Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Của U Tuyến Giáp Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Điều Trị U Tuyến Giáp Như Thế Nào?

U tuyến giáp hay còn gọi là bướu giáp là bệnh nội tiết thường gặp, lên tới khoảng 10% dân số. Người bệnh nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn và khả năng mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi từ 40 – 60. Theo kết quả theo dõi hiện nay thì tỷ lệ nhân giáp lành tính chiếm 90% và có khoảng 5 -10% là ác tính. Tuy nhiên, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở người trẻ tuổi là khá cao. Việc khám sàng lọc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cho người bệnh ngăn chặn được các yếu tốt nguy hiểm. Vậy trường hợp u tuyến giáp lành tính thì điều trị ra sao? Trường hợp ác tính thì nên điều trị thế nào?

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BỆNH

Người bị bệnh u tuyến giáp hiện nay thường rất chủ quan với bệnh của mình. Ban đầu bệnh phát triển chậm, có thể chưa có triệu chứng gì nên người bệnh thường chậm trễ trong việc khám sàng lọc. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bỏ quên “bệnh” một thời gian và bắt đầu nhận thấy ho kéo dài, khó thở, khó nuốt hoặc lạc giọng, khàn giọng hoặc khối u to làm ảnh hưởng mỹ quan mới bắt đầu đi khám. Đây là giai đoạn u đã phát triển và chèn ép lên các khu vực dây thần kinh thanh quản, khí quản và thực quản. Đa phần bệnh nhân rất hối hận vì lúc đó bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn xấu.

Chính vì vậy, người có u tuyến giáp, người trong gia đình có lịch sử bị u tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp cần cảnh giác và thăm khám đều đặn. Đơn giản nhất là việc thực hiện siêu âm tuyến giáp 3-6 tháng định kỳ.

ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP VỚI NHÂN GIÁP LÀNH TÍNH

Cần thăm khám thường xuyên để biết rõ tình trạng bệnh

Đối với u tuyến giáp nhân lành tính bệnh nhân có thể yên tâm điều trị và tham khám định kỳ để biết được chính xác tình trạng bệnh.

Việc điều trị có thể tham khảo các phương pháp sau: không can thiệp mà chỉ theo dõi thường xuyên; Điều trị nội khoa bằng thuốc; Can thiệp bằng phương điều trị nhiệt (laser hoặc điều trị bằng sóng cao tần) hoặc Phẫu thuật cắt bỏ.

Việc không can thiệp và theo dõi thường áp dụng cho các khối u nhỏ và nhìn rõ ràng trên siêu âm.

Trước đây bác sỹ thường chỉ định phẫu thuật cho các khối u lớn hơn. Đây là phương pháp có tác dụng nhanh, u giáp biến mất ngay sau khi phẫu thuật nhưng lại để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt người bệnh sẽ phải cân nhắc nguy cơ uống thuốc duy trì chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật.

Hiện nay, với bằng chứng điều trị tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại các viện lớn tại Việt Nam, phương pháp điều trị nhiệt bằng sóng cao tần đang được coi là phương pháp khá tối ưu với các bệnh nhân có u to nhưng lại không muốn cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hay uống thuốc chức năng tuyến giáp. Bệnh nhân không phải gây mê để làm phẫu thuật mà sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện. Việc này giúp cho bệnh nhân có nhiều lo lắng về sức khỏe tránh phải nằm viện dài ngày.

Điều trị u tuyến giáp với nhân giáp ác tính

Các bác sĩ có thể xem lịch sử bệnh tật, kiểm tra nồng độ hormon, siêu âm và quét tuyến giáp để xác định thông tin về khối u. Sau đó, các bác sỹ sẽ chẩn đoán chính xác hơn ác tính hay lành tính dựa vào sinh thiết chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) hoặc sinh thiết kim lõi nhỏ (CNB). FNA là phương pháp dùng một kim tiêm rất nhỏ đưa vào khối u và lấy một hoặc nhiều mẫu tế bào để kiểm tra dưới kính hiển vi xem những tế bào có tính chất ác tính hay không. Còn CNB là dùng kim sinh thiết chuyên dụng có lõi để lấy mô tế bào. Khối lượng mô tế bào của CNB lớn hơn nên sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nhiều trường hợp các bác sỹ sẽ kết hợp cả hai phương pháp này để cho ra kết quả chính xác nhất.

Ung thư tuyến giáp là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khi kết quả sinh thiết là ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Khi đó, chức năng tuyến giáp của người bệnh sẽ bị suy giảm vĩnh viễn, vì thế người bệnh cần uống thuốc hỗ trợ tuyến giáp suốt đời.

Bệnh U Tuyến Giáp Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Cuộc Sống Người Mắc?

Bệnh u tuyến giáp rất phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là từ 20 – 40, nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Tuy đa phần đều lành tính nhưng tình trạng này cũng đem đến không ít phiền phức, khó chịu cho người mắc. Vậy bệnh u tuyến giáp ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống hàng ngày? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin có trong bài viết sau đây.

là tình trạng xuất hiện một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối u này sẽ làm thay đổi chức năng, hoạt động của tuyến giáp và gây mất thẩm mỹ. U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư). Tuy nhiên, trường hợp u ác chỉ chiếm 4 – 7% số ca mắc bệnh. Dù là u tuyến giáp lành hay ác thì bệnh cũng đem lại rất nhiều phiền toái. Đầu tiên là gây mất thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên các cơ quan khác dẫn đến khàn tiếng, nuốt vướng, hô hấp khó khăn, người mệt mỏi,…

Bệnh u tuyến giáp khiến người mắc luôn cảm thấy mệt mỏi

Trên thực tế, nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị u tuyến giáp nhiều hơn nam giới. Như trường hợp của chị Hoàng Thị Phương (SĐT: 0977755168 ), sinh năm 1981, trú tại thôn Đông Dương, xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cách đây 2 năm, chị Phương bị đau vùng cổ, nhất là sau khi ngủ dậy, vì chủ quan nên không đi khám. Ban đầu, chị chỉ nghĩ do sinh đứa con thứ 3 nên sức khỏe mới giảm sút như vậy. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, chị quyết định đi khám thì phát hiện bị u tuyến giáp.

Nguyên nhân gây u tuyến giáp do đâu?

Như bao người khác, chị Phương cũng rất hoang mang không hiểu lý do tại sao mình lại mắc căn bệnh này vì trong gia đình không hề có tiền sử bị u tuyến giáp. Qua tìm hiểu thì mới biết, u tuyến giáp là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết: Nguyên nhân chính gây u tuyến giáp là do hệ miễn dịch rối loạn, suy yếu.

+ Bướu nhược giáp Hashimoto còn được biết đến với tên gọi khác là viêm tuyến giáp tự miễn. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch nhận diện nhầm mô tuyến giáp là “kẻ ngoại xâm” nên sản xuất ra kháng thể tự sinh tấn công, phá hủy chúng, làm suy giảm chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp. Để duy trì lượng hormone đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể, các tế bào lành còn lại của tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn “gánh” cho phần việc của những tế bào đã bị tổn thương, điều này khiến cho cơ quan nội tiết này phình to ra và hình thành nên u bướu ở cổ.

+ Bướu cường giáp: Bệnh Graves-Basedow là dạng cường giáp phổ biến nhất, xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn khiến cho cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống với chất chủ vận của hormone kích thích tuyến giáp TSH làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến việc sản sinh ra quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể, gây nên các rối loạn chuyển hóa toàn thân. Hơn nữa, tuyến giáp phải làm việc quá nhiều sẽ phình to ra và có biểu hiện bên ngoài là khối u bướu ở cổ.

Nguyên nhân u tuyến giáp thường gặp là do hệ miễn dịch rối loạn

Không chỉ rối loạn hệ miễn dịch, một chế độ ăn thiếu iod là cũng nguyên nhân trực tiếp gây u tuyến giáp. Iod là một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Iod cần cho sự phát triển xương, quá trình biệt hóa, duy trì thân nhiệt và sự phát triển của não, hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Trong cơ thể, hơn 75% iod tập trung tại tuyến giáp để tổng hợp nên các hormon T3 và T4. Hormon tuyến giáp vô cùng quan trọng đối với cơ thể, nó điều chỉnh sự trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng cũng như chức năng thận và não. Chính vì thế, nếu thiếu iod sẽ gây ra nhiều bệnh lý về tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu hụt iod, tuyến giáp dưới sự kích thích của tuyến yên sẽ tăng cường hoạt động để huy động lượng iod trong máu, cố gắng bù chỗ thiếu từ nguồn iod đang có và vì thế dẫn đến tuyến giáp phình ra để bắt giữ nhiều iod nhất có thể, gây ra bướu cổ. Khi có kích thước lớn, bướu có thể chèn ép đường thở, đường ăn uống gây khàn tiếng, nuốt vướng. Theo thống kê, Việt Nam là một trong 19 nước có tỷ lệ thiếu iod ở mức trầm trọng, số người mắc bệnh sinh sống ở vùng núi cao hơn so với đồng bằng và miền biển. Đây là bằng chứng cho thấy, iod có ảnh hưởng lớn tới chức năng, hoạt động của tuyến giáp như thế nào.

Chế độ ăn thiếu iod là nguyên nhân gây u tuyến giáp

Bên cạnh đó, cũng không ít đối tượng đã mắc phải căn bệnh này sau khi bị phơi nhiễm phóng xạ trong các sự cố, tai nạn hạt nhân. Một số bệnh lý thường gặp phải khi bị nhiễm xạ đó là ung thư tuyến giáp, bướu giáp hay suy giáp,… Điều đáng lo ngại là những người bị nhiễm xạ thường phải sau vài tháng, thậm chí sau vài năm mới phát hiện ra căn bệnh này.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, u tuyến giáp còn có thể xuất phát từ các bệnh lý về não, chấn thương não,… Những người từng bị hay phẫu thuật vùng cổ cũng là đối tượng có khả năng mắc bệnh u tuyến giáp khá cao. Nhiều trường hợp bị viêm tuyến giáp, đã được điều trị khỏi nhưng vẫn bị mắc bệnh u tuyến giáp.

Bệnh u tuyến giáp ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Đối với thể u giáp ác tính, nếu bệnh nhân không điều trị sớm sẽ dẫn đến tử vong. Ở giai đoạn muộn, người bị ung thư tuyến giáp có thể gặp phải một số biểu hiện khác như nổi hạch quanh vùng cổ, đôi khi có thể chảy máu và gây bội nhiễm,… Đặc biệt, u ác tính còn di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như: Gan, phổi, não,… khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù u tuyến giáp lành tính nghe có vẻ cảm thấy yên tâm hơn, thế nhưng bệnh cũng gây rất nhiều phiền toái. Không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến cổ bị phù, khối u phát triển to, tình trạng này còn đem đến rất nhiều phiền phức cho bệnh nhân như:

– Khó nuốt: Khối u to lên sẽ chèn ép thực quản, làm cản trở việc tiêu hóa thức ăn bình thường. Ngoài ra, khối u có thể gây đau khi nuốt hay thậm chí là không thể nuốt hoặc có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.

– Khó thở: Khó thở, cảm thấy nghẹn ở cổ họng là những biểu hiện thường gặp ở người có u tuyến giáp kích thước lớn, gây chèn ép lên khí quản.

U tuyến giáp khiến cho người mắc khó thở, nuốt nghẹn

– Thay đổi giọng nói: Không chỉ nuốt nghẹn, khó thở, bệnh nhân còn có thể bị khàn giọng, nói không ra hơi do u phát triển to chèn ép thanh quản.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, u tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất quá nhiều hormone, khiến người bệnh có các triệu chứng cường giáp như: Hồi hộp, lo lắng, khó ngủ, tim đập nhanh, giảm cân không giải thích được, đổ mồ hôi quá nhiều và yếu cơ, làm gì cũng nhanh mệt.

Quay trở lại câu chuyện của chị Phương, kết quả siêu âm tại 2 bệnh viện đều cho thấy là u tuyến giáp lành tính. Thế nhưng, các triệu chứng của bệnh cũng khiến cho chị rất mệt mỏi, phiền phức. Chị chia sẻ: “Tôi thấy mắt mờ, hơi thở nặng nề, đi một đoạn là đã thấy rất mệt, ăn uống không ngon miệng. Khi ngủ, đêm thức dậy thì hầu như nửa người bị tê cứng, tê hết cả một bên tay. Tóc sờ lên thì cứng đơ như rễ tre. Da dẻ không láng mịn như trước nữa, da mặt nám hẳn, cơ tay có cảm giác như bị nhỏ lại. Nói chuyện được một chút thì có cảm giác khô họng, hụt hơi, nhất là lúc hát karaoke. Nằm ngủ trong máy lạnh phải choàng khăn cổ, người thiếu sức sống lắm”.

Căn bệnh u tuyến giáp khiến cho chị Phương ngày càng mệt mỏi, sức khỏe suy yếu

Từ sau khi đi bệnh viện về, hôm nào chị cũng khóc, lo sợ tình trạng sẽ chuyển biến xấu vì khối u tuy lành nhưng cũng có nguy cơ chuyển sang ác tính. Nghĩ tới những đứa con còn quá nhỏ, càng thấy thương con, chị lại tuyệt vọng vô cùng. Những ngày nằm một chỗ, chị không thiết tha gì, trong người lúc nào cũng thấy mệt mỏi, nhất là các cơ phù nề và cơn đau “bốc” lên tận thái dương rất khó chịu. Chồng hỏi bị sao thì chị chỉ biết khóc, luôn thấy buồn trong lòng. “Chỉ có mình mới biết bản thân mỏi mệt như nào, đến thở còn chẳng muốn thở, huống chi là ăn. Chồng hay ai hỏi thì cũng không muốn nói gì nữa” – chị kể.

Cải thiện u tuyến giáp hiệu quả, an toàn nhờ sản phẩm thảo dược

Chị Phương cho biết, khi đi khám siêu âm tại 2 nơi khác nhau, thì được biết kích thước khối u của chị là 17x33mm nhưng một nơi khuyên mổ, còn một nơi lại bảo chưa cần phải mổ, chị lại càng thêm lo lắng hơn. Bởi cùng có chung kết luận nhưng hướng điều trị lại hoàn toàn khác nhau. Chị tìm hiểu thì được biết, nếu mổ thì có thể xảy ra biến chứng suy giáp, khàn giọng,… còn nếu không mổ thì cũng lo sợ bệnh nặng thêm. Không những thế, những phương pháp điều trị u tuyến giáp hiện đại, bao gồm cả phẫu thuật đều chỉ tác động vào “phần ngọn” của bệnh, không giúp nâng cao hệ miễn dịch. Do vậy, khả năng tái phát rất cao. Càng nghĩ chị lại càng thêm rối rắm. “Thế là tôi vào mạng, ngày nào cũng vào mạng, cứ cầm cái điện thoại là vào mạng tìm hiểu về u tuyến giáp. Một lần đọc thông tin, chị thấy ở góc màn hình điện thoại có hiện dòng giới thiệu về Ích Giáp Vương. Tôi tò mò nên đọc thử và xem kỹ ý kiến chuyên gia về loại viên uống này. Tôi cảm thấy tin tưởng vì Ích Giáp Vương đã được cấp phép lưu hành và có thành phần từ thảo dược”- chị chia sẻ.

Sau 5 ngày đầu uống Ích Giáp Vương, chị Phương đã cảm thấy cơn đau không bốc lên đầu dữ dội như mọi lần nữa, cảm giác cũng dễ chịu hơn. Sau 10 ngày, cơn đau bốc lên thái dương đã giảm đáng kể. Chị tiếp tục mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 2 lần, sáng chiều, kiên trì trong 3 tháng. Chia sẻ thêm với chúng tôi, chị bảo từ khi dùng Ích Giáp Vương thấy người khỏe hẳn ra, không còn bị mệt hay đau họng gì nữa. Trước kia, chỉ cần đi xe máy được khoảng 3 – 4 km thì 2 tay đã bị tê, phải dừng lại vẩy tay cho đỡ rồi mới đi tiếp. Nhưng sau khi dùng Ích Giáp Vương thì các hiện tượng này đã không còn. Nếu như ngày trước chỉ cần đi bộ hoặc tập thể dục 1 lúc là mệt không thở được thì thời gian này người khỏe mạnh bình thường. Chị đã có thể hát karaoke, thậm chí ăn đồ lạnh thoải mái, cho dù bật điều hòa cũng không cần quấn khăn ở cổ, người không còn buồn bực tê mỏi như trước. Sau 3 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, chị Phương đã đi siêu âm. Khi nghe bác sĩ kết luận không còn u tuyến giáp nữa, chị vô cùng mừng rỡ. Ở gần nhà ai hỏi về cách chữa, chị đều chia sẻ và đưa cả bao bì đã dùng để họ tham khảo.

Nhờ sử dụng Ích Giáp Vương – Chị Phương đã cải thiện được căn bệnh u tuyến giáp

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Ích Giáp Vương mà chị Phương sử dụng, chúng tôi được biết: Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là hải tảo – một “siêu thực phẩm”, một vị thuốc quý có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, chống suy giảm bạch cầu, chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do, chống khối u và ung thư,… Theo đông y, hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u bướu ở cổ. Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân nhược giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều iod giúp điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho các loại bướu cổ (cả trường hợp bướu cường giáp và nhược giáp) do tác động vào nguyên nhân cơ bản của các bệnh lý tuyến giáp là suy yếu, rối loạn miễn dịch. Ngoài ra, sự kết hợp của hải tảo cùng với các dược liệu quý khác như cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, MgCl2, Kl,… càng làm tăng hiệu quả trong việc giúp làm mềm, giảm đau ở tuyến giáp, giúp duy trì hoạt động bình thường và phòng ngừa các rối loạn tuyến giáp.

Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị u tuyến giáp

Chính nhờ tác dụng trên mà chỉ sau 1 đợt dùng sản phẩm Ích Giáp Vương, tình trạng bệnh u tuyến giáp của chị Phương đã giảm đáng kể. Lúc dùng Ích Giáp Vương, chị Phương cũng lo lắng vì sợ ảnh hưởng sức khỏe. Khi uống được một tháng, chị đi khám tổng quát thì không thấy cơ thể bị ảnh hưởng gì. “Tôi nhận thấy Ích Giáp Vương rất dễ uống, nhẹ nhàng, giá lại phải chăng và tác dụng nhanh. Cho tôi gửi lời cảm ơn đến nhà sản xuất Ích Giáp Vương”, chị nói.

Cảm nhận của những người khác sau khi sử dụng Ích Giáp Vương

Không chỉ chị Phương, rất nhiều người mắc bệnh tuyến giáp sau khi dùng Ích Giáp Vương đã có phản hồi tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của ông Đặng Đức Tạ sinh năm 1935, ở số nhà 47 đường An Ninh, khu dân cư Thái Hòa 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0961656028 ).

Ông Tạ bị cường giáp đã 4 năm. Do không để ý, ông cứ nghĩ mình chỉ bị cao huyết áp nên căn bệnh cường giáp cứ thế tiến triển. May mắn thay, một lần tình cờ lên mạng, ông tìm thấy một sản phẩm mang tên Ích Giáp Vương đã được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp như ông sử dụng cho hiệu quả tích cực nên mua về dùng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã cải thiện một cách đáng kể. Mời các bạn theo dõi chi tiết chia sẻ của ông trong video sau:

Mời các bạn cùng lắng nghe chúng tôi Trần Đình Ngạn phân tích về những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương đối với người bị bệnh tuyến giáp trong nội dung video sau:

Để được tư vấn cụ thể về bệnh u tuyến giáp hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Người Bệnh Tuyến Giáp Nên Ăn Uống Như Thế Nào?

Bệnh tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và người bệnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bệnh tuyến giáp nên ăn uống gì để khỏi bệnh?

Người bệnh tuyến giáp nên ăn uống như thế nào?

Các chuyên gia y tế cho biết, Bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp để điều trị phải trải qua nhiều giai đoạn sau bước sàng lọc chẩn đoán bệnh như: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn các tế bào bất thường của tuyến giáp, và tiếp tục được đánh giá và có thể phải tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131 để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.

Để người bệnh quay trở lại được với cuộc sống bình thường cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống phù hợp trong từng giai đoạn điều trị bệnh.

Giai đoạn sau mổ, cắt bỏ tuyến giáp người bệnh nên ăn uống gì?

Theo Kiến thức Y Dược, người bệnh tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để phục hồi sức khỏe và vết mổ nhanh lành. Nên ăn các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… ngoài ra người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi giúp ngăn ngừa nguy cơ hạ canxi trong máu hay gặp ở người sau phẫu thuật tuyến giáp.

Người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất giúp hỗ trợ “kích hoạt” hormone tuyến giáp như i-ốt, selen, magie để đảm bảo chức năng hoạt động tuyến giáp, phòng nguy cơ suy giáp.

Những ngày đầu sau mổ tuyến giáp, người bệnh thường chỉ có thể ăn thức ăn lỏng do khó nuốt, do vậy sữa là thực phẩm được nhiều người lựa chọn nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nên ăn gì sau phẫu thuật tuyến giáp cần có sự tư vấn của bác sĩ

Giai đoạn điều trị i-ốt phóng xạ I-131 người bệnh nên ăn gì?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, để đáp ứng tốt giai đoạn tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại, bệnh nhân cần thực hiện một chế độ ăn đặc biệt là giảm i-ốt về mức tối thiểu dưới mức 50mcg/ngày trong khoảng 2 tuần trước tiếp nhận i-ốt phóng xạ.

Giai đoạn này người bệnh cần được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn và tư vấn kỹ lưỡng nên chọn loại thực phẩm nào chứa hàm lượng i ốt thấp nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe trải qua giai đoạn điều trị bệnh. Một số loại thực phẩm chứa i ốt thấp được các chuyên gia y tế khuyên dùng như: khoai tây, thịt nạc, muối không bổ sung i ốt, dầu ô liu, ngũ cốc, chè cà phê nguyên chất, nước hoa quả, mật ong, gia vị không có i ốt, sữa tách i ốt…

Những thực phẩm nhiều i ốt cần hạn chế sử dụng trong giai đoạn điều trị này gồm: cá, hải sản, rong biển, rau họ cải, bánh ngọt và bánh quy làm từ trứng và sữa chưa được tách i-ốt, socola, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.

Ngoài ra bệnh nhân tuyến giáp cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa goitrogen và gluten gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp có trong các thực phẩm: đậu nành, bông cải xanh, rau bina, súp lơ, lúa mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, khi nấu chín các thực phẩm này cũng có thể làm bất hoạt một phần tác động của các hợp chất này.

Bệnh Tuyến Giáp Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Như Thế Nào?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở dưới cổ. Nó là một phần của hệ thống nội tiết tố chịu trách nhiệm điều phối nhiều hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất hormone có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất. Khi bị rối loạn tuyến giáp – điều tiết hormone tăng hoặc giảm bất thường – có thể gây ra một số bệnh về tuyến giáp

QC: Thuốc nội tiết tố Parlodel 2.5mg

Một số bệnh tuyến giáp thường gặp

Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng của bệnh này nhiều hơn nam giới.

Suy giáp là căn bệnh đối nghịch với cường giáp. Khi đó, tuyến giáp sẽ hoạt động kém và sản xuất không đủ lượng hormone. Suy giáp thường do bệnh Hashimoto gây ra, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc tổn thương do xạ trị.

Bệnh Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp lymphocytic mãn tính. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể có thể tấn công nhầm và phá hủy tuyến giáp cũng như khả năng sản xuất hormone.

Các nốt tuyến giáp là sự tăng trưởng hình thành hoặc trong tuyến giáp. Nguyên nhân của tình trạng này không được rõ ràng nhưng có thể là do thiếu iod và bệnh Hashimoto. Các nốt tuyến giáp có thể ở dạng rắn hoặc dạng lỏng. Hầu hết các nốt này là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ rất nhỏ sẽ mắc ung thư. Nguy cơ mắc bệnh thường phổ biến ở phụ nữ và tăng dần theo tuổi.

Ung thư tuyến giáp: thường gặp ở những phụ nữ trưởng thành hơn là nam giới hoặc người trẻ. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào đặc hiệu bên trong tuyến giáp. Đa số những trường hợp ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống sót cao, đặc biệt là những bệnh nhân khi được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu.

Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng thế nào đến thai nhi

Trong quá trình mang thai, tuyến giáp tăng sự quy nạp iodine để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hormone tuyến giáp. Vì vậy, nếu chế độ ăn hằng ngày của những phụ nữ mang thai thiếu iot thì tuyến giáp có thể to lên. Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai chủ yếu là suy năng tuyến giáp.

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai chủ yếu là do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Có những trường hợp có thể mắc bệnh Hashimoto từ trước khi có thai hoặc ở lần mang thai đầu tiên.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp khác bao gồm:

Những phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình có nhiều người bị bệnh tuyến giáp, những người đã bị viêm tuyến giáp, có bướu cổ to hoặc suy giáp trong lần có thai trước, và cả những sản phụ sống trong những vùng bị thiếu iot cần được theo dõi và thăm dò.

Trong khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Giai đoạn này là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan của thai nhi nên nếu bị thiếu hormone trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề.

Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai chủ yếu là suy năng tuyến giáp. Hậu quả của suy năng tuyến giáp ở người mẹ là tăng huyết áp, đẻ non, rau bong non, thậm chí là sảy thai, thai chết lưu. Đối với thai nhi khi đẻ ra trẻ bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ.

Ung thư phổi – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả

Nghiên cứu mới phát hiện cục máu đông