Top 12 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Của Covid Có Sổ Mũi Không Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Trẻ Bị Ho Sổ Mũi Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Chữa Thế Nào?

Trẻ bị ho sổ mũi là một trong những hiện tượng thường gặp, đặc biệt lúc giao mùa. Triệu chứng này có thể gây nên tình trạng ho, khó thở, thở khò khè khiến bé khó chịu. Cho nên, việc xác định nguyên nhân gây bệnh là một trong những biện pháp tốt nhất để điều trị hiệu quả.

Trẻ bị ho sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứng

Ngoài triệu chứng ho và sổ mũi, khi trẻ nhỏ còn có thể gặp các biểu hiện sau:

Nghẹt mũi, hắt hơi, có nước mũi trong hoặc đặc tùy mức độ bệnh.

Các cơn ho của trẻ ban đầu thưa, sau đó tăng dần và dai dẳng hơn.

Bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người, kém ăn.

Nhiều bé có biểu hiện sốt, run nhẹ, ớn lạnh.

Trường hợp bệnh nặng bé có thể bị mê man, lì bì.

Vì sao bé bị ho sổ mũi?

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân gây ra tình trạng là do một số bệnh lý về đường hô hấp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè rất có thể do mắc phải một số bệnh sau:

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài do mắc bệnh về mũi họng: Trẻ nhỏ hệ hô hấp yếu là nguyên nhân khiến các tác nhân có hại như bụi bẩn, hóa chất độc hại, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Chúng gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang dẫn đến những cơn ho, kéo đờm, ngứa rát cổ họng.

Trẻ bị viêm phổi gây ho: Khi bé bị viêm phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, khàn giọng. Nguyên nhân của tình trạng này là vi khuẩn, virus xâm nhập khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiễm lạnh cũng có thể gây viêm phổi dẫn đến trẻ bị ho sổ mũi.

Bé bị ho sổ mũi sốt do dị ứng: Hệ hô hấp của bé non kém nên dễ bị các dị nguyên bên ngoài như phấn hoa, lông vật nuôi, khói thuốc xâm nhập gây ho và sổ mũi. Thậm chí nhiều bé bị nặng dẫn đến hen suyễn.

Trẻ em bị ho và sổ mũi do nhiễm lạnh: Nhiệt độ xuống quá thấp do thời tiết hoặc do bé ở phòng điều hòa quá lâu cũng là nguyên nhân khiến bé bị ho sổ mũi. Khi cơ thể của bé không còn được giữ đủ ấm sẽ khiến mũi bị ngạt dẫn đến ho, khó thở. Do đó, rất nhiều bà mẹ hỏi trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm điều hoà thì đáp án là không.

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?

Bé bị ho sổ mũi lâu ngày khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và không biết nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mũi là bộ phận quan trọng trong hệ hô hấp. Chúng là nơi tiếp xúc đầu tiên với các yếu tố dị nguyên bên ngoài gây ho và sổ mũi. Đây là những phản ứng rất bình thường của hệ hô hấp để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ho có đờm và sổ mũi xanh ở bé kéo dài, cần sớm điều trị. Nếu không, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con nhỏ.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Cách điều trị an toàn nhất cho bé

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ 4 tháng bị ho sổ mũi đều khiến cha mẹ lo lắng. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần sớm tìm biện pháp điều trị cho bé.

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Bé bị ho sổ mũi phải làm sao? Đầu tiên, mẹ cần bình tĩnh để xem dấu hiệu của bé ở mức độ nặng hay nhẹ. Dựa vào tình trạng bệnh sẽ có biện pháp phù hợp. Nếu các dấu hiệu ho, sổ mũi của trẻ ở mức độ nhẹ thì mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà để giảm triệu chứng cho con.

Một số biện pháp tại nhà như:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối có tính kháng khuẩn và chống viêm rất cao. Nó sẽ giúp làm sạch niêm mạc mũi họng và họng. Cho nên, khi bé bị ho sổ mũi, mẹ hãy lấy nước muối sinh lý rửa mũi họng cho con ngày 2 – 3 lần.

Chữa ho sổ mũi cho bé bằng húng chanh và quất: Đây là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng và được đánh giá cao về hiệu quả. Bạn lấy 20 lá húng chanh và 5 quả quất xanh rửa sạch. Sau đó, quất bổ đôi bỏ hạt rồi cho cả húng chanh vào máy xay nhuyễn. Cho thêm 1-2 thìa đường phèn rồi đem hỗn hợp đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Để nguội và cho bé uống nước. Với những trẻ lớn, bố mẹ có thể cho bé ăn cả phần cái để chữa ho sổ mũi.

Sử dụng lá hẹ chữa ho sổ mũi cho bé: Lá hẹ có nhiều thành phần trị ho hiệu quả. Khi trẻ bị ho sổ mũi, mẹ hãy lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, cho vào bát rồi thêm đường phèn hấp cách thủy. Chiết lấy phần nước và cho bé uống liên tục trong ngày 3 lần. Uống trong khoảng 3 ngày là triệu chứng ho, sổ mũi của bé sẽ hết.

Chữa ho cho trẻ bằng Đông y

Thuốc Đông y cũng là một trong những biện pháp chữa ho, ngạt mũi hiệu quả cho bé. Theo Đông y, đây là giải pháp giải cảm, chữa phong hàn, chống lạnh, hạn chế cơn ho và chống ngạt mũi hiệu quả.

Bài thuốc làm dịu họng: Cho các vị thuốc gồm trần bì, ngân hoa (mỗi loại 10gr); xương bồ, liên kiều, mạch môn (mỗi loại 12gr); tang diệp (20gr) và thiên môn, tía tô (mỗi loại 16gr) vào sắc nước. Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần và cho bé uống trong ngày.

Bài thuốc giúp giảm ho long đờm: Cho các vị thuốc gồm bạch dược, nam dương sâm, sâm đại hành, xa tiền thảo (mỗi loại 16gr), quất hồng bì, mơ muối, cam thảo, rễ chanh (mỗi loại 12gr); thủy ngọc (10gr) vào ấm sắc nước. Chia nước thuốc thành 3 phần và cho trẻ uống vào các buổi sáng, trưa, tối.

Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y cũng tồn tại nhược điểm đó là thời gian điều trị lâu dài. Điều quan trọng là mẹ lựa chọn đúng bài thuốc trị ho sổ mũi phù hợp để mang lại hiệu quả cao.

Trẻ em bị ho sổ mũi phải làm sao? Tây y trị bệnh hiệu quả

Nếu tình trạng ho của bé ở mức độ nặng hơn, cha mẹ có thể cho bé đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc. Một số loại thuốc tân dược điều trị bệnh ho ở trẻ em như:

Siro chữa ho: Có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ho khan, ho có đờm, đau họng, sổ mũi. Một số loại siro chữa ho tiêu biểu cho bé như: Tiffy, Astex, Atussin, Passedyl,…

Dùng thuốc kháng histamin: Tác dụng giảm ho, sổ mũi nhanh chóng, hiệu quả. Một số loại thuốc tiêu biểu như Chlorpheniramin, dextromethorphan,… Tuy nhiên, cha mẹ cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc đặc trị ho: Một số loại như Codein, Dextromethorphan… với tác dụng ức chế cơn ho nhanh từ đó giảm ho hiệu quả. Thuốc này có tác dụng phụ gây ra các cơn buồn ngủ nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận khi dùng cho bé.

Thuốc kháng sinh: Khi trẻ bị ho sổ mũi cũng có thể được kê thuốc kháng sinh như: Tetracyclin, corticoid… Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh các cơn ho, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả.

Chữa ho sổ mũi cho bé cần lưu ý gì?

Khi bé bị ho sổ mũi, ngoài các biện pháp chữa bệnh kể trên thì cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé với đầy đủ 4 chất: Đạm, béo, tinh bột, rau xanh. Những loại thực phẩm có vỏ cần bỏ hết vỏ trước khi cho bé ăn. Bổ sung nhiều nước, tăng cường thực phẩm có khả năng tăng cường đề kháng như thịt bò, trứng, sữa, rau xanh cho bé.

Bé bị ho nên hạn chế ăn đồ lạnh, thực phẩm nhiều đường, món ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán…

Luôn giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vào mùa lạnh. Khi bé ngủ phòng điều hòa cần đảm bảo đủ ấm cho con.

Hạn chế cho bé tiếp xúc với dị nguyên, môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá.

Với những trẻ lớn hơn, khuyến khích bé tập thể dục để tăng sức đề kháng.

Có thể thấy, trẻ bị ho sổ mũi là tình trạng phổ biến, do nhiều tác nhân gây ra. Cho nên, cha mẹ cần luôn chú ý, quan tâm đến biểu hiện của con để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu tình trạng ho, sổ mũi kéo dài cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm (Coryza) Trên Gà

Ngoài coryza gây các biểu hiện trên đường hô hấp còn có một số bệnh khác cũng có những biểu hiện trên như Newcastle, Gumboro, CRD …

Vi khuẩn được chia làm 3 serotype A, B và C có tương quan về các receptor.

Gà là động vật cảm thụ chủ yếu, đôi khi vi khuẩn vẫn gây bệnh cấp tính trên chim trĩ và gà lôi.

Vi khuẩn có thể tồn tại 2 – 3 ngày ngoài môi trường, nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt, các chất khử trùng thông thường.

Chim hoang dã được cho là nơi lưu trữ mầm bệnh và là nguyên nhân xảy ra các ổ dịch tại các trại chăn nuôi.

Con đường truyền lây và dịch tễ học

Bệnh xảy ra với nguyên nhân do các loài chim hoang dã lây nhiễm hay do vi khuẩn tồn tại và lưu trú trong môi trường. Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác.

Khi gà mắc bệnh thời gian ủ bệnh ngắn 1 – 3 ngày, độ tuổi mắc bệnh thường 2 – 3 tuần. Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất hiện.

Bệnh được lây lan từ gà ốm sang gà khỏe, do gà tiếp súc với mầm bệnh ngoài môi trường. Các trang trại có nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.

Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể sau 1 – 3 ngày ủ bệnh gà có các triệu trứng ban đầu sau 2 – 3 ngày chúng nhanh chóng lây lan ra toàn đàn thông qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị bệnh, kết quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi cả về sản lượng trứng lẫn tỉ lệ hao hụt đầu con.

Tiến trình có các biểu hiện lâm sàng

– Gà giảm ăn, ủ rũ.

– Sản lượng trứng giảm.

– Sưng đầu và sưng mặt( phù đầu hay phù mặt).

– Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.

– Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được và chết.

– Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.

– Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100 nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.

– Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho(do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm trùng kế phát.

– Tổ chức dưới da, đầu và tích bị phù thũng.

– Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.

Các biểu hiện bên trong nội tạng thường do kế phát với các bệnh khác, Coryza ít có các bệnh tích đặc trương trong các cơ quan nội tạng.

Tuy nhiên sau khi điều trị thành công tỷ lệ đẻ tăng lên rất chậm, cần phải mất 3 – 4 tuần để đàn gà lấy lại tỷ lệ đẻ như ban đầu.

Trên gà thịt thiệt hại chủ yếu tới tốc độ tăng trọng, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa ghi nhận những con số thống kê cụ thể những thiệt hại do bệnh này gây ra.

Kiểm soát và điều trị

Đối với bệnh Coryza việc kiểm soát bệnh cần chú ý 2 vấn đề chính.

– Kiểm soát bằng chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn sinh học.

Trong kiểm soát sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh Coryza chúng ta cần lưu ý, ngoài các biện pháp an toàn sinh học như những bệnh truyền nhiễm khác ta cần đặc biệt chú ý tới việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi và phương pháp quản lý “cùng vào cùng ra”.

Do vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường 2 – 3 ngày nên việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh ra khỏ trại.

Việc tiến hành “cùng vào cùng ra” hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều trang trại để kiểm soát bệnh Coryza. Ngoài ra việc phun thuốc sát trùng định kỳ cho trại cũng là phương pháp cần được chú y tới.

– Kiểm soát bằng vaccine

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. Vaccine phòng bệnh Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể gà. Lịch tiêm được khuyến cáo nên chủng ngừa lần một vào tuần 6 tuy nhiên tại một số khu vực có áp lực dịch cao nên chủng ngừa lần một vào tuần 4 để bảo vệ đàn gà thịt cũng như gà đẻ giai đoạn hậu bị, chủng ngừa lại lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà lên đẻ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nuôi.

Các chủng được sử dụng để làm vaccine hện nay gồm có chủng A, B và chủng C, tuy nhiên ở nước ta chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng A và C vậy việc đưa vaccine chủng B ra thị trường không mang lại hiệu quả, bổ sung chủng B vào vaccine làm tăng giá thành vaccine mà không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy nên sử dụng vaccine chủng A và C của các công ty sản xuất có uy tín để bảo vệ đàn gà.

Trên thế giới hiện nay vaccine chủng A và C không đạt được khả năng bảo hộ được ghi nhận duy nhất tại Nam Phi, đang có nhưng nghi ngờ về sự hình thành chủng vi khuẩn mói của bệnh này. một số nghiên cứu tại Nam Phi cũng cho thấy vaccine chủng A và C không có khả năng bảo hộ được vi khuẩn chủng B. Do vậy việc có thêm các nghiên cứu về chủng mới và khả năng bảo hộ chéo giữa các chủng của vi khuẩn gây bệnh Coryza.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng vaccine các chủng quốc tế có hiệu quả không tốt bằng sử dụng các chủng được phân lập tại địa phương, tuy nhiên thông tin trên vẫn đang có nhiều tranh cãi chưa thống nhất.

Xử lý đàn gà khi nhiễm bệnh

Hiện nay Amoxcicylin ở nước ta vẫn đang điều trị rất có hiệu quả. Ngoài ra các loại khánh sinh sau đây cũng đang được khuyến cáo sử dụng Streptomycin, Dihydrostreptomycin, sulphonamide, Tylosin, Erythromycin, Flouroquinolones và Gentamycin (khi sử dụng Gentamycin thường làm cho đàn gà có dấu hiệu mệt hơn nên cần nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh). Tuy nhiên để điều trị thành công và hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra ta cần chú ý

– Cần luôn quan sát và quản lý đàn gà để kíp thời phát hiện bệnh sớm. Cần tách dần những con nghi nhiễm (dựa vào triệu trứng lâm sàng).

– Bổ sung các chất nâng cao sức đề kháng cho gà. Sử dụng các chất điện giải, vitamin C nâng cao khả năng miễn dịch và sức khỏe để chống chịu lại bệnh.

– Bắt từng con và tiến hành cho uống kháng sinh. Trong trường hợp số lượng ít và mang tính nguy cấp. (với những đàn dưới 3.000 con nên sử dụng phương pháp này để nâng cao khả năng điều trị và giảm chi phí điều trị).

– Sử dụng thêm các chất long đờm. Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn làm cho gà không thể hô hấp bình thường được. Vì vậy việc giúp gà có thẻ thở được sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc điều trị và nâng cao sức khỏe đàn gà từ đó nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của gà từ đó dề dàng vượt qua dịch bệnh và giảm thiệt hại kinh tế

Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần

VietDVM team Nguồn: VietDVM

Cách Chữa Ho Có Đờm Và Sổ Mũi Ở Trẻ Sơ Sinh Không Cần Thuốc

Ho thực chất là một phản xạ sinh lý có lợi cho cơ thể. Phản xạ này xảy ra khi các tác nhân gây hại xâm nhập và kích thích đường hô hấp. Lúc này, các cơ ngực và cơ bụng sẽ co lại và đẩy chất dịch nhầy hay còn gọi là đờm ra ngoài nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại.

Nhưng ở trẻ nhỏ, khi các chức năng của cơ thể trẻ còn yêu ớt nên không thể đẩy chất đờm chứa vi khuẩn không tốt ra ngoài được triệt để. Nên xảy ra tình trạng tồn đọng dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp, suy giảm sức đề kháng.

Trẻ em nước ta thường hay mắc phải những loại ho có đờm như: Ho có đờm kèm sổ mũi, bé ho có đờm thở khò khè, ho có đờm không sốt.

Trước khi tìm hiểu cách điều trị ho, mẹ nên tìm hiểu rõ về tình trạng ho có đờm và những loại ho có đờm thường gặp. Bởi ho kèm theo triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Các loại ho có đờm thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho là tình trạng rất phổ biến khi thời tiết thất thường. Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, ho kéo dài sẽ biếng ăn, mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu…

Theo các bác sĩ, trẻ ho có đờm sổ mũi là do bị mắc bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, bệnh về phổi, cảm cúm. Những triệu chứng này thường xuất hiện phổ biến từ cuối tháng 12 cho đến hết mùa hè năm sau.

Trẻ ho có đờm thở khò khè

Bé ho có đờm thở khò khè là do đường hô hấp bị tắc nghẽn. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản. Trẻ sơ sinh ho có đờm thở khò khè thường xuất phát từ nguyên nhân viêm tiểu phế quản.

Tình trạng trẻ sơ sinh ho có đờm thở khò khè kéo dài cũng có thể là do dị tật bẩm sinh, có dị vật mắc trong đường thở, phế quản bị chèn ép, lao hoặc phù phổi.

Trẻ ho có đờm không sốt

Ho có đờm kèm theo sốt là dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm.

Còn ho có đờm không sốt là phản ứng của cơ thể nhằm tống chất nhầy và dị vật trong cổ họng ra bên ngoài. Ngoài ra, trẻ ho nhiều không sốt còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Hen phế quản

Ho gà

Trào ngược dạ dày

Dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết

Môi trường ô nhiễm

Nhiễm lạnh

Viêm xoang…

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi do một số nguyên nhân chính sau:

– Trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản…

– Sức đề kháng của trẻ còn yếu do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

– Một số yếu tố khác từ môi trường như:

Khói bụi, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá…

Mẹ ở cữ xông hơi bằng than tổ ong, than củi.

Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi trong nhà như chó, mèo…

Thời tiết thay đổi đột ngột.

Cách chữa ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, mẹ đừng vội vàng tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được virus mà còn gây một số tác dụng phụ rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Mẹ cần lưu ý, nếu tình trạng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh kéo dài hơn 1 tuần kèm theo các triệu chứng khác thì cần đưa trẻ đi khám ngay để được bác sĩ điều trị.

Có thể mẹ quan tâm: cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Các cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh

Các bài thuốc dân gian chữa ho đờm hiệu quả

Quất chưng đường phèn

Quất chưng đường phèn là bài thuốc chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, được lưu truyền trong dân gian khá lâu đời.

Cách chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản như sau: cắt 2 trái quất xanh thành nhiều miếng nhỏ, bỏ hạt. Sau đó cho thêm một chút đường phèn vào hấp cách thuỷ 15-20 phút. Để hỗn hợp nguội rồi cho bé uống. Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê, mỗi ngày 3 lần.

Chanh đào

Có rất nhiều cách chữa ho với quả chanh đào như chanh đào ngâm mật ong, chanh đào ngâm muối, chanh đào hấp đường phèn… Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên áp dụng cách chưng chanh đào với đường phèn.

Cách thực hiện: Chanh đào đem rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng rồi cho vào chén cùng chút đường phèn. Sau đó hấp cách thuỷ chanh đào đường phèn trong 15-20. Mỗi ngày mẹ cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần nên dùng 1 thìa cà phê.

Củ nén

Củ nén hay còn được gọi với tên khác là củ hành tăm. Củ nén cùng họ với tỏi, là loại gia vị rất phổ biến của người miền Trung. Một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, loại củ này có tính kháng sinh, sát trùng đường hô hấp, giảm cảm cúm, ho và viêm họng.

Cách thực hiện: Lấy 10 củ nén rửa sạch, giã nhuyễn rồi hấp cách thuỷ với đường phèn và rượu trắng. Đun hỗn hợp đến khi cô đặc được 4-5 muống canh thì để nguội rồi cho bé uống.

Vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh những bài thuốc dân gian, mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ rung để loại bỏ đờm cho bé. Trẻ sơ sinh bị đờm được áp dụng phương pháp này vừa giúp long đờm vừa khiến cho tuần hoàn máu trong phổi lưu thông tốt hơn. Cách thực hiện như sau:

Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường cứng sao cho mông cao hơn đầu. Khum bàn tay lại, chụm tất cả các ngón sát vào nhau rồi vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Cần lưu ý: khum bàn tay lại khi vỗ lưng trẻ, tuyệt đối không xoè cả bàn tay vỗ vào lưng con.

Dùng lực vừa phải vỗ vào lưng trẻ theo hướng từ phổi lên cổ. Cách vỗ này sẽ làm cho đờm long ra và di chuyển theo hướng vỗ ra ngoài cơ thể. Lưu ý cần vỗ đúng hướng, nếu vỗ vòng tròn, đờm sẽ đi lòng vòng, không thoát ra ngoài được.

Vỗ liên tục trong 3 phút, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Sau đó quan sát, nếu thấy đờm trong cổ họng, lấy gạc lưỡi móc đờm ra cho trẻ một cách nhẹ nhàng.

Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để vỗ rung long đờm cho trẻ là vào sáng sớm. Bởi qua một đêm, lượng đờm được tạo ra và ứ đọng lại nhiều. Đồng thời, lúc này bé cũng chưa ăn gì nên tránh được tình trạng nôn trớ thức ăn. Nếu thấy trẻ có đờm trong mũi họng, mẹ nên làm sạch đờm trước khi vỗ rung long đờm cho con.

Tăng cữ bú cho trẻ

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mẹ cần tăng cữ bú cho con. Nước có trong sữa sẽ giúp làm loãng đờm nhanh chóng hơn. Nếu trẻ trên 6 tháng thì mẹ có thể cho con uống thêm nhiều nước, cũng là cách làm loãng đờm rất tốt.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Sổ mũi là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng “thò lò nước mũi” ở trẻ chính là virus gây cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ bị sổ mũi có thể là do bị dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Dùng nước muối sinh lý

Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con ngày 1-2 lần. Trường hợp nước mũi nhiều và đặc, mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi, nhẹ nhàng hút hai bên cánh mũi để tránh niêm mạc mũi bị tổn thương. Cách làm này vừa giúp tống dịch mũi ra ngoài vừa có tác dụng diệt vi khuẩn rất tốt.

Dùng dầu ô-liu

Mẹ chỉ cần lấy một chút dầu ô liu rồi bôi vào phần mềm trong lỗ mũi của bé. Dầu ô liu sẽ giúp niêm mạc khoẻ mạnh hơn, dễ dàng đẩy vi khuẩn ra ngoài và nhanh chóng hết sổ mũi.

Dùng sữa mẹ

Một cách trị sổ mũi cho trẻ đơn giản nữa là mẹ có thể nhỏ trực tiếp sữa mẹ vào mũi trẻ. Mẹ nên nhỏ khi trẻ đang ngủ, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Với cách này, có thể thấy được hiệu quả sau 4-5 ngày.

Dùng trà gừng loãng

Trẻ có thể bị chướng bụng nếu nước mũi chảy xuống họng. Lúc này, mẹ nên pha một chút bột gừng với nước rồi cho trẻ uống, sẽ giúp bụng trẻ dễ chịu ngay. Với trẻ đã trên một tuổi, mẹ nên thêm một chút mật ong vào để bé thấy dễ uống hơn.

Trường hợp trẻ ho có đờm, sổ mũi kèm theo sốt từ 38 độ trở lên, mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ vẫn khó chịu, bỏ ăn uống, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay.

Trẻ sơ sinh ho có đờm kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm về hô hấp. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám sớm nhằm điều trị kịp thời trước khi bệnh diễn biến xấu.

Cách chăm sóc trẻ bị ho có đờm sổ mũi

Bé bị ho sổ mũi nên ăn gì?

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ vẫn đang bú mẹ

Nếu trẻ còn bú mẹ, mẹ hãy cho trẻ bú thường xuyên hơn. Bởi trong sữa có chứa rất nhiều kháng thể tự nhiên giúp con tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây ho, đẩy lùi bệnh tật.

Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp làm tan đờm nhanh chóng, hạn chế những cơn ho kéo dài. Với câu hỏi ” bé bị ho sổ mũi nên ăn gì” thì cách đơn giản nhất là tận dụng sữa mẹ.

Đối với trẻ lớn hơn

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, mềm lỏng, nhiều nước mà vẫn giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa…

Dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần đảm bảo 4 nhóm gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mẹ cần ưu tiên chế biến những món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ để kích thích con ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, khuyến khích trẻ ăn thêm hoặc uống nước ép các loại rau củ giàu vitamin C như bưởi, cam, nho, chuối, táo…

Đặc biệt tránh cho trẻ ăn đồ lạnh, đồ ngọt, thức ăn chiên rán. Các loại thức ăn này sẽ khiến cơn ho của trẻ kéo dài hơn.

Trẻ sơ sinh bị ho cần chăm sóc thế nào?

Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt

Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ chính là liều thuốc hữu hiệu giúp đờm tan nhanh và là nguồn kháng sinh tự nhiên tuyệt vời giúp trẻ đẩy lùi bệnh tật.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và đẩy dịch nhầy có trong mũi ra ngoài nhanh hơn.

Massage gan bàn chân

Massage gan bàn chân bằng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà sẽ giúp giữ ấm bàn chân, làm giảm triệu chứng ho ở trẻ.

Làm ẩm không khí

Không khí quá khô sẽ làm trẻ ho nhiều hơn. Vào những ngày thời tiết quá hanh khô, mẹ nên đặt máy phun sương trong phòng ngủ để làm ẩm không khí. Cách này sẽ làm giảm quá trình tiết dịch nhầy khiến cho mũi thông thoáng hơn.

Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Câu trả lời là không cần kiêng tắm khi trẻ bị ho sổ mũi. Mẹ vẫn cần vệ sinh cơ thể cho trẻ bình thường theo nguyên tắc sau:

Tắm ở nơi ấm áp, kín gió với nước vừa đủ ấm. Tắm từng phần, không nên cởi toàn bộ quần áo trẻ ra để tắm toàn thân cùng lúc. Tắm đến đâu, mẹ lau khô và quấn khăn mềm đến đó.

Cách phòng tránh ho có đờm sổ mũi

Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn nhờ các kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Nếu không được tăng cường miễn dịch tự nhiên từ sữa mẹ, bé sẽ rất dễ bị ốm vặt, đặc biệt là gặp phải các vấn đề về hô hấp, tiêu hoá.

Vì vậy, cách phòng tránh ho tốt nhất là hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

Hạn chế đưa trẻ tới nơi đông người

Những nơi tụ tập đông người tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế đưa trẻ sơ sinh đến những nơi đông người để tránh virus, vi khuẩn gây bệnh từ người khác.

Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng đầy đủ là cách an toàn nhất để bảo vệ bé khỏi sự lây lan của dịch bệnh.

Chăm sóc tốt cho trẻ vào lúc giao mùa

Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, nên mỗi khi thời tiết thay đổi, bé dễ bị ho do các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh. Bởi vậy, vào thời điểm giao mùa, mẹ cần lưu ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bé cẩn thận hơn.

Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là biện pháp đơn giản nhất giúp trẻ tránh được các loại virus và vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ đang tập bò, tập đi, mẹ cần vệ sinh tay chân cho trẻ thường xuyên. Vệ sinh mũi, họng, nướu lợi tốt cũng là cách hữu hiệu hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp.

Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ cho trẻ

Các chất độc hại, bụi bẩn trong môi trường chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ do sức đề kháng yếu. Từ đó khiến trẻ bị ho thường xuyên. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên lau chùi nơi ở sạch sẽ, đặc biệt là những món đồ chơi mà bé thường xuyên tiếp xúc.

Nếu trong gia đình có người hút thuốc, cần hút ở bên ngoài, tránh xa nơi sinh hoạt của trẻ để tránh tình trạng trẻ hít phải khói thuốc. Trường hợp thành viên trong gia đình bị bệnh thì nên cách ly người đó với trẻ, tránh gần gũi hay có các cử chỉ âu yếm trẻ.

Hy vọng, bài viết đã giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Bên cạnh các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng đừng quên những hướng dẫn chăm sóc và phòng tránh ho có đờm sổ mũi cho con. Việc phòng tránh hiệu quả sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh và cha mẹ không còn “mất ăn mất ngủ” khi bé bị ho nữa.

Phát Hiện Thêm Triệu Chứng Của Covid

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta, Canada, đau mắt đỏ hiện đang được cân nhắc là triệu chứng chính để làm xét nghiệm COVID-19.

Viêm kết mạc và viêm giác mạc

Trước đây, ho, sốt và khó thở được biết đến là những triệu chứng điển hình của bệnh. Nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Canada (Canadian Journal of Ophthalmology) về một phụ nữ ở Edmonton, đã xác định rằng viêm kết mạc và viêm giác mạc cũng có thể là triệu chứng chính khi mắc COVID-19.

Tháng 3/2020, một phụ nữ 29 tuổi đã đến Viện Mắt của Bệnh viện Hoàng gia Alexandra với biểu hiện viêm kết mạc nặng, trong khi các triệu chứng hô hấp chỉ ở mức tối thiểu.

Trải qua vài ngày điều trị, người phụ nữ này được làm xét nghiệm COVID-19 sau khi được xác nhận đã đến Châu Á trước đó.

Kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với SARS-CoV-2. Giáo sư Carlos Solarte, Chuyên ngành nhãn khoa tại Đại học Alberta cho biết, biểu hiện chính của bệnh nhân lại không đến từ triệu chứng hô hấp mà là ở mắt.

Bệnh nhân không sốt và không ho, vì vậy chúng tôi không nghĩ đến COVID-19 lúc ban đầu. Bệnh nhân bình phục hoàn toàn.

Nhưng một số bác sĩ nội trú và nhân viên y tế có tiếp xúc gần với bệnh nhân này buộc phải cách ly. May mắn thay, không ai có kết quả dương tính.

Triệu chứng thứ phát

Theo GS.Solarte, các nghiên cứu trước đó đã xác định viêm kết mạc là triệu chứng thứ phát trong khoảng 10 đến 15% trường hợp mắc COVID-19.

Kể từ đó, các nhà khoa học đã hiểu hơn về cách virus có thể truyền và ảnh hưởng đến hệ thống màng nhầy của cơ thể, trong đó có kết mạc, một màng mỏng và trong suốt bao phủ mặt trước của mắt.

Viêm kết mạc và viêm giác mạc hiện đang được Sở Y tế Alberta công nhận là triệu chứng chính của COVID-19.

Mặc dù phát hiện này đưa ra những thông quan trọng cho cộng đồng nhưng nó lại làm cho quy trình khám mắt trở nên phức tạp hơn.

Bệnh nhân bị viêm kết mạc và viêm giác mạc đến khám mắt hiện nay được coi là một trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và cần tiến hành thêm các biện pháp phòng ngừa.

Các nhân viên y tế thực hiện việc kiểm tra mắt được khuyến cáo nên đeo thiết bị bảo hộ cá nhân để giảm thiểu khả năng tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Các bác sĩ phải sử dụng găng tay, áo choàng và khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.

WHO: Thế giới bước vào giai đoạn mới và nguy hiểm của đại dịch Covid-19