Top 9 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Của Corona Virus Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Các Triệu Chứng Của Dịch Bệnh Viêm Phổi Do Virus Corona.

Nhiều quốc gia ở châu Á, cũng như một số nước ở các châu lục khác như Australia, Pháp và Mỹ, cũng ghi nhận các trường hợp lây nhiễm.

Ông Yazdan Yazdanpanah, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Diderot ở Paris (Pháp), cho biết tình trạng của các bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới “ít nguy hiểm hơn” so với các bệnh nhân nhiễm chủng corona gây Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS). Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ tử vong do chủng corona mới là chưa đến 5%. Trong khi đó, các đợt bùng phát virus SARS năm 2002-2003 và virus gây Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2012 có tỷ lệ tử vong lần lượt là 9,5% và 34,5%. Đến nay, chưa có trường hợp tử vong do lây nhiễm virus corona ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nhiều nước đã có các động thái rõ ràng nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan. Ngày 26/1, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, Washington đang sắp xếp một chuyến bay để sơ tán đội ngũ nhân viên và các công dân Mỹ bị mắc kẹt tại vùng dịch ở Thành phố Vũ Hán. Trong một bức thư điện tử gửi các công dân Mỹ ở Trung Quốc, Bộ trên cho biết, chuyến bay sẽ rời Thành phố Vũ Hán vào ngày 28/1 và đưa các hành khách đến Thành phố San Francisco, đồng thời cảnh báo sẽ hạn chế chỗ ngồi đối với các công dân bình thường. Ngoài Mỹ, Pháp cũng có kế hoạch sơ tán các công dân nước này đang bị mắc kẹt ở Hồ Bắc bằng xe buýt.

Các triệu chứng

Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, qua phân tích dữ liệu của 41 trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona, một số triệu chứng của virus corona chủng mới giống với chủng corona gây bệnh SARS. Theo đó, tất cả các nạn nhân đều bị viêm phổi, hầu hết bị sốt, 75% bị ho và hơn 50% cảm thấy khó thở.

Tuy nhiên, Trưởng Nhóm nghiên cứu Bin Lao cho biết, có một số khác biệt quan trọng, chẳng hạn chủng corona mới còn gây ra các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi hoặc đau họng. Virus corona chủng mới không gây ra các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, vốn là triệu chứng của 20-25% số bệnh nhân nhiễm SARS.

Độ tuổi trung bình của 41 bệnh nhân nêu trên là 49, phần lớn trong số họ đã từng đến khu chợ ở Thành phố Vũ Hán, nơi bị cho là nguồn khởi phát virus corona. Gần 30% trong số họ gặp vấn đề về hô hấp và 6 người đã tử vong.

Virus corona lây nhiễm như thế nào?

Hiện vẫn chưa rõ virus corona lây nhiễm như thế nào. Theo chuyên gia William Keevil thuộc Đại học Southampton (Anh), các nhà khoa học vẫn chưa có đủ dữ liệu để làm rõ chính xác quá trình sinh sản của virus corona cũng như mức độ lây nhiễm. Tuy nhiên, ông cho rằng mức độ lây nhiễm là “khá cao”. Thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới tối đa 2 tuần.

Virus corona mới được cho là lây theo đường hô hấp, ở mức độ tiếp xúc gần. Trong vòng 2m, nếu người xung quanh hít phải nước bọt hay hắt hơi của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Vẫn chưa rõ loài động vật nào truyền virus corona

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chủng corona mới có thể xuất phát từ con dơi, tương tự virus chủng corona gây ra dịch SARS. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ loài động vật nào truyền virus corona cho con người. Mới đây, một nhóm chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tác nhân truyền virus corona có thể là một con rắn, song giả thiết này đã bị các chuyên gia khác bác bỏ và cho rằng, nguồn gốc virus là một loài động vật có vú.

Việc xác định loài động vật nào truyền virus corona sang con người có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Với dịch SARS xảy ra cách đây 17 năm, tác nhân làm lây lan virus được xác định là con cầy hương, vốn là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc.

Chuyên gia Arnaud Fontanet tại Viện Pasteur, Paris, Pháp cho rằng, việc cấm tiêu thụ thịt cầy hương và đóng cửa các cơ sở nuôi cầy hương đã giúp ngăn chặn dịch SARS bùng phát trở lại. Mặt khác, một lý do khiến việc ngăn chặn dịch MERS lan rộng đó là virus này xuất phát từ lạc đà một bướu, vốn được sử dụng phổ biến để thồ hàng.

Nhận Biết 3 Triệu Chứng Của Viêm Phổi Do Virus Corona

Các triệu chứng cấp tính tại thời điểm này có thể xuất hiện từ 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

“Sốt, ho hoặc khó thở là những triệu chứng đường hô hấp đáng chú ý”, tiến sĩ William Schaffner, giáo sư về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Vanderbilt ở Columbia cho biết.

Có thể xác định những triệu chứng đó và hành động để bảo vệ bản thân và những người xung quanh là rất quan trọng. Đây là những gì bạn cần biết:

Sốt là một triệu chứng quan trọng để nhận biết bạn có bị nhiễm virus corona hay không. Khi nhiệt độ của bạn đạt ít nhất 37,7 độ C (đối với trẻ em và người lớn) thì lúc đó bạn đã bị sốt.

Khi bạn kiểm tra sốt, đừng dựa vào nhiệt độ vào buổi sáng. Thay vào đó hãy đo vào buổi chiều muộn và đầu buổi tối. Nhiệt độ cơ thể của con người không giống nhau trong ngày. Nhiệt độ của bạn tăng lên vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối – đó là cách phổ biến mà virus tạo ra sốt.

Ho là một triệu chứng quan trọng khác, nhưng nó không chỉ là ho thông thường. Nó sẽ là những cơn ho khan mà bạn cảm thấy tức trong lồng ngực.

Tiến sĩ Schaffner nói: “Đó không phải là tiếng tích tắc trong cổ họng của bạn. Bạn không chỉ hắng giọng. Nó không chỉ gây khó chịu, nó đến từ xương ức của bạn. Có thể nói rằng ống phế quản của bạn bị viêm hoặc bị kích thích”.

Khó thở có thể là biểu hiện thứ ba – và rất nghiêm trọng – của Covid-19, và nó có thể tự xảy ra mà không bị ho. Nếu ngực của bạn trở nên căng cứng hoặc bạn bắt đầu cảm thấy như thể bạn không thể thở đủ sâu để có được hơi thở tốt, đó là một dấu hiệu để nhận biết bạn có bị nhiễm virus corona hay không.

“Nếu bất cứ khi nào cảm thấy khó thở, hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, một cơ sở chăm sóc khẩn cấp tại địa phương hoặc khoa cấp cứu”, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Tiến sĩ Patrice Harris nói.

Bên cạnh đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) liệt kê các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp đối với Covid-19 là “đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực”, “môi hoặc mặt xanh, tím tái” – biểu thị sự thiếu oxy – và bất kỳ rối loạn tâm thần đột ngột hoặc thẫn thờ và không có khả năng nhận thức.

Triệu chứng cúm và cảm lạnh

Nhiều triệu chứng nhiễm Covid-19 khác có thể giống với bệnh cúm, bao gồm đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Các triệu chứng khác có thể giống như cảm lạnh hoặc dị ứng, chẳng hạn như sổ mũi, đau họng và hắt hơi.

Các chuyên gia cho biết, nhiều khả năng bạn chỉ bị cảm lạnh hoặc cúm thông thường, và có thể dẫn tới sốt và ho. Tuy nhiên, một dấu hiệu khả dĩ cho thấy bạn có thể mắc Covid-19 là nếu các triệu chứng của bạn, đặc biệt là khó thở, không cải thiện sau một tuần hoặc lâu hơn, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.

Phân biệt các triệu chứng của virus corona với cúm, cảm lạnh, dị ứng

Các triệu chứng bệnh khá giống nhau như đau họng, mệt mỏi và ho khan có thể cùng xuất hiện ở những bệnh nhân bị cúm, cảm lạnh thông thường, dị ứng và cả COVID-19 – đại dịch đang hoành hành trên toàn Thế giới. Điều này khiến không ít người bệnh chủ quan, bác sĩ cũng khó chẩn đoán chính xác nếu không làm xét nghiệm cần thiết.

Tuy nhiên có một điều quan trọng cần lưu ý, theo trang Business Insider, người nhiễm virus corona thường không bị sổ mũi hay hắt hơi nhiều.

Có 2 triệu chứng mang tính cảnh báo đầu tiên của virus corona là sốt và ho khan. Nhiều người vẫn lầm tưởng chúng là dấu hiệu sổ mũi hay cảm lạnh.

Virus corona sau khi xâm nhập cơ thể sẽ tác động trước tiên tới phổi và thường gây sốt, ho khan, khó thở.

Nguồn thông tin: Shayanne Gal/Business Insider.

Sổ mũi có thể không phải COVID-19

Cũng theo trang tin Business Insider, nếu bị sổ mũi, có thể bạn không bị nhiễm COVID-19.

Có thể phân biệt COVID-19 với bệnh cảm lạnh thông thường, cúm và dị ứng qua 3 triệu chứng biểu hiện phổ biến và rõ ràng nhất là sốt, ho khan và khó thở.

Nếu bạn bị hắt hơi hay sổ mũi, nhiều khả năng bạn không bị COVID-19. Cúm có xu hướng gây cảm giác đau nhức khó chịu trong cơ thể hoặc mệt mỏi hơn bệnh COVID-19.

Vậy bạn nên làm gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế của CDC khuyến cáo rằng nếu bạn có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh và cúm – đây là những triệu chứng nhẹ, nên hãy ở nhà và cố gắng kiểm soát chúng bằng cách nghỉ ngơi, cấp nước và sử dụng Tylenol.

Tuy nhiên, lời khuyên trên không áp dụng cho những người trên 60 tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, vì hệ thống miễn dịch của nhóm đối tượng này bị suy yếu nhiều. Vì vậy, bất cứ ai nằm trong nhóm trên mà có lo ngại về virus corona nên gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.

Ngoài ra, nhiễm Covid-19 sẽ nguy hiểm hơn nếu bạn có những bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh phổi mãn tính hoặc hen suyễn, suy tim hoặc bệnh tim, thiếu máu hồng cầu hình liềm, ung thư (hoặc đang trải qua hóa trị liệu), bệnh thận phải lọc máu, cơ thể chỉ số khối (BMI) trên 40 (cực kỳ béo phì) hoặc rối loạn tự miễn dịch.

“Bệnh nhân lớn tuổi và các cá nhân có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn (thậm chí là bệnh nhẹ) hoặc bị suy giảm miễn dịch nên liên hệ với bác sĩ của họ sớm”, CDC khuyên.

Rõ ràng, bạn có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn – ngay cả khi bạn còn trẻ – nếu bạn có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Làm thế nào để xét nghiệm Covid-19?

Nếu bạn không có các triệu chứng nêu trên, tốt nhất không nên yêu cầu kiểm tra hoặc “tấn công” các đường dây nóng tại các trung tâm kiểm tra, phòng khám, bệnh viện và tương tự.

Ngược lại, hãy tìm cách kiểm tra, đánh giá nếu bạn có những triệu chứng của virus corona như: sốt, ho khan, khó thở, đau nhức cơ thể.

22 cơ sở y tế được xét nghiệm khẳng định Covid-19:

1. Viện Vệ sinh dịch tễ Ttrung ương

3. Viện Pasteur Nha Trang

4. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ

8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái

9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai

10. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh

11. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (đóng tại Hà Nội)

12. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh

13. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)

14. Bệnh viên T rung ương Thái Nguyên

15. Bệnh viên Trung ương Huế

16. Bệnh viện Nhi Trung ương

17. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ

20. Bệnh viện Y học dự phòng quân đội

21. Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga

22. Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Những biện pháp chống dịch:

Dừng tụ tập đông người, hạn chế giao thông công cộng… là những biện pháp áp dụng từ 0h ngày 28/3 đến hết 15/4.

Tips: Các bước rửa tay đúng cách

Bước 1: Làm ướt tay với dòng nước sạch. Sau đó, tắt nước và chà xà bông lên tay.

Bước 2: Chà hai tay cho đến khi tạo bọt bông. Chà bọt vào mặt sau bàn tay, kẽ ngón tay, móng tay.

Bước 3: Chà tay tối thiểu 20 giây. Để giết thời gian và cũng căn thời gian cho chuẩn, hát hoặc ngân nga “Happy Birthday” 2 lần là được!

Bước 4: Xả sạch xà bông với dòng nước sạch.

Bước 5: Làm khô tay bằng khăn bông sạch.

Giữ liên lạc với VieTiger bằng cách theo dõi Trang Facebook của chúng tôi.

Triệu Chứng Viêm Phổi Cấp Khi Bị Nhiễm Virus Corona

Bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona (tên viết tắt nCoV) gây ra đang bùng phát và có nguy cơ lây lan nhanh ra toàn thế giới. Tính đến cuối tháng 02/2020, thế giới đã ghi nhận gần 80,000 ca nhiễm nCoV, trong đó có hàng nghìn người đã tử vong. Để có thể sớm phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời, chúng ta cần phải biết được các dấu hiệu biểu hiện và triệu chứng viêm phổi cấp khi bị nhiễm virus Corona .

1. Bệnh viêm phổi cấp là gì?

Bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (một nhóm virus thuộc phân họ Coronavirinae trong họ Coronaviridae) gây ra có khả năng làm cho người bệnh bị suy hô hấp cấp tính dẫn đến tử vong trong một khoảng thời gian ngắn. Dịch viêm phổi cấp bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) nên còn được gọi là bệnh viêm phổi Vũ Hán.

T heo nghiên cứu của các nhà khoa học, gây bệnh ở các loài động vật có vú, các loài chim và con người. Virus corona gây bệnh từ mức độ cảm lạnh thông thường đến hô hấp cấp tính nghiêm trọng và có thể gây tử vong. virus Corona (Theo wikipedia)

2. Triệu chứng viêm phổi cấp khi nhiễm virus Corona

Người nhiễm virus nCoV sẽ có các như: ho, sốt, khó thở và có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tính, gây tử vong. Đặc biệt ở những người có bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch kèm theo sống hoặc đến vùng có người mắc bệnh do virus Corona mới trong vòng 14 ngày trước khi có triệu chứng. Người già và người có bệnh tiềm ẩn như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,…dễ có nguy cơ lây nhiễm và tử vong hơn.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng virus có thể lây lan trước khi các triệu chứng viêm phổi Vũ Hán xuất hiện khiến bệnh rất khó ngăn chặn. Vì vậy, việc nhận biết sớm những dấu hiệu biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp kết hợp với các biện pháp phòng ngừa là những điều bạn cần làm ngay lúc này.

Virus Corona 2022 (Covid 19, Sars Cov 2): Nguyên Nhân &Amp; Triệu Chứng

Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

1. Covid 19 là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.

Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.

Virus Corona là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV và SARS-CoV nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona thuộc chủng mới (màu vàng) ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán” đang “tung hoành” suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hơn 100 triệu người mắc, hơn 2 triệu người tử vong trên thế giới (*).

Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Người nhiễm 2019-nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.

3. Virus Corona gây bệnh như thế nào?

Hầu hết các loại virus Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:

Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.

Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona khiến virus truyền từ người này sang người khác.

Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.

Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì virus Corona có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, chúng tôi Cố vấn cao cấp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, ở nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể (trên 20 oC, đặc biệt là trên 25 o C), ánh nắng, môi trường thông thoáng, virus Corona (2019-nCoV) sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

1. Virus Sars Cov 2 được cấu tạo như thế nào?

Giống như các loại virus khác, virus Sars Cov 2 tiến hành thâm nhập sâu vào bên trong tế bào, thuần hóa tế bào thành cỗ máy nhân bản, nhân virus lên gấp nhiều lần. Nếu mục tiêu này hoàn thành, lượng virus Sars Cov 2 đủ lớn để phá vỡ hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ đề kháng chống lại và nhiễm bệnh.

Virus Sars Cov 2 có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 125 nanomet, với cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:

Lõi acid Nucleic: Đây là bộ gen của virus với kích thước 26-32 kilobase, đây là kích thước lớn nhất trong số các loại virus ARN. Lõi acid Nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn.

Vỏ Protein: Lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen.

Lớp vỏ ngoài: Vỏ ngoài bao gồm lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập vào các tế bào dễ dàng.

2. Hệ gen của virus corona là gì?

Bộ gen của virus corona là bộ gen lớn nhất trong số các virus RNA, bao gồm các vùng: vùng 5’UTR, khung đọc mở, vùng 3’UTR và cuối cùng là đuôi-poly (A).

Có 4 protein cấu trúc được bảo tồn trên các CoV đó là protein (S), protein màng (M), protein vỏ (E) và nucleocapsid (N) protein. Trong đó, Protein S chịu trách nhiệm liên kết với tế bào vật chủ và là thụ thể để virus xâm nhập vào tế bào. Các protein M, E và N là một phần của nucleocapsid của các hạt virus.

Tương đồng 50% mã gen so với chủng virus MERS-CoV;

Tương đồng 79,5% mã gen so với chủng virus SARS-CoV;

Tương đồng 96% mã gen so với chủng virus Corona được phát hiện trong dơi, đặc biệt là dơi móng ngựa;

Tương đồng 99% mã gen so với chủng virus Corona có trong loài Tê tê.

Khi phân tích vi rút Corona, các nhà khoa học nhận thấy vi rút Corona cùng loài với virus gây bệnh SARS vào năm 2003 với độ tương đồng lên đến 94.6% các chuỗi axit amin.

Trong bộ gen của vi rút Corona có một gen thiết yếu là RdRp (RNA phụ thuộc RNA polymerase), gen này có độ bảo tồn cao, được dùng để chẩn đoán phát hiện vi rút Corona.

3. Vi rút Corona được phát hiện khi nào?

Vi rút corona được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số chủng virus corona có thể gây cảm lạnh thông thường hoặc nghiêm trọng hơn là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS). Trong khi đó, virus corona mới là một chủng mới của corona virus chưa từng phân lập được ở người trước đây. Virus mới này có tên gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi bùng phát dịch được báo cáo tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona kéo dài cho tới nay trên 215 quốc gia, khiến hàng chục triệu người mắc, và hàng triệu người tử vong trên thế giới và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Thời gian ủ bệnh virus Corona

Một người nhiễm virus Corona có thể xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, virus vẫn có thể lây truyền gây nhiễm bệnh.

Triệu chứng vi rút Corona qua từng ngày

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cảnh báo: “Virus Corona chủng 2019-nCoV đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi, trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh lý nền mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường… Những đối tượng này có khả năng lây nhiễm cao, khó điều trị do bệnh lý diễn biến nhanh, nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt, virus Corona cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Khi phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này với phụ nữ có thai tương tự như mức độ của dịch bệnh MERS năm 2014.”

Cũng như các chủng virus Corona MERS-CoV, SARS-CoV, 2019-nCoV là căn nguyên của hàng loạt căn bệnh đường hô hấp cấp với các triệu chứng nguy hiểm bao gồm sốt cao, đau đầu, ho, khó thở và thường tiến triển thành viêm phổi. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn bị suy yếu nội tạng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Thời gian ủ bệnh là từ 2-10 ngày.

Xem clip: Cách nhận biết sớm nhất triệu chứng do virus Corona gây ra

1. Triệu chứng virus corona qua từng ngày

Tùy theo thể trạng và sức đề kháng, triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày của mỗi cá thể là khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng này đều biểu hiện rõ từ 2-14 ngày. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Ngày 1 đến ngày 3:

Triệu chứng giống bệnh cảm thông thường.

Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.

Ăn uống và hoạt động bình thường.

Ngày 4:

Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.

Bắt đầu khan tiếng.

Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.

Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.

Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.

Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ

Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

Bắt đầu sốt nhẹ.

Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.

Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.

Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.

Tiêu chảy, có thể nôn ói.

Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

Ngày 7:

Sốt cao dưới 38o.

Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.

Toàn thân đau nhức.

Khó thở.

Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

Sốt khoảng trên dưới 38o.

Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.

Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.

Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

2. Biểu hiện covid có sổ mũi không?

Vi rút Corona thường bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh cúm thông thường. Cần lưu ý, người mắc bệnh cúm thông thường chỉ phát triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, khác với Covid 19, người bệnh sẽ có các biểu hiện như ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt… nhưng không sổ mũi.

3. Biểu hiện sớm nhất của bệnh virus corona là gì?

Theo cảnh báo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), khi mắc Covid 19, một hoặc tất cả các triệu chứng đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus corona chủng mới. Theo đó, các biểu hiện sớm nhất để phát hiện bệnh là:

Sốt: Sốt là dấu hiệu nhận biết corona đầu tiên. Hầu hết trẻ em và người lớn sẽ được xác định là sốt khi nhiệt độ vượt mức 38oC. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không nên dựa vào nhiệt độ đo buổi sáng vì sốt do virus thường khiến thân nhiệt tăng vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối.

Ho khan: Ho là một triệu chứng Covid 19 sớm và phổ biến nhất. Ho do Covid 19 gây ra sẽ không thể điều trị dứt điểm khi uống thuốc ho thông thường.

Mệt mỏi: Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể là biểu hiện Covid 19 sớm. Nghiên cứu của WHO cho thấy, khoảng 40% trong số gần 6.000 người mắc bệnh trải qua giai đoạn mệt mỏi. Trạng thái này thậm chí còn kéo dài ngay sau khi Covid 19 kết thúc một vài tuần.

4. Covid 19 sốt bao nhiêu độ?

Sau thời gian ủ bệnh (trong khoảng từ 2 đến 14 ngày), các triệu chứng nhiễm Covid 19 bắt đầu xuất hiện như ho khan và sốt nhẹ. Sốt được xác định nghi ngờ Covid 19 là từ 38,1 oC – 39 oC hay 100,5 oF – 102,1 o F, thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.

Bệnh nhân sẽ được điều trị và cách ly tại nhà nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự khỏi trong 1 tuần. Khoảng 10% người bệnh vẫn còn những triệu chứng sốt, mệt mỏi, ho, tiêu chảy… vào tuần thứ hai. Nếu các triệu chứng càng kéo dài càng xuất hiện thêm nhiều triệu chứng tăng nặng, đòi hỏi người bệnh phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn. Covid 19 có diễn tiến khó đoán, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến triệu chứng nặng và tử vong.

5. Triệu chứng virus covid-19 có nghẹt mũi không?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 5% bệnh nhân mắc Corona virus có triệu chứng nghẹt mũi. Đây không phải là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh, nhưng đây là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm lạnh và cúm. Trên thực tế, nhiều dấu hiệu Covid 19 giống với bệnh cúm như đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Một số triệu chứng khác có thể giống như cảm lạnh hoặc dị ứng, như đau họng, ho, sốt và nghẹt mũi.

6. Triệu chứng vi rút covid-19 ho có đờm không?

Báo cáo đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trong số 55.924 người mắc Covid 19 được theo dõi, hơn 33% bệnh nhân có biểu hiện ho ra đờm, chất nhầy dày được tạo ra từ phổi. Triệu chứng ho của Covid 19 không phải là hiện tượng ngứa cổ họng khiến người bệnh hắng giọng, cũng không chỉ là do kích thích, mà cơn ho này xuất phát từ vùng ức và các ống phế quản bị viêm rất khó chịu.

7. Triệu chứng covid xuất hiện sau bao lâu?

Một người nhiễm virus Corona có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, virus vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế để hạn chế nguy cơ lây truyền nhiễm.

8. Tại sao nhiễm covid 19 nhưng không có triệu chứng?

Người nhiễm Corona virus không triệu chứng là người mang mầm bệnh Covid 19 trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh hoặc đã bị nhiễm mầm bệnh nhưng không có dấu hiệu cũng như bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Nguyên nhân là do cơ thể có sức đề kháng mạnh đã ức chế sự phát triển, không cho virus phát triển và nhân lên, hoặc số lượng vi sinh vật xâm nhập cơ thể chưa đủ lớn để gây bệnh nên không có triệu chứng của bệnh. Với trường hợp này, người bệnh chưa phát dấu hiệu bệnh, tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó khiến sức đề kháng suy giảm, cơ thể sẽ nhanh chóng bị virus tấn công và gây bệnh.

Dạng người lành mang mầm bệnh không triệu chứng hết sức nguy hiểm vì chúng có thể đào thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài, gây lây lan cho những người khác, nguy cơ bùng phát thành dịch.

Nguyên nhân nhiễm vi rút Corona

Sars Cov 2 là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia trên toàn cầu đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của Sars Cov 2. Nhiều ý kiến cho rằng, Sars Cov 2 là một Betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi.

Đối tượng dễ mắc virus gây dịch Covid 19

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra danh sách những người có nguy cơ cao nhất nhiễm vi rút Corona. Đây là nhóm đối tượng cực kỳ nhạy cảm và dễ tử vong do virus Corona gồm cả trẻ em, người lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có tiền sử bệnh, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh lý nền (bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường…).

Biến chứng do virus Covid-19

Đại dịch Covid 19 do virus Sars Cov 2 chủ yếu gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Mặc dù vậy, Covid 19 vẫn được ghi nhận với nhiều biến chứng thường gặp như nhức đầu, chóng mặt, thay đổi ý thức, rối loạn khứu giác, rối loạn vị giác, co giật và đột quỵ.

Cách chẩn đoán và xét nghiệm Covid 19

Hiện nay, để chẩn đoán vi rút Corona, bệnh nhân cần được xét nghiệm tìm chuỗi di truyền đặc trưng của Corona virus có trong mẫu phết vùng mũi – họng. Thông thường, các phòng xét nghiệm mất 4-6 giờ test xét nghiệm để tìm chuỗi di truyền đặc hiệu của Covid 19. Tại Việt Nam, kết quả chẩn đoán và xét nghiệm Covid 19 thường có sau khoảng 24h.

Cho đến nay, thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị vi rút Corona, tất cả thuốc hiện nay đều là thuốc điều trị triệu chứng. Bộ Y tế khuyến cáo việc sử dụng thuốc trong điều trị Covid 19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Người dân không tự ý sử dụng thuốc, tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn.

Để chủ động phòng, chống dịch gây ra do nCov bùng phát, Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam cùng thực hiện chung sống an toàn cùng đại dịch 19 với thông điệp 5K:

Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Cách ly và giãn cách xã hội

Cách ly xã hội (Social distancing) là biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm sự lây lan của virus Sars-Cov-2. Mục tiêu của cách ly xã hội là giảm khả năng tiếp xúc giữa người nhiễm bệnh và những người không bị nhiễm bệnh, giảm nguy cơ lây truyền bệnh, nhiễm bệnh và cuối cùng là tử vong.

Cả thế giới đang chạy nước rút để sản xuất vaccine Covid 19 với hy vọng chấm dứt đại dịch Covid 19 trên toàn cầu. Đến nay, đã có hơn 100 loại vắc xin của hơn 40 quốc gia tham gia vào cuộc đua sản xuất vaccine Covid 19. Tính đến tháng 10 năm 2020, có 321 ứng viên vắc xin đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó 56 ứng viên đang trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng.

Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 (Vương quốc Anh) có hiệu quả lên đến hơn 90% với 2 liều tiêm. Trong quý 1 năm 2021, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên đưa vắc xin này về Việt Nam và sẽ sớm triển khai tiêm chủng vắc xin này cho hàng chục triệu người dân.

Dinh dưỡng cho người nhiễm Covid 19

Khi một người đã bị nhiễm virus Corona, việc cần chú trọng là tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời tăng cao hiệu quả điều trị. Cần sớm lập kế hoạch nuôi dưỡng người nhiễm vi rút Corona theo tình trạng dinh dưỡng và bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.

(*): Số liệu cập nhật đến 17h00 ngày 30/01/2021.