là dịch tễ học chứ không phải là triệu chứng, vì các triệu chứng ban đầu của SARS-CoV-2 và các bệnh lý hô hấp là gần như nhau.

Đa số các bệnh lây truyền qua đường hô hấp bao giờ cũng khởi điểm với các triệu chứng giống nhau như ho, sốt…, nên chúng ta mới dùng máy đo nhiệt độ. Chẩn đoán, xác định hiện nay vẫn là vấn đề xét nghiệm virus học, dựa trên cơ sở của Bộ Y tế. Thế nhưng, không phải tất cả các trường hợp đều phải xét nghiệm, người ta phải căn cứ vào đặc điểm lâm sàng, đặc điểm dịch tễ… Chỉ khi có tiếp xúc với nguồn bệnh thì mới mắc bệnh, và đã có tiếp xúc với nguồn bệnh thì người bệnh phải có lịch sử đi từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh.

Tác nhân gây bệnh phải có nguồn lây. Không phải cứ bị đau họng thì nghĩ mình bị nhiễm SARS-CoV-2. Chúng ta phải xác định mình đã tiếp xúc với ai? Nếu không xác định được thì mới nhờ tới bác sĩ.

Để chủ động đăng ký vắc xin, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 028 7300 6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được tư vấn và đặt lịch tiêm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cảnh Báo: Dấu Hiệu Nhiễm Covid 19 Ở Trẻ Nhỏ

Không những thế, trẻ em có sức đề kháng yếu, sẽ càng dễ nhiễm bệnh hơn nếu tiếp xúc với nguồn lây. Dấu hiệu nhiễm Covid 19 ở trẻ nhỏ về cơ bản gần giống như người lớn nhưng bộc lộ chậm hơn:

Các dấu hiệu thường gặp

– Có vấn đề về hô hấp: ho, khó thở

– Sốt cao kéo dài, sốt trên 38 độ.

– Mệt mỏi, bú kém hoặc bỏ bú

– Trẻ khó chịu, quấy khóc, bám mẹ

Dấu hiệu ít gặp hơn

– Gặp các vấn đề về tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng.

– Mất vị giác hoặc khứu giác

– Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái

Dấu hiệu nghiêm trọng cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức

– Suy hô hấp, thở rút lõm lồng ngực

– Môi, mặt xanh tái

– Tinh thần không tỉnh táo, ngủ li bì

– Hoặc quấy khóc không ngừng

BẠN CÓ BIẾT

Những dấu hiệu nhiễm Covid 19 ở trẻ nhỏ nhìn chung khá giống với các bệnh hô hấp thông thường như: viêm phế quản, viêm phổi… khiến các mẹ chủ quan.

Hơn nữa, virus corona có thể tồn tại trong đường hô hấp ở trẻ em không có triệu chứng trong 14 – 17 ngày trước khi được chẩn đoán xác định. Như vậy, một số lượng lớn trẻ em bị nhiễm bệnh có thể sẽ bị bỏ sót khi sử dụng chiến lược xét nghiệm chỉ tập trung vào những bệnh nhân có triệu chứng. Hoặc việc xét nghiệm sẽ không thể chính xác do triệu chứng COVID-19 quá nhẹ hoặc ít có.

Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi khi thấy con có những biểu hiện ho, sốt, chán ăn, buồn nôn…. Khi phát hiện có tiếp xúc với người đi vùng dịch về hoặc có nguy cơ lây nhiễm, cần chủ động khai báo y tế và đưa trẻ đi thăm khám để được cách ly, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm cũng như lây lan ra cộng đồng.

Phát Hiện Thêm Triệu Chứng Của Covid

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta, Canada, đau mắt đỏ hiện đang được cân nhắc là triệu chứng chính để làm xét nghiệm COVID-19.

Viêm kết mạc và viêm giác mạc

Trước đây, ho, sốt và khó thở được biết đến là những triệu chứng điển hình của bệnh. Nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Canada (Canadian Journal of Ophthalmology) về một phụ nữ ở Edmonton, đã xác định rằng viêm kết mạc và viêm giác mạc cũng có thể là triệu chứng chính khi mắc COVID-19.

Tháng 3/2020, một phụ nữ 29 tuổi đã đến Viện Mắt của Bệnh viện Hoàng gia Alexandra với biểu hiện viêm kết mạc nặng, trong khi các triệu chứng hô hấp chỉ ở mức tối thiểu.

Trải qua vài ngày điều trị, người phụ nữ này được làm xét nghiệm COVID-19 sau khi được xác nhận đã đến Châu Á trước đó.

Kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với SARS-CoV-2. Giáo sư Carlos Solarte, Chuyên ngành nhãn khoa tại Đại học Alberta cho biết, biểu hiện chính của bệnh nhân lại không đến từ triệu chứng hô hấp mà là ở mắt.

Bệnh nhân không sốt và không ho, vì vậy chúng tôi không nghĩ đến COVID-19 lúc ban đầu. Bệnh nhân bình phục hoàn toàn.

Nhưng một số bác sĩ nội trú và nhân viên y tế có tiếp xúc gần với bệnh nhân này buộc phải cách ly. May mắn thay, không ai có kết quả dương tính.

Triệu chứng thứ phát

Theo GS.Solarte, các nghiên cứu trước đó đã xác định viêm kết mạc là triệu chứng thứ phát trong khoảng 10 đến 15% trường hợp mắc COVID-19.

Kể từ đó, các nhà khoa học đã hiểu hơn về cách virus có thể truyền và ảnh hưởng đến hệ thống màng nhầy của cơ thể, trong đó có kết mạc, một màng mỏng và trong suốt bao phủ mặt trước của mắt.

Viêm kết mạc và viêm giác mạc hiện đang được Sở Y tế Alberta công nhận là triệu chứng chính của COVID-19.

Mặc dù phát hiện này đưa ra những thông quan trọng cho cộng đồng nhưng nó lại làm cho quy trình khám mắt trở nên phức tạp hơn.

Bệnh nhân bị viêm kết mạc và viêm giác mạc đến khám mắt hiện nay được coi là một trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và cần tiến hành thêm các biện pháp phòng ngừa.

Các nhân viên y tế thực hiện việc kiểm tra mắt được khuyến cáo nên đeo thiết bị bảo hộ cá nhân để giảm thiểu khả năng tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Các bác sĩ phải sử dụng găng tay, áo choàng và khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.

WHO: Thế giới bước vào giai đoạn mới và nguy hiểm của đại dịch Covid-19